1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2

126 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, thực tiễn về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái chất ma tuý trong Bộ luật Hình sự năm 1999 hiện hành, đồng thời đánh g

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HỒNG MINH

TỘI CƯỠNG BỨC, LÔI KÉO NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ TRONG

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS TRƯƠNG QUANG VINH

Hà Nội – 2010

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Hồng Minh

Trang 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CƯỠNG

BỨC, LÔI KÉO NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT

MA TÚY THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

15

lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

15

trái phép chất ma tuý

15

1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng bức, lôi kéo người

khác sử dụng trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự năm 1999

Trang 5

1.1.2.5 Trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội cưỡng bức,

lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

50

phép chất ma túy với một số tội phạm khác

55

phép chất ma túy và tội tổ chức sử dụng trái phép chất

ma túy

55

phép chất ma túy và tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy

62

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỘI CƯỠNG BỨC, LÔI KÉO NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ

67

thuận lợi làm phát sinh tội cưỡng bức, lôi kéo người

khác sử dụng trái phép chất ma túy

67

hiệu quả

74

trái phép chất ma tuý

80

phép chất ma tuý trong thời gian từ năm 2000 - 2008

80

Trang 6

lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

2.2.2.2 Những vướng mắc về nhận thức của người áp dụng

pháp luật

96

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

PHÒNG, CHỐNG TỘI CƯỠNG BỨC, LÔI KÉO NGƯỜI

KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

102

3.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự đối với tội

cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất

ma túy

102

khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong pháp luật hình

sự Việt Nam

110

sự đối với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

113

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHXHCN: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa BLHS: Bộ luật hình sự

LHS: Luật hình sự PLHS: Pháp luật hình sự TNHS: Trách nhiệm hình sự TAND: Toà án nhân dân

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng`2.1 Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội cưỡng

bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma

tuý trong quá trình nghiên cứu (2000-2008)

81

Bảng 2.2 So sánh số vụ và số bị cáo phạm tội cưỡng bức, lôi

kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đã bị

xét xử sơ thẩm với số vụ và số bị cáo bị khởi tố

trong quá trình nghiên cứu (2000-2008)

83

Bảng 2.3 So sánh số vụ phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người

khác sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 200

BLHS) với tổng số vụ phạm tội về ma tuý nói

chung được xét xử sơ thẩm từ năm 2000-2008

84

Bảng 2.4 So sánh số vụ phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người

khác sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 200

BLHS) với số các vụ phạm tội về ma tuý khác được

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội loài người không ngừng vận động nhằm hướng tới những giá trị văn minh mà ở đó con người được bảo vệ, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ Tuy nhiên con đường để xây dựng một xã hội văn minh không hề đơn giản Tệ nạn ma tuý đã và đang là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia Trong bối cảnh toàn cầu hoá, ma tuý dường như không còn ranh giới quốc gia Cùng với sự lan tràn tệ nạn này là sự gia tăng của tội phạm

ma tuý Vì vậy, pháp luật hình sự đã quy định các chế định tội phạm và hình phạt là công cụ sắc bén để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật

tự xã hội và an ninh quốc gia

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh đối với tội phạm ma tuý nói riêng và tội phạm nói chung Điều này được khẳng định ngay từ đạo luật cơ bản của nhà nước - Hiến pháp năm 1992, quy định tại Điều 61 Cụ thể hoá Hiến pháp, Luật hình sự có nhiều quy định nhằm ngăn chặn tệ nạn xã hội nguy hiểm này trong đó có quy định tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được ghi nhận tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 1999

Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là một hiện tượng phổ biến trong xã hội Nghiên cứu trực tiếp số đối tượng sử dụng

ma tuý cho thấy đối tượng do bạn bè rủ rê chiếm 75% Tuy nhiên số lượng tội

phạm này bị đưa ra xét xử chưa nhiều Lợi dụng đặc điểm “dễ nghiện khó

cai” của ma tuý, người phạm tội dễ dàng dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng

trái phép chất ma tuý Bên cạnh đó, ma tuý là một mặt hàng siêu lợi nhuận Vì

Trang 10

thế mặc dù đã có rất nhiều bản án tử hình dành cho người phạm tội buôn bán

trái phép chất ma tuý nhưng không vì thế mà “thị trường buôn bán ma tuý”

với quy luật cung cầu giảm đi, các tội phạm ma tuý ngày càng có chiều hướng gia tăng và hoạt động có tổ chức cùng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn Nhằm tạo ra nguồn “cầu” cho thị trường ma tuý, hoạt động rủ rê, lôi kéo mọi thành phần xã hội sử dụng ma tuý càng trở nên phổ biến Hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng này là lan tràn tệ nạn nghiện hút trong xã hội, xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu tới trật tự an ninh xã hội, hàng vạn người nghiện sống bám vào xã hội, là gánh nặng của xã hội Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, trong những năm qua, đời sống kinh tế xã hội có những thay đổi đáng kể, loại tội phạm này có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển Mặt trái của nền kinh tế thị trường là lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, vì đồng tiền, con người sẵn sàng làm bất cứ việc gì

kể cả đó là hành vi vi phạm pháp luật Những thanh niên con nhà khá giả thiếu sự quản lý của gia đình hoặc sống trong hoàn cảnh gia đình có cấu trúc không hoàn hảo như bố mẹ chết, chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, bố mẹ ly dị thiếu người chăm sóc dễ bị bọn tội phạm lôi kéo vào con đường nghiện ngập Đây cũng chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để quy định tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong Luật Hình sự Việt Nam

Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, thực tiễn về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái chất ma tuý trong Bộ luật Hình sự năm 1999 hiện hành, đồng thời đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp

luật hình sự về tội phạm này để đưa ra những kiến giải lập pháp khả thi nhằm

hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về tội phạm này trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa lý luận, thực

tiễn và pháp lý quan trọng Đây cũng chính là lý do luận chứng để “Tội cưỡng

Trang 11

bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong luật hình sự Việt Nam” được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học và có hệ thống về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy dưới góc độ là một đề tài riêng biệt, tách rời các nhóm tội phạm ma túy Mục đích và phạm vi đề tài này đã được tiếp cận ở những mức độ khác nhau Có thể kể đến các bài viết

đăng trên các tạp chí chuyên ngành như “Những quy định BLHS đối với các

tội phạm ma túy” và “Một số bất cập, kiến nghị đối với các quy định của BLHS về tội phạm ma túy” của T.S Phạm Minh Tuyên đăng trên Tạp chí

TAND số 17, số 18 năm 2005 Các bài viết này có đề cập đến một số khía cạnh về kỹ thuật lập pháp của các tội phạm ma túy trong đó có tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Bên cạnh đó, một số công trình khoa học cũng ít nhiều đề cập đến tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy Đó là: Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Phạm Minh Tuyên – Viện Nhà nước và pháp luật

năm 2006 về “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy trong Luật

hình sự Việt Nam”; Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Vũ Quang Vinh -

