kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma tuý
Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện tội phạm này phải bị truy cứu TNHS. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, Điều 200 BLHS năm 1999 quy định tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có 4 khung hình phạt. Cụ thể như sau:
Khoản 1 Điều 200 BLHS quy định khung cơ bản có mức hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội bình thường.
Khoản 2 Điều 200 BLHS quy định khung tăng nặng thứ nhất có mức hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong số các tình tiết định khung tăng nặng:
- Phạm tội có tổ chức: là trường hợp có từ hai người trở lên cùng cố ý thực hiện tội phạm, có sự phân công trách nhiệm cụ thể của từng người có quan hệ chỉ huy phục tùng và quyết tâm thực hiện tội phạm…
- Phạm tội nhiều lần: được hiểu người phạm tội đã phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên nhưng chưa bị truy tố, xét xử trong các lần phạm tội, cũng được coi là phạm tội nhiều lần trong trường hợp cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đối với một người từ hai lần trở lên.
- Phạm tội đối với nhiều người: được hiểu là trong một lần phạm tội, người phạm tội đã cưỡng bức, lôi kéo từ hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma túy.
- Phạm tội vì động cơ đê hèn: là vì động cơ trả thù hoặc vì các động cơ tư lợi, thấp hèn khác.
- Phạm tội đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên: người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp đối tượng bị cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy là người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Để xác định tuổi của nạn nhân, cần căn cứ vào giấy khai sinh.
- Phạm tội đối với phụ nữ mà biết là đang có thai: nạn nhân là người đang có thai mà người phạm tội biết rõ điều đó (có thể tự nhận biết hoặc nghe thông tin từ người khác). Căn cứ vào kết luật của bác sĩ chuyên khoa, tổ chức y tế có thẩm quyền để khẳng định nạn nhân là phụ nữ có thai