Các điều kiện công nhậnvà thi hành phán quyết trọng tài nước ngoà

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 60 - 66)

ước quốc tế khác

2.2.3.3.Các điều kiện công nhậnvà thi hành phán quyết trọng tài nước ngoà

nước ngoài

Theo quy định tại Điều 5, Công ước đã đề cập đến các điều kiện sau: Thoả thuận trọng tài, vấn đề được lựa chọn trọng tài viên, thẩm quyền của trọng tài, thành phần trọng tài, hiệu lực của phán quyết trọng tài và các điều kiện khác của phán quyết trọng tài liên quan tới pháp luật quốc gia nơi phán quyết được yêu cầu công nhận và thi hành.

* Điều kiện về thoả thuận trọng tài

Theo quy định tại mục a khoản 1 Điều 5 của Công ước, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài có thể bị từ chối khi: “Các bên của thoả thuận nói ở Điều 2, căn cứ theo luật được áp dụng cho họ, đều bị quy kết là không có năng lực pháp lý hoặc thoả thuận nói trên là không có giá trị căn cứ theo luật mà các bên buộc nó phải tuỳ thuộc, hoặc nếu không có chỉ dẫn về điều này, căn cứ theo luật của quốc gia nơi ra phán quyết” .

Bên phải thi hành phán quyết trọng tài phải chứng minh có cơ sở các trường hợp trên bằng việc cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A nh Thư

phán quyết được yêu cầu công nhận và thi hành. Khi đó phán quyết trọng tài nước ngoài có thể bị từ chối công nhận và thi hành, vì “các yêu cầu trên đây nhằm bảo đảm giá trị pháp lý đích thực của thoả thuận” [21].

Theo quy định trên, để xác định giá trị của thoả thuận trọng tài, thì căn cứ theo luật của quốc gia mà các bên lựa chọn hoặc nếu không thì theo luật của quốc gia nơi ra phán quyết. Với luật của quốc gia mà các bên lựa chọn, đây là một nguyên tắc quan trọng và phổ biến được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hợp đồng. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước khác đều có quy định về nguyên tắc này, “nguyên tắc này có ý nghĩa thúc đẩy các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát triển, bởi nó dựa vào ý muốn của các bên - yếu tố cơ bản để hình thành nên hợp đồng. Thoả thuận trọng tài cũng là một loại hợp đồng, do vậy, nó cần phải xuất phát từ nguyên tắc đó. Việc xác định rõ như vậy sẽ giúp các bên ý thức được hành vi của mình trong quá trình ký kết thoả thuận” [21].

Trong trường hợp không có thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng, thì căn cứ theo luật của quốc gia nơi ra phán quyết. Đây là điều cần thiết để đảm bảo việc có các quy định pháp luật điều chỉnh thoả thuận trọng tài.

* Điều kiện về lựa chọn trọng tài viên

Theo quy định tại mục b khoản 1 Điều 5 Công ước, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài có thể bị từ chối khi: “Nếu bên phải thi hành phán quyết không được thông báo hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên...” . Vấn đề lựa chọn trọng tài viên là một trong những vấn đề cơ bản, quan trọng của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Bởi vì, nó đảm bảo việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài dựa trên ý chí của các bên. Nếu không như vậy, tức là không đảm bảo quyền tố tụng của các bên tranh chấp và làm cho phán quyết trọng tài không có cơ sở. Vì vậy, cần phải đảm bảo cho các bên tranh chấp quyển lựa chọn trọng tài viên.

* Điều kiện vê thủ tục tố tụng trọng tài

Cũng theo quy định tại mục b khoản 1 Điều 5 Công ước, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài bị từ chối khi bên phải thi hành cung

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị A nh Thư

Cấp cho cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi phán quyết được yêu cầu công nhân và thi hành bằng chứng rầng: Bên phải thi hành phán quyết không được thông báo hợp thức về tô tụng trọng tài hoặc về một lý do nào khác mà bên phải thi hành không thể trình bày lý lẽ của mình. Ngoài ra, theo quy định tại mục d, khoản 1 Điều 5 Công ước, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài bị từ chối khi thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các hên hoặc không phù hợp với pháp luật của quốc gia nơi tiến hành trọng tài trong trường hợp không có thoả thuận của các bên.

Thủ tục tố tụng trọng tài cũng là một vấn đề cơ bản cần phải được bảo đảm trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nếu không bảo đảm thực hiện thủ tục tố tụng thì phán quyết trọng tài không có cơ sở và như vậy thì phán quyết trọng tài bị từ chối công nhận và thi hành.