Trường Học viện cảnh sát nhân dân năm 2002 về “Hoạt động phòng ngừa

các tội phạm về ma túy của lực lượng cảnh sát nhân dân” Một số công trình

nghiên cứu được xuất bản thành sách chuyên khảo như: “TNHS đối với tội

phạm về ma túy” của tác giả Trần Văn Luyện, NXB Chính trị quốc gia, năm

1998, “Các tội phạm về ma túy” của tác giả Nguyễn Phong Hòa, NXB Công

an nhân dân, năm 1998 Tuy nhiên, hầu hết các công trình kể trên nghiên cứu nhóm các tội phạm ma túy nói chung và chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học

Trang 12

Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhóm các tội phạm ma túy, trong đó có tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, góp phần làm sáng tỏ tội phạm này theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy đang diễn biến phức tạp hiện nay, vấn đề này cần được nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận

và thực tiễn làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách cụ thể, có hệ thống về mặt lý luận những vấn đề cơ bản liên quan đến tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam và việc xét xử tội phạm này trong thực tiễn Từ đó chỉ ra những vướng mắc và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã trình bày nêu trên, tác giả luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu như sau:

Về mặt lý luận: Tìm hiểu các khái niệm, các dấu hiệu pháp lý cơ bản

trong cấu thành tội phạm của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, xem xét vấn đề đường lối xử lý đối với người phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy Từ đó, làm sáng

Trang 13

tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của tội phạm này theo quy định luật hình sự Việt Nam

Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá việc xét xử trong thực

tiễn những vấn đề liên quan đến tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy: Định tội danh, hình phạt đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định trên phương diện lý luận với thực tiễn áp dụng nhằm luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định

pháp luật hình sự đối với tội phạm này trong giai đoạn hiện nay

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 dưới góc độ của luật hình sự Cụ thể là: Nội dung, ý nghĩa, điều kiện áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội phạm ma túy nói chung hay tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu

Trang 14

5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên trong khoa học luật hình sự nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam Luận văn đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau:

- Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy như: khái niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, các dấu hiệu pháp lý cơ bản trong cấu thành tội phạm của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, phân biệt tội phạm này với các tội phạm

ma túy có liên quan, đường lối xử lý đối với người phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

- Phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định trên phương diện lý luận tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thông qua việc nghiên cứu các vấn đề thực tiễn Từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và xây dựng mô hình lý luận của Bộ luật hình

sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

6 Ý nghĩa của luận văn

Đây là đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo luật Hình sự Việt Nam dưới cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học với những đóng góp về mặt khoa học đã nêu trên Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc hoàn thiện quy định pháp luật hình sự đối với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, đồng thời còn góp phần giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn xét xử loại tội phạm này

Trang 15

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương và được chia thành mục với cơ cấu như sau:

Chương 1: Một số vấn đề chung về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử

dụng trái phép chất ma túy

Chương 2: Thực trạng tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái

phép chất ma túy

Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật hình sự nhằm

nâng cao hiệu quả phòng, chống tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Trang 16

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CƯỠNG BỨC, LÔI KÉO NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

1.1 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

1.1.1 Khái niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hiện tượng tiêu cực trong xã hội, một trong những nguyên nhân làm lan tràn tệ nạn

ma tuý, đe doạ quyền tự do, quyền được bảo vệ sức khoẻ của con người Quyền con người là một trong những quyền cơ bản luôn được coi trọng, đảm bảo cho con người được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, đẩy lùi và xoá bỏ tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma tuý là mục tiêu hàng đầu trong mọi giai đoạn phát triển của nhà nước ta Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân:

“Phòng chống, đẩy lùi các tệ nạn xã hội đặc biệt là ma tuý (…) Xử lý nghiêm theo pháp luật những hành động gây tệ nạn xã hội” Vì vậy, quy định tội

cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong BLHS Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, là công cụ sắc bén của nhà nước để thực hiện nhiệm vụ nói trên

Trước hết, cần hiểu khái niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý Đây là vấn đề quan trọng của lý luận về tội phạm này, tạo cơ sở cho việc đi sâu nghiên cứu các vấn đề khác, đồng thời còn giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng đúng đắn các quy phạm của BLHS Nghiên cứu các quy định của PLHS Việt Nam về tội phạm ma tuý từ khi thành lập nước CHXHCN Việt Nam đến khi BLHS đầu tiên được chính thức

Trang 17

thông qua ngày 27/6/1985, có hiệu lực từ 01/01/1986 và tiếp tục được sửa đổi,

bổ sung hoàn thiện trong lần pháp điển hóa thứ hai ra đời BLHS năm 1999, cho thấy chưa có quy định pháp luật nào ghi nhận khái niệm tội phạm ma tuý nói chung và khái niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng Để làm rõ khái niệm của tội phạm này, trước hết cần nghiên cứu quá trình hình thành quy định tội cưỡng bức, lôi kéo người khác

sử dụng trái phép chất ma tuý trong PLHS Việt Nam

Thuật ngữ “ma tuý” lần đầu tiên chính thức được quy định tại Điều 203 BLHS được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 “Tội tổ chức dùng chất ma

tuý” Trong BLHS năm 1985, tội phạm liên quan đến ma tuý mới chỉ được

quy định tại ba điều: Điều 97 quy định tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, trong đó hành vi buôn bán ma tuý được coi là buôn lậu; tội buôn bán hàng cấm (Điều 166); tội tổ chức dùng chất ma tuý (Điều 203) BLHS ra đời là một bước tiến quan trọng trong hoạt động lập pháp của nhà nước, là công cụ sắc bén để các cơ quan đấu tranh chống tội phạm một cách có hiệu quả trong đó có các tội phạm ma tuý Tuy nhiên, vào thời điểm này, tội phạm về ma tuý đã được quy định nhưng còn mang tính chất chung nên khó vận dụng trong thực tiễn Hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới thì bị truy cứu TNHS theo tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 97), còn hành

vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý trong nội địa thì truy cứu TNHS theo tội buôn bán hàng cấm (Điều 166) Hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý đã có trên thực tế nhưng chưa được chính thức quy định là một tội phạm độc lập Đây chỉ là một mắt xích, một dạng hành vi trong chuỗi các hành vi khách quan của tội tổ chức dùng chất ma tuý quy định tại Điều 203 BLHS năm 1985 Qua thực tiễn xét xử cho thấy, việc quy định có tính chất khái quát chung cho nhiều loại hành vi như vậy sẽ

Trang 18

không làm rõ được những tình tiết cụ thể cũng như mức độ nguy hiểm của từng loại hành vi Trên thực tế, xuất phát từ những lý do khác nhau, người phạm tội không chỉ dừng lại ở chỗ tổ chức dùng chất ma tuý đơn thuần mà còn dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để có thể lôi kéo, cưỡng bức người khác dùng chất ma tuý Về mặt khách quan, hành vi này khác hành vi tổ chức dùng chất ma tuý quy định tại Điều 203 BLHS năm 1985 Do vậy, để đáp ứng yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử tội phạm ma tuý, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 đã sửa đổi, cá thể hoá hành vi, tạo cơ sở để cá thể hóa