* Điều kiện về thẩm quyền của trọng tài

Theo quy định tại mục c khoản 1 Điều 5 của Công ước việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài bị từ chối khi: “ Phán quyết được nhằm vào một tranh chấp không được dự liệu trong thoả ước hoặc nằm ngoài dự tính của điều khoản thoả thuận trọng tài hoặc phán quyết đó bao gồm những quyết định vượt quá phạm vi của thoả ước hay điều khoản thoả thuận trọng tài; tuy nhiên, nếu các điều khoản của bản phán quyết liên quan đến những vấn đề được đưa ra trọng tài có thể tách biệt khỏi các điều khoản liên quan tới những vấn đề không được đưa ra trọng tài thì những vấn đề được đưa ra trọng tài có thể được thừa nhận và thi hành.”

Phán quyết về một tranh chấp không được dự liệu trong thoả thuận trọng tài là trường hợp không có thoả thuận trọng tài về tranh chấp mà trọng tài đã ra phán quyết. Còn phán quyết về tranh chấp bao gồm những quyết định vượt quá phạm vi của thoả thuận trọng tài là trường hợp có thoả thuận trọng tài nhưng trọng tài đã giải quyết tranh chấp cả những vấn đề không được đề cập trong thoả thuận trọng tài đó. Ví dụ: Thoả thuận trọng tài chỉ đề cập đến việc giải quyết tranh chấp về số lượng hàng hoá, trong khi đó phán quyết của trọng tài quyết định cả vấn đề về chất lượng hàng hoá. Trong cả hai trường hợp này, phán quyết

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N g u yễn Thị A nh Thư

của trọng tài đều vượt quá thẩm quyền cho phép. Vì vậy, phán quyết trọng tài không có cơ sở và không được công nhận và thi hành. Tuy nhiên, trong trường hợp có thoả thuận trọng tài nhưng phán quyết trọng tài vượt quá phạm vi thoả thuận trọng tài thì phần phán quyết trọng tài trong phạm vi thoả thuận trọng tài và tách biệt khỏi phần phán quyết trọng tài vượt quá phạm vi thoả thuận trọng tài vẫn được công nhận và thi hành.

* Điều kiện về thành phần trọng tài

Theo quy định tại mục d khoản 1 Điều 5 của Công ước, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài bị từ chối khi thành phần trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc không phù hợp với pháp luật của quốc gia nơi tiến hành trọng tài trong trường hợp không có thoả thuận của các bên về thành phần trọng tài. Ví dụ, các bên thoả thuận lựa chọn là ba trọng tài viên để giải quyết tranh chấp, trong khi đó thực tế chỉ có một trọng tài viên duy nhất giải quyết tranh chấp. Đây là trường hợp vi phạm về thành phần trọng tài, làm cho phán quyết trọng tài không có cơ sở, không tuân theo ý chí của các bên.

Trong trường hợp các bên không thoả thuận về thành phần trọng tài thì dựa vào pháp luật của quốc gia nơi tiến hành trọng tài để xác định. Toà án của quốc gia nơi phán quyết được yêu cầu công nhận và thi hành không được dựa vào pháp luật quốc gia mình để xác định thành phần trọng tài.

* Điều kiện vê hiệu lực của phán quyết trọng tài

Theo quy định tại mục e, khoản 1 Điều 5 của Công ước, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài bị từ chối khi: “ Phán quyết chưa có hiệu lực bắt

buộc đối với các bên. hoặc đã bị huỷ bỏ hay đình chỉ bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi mà phán quyết đã được tuyên hoặc theo luật của nước mà phán quyết này được tuyên” .

Phán quyết của toà án và phán quyết của trọng tài đều có đặc điểm rất cơ bản giống nhau là muốn có hiệu lực ở nước khác thì trước hết phán quyết phải đã có hiệu lực ở quốc gia nơi mà phán quyết đã được tuyên và không bị cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó huỷ bỏ hoặc đình chỉ phán quyết. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc và đều được các quốc gia thừa nhận.

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị A nh Thư

Theo quy định tại Điều 6 của Công ước, nếu nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia nơi mà phán quyết được yêu cầu công nhận và thi hành nhận được yêu cầu huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành phán quyết trọng tài thì có thể hoãn ra quyết định thi hành phán quyết và có thể theo đơn yêu cầu của bên yêu cầu thi hành phán quyết, ra lệnh cho bên kia đưa ra những bảo đảm thích hợp.