đổi, bổ sung gồm 14 điều, trong đó có 13 điều quy định tội phạm (từ Điều 185a đến Điều 185n) và một điều quy định hình phạt bổ sung (Điều 185o) Luật sửa đổi tách Điều 96a thành bốn tội riêng biệt: Tội sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 185b), tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 185c), tội sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 185d), tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 185đ); Có tám hành vi mới được quy định là tội phạm ma tuý, trong đó

có hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được chính thức quy định thành một tội danh riêng với hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm

Trong lần thứ hai pháp điển hóa LHS Việt Nam, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được quy định tại Điều 200 BLHS năm 1999 So với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985, Điều 200 BLHS năm 1999 có một số thay đổi nhất định, đáng chú ý là việc xoá bỏ áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phạm này

Như vậy, trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985 cũng như BLHS năm 1999, điều luật chỉ quy định tội danh cưỡng bức, lôi kéo người khác mà chưa có một khái niệm đầy đủ, cụ thể về tội phạm này Khái

Trang 19

niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý chỉ được tiếp cận thông qua những giải thích cụ thể về hành vi khách quan của tội phạm được quy định tại Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA ngày 05/8/1998 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương

1997 và được thay thế bằng Thông tư liên tịch số VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS năm 1999 của

17/2007/TTLT-BCA-Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, 17/2007/TTLT-BCA-Bộ Tư pháp Các văn bản pháp luật này đã giải thích cụ thể hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Tuy nhiên, các hướng dẫn cụ thể trên mới chỉ dừng lại ở việc giải thích

có tính chất liệt kê hành vi khách quan của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác

sử dụng trái phép chất ma tuý mà chưa thể hiện một cách đầy đủ, toàn diện về nội hàm khái niệm và bản chất của tội phạm này

Như vậy, qua nghiên cứu tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLHS năm

1985 (sửa đổi năm 1997), BLHS năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy:

Thứ nhất, tội phạm ma tuý nói chung và tội cưỡng bức, lôi kéo người

khác sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng được quy định trong chương

“Các tội phạm về ma tuý” chứ không được quy định rải rác như trong BLHS

năm 1985 Điều này là hợp lý Bởi lẽ, việc phân ra các chương về các tội phạm cụ thể dựa trên sự phân loại các khách thể loại xâm phạm của tội phạm Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là một tội

Trang 20

phạm ma tuý cụ thể, xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lý và sử dụng chất

ma túy của nhà nước, quyền tự do, sức khoẻ của con người, xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội và làm lan tràn tệ nạn nghiện hút Đây cũng chính là khách thể của tội phạm này- những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ

Thứ hai, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma

tuý là hành vi nguy hiểm cho xã hội BLHS năm 1999 đã xoá bỏ hình phạt tử hình đối với tội phạm này, đồng thời áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung Điều đó không có nghĩa là thái độ xử lý nghiêm khắc của nhà nước không còn hay việc đánh giá mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm này giảm đi mà vấn đề ở đây thuộc chính sách hình sự, chính sách nhân đạo của nhà nước Mặt khác, quy định trên xuất phát từ một trong những đặc điểm của tội phạm ma tuý: Động cơ phạm tội là vì lợi nhuận cao (Vì lợi nhuận siêu ngạch của ma tuý, người phạm tội bất chấp tất cả để thực hiện tội phạm hay nói cách khác tội phạm luôn được thực hiện với lỗi cố ý)

Thứ ba, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma

túy được quy định tại Điều 200 BLHS năm 1999, đây là điều luật quy định đối với nhiều hành vi phạm tội mà mỗi hành vi lại có đủ yếu tố cấu thành một tội phạm (Điều 200 BLHS quy định hai tội phạm cụ thể: Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy) Trong trường hợp các hành vi này có liên quan chặt chẽ với nhau thì bị xét xử về một tội: Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác, khi nghiên cứu khái niệm của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cần nghiên cứu khái niệm cụ thể của hai hành vi nói trên

Tìm hiểu khái niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái

phép chất ma tuý trước tiên cần làm rõ các thuật ngữ “cưỡng bức”, “lôi kéo”

Trang 21

Thuật ngữ “cưỡng bức” theo Từ điển Tiếng Việt đồng nghĩa với cưỡng

bách, bắt buộc, có nghĩa là bắt buộc phải làm, ép phải làm dù không muốn cũng không được Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được hiểu là ép buộc người khác phải sử dụng, bằng mọi cách làm cho người khác

dù không muốn cũng phải dùng ma tuý [41, tr.211]

Theo Thông tư liên tịch số TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS năm 1999 giải thích:

17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-“Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng vũ lực

hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ”

Theo Từ điển Tiếng Việt, “lôi kéo” đồng nghĩa với rủ rê, có nghĩa là làm cho có thiện cảm, ham thích đến mức bị thu hút vào [41, tr 520] Theo Thông

tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP,“lôi kéo

người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để

họ sử dụng trái phép chất ma túy”

Như vậy, cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi được thực hiện dưới dạng hành động, có vai trò quyết định trong việc đưa người khác đến chỗ sử dụng trái phép chất ma túy

Khái niệm tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với các tội phạm ma túy khác và với tệ nạn nghiện hút trong xã hội Nghiên cứu khái niệm tội phạm này có nhiều quan điểm khác nhau được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh

Xét từ khía cạnh đạo đức, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là một hành động phi đạo đức Bản thân hành vi sử dụng

trái phép chất ma túy đã là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật

Trang 22

hình sự nghiêm cấm được quy định tại Điều 199 BLHS năm 1999 Tội sử dụng trái phép chất ma túy Việc sử dụng chất ma túy được coi là trái phép khi một người sử dụng thuốc phiện, hêroin, cocain hoặc các chất ma túy khác

kể cả một số loại thuốc tân dược có chứa chất ma túy như Morphine, Dolargan nhằm mục đích kích thích cảm giác khoái lạc Trường hợp này khác với trường hợp vì yêu cầu chữa bệnh và theo chỉ định của bác sĩ một người có thể phải dùng một số loại tân dược có chứa hàm lượng ma túy như Morphine, Dolargan, trường hợp này không bị coi là sử dụng trái phép chất

ma túy [16, tr 83] Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng trái phép chất

ma túy Chủ thể nào cố tình vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế của nhà nước Các đối tượng cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy tức là cưỡng bức, lôi kéo người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự, trái với luân thường đạo lý, trái các nguyên tắc đạo đức con người và xã hội

Xét từ khía cạnh kinh tế, cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi nhằm mục đích trục lợi cá nhân Nghiên cứu thực

tế số người có hành vi rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (bao gồm cả những đối tượng chưa đến mức bị xử lý về hình sự) phần lớn là các đối tượng nghiện hút rủ rê người khác sử dụng ma túy để được thưởng ma túy, mua rẻ ma túy, và các đối tượng mua bán ma túy lôi kéo các đối tượng mua ma túy để sử dụng Bởi tính chất siêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

ma túy nên loại tội phạm này không ngừng gia tăng

Xét từ khía cạnh xã hội, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm lan tràn tệ nạn nghiện hút, là mảnh đất tốt làm nảy sinh tệ nạn mại dâm,

cờ bạc, trộm cắp Ma túy và mại dâm là sân sau của tội phạm và là nguồn chủ

yếu làm lan tràn căn bệnh HIV, AIDS Có thể nói, đấu tranh với tệ nạn nghiện hút và tội phạm ma túy là vấn đề mang tính toàn cầu Không phải ngẫu nhiên

Trang 23

mà hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được quy định là tội phạm trong BLHS của nhiều nước trong đó có Việt Nam

Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác

sử dụng trái phép chất ma túy có một số đặc điểm pháp lý cơ bản như sau:

Thứ nhất, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma

túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến quyền tự do, sức khỏe của con người, đến chế độ độc quyền quản lý chất ma túy của Nhà nước

và đến trật tự công cộng “Tính nguy hiểm cho xã hội” của hành vi khách

quan là tiêu chí cơ bản để nhà làm luật phân chia chúng thành các loại khác nhau: tội phạm, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự Do vậy, ở đây cần có sự phân biệt giữa hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy phải xử lý bằng hình sự (tội phạm) với hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và hành vi xúi giục người khác sử dụng chất ma túy bị xử phạt hành chính theo Điều 23 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội Ranh giới phân biệt đó cũng là cơ sở để quy định tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong BLHS

Thứ hai, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

là hành vi “trái pháp luật hình sự” (còn gọi là hành vi “bị luật hình sự cấm”)

Tính trái pháp luật hình sự của tội phạm này chính là sự ngăn cấm việc thực hiện tội phạm bởi quy phạm pháp luật hình sự tương ứng (Điều 200 BLHS năm 1999) bằng việc đe dọa áp dụng sự trừng phạt về hình sự đối với người phạm tội Người nào phạm tội quy định tại Điều 200 BLHS tùy theo mức độ phạm tội sẽ phải chịu TNHS, bị áp dụng hình phạt hoặc có thể bị áp dụng các

Trang 24

biện pháp cưỡng chế về hình sự khác (các biện pháp tư pháp chung và các biện pháp tư pháp được áp dụng riêng đối với người chưa thành niên bị kết án)

Thứ ba, tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất

ma túy có thể được thực hiện bởi bất cứ chủ thể nào, trong không gian, thời gian nào Đó có thể là người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy hoặc cũng có thể là con nghiện nhưng chủ thể của tội phạm bao giờ cũng phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) Theo Luật Hình sự Việt Nam, người có năng lực TNHS là người đạt độ tuổi chịu TNHS (Điều 12 BLHS) và không thuộc trường hợp trong tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 13 BLHS) Với việc quy định như vậy LHS Việt Nam mặc nhiên thừa nhận người có năng lực TNHS là người ở một độ tuổi nhất định và là người

có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính chất trái pháp luật của hành vi do mình thực hiện (về lý trí) cũng như điều khiển được hành vi đó (về ý chí)

Thứ tư, người thực hiện hành vi là người có lỗi Tội phạm cưỡng bức, lôi

kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý

Như vậy, từ những phân tích trên đây có thể rút ra khái niệm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

(Tội) cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác buộc họ tuy không muốn nhưng vẫn phải sử dụng trái phép chất ma tuý

(Tội) lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi rủ rê,

dụ dỗ, xúi giục hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma tuý

Trang 25

1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự năm 1999

Các dấu hiệu của một tội phạm được hiểu là các dấu hiệu pháp lý (khách quan và chủ quan) do LHS quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm Mỗi tội phạm cụ thể đều có những dấu hiệu pháp lý cơ bản - những dấu hiệu thể hiện các thuộc tính điển hình và chủ yếu hơn cả, đặc trưng cho tội phạm đó Nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình định tội danh Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có mối quan hệ hữu cơ với các tội phạm khác về ma túy Vì vậy, việc nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có một vai trò quan trọng, không chỉ là cơ sở quan trọng cho việc định tội danh mà còn là cơ

sở pháp lý cần và đủ để truy cứu TNHS người phạm tội Khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 200 BLHS năm 1999 thì các cơ quan tư pháp hình sự có đầy đủ

cơ sở để truy cứu TNHS đối với người phạm tội

1.1.2.1 Khách thể của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Khách thể của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại đến mà các quan hệ đó được Luật hình sự bảo vệ Khách thể với tính chất là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm, khi nghiên cứu tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, việc xác định khách thể trực tiếp là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn Xác định đúng khách thể của tội phạm này cho phép xác định đúng mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cưỡng bức, hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (trên cơ sở xem xét tính chất quan trọng

Trang 26

của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại), định đúng tội danh và xác định được đặc trưng các yếu tố khác của cấu thành tội phạm

Về mặt lý luận, một tội phạm có thể xâm hại trực tiếp đến nhiều quan hệ

xã hội nhưng không phải quan hệ xã hội bị xâm hại nào cũng đều được coi là khách thể trực tiếp mà chỉ những quan hệ nào xét trên các mặt như tính chất quan trọng của quan hệ xã hội, mức độ gây thiệt hại, mục đích chủ quan của người phạm tội… thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi

mới là khách thể trực tiếp của tội phạm

Khách thể trực tiếp của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý bao gồm:

* Chế độ độc quyền quản lý chất ma tuý của nhà nước

Ma tuý là loại chất độc dược gây nghiện cho người sử dụng ma tuý Chỉ sau một vài lần sử dụng ma tuý hoặc chất hướng thần, người sử dụng sẽ bị mắc nghiện, lệ thuộc vào ma tuý, nhu cầu đòi hỏi thường xuyên hơn với liều lượng ngày càng lớn hơn Nếu không đáp ứng kịp thời họ sẽ lên cơn vật vã về thể xác, tinh thần dẫn đến tình trạng mất hết lý trí, ý trí, có thể làm bất cứ điều

gì để thoả mãn cơn nghiện kể cả việc gây tội ác Xác định được tính nguy hiểm đó của ma tuý, nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma tuý - loại chất gây nghiện nguy hiểm với những quy định rất nghiêm ngặt Điều 61

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Nghiêm cấm sản xuất, vận

chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm”

Tại Điều 2 Quyết định số 113-CT ngày 09/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc quản lý thống nhất xuất, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm

thuốc chữa bệnh cho người bệnh quy định: “Việc xuất, nhập khẩu thuốc và

nguyên liệu làm thuốc có chất độc, có chất gây nghiện, thuốc gây mê và thuốc tâm thần do Bộ Y tế chọn đơn vị, tổ chức để giao nhiệm vụ”

Trang 27

Tiếp đó, Nghị quyết 06/CP do Chính phủ ban hành ngày 29-1-1993 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý khẳng định

“Bộ Y tế có trách nhiệm xác định các loại thuốc và phương pháp cai nghiện, quản lý việc sử dụng thuốc phiện và các chất ma tuý khác vào sản xuất dược phẩm và nghiên cứu khoa học theo quy định của nhà nước”

Mọi hoạt động liên quan đến chất ma tuý trong đó có việc sử dụng các chất ma tuý đều phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải tuân theo Luật Phòng, chống ma tuý, Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý trong nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan

Để tránh tình trạng việc sử dụng loại độc dược này lan tràn trong xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, nhà nước ta quy định cụ thể thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cán bộ, nhân viên trong việc sử dụng ma tuý vào các mục đích khác nhau: chữa bệnh, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, sử dụng ma tuý trong lĩnh vực công nghiệp hoặc nhằm phục vụ nghiên cứu, giám định, huấn luyện nghiệp vụ, điều tra tội phạm Mọi hành vi sử dụng ma tuý không được

sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm kích thích cảm giác khoái cảm đều bị coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới chế độ độc quyền quản lý của nhà nước ở khâu quản lý việc sử dụng chất ma tuý trong toàn bộ quá trình quản lý các chất ma tuý Hành vi này không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất ma tuý của nhà nước mà còn góp phần tạo ra một lớp người nghiện, qua đó đe dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khoẻ và sự phát triển lành mạnh của nòi giống cũng như ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội Vì vậy, khách thể mà tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất

Trang 28

ma tuý xâm hại đến còn là quyền tự do, sức khoẻ của con người và an toàn, trật tự xã hội, trật tự công cộng

* Quyền tự do và sức khoẻ của con người

Quyền tự do của công dân là quyền được nhà nước đặc biệt quan tâm bảo

vệ Điều 3 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định “nhà nước đảm bảo và không

ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân (…), mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” Vì vậy, mọi

hành vi xâm phạm đến quyền tự do của công dân cần phát hiện kịp thời và xử

lý nghiêm minh Trong các quyền tự do của công dân có quyền tự do thân thể, quyền tự do ý chí, quyền được làm những điều mình muốn trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

là ép buộc người khác thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật trái với ý muốn của họ, xâm phạm đến quyền tự do, quyền được lựa chọn hành vi, lựa chọn cách xử sự phù hợp đạo đức, pháp luật của người đó

Không chỉ xâm hại đến quyền tự do, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý còn xâm hại đến quyền được bảo vệ sức khoẻ của con người Theo kết quả nghiên cứu khoa học, ma tuý phá hoại sức khoẻ của con người ghê gớm Những người nghiện ma tuý dễ mắc các bệnh về tim mạch, gan, thần kinh, lây nhiễm các bệnh như lao, nhiễm trùng máu Họ thường gầy còm, kém ăn, thần kinh rối loạn, suy giảm khả năng vận động Nhiều người trong số họ bị tàn tật hoặc bị chết vì ngộ độc ma tuý Cùng với mại dâm, ma tuý còn là nguyên nhân chủ yếu lan tràn bệnh HIV, AIDS, có tới 80% tổng số người nhiễm HIV có nguyên nhân từ ma tuý, mại dâm Mỗi năm

có hàng nghìn người chết vì ma tuý [25] Chừng ấy con số cũng đủ thấy việc

sử dụng trái phép ma tuý cũng như hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có tác hại như thế nào đối với sức khoẻ của con người Quyền tự do, quyền được bảo vệ sức khoẻ của con người là những

Trang 29

quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm Vì vậy, đây cũng chính là đối tượng

mà LHS có nhiệm vụ bảo vệ

* Ảnh hưởng xấu trật tự an toàn xã hội, trật tự công cộng

Tổ chức Y tế thế giới xếp nghiện ma tuý là một loại tâm thần đặc biệt, sống tàn bạo, gây mất trật tự xã hội Khi sử dụng, các loại ma tuý gây ảo giác nhận thức của người nghiện và người này hành động không phù hợp với đạo đức, tập quán, pháp luật nên dễ dàng phạm tội Trật tự xã hội bị đảo lộn bởi nghiện hút, mại dâm và trộm cắp bao giờ cũng đồng hành với nhau Theo thống kê, trong số người nghiện ma tuý có tới 85% là đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc liên quan đến vi phạm pháp luật [25] Ngoài ra, nghiện hút ma tuý còn làm xói mòn đạo đức, thuần phong mĩ tục, tạo lối sống ích kỷ, trụy lạc mất hết phẩm chất nhân cách trong cộng đồng dân cư nhất là tầng lớp thanh niên Có thể nói tệ nạn nghiện hút là một tệ nạn xã hội nguy hiểm, gây mất trật tự xã hội Trong khi đó hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý lại là nguyên nhân chủ yếu làm lan tràn tệ nạn nghiện hút Trật tự xã hội ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, đảm bảo nhân dân yên tâm học tập, làm việc phát triển về thể chất và trí tuệ Một khi trật tự

xã hội bị xâm hại, tính ổn định bị mất đi bởi tệ nạn xã hội và sự gia tăng tội phạm sẽ gây ra hậu quả khó lường trước Vì vậy, giữ gìn an toàn công cộng

và trật tự công cộng cũng là một trong những chức năng cơ bản của LHS Quyền tự do, quyền được bảo vệ sức khỏe là những vấn đề quan trọng hàng đầu của con người, trật tự, an toàn xã hội là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia Xâm phạm đến quyền tự do, quyền được bảo vệ sức khỏe của con người, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, làm lan tràn tệ nạn ma túy là xâm hại đến những giá trị thiêng liêng có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với một cá nhân

mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội, đến truyền thống dân tộc, đến nòi giống

và sự tồn vong của dân tộc

Trang 30

Như vậy, khách thể trực tiếp – quan hệ xã hội được bảo vệ bởi Điều 200 BLHS năm 1999 mà tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý xâm hại hoặc đe doạ gây thiệt hại là chế độ độc quyền quản

lý việc sử dụng chất ma tuý của nhà nước, quyền được bảo vệ sức khoẻ của con người và trật tự, an toàn xã hội, trật tự công cộng Ngoài ra, bằng hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, người phạm tội còn trực tiếp xâm phạm đến quyền tự do của con người

Nghiên cứu luật hình sự một số nước trên thế giới cho thấy, hầu hết các nước đều có chung quan điểm coi tội phạm ma túy là hành vi nguy hiểm, xâm hại đến chế độ độc quyền quản lý chất ma túy của nhà nước Một số nước như Thái Lan, Myanma quy định tội phạm ma túy nói chung và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng trong Luật về các chất

ma túy Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự Liên bang Nga lại có quan điểm khác khi tội phạm ma túy không được quy định thành một chương riêng như BLHS năm 1999 của nước ta Trong BLHS Liên bang Nga (có hiệu lực từ ngày

01/3/1996), chương XXV “Các tội xâm phạm sức khỏe của nhân dân và đạo

đức xã hội” có 6 điều quy định là tội phạm ma túy, trong đó có tội dụ dỗ

dùng chất ma túy (Điều 227) [24, tr 156] Quy định như trên thể hiện quan điểm nhất quán của nhà nước Liên bang Nga coi hành vi dụ dỗ người khác sử dụng chất ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến sức khỏe của nhân dân, đạo đức xã hội - những quan hệ xã hội được LHS bảo vệ và là khách thể trực tiếp của tội phạm này Trên cơ sở đó, tội phạm ma tuý được xếp vào chương những tội phạm xâm phạm đến sức khỏe con người