Ngoài các điều kiện trên, Công ước New York năm 1958 còn quy định hai điều kiện liên quan đến pháp luật của quốc gia nơi mà phán quyết trọng tài được yêu cầu công nhận và thi hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Điều kiện về tranh chấp giải quyết được bằng xét xử trọng tài

Tranh chấp phải giải quyết được bằng xét xử trọng tài thì phán quyết trọng tài mới hợp pháp và được công nhận và thi hành. Còn ngược lại, nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng xét xử trọng tài mà trọng tài vẫn giải quyết tranh chấp thì phán quyết trọng tài không hợp pháp và bị từ chối công nhận và thi hành. Vấn đề đặt ra là dựa vào căn cứ pháp luật nào để xác định xem tranh chấp có thể giải quyết được bằng xét xử trọng tài hay không? v ề vấn đề này, Công ước New York năm 1958 không trực tiếp quy định tranh chấp nào thì được giải quyết bằng trọng tài và tranh chấp nào thì không. Công ước đã dành vấn đề này để pháp luật quốc gia quy định. Theo tinh thần của khoản 3 Điều 1 Công ước, quốc gia có thể tuyên bô' chỉ áp dụng Công ước cho các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng được pháp luật của quốc gia đó coi là quan hệ pháp luật thương mại.

Vì vậy, với điều kiện này theo quy định tại mục a khoản 2 Điều 5 của Công ước, việc công nhận và hành phán quyết trọng tài nước ngoài bị khước từ nếu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi phán quyết được yêu cầu công nhận và thi hành nhận thấy rằng: “Theo pháp luật quốc gia đó đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng xét xử trọng tài” .

* Điều kiện vê bảo lưu trật tự công cộng

Theo quy định tại mục b khoản 2 Điều 5 của Công ước, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài bị khước từ nếu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi phán quyết được yêu cầu công nhận và thi hành nhận thấy rằng:

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A n h Thư

“Việc công nhận và thi hành phán quyết sẽ trái với trật tự công cộng của quốc gia đó”.

Ớ mỗi quốc gia đều có những nguyên tắc pháp luật cơ bản. Đó là nền tảng của chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia đó. Vì vậy, việc bảo vệ những nguyên tắc đó là rất cần thiết. Bảo lưu trật tự cồng cộng cũng chính là việc bảo vệ những nguyên tắc pháp luật cơ bản của một quốc gia. Chính vì thế mà cũng giống như việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của toà án nước ngoài, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài phải bảo đảm nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng, tức là phán quyết trọng tài nước ngoài sẽ không được công nhận và thi hành ở một quốc gia nếu việc công nhận và thi hành trái với trật tự công cộng của quốc gia đó.

Kết luận chương II

Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài được 10 nước thành viên Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/6/1958 và số thành viên hiện nay là 128. Sự ra đời của Công ước New York năm 1958 có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là cơ sở pháp lí đầy đủ để các quốc gia thực hiện hợp tác quốc tế trong vấn đề công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Các nội dung cơ bản của Công ước gồm: Các điều khoản về ký kết, phê chuẩn, gia nhập, bảo lưu, rút khỏi Công ước, hiệu lực của Công ước, điều khoản áp dụng cho các quốc gia liên bang và các lãnh thổ đặc biệt, mối quan hệ giữa Công ước với pháp luật quốc gia và với các điều ước quốc tế khác, điều khoản về nghĩa vụ của Tổng thư kí Liên Hợp Quốc; nhóm các điều khoản về công nhận và thi hành thoả thuận trọng tài; nhóm các điều khoản về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài gồm: Nguyên tắc công nhận và thi hành, thủ tục công nhận và thi hành, các điều kiện công nhận và thi hành (điều kiện về thoả thuận trọng tài, lựa chọn trọng tài viên, thủ tục tố tụng trọng tài, thẩm quyền của trọng tài, thành phần trọng tài, hiệu lực của phán quyết trọng tài, điều kiện về tranh chấp giải quyết được bằng xét xử trọng tài và điều kiện về bảo đảm trật tự công cộng).

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A nh Thư

Chương 3

CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH CÁC PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI ■ ■

NƯỚC NGOÀI ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG■ ■ ■

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN■ ■

3.1. LƯỢC SỬ VỀ VIỆC CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 60 - 66)