Khi nghiên cứu khách thể của tội phạm không thể không đề cập đến đối

tượng tác động - một bộ phận của khách thể Bởi lẽ, “về mặt hình thức, hành

vi phạm tội là trái với quy phạm pháp luật hình sự và về nội dung, hành vi

Trang 31

phạm tội xâm hại khách thể qua sự tác động đến đối tượng tác động cụ thể”

[18, tr 46]

* Đối tượng tác động của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy:

Đối tượng tác động của tội phạm được hiểu là vật thể của thế giới vật chất

bị người phạm tội tác động đến khi thực hiện hành vi xâm hại đến khách thể được LHS bảo vệ Khách thể của tội phạm thường được phản ánh thông qua

sự mô tả các bộ phận cụ thể này

Đối tượng tác động của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái

phép chất ma tuý là“người khác” – con người cụ thể được mô tả trong cấu

thành tội phạm là đối tượng bị hành vi phạm tội tác động đến

Ở khía cạnh thứ nhất, con người với ý nghĩa là chủ thể của các quan hệ

xã hội, là đối tượng bị hành vi phạm tội tác động đến [18, tr 46] Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy xâm hại đến quyền tự

do, sức khỏe của con người – quan hệ nhân thân mà trong quan hệ này con người là chủ thể Sức khỏe của một người chỉ có thể bị tội phạm xâm hại khi người phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người đó sử dụng chất ma túy và quan hệ

xã hội (quyền nhân thân, quyền được bảo vệ sức khỏe của con người) được LHS bảo vệ chỉ có thể bị gây thiệt hại khi có sự tác động đến con người Do vậy, trong cấu thành tội phạm của tội phạm này, con người là đối tượng của tội phạm

Ở khía cạnh thứ hai, hoạt động bình thường của chủ thể với ý nghĩa là nội dung của quan hệ xã hội là đối tượng bị hành vi phạm tội tác động [18, tr 48] Hoạt động bình thường của một con người trở thành đối tượng tác động của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy khi tội phạm tác động đến, làm biến dạng xử sự của người đó Xử sự dùng trái phép chất ma túy - xử sự không phù hợp với pháp luật là hậu quả của hành vi

Trang 32

cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy Thông qua việc tác động lên hành động của người khác, tội phạm này đã làm cho hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trở lên phổ biến, xâm hại đến trật tự công cộng, an toàn, trật tự xã hội

Dù xem xét dưới góc độ nào thì đối tượng tác động của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy cũng được mô tả qua khái

niệm “người khác” trong Điều 200 BLHS năm 1999 “Người khác” được hiểu là bất kỳ một con người cụ thể nào Trong trường hợp “người khác”

thuộc một trong các đối tượng sau đây thì người phạm tội phải chịu TNHS và hình phạt nặng hơn: người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên, trẻ em dưới

13 tuổi, phụ nữ đang có thai, người đang cai nghiện Như vậy, đặc điểm của đối tượng tác động cũng chính là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội phạm này

Có thể nói, xác định khách thể của tội phạm chính xác có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động định tội danh Cùng một hành vi khách quan có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội được LHS bảo vệ nhưng để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định quan hệ xã hội cơ bản, quan hệ xã hội cụ thể bị tội phạm xâm hại là quan hệ

xã hội nào

Ví dụ: A cho một nhóm người xem các tài liệu băng hình, tranh ảnh về lối sống thực dụng trụy lạc, về mại dâm, ma tuý trong đó có cả những băng đĩa mô tả người sử dụng ma tuý, thuốc lắc, cảnh người nghiện phê thuốc, thác loạn và những hình ảnh tuyên truyền về cảm giác xuất thần ngây ngất khi sử dụng ma tuý Hành vi khách quan của A có dấu hiệu rủ rê, lôi kéo người khác

sử dụng trái phép chất ma tuý Tuy nhiên, xem xét toàn bộ hành vi khách quan của A thì khách thể mà tội phạm xâm hại đến không phải là chế độ độc quyền quản lý sử dụng chất ma tuý của nhà nước Trong trường hợp này, đối

Trang 33

tượng của tội phạm là văn hoá phẩm đồi trụy, hành vi trực tiếp xâm phạm đến chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc, truyền thống đạo đức, nhân văn của dân tộc ta Do đó, A có thể bị truy cứu TNHS về tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy theo Điều 253 BLHS mà không phải tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 200 BLHS)

Tóm lại, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bằng việc tác động lên con người cụ thể, cưỡng bức, lôi kéo họ sử dụng trái phép chất ma túy đã xâm phạm trực tiếp đến chế độ quản lý chất ma túy của nhà nước, xâm hại đến quyền tự do, sức khỏe của con người và sự ổn định trật

của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có ý

nghĩa quan trọng đối với việc xác định đúng tội danh, trong một chừng mực nhất định có thể bằng các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm xác định được lỗi cũng như đánh giá mức độ lỗi của người phạm tội

Hành vi khách quan của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý bao gồm:

- Hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

- Hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

* Hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Theo Thông tư liên tịch số

17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII

“Các tội phạm về ma tuý” của BLHS năm 1999: “Cưỡng bức người khác sử

Trang 34

dụng trái phép chất ma túy” là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ”

Hành vi dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc không có vũ khí) để chủ động tấn công ai đó, hành động tấn công này làm mất khả năng chống cự của người bị tấn công để đưa ma tuý vào cơ thể người đó trái với ý muốn của họ Ví dụ: người phạm tội dùng dao chém, dùng gậy đánh làm cho người bị tấn công không còn khả năng hành động hoặc buộc, giữ chân tay họ để đưa chất ma tuý vào mũi, miệng, tiêm chích chất ma tuý và cơ thể trái ý muốn của nạn nhân

Cũng được coi là sử dụng vũ lực trong trường hợp người phạm tội sử dụng thuốc ngủ, ê te làm nạn nhân lâm vào tình trạng mê man bất tỉnh để tiêm, chích ma tuý và cơ thể họ

Hành vi đe dọa dùng vũ lực là đe doạ dùng sức mạnh vật chất nói trên (như giơ súng doạ bắn, rút dao doạ đâm, chém ) khống chế, ép người khác phải nuốt, hút, hít ma tuý, tiêm chích ma tuý vào cơ thể Người phạm tội trực tiếp thực hiện hành vi đưa chất ma tuý vào cơ thể đối tượng bị tấn công hoặc

ép buộc nạn nhân tự mình thực hiện hành vi này Hành vi đe dọa dùng vũ lực thường kết hợp với thái độ, cử chỉ, lời nói hung bạo khiến người bị tấn công khiếp sợ và tin rằng nếu không sử dụng ma tuý sẽ bị người tấn công dùng bạo lực làm phương hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình

Các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma tuý trái với ý muốn của họ là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gì đó có hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thoả mãn yêu cầu phải sử dụng ma tuý của người phạm tội Ví dụ: đe doạ sẽ huỷ hoại tài sản của nạn nhân, đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc hành vi

vi phạm đạo đức của nạn nhân, đe doạ sẽ xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ

Trang 35

của gia đình, người thân của nạn nhân Việc dùng thủ đoạn của hành vi không giới hạn, bất cứ thủ đoạn nào có thể uy hiếp khống chế được ý chí của người bị tác động buộc người này phải sử dụng trái phép chất ma tuý đều được coi là hành vi uy hiếp tinh thần trong tội phạm này

Trong quá trình thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để cưỡng ép người khác phải sử dụng trái phép chất ma tuý, người phạm tội còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người bị hại thì tuỳ từng trường hợp mà có thể bị truy cứu TNHS về các tội danh tương ứng theo quy định của pháp luật Ví dụ: người phạm tội có thể bị truy cứu TNHS

về hai tội: tội cố ý gây thương tích và tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý Ở đây cần có sự phân biệt với trường hợp phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý với tình tiết định khung

tăng nặng “gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ

31% đến 60%, từ 61% trở lên hoặc gây hậu quả chết người ” (điểm h khoản

2, điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 200 BLHS) Tổn hại sức khoẻ và hậu quả chết người trong trường hợp này phải là hậu quả do hành vi cưỡng bức, lôi

kéo người khác sử dụng chất ma tuý gây ra Ví dụ: A và B đều là con nghiện Được sự động viên của gia đình, B đồng ý cai nghiện tại nhà A vẫn thường xuyên qua lại với B, rủ rê B tiếp tục hút hít nhưng bị B từ chối Lời qua tiếng lại, A cay cú, đã cưỡng bức B sử dụng ma tuý khiến B bị sốc thuốc và tử vong Trong tình huống này, A phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử

dụng trái phép chất ma tuý với tình tiết tăng nặng "gây chết người” Trong

thực tiễn xét xử, định tội danh trong hai trường hợp nói trên không đơn giản,

dễ gây nhầm lẫn, có thể dẫn đến oan sai

Hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý:

Theo Thông tư liên tịch số BTP ngày 24/12/2007, đây là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ

Trang 36

17/2007/TTLT-BCA-VKSNDT-TANDTC-đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma tuý

Hành vi lôi kéo thể hiện bằng những lời rủ rê, mồi chài, dụ dỗ, thuyết phục làm cho người khác không muốn sử dụng trái phép chất ma tuý cũng phải đồng ý sử dụng Rủ rê, dụ dỗ, thuyết phục được thực hiện thông qua lời nói, bằng cách tuyên truyền: thuốc lắc (một loại ma tuý tổng hợp) không gây

nghiện, không nguy hiểm, trái lại còn đem lại “khoái cảm, trạng thái xuất

thần, ngây ngất” theo đúng nghĩa của từ “estasy” (thuốc lắc) [43] Những kiến

thức về ma tuý tổng hợp thường được đối tượng phạm tội dùng để dụ dỗ người khác Ví dụ: Ma tuý tổng hợp là thuốc tăng cường sinh lực, làm cơ thể cường tráng, trí tuệ minh mẫn, chống mệt mỏi, chống lại bệnh tật, đem lại cảm giác hưng phấn, niềm lạc quan, yêu đời Những phụ nữ khao khát giảm cân hay những vận động viên mong muốn đạt thành tích cao nhất trong thi cử

có thể đạt được mục đích bằng cách sử dụng ma tuý tổng hợp Bị lôi kéo bởi những lời quảng cáo lừa bịp đó, không ít người do thiếu hiểu biết đã sử dụng

ma tuý dẫn đến nghiện

Trên thực tế, những lời rủ rê, lôi kéo không chỉ dừng lại ở phạm vi đối tượng riêng lẻ với những lời lẽ thuyết phục đơn giản mà cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm này sử dụng thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn Theo Cục cảnh sát đấu tranh tội phạm ma tuý, các đối tượng buôn bán ma tuý tổng hợp đang có dấu hiệu biến đổi các hình thức mua bán, “giao dịch” Theo đó, các hình thức dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cũng tinh vi hơn Các đối tượng này chuyển sang hình thức rao

bán ma tuý qua mạng Internet, thành lập “hiệp hội lắc” trên các website cá

nhân để lôi kéo người khác mua bán, sử dụng ma tuý Thông thường những người buôn bán ma tuý sử dụng hệ thống mạng điện tử này bằng cách mã hoá

dưới những từ lóng như “người đầu bếp”, “khoái cảm” [25, tr 279]

Trang 37

Những tên gọi được tội phạm sử dụng luôn kích thích sự tò mò cho người xem

Hành vi lôi kéo còn thể hiện ở các thủ đoạn khác khêu gợi sự ham muốn

ma tuý như cho xem phim, ảnh, xem trực tiếp người khác sử dụng ma tuý, tuyên truyền bịa đặt những cảm giác hấp dẫn khi sử dụng ma tuý để họ tò

mò, ham muốn sử dụng ma tuý

Để việc lôi kéo đạt kết quả, ban đầu người phạm tội thường cho đối tượng tác động sử dụng ma tuý miễn phí, đồng thời quảng cáo rằng ma tuý không gây nghiện và cảm giác hấp dẫn khi sử dụng, thậm trí trực tiếp sử dụng

và cho đối tượng tác động thấy cảm giác “phê thuốc” để người này từ chỗ ban đầu không có ý muốn sử dụng ma tuý nhưng bị lôi kéo nên đã tự nguyện sử dụng ma tuý

Ngoài ra, người có hành vi đánh lừa cho vào thuốc lá, cho vào kẹo, cà phê để người khác không biết mà sử dụng ma tuý dẫn đến nghiện thì người

đó cũng phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý [28, tr 405] Xét về bản chất, hành vi này cũng giống như hành vi cưỡng bức, rủ rê, dụ dỗ, đều là những hành vi có vai trò quyết định trong việc đưa người khác đến chỗ sử dụng trái phép chất ma tuý Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó về mặt ngữ nghĩa, hành vi cưỡng bức, xúi giục, dụ dỗ không bao hàm hành vi lừa gạt Vì vậy, LHS của nhiều quốc gia trên thế giới, khi quy định hành vi khách quan của tội phạm này đã liệt kê cụ thể những dạng hành vi được coi là hành vi khách quan Điều này thể hiện kỹ thuật lập pháp chặt chẽ, minh bạch đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng

áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, chính xác

Ví dụ: Theo pháp luật Myanma, Điều 16 Chương VIII Tội phạm và hình phạt của Luật về các chất ma tuý và các chất hướng thần ban hành ngày 27/01/1993 quy định:

Trang 38

“Người nào có hành vi sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm và có thể bị phạt tiền:

Xúi giục, dụ dỗ, lừa gạt, ép buộc, lợi dụng ảnh hưởng sai trái hoặc bất

cứ thủ đoạn nào khác gây ra việc lạm dụng chất ma tuý hoặc chất hướng thần”.[24, tr 137 ]

Theo pháp luật Thái Lan, tội phạm về ma tuý được quy định tại Luật về các chất ma tuý ban hành ngày 22/4/1979 tại Điều 93 quy định:

“Người nào mà lừa đảo, đe doạ dùng bạo lực hay các thủ đoạn khác làm

cho người khác sử dụng chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào thì sẽ bị phạt

tù từ một năm đến mười năm hoặc bị phạt tiền từ 10 nghìn bạt đến 100 nghìn bạt”.[24, tr.135]

Còn Bộ luật hình sự nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa khoá 8 thông qua tháng 3 năm 1997 và có hiệu lực từ ngày 01/10/1997 quy định tại Điều

353: "Người nào dụ dỗ, lừa gạt người khác hút hít, tiêm chích ma tuý thì bị

phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền; nếu có tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm và bị phạt tiền

Người nào cưỡng bức người khác hút hít, tiêm chích ma tuý thì bị phạt

tù từ 3 năm đến 10 năm và bị phạt tiền

Người nào dụ dỗ, lừa gạt, cưỡng bức trẻ em vị thành niên hút hít, tiêm chích ma tuý sẽ bị xử phạt nặng" [15, tr 215-216]

Như vậy, quan điểm của nhiều nước đều cho rằng lừa gạt người khác để người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm và là một dạng hành vi khách quan độc lập với hành vi cưỡng bức, lôi kéo Thực tiễn xét xử cho thấy hành vi này đã xảy ra trên thực

tế, do đó pháp luật hình sự Việt Nam cần có sự quy định cụ thể đối với dạng hành vi này

Trang 39

* Hậu quả của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất

ma túy

Hậu quả của tội phạm là sự gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm và được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của bộ phận cấu thành khách thể (còn gọi là đối tượng tác động) Hậu quả của tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là làm biến dạng hành vi xử

sự của người khác dẫn đến việc người đó sử dụng trái phép chất ma tuý- một hành vi xử sự trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

Tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

có cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi khách quan kể trên

Việc xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm này là cấu thành tội phạm hình thức xuất phát từ cơ sở khách quan: Hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý đã thể hiện đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Bởi lẽ, chất ma tuý và chất hướng thần là những chất đặc biệt nguy hiểm, có khả năng gây nghiện cho người sử dụng Chỉ qua vài lần sử dụng, con người sẽ bị nghiện với nhu cầu, liều lượng ngày càng cao, phải cung cấp thường xuyên hơn Khi không được đáp ứng nhu cầu

họ sẽ lên cơn vật vã, đau đớn về thể xác và có thể làm tất cả những gì kể cả tội ác mà họ cho là cần thiết để giải toả cơn nghiện

Do đặc tính nguy hiểm đó của ma tuý, mọi hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý đều xâm phạm đến chế độ độc quyền và thống nhất quản lý chất ma tuý của nhà nước, đe doạ nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khoẻ và sự phát triển lành mạnh của nòi giống - những quan hệ xã hội được LHS bảo vệ Mọi hành vi cưỡng bức, lôi

Trang 40

kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cho dù đã gây ra hậu quả hay chưa gây ra hậu quả thì đây vẫn là hành vi nguy hiểm cho xã hội và người thực hiện hành vi vẫn bị coi là tội phạm

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, tuy nhiên, việc xác định mức độ hậu quả luôn cần thiết vì đó là căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và do vậy, đây cũng là căn cứ để quyết định hình phạt

1.1.2.3 Mặt chủ quan của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan Nếu mặt khách quan của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan thì mặt chủ quan của tội phạm này lại là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội, bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội Trong các dấu hiệu đó, lỗi là dấu hiệu duy nhất bắt buộc phải có trong mặt chủ quan của tội phạm này

Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản Nghiên cứu dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt bởi lẽ cùng hành vi khách quan nhưng tính chất lỗi khác nhau (cố ý hoặc vô ý) thì hành vi có tính chất nguy hiểm khác nhau và do vậy, thuộc những tội danh khác nhau [18, tr 74] Hành vi thực hiện với lỗi cố ý được xác định có tính chất nguy hiểm cho xã hội hơn lỗi vô ý

Lỗi của người phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là thái độ tâm lý của người đó đối với hành vi cưỡng bức, lôi kéo

Ngày đăng: 25/03/2015, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công an (1994), Đề tài KX.04.14, Tệ nạn xã hội ở Việt Nam thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tệ nạn xã hội ở Việt Nam thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 1994
2. Bộ luật hình sự Việt Nam (1985), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Bộ luật hình sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1985
3. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành (2005), NXB Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Tác giả: Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2005
4. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003
Tác giả: Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
5. Bộ Tư pháp (2002), Văn bản pháp luật hiện hành và công ước quốc tế về phòng, chống ma tuý, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản pháp luật hiện hành và công ước quốc tế về phòng, chống ma tuý
Tác giả: Bộ Tư pháp
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
6. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự (Tập 1), NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự (Tập 1)
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 1999
7. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của phần chung), NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của phần chung)
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 1999
8. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2005
9. Lê Đăng Doanh (1999), Chủ thể của tội phạm theo Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ thể của tội phạm theo Luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Lê Đăng Doanh
Năm: 1999
10. Văn Đức Duật (2003), “Cần giải quyết kịp thời một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án ma tuý”, Tạp chí Kiểm sát, (3), tr. 27-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần giải quyết kịp thời một số vướng mắc khi áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án ma tuý”, "Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Văn Đức Duật
Năm: 2003
11. Nguyễn Hải Dũng (2005), “Về việc áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với nhiều người trong một số tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1999”, Tạp chí Kiểm sát, (2), tr. 38-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với nhiều người trong một số tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1999”, "Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Nguyễn Hải Dũng
Năm: 2005
12. Nguyễn Ngọc Điệp, Đoàn Tấn Minh (1997), Tìm hiểu các tội phạm về tham nhũng, ma tuý và xâm phạm tình dục đối với người chưa thành niên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các tội phạm về tham nhũng, ma tuý và xâm phạm tình dục đối với người chưa thành niên
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điệp, Đoàn Tấn Minh
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 1997
13. Nguyễn Minh Đức (2003), “Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án về ma tuý”, Tạp chí Kiểm sát, (2), tr. 41-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án về ma tuý”, "Tạp chí Kiểm sát
Tác giả: Nguyễn Minh Đức
Năm: 2003
14. Nguyễn Minh Đức (2003), Hoàn thiện khung pháp luật hình sự đối với tội phạm về ma tuý ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện khung pháp luật hình sự đối với tội phạm về ma tuý ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Đức
Năm: 2003
15. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, NXB Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tác giả: Đinh Bích Hà
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2007
16. Nguyễn Phong Hòa (1998), Các tội phạm về ma túy đặc điểm hình sự, dấu hiệu pháp lý, các biện pháp phát hiện và điều tra, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tội phạm về ma túy đặc điểm hình sự, dấu hiệu pháp lý, các biện pháp phát hiện và điều tra
Tác giả: Nguyễn Phong Hòa
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 1998
17. Nguyễn Ngọc Hoà (1991), Tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hoà
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 1991
18. Nguyễn Ngọc Hoà (2004), Cấu thành tội phạm, lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu thành tội phạm, lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hoà
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2004
19. Nguyễn Ngọc Hoà, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, NXB Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển pháp luật hình sự
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hoà, Lê Thị Sơn
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2006
20. Nguyễn Ngọc Hùng (1997), Phòng chống ma tuý trong nhà trường, NXB Gia đình và NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng chống ma tuý trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hùng
Nhà XB: NXB Gia đình và NXB Công an nhân dân
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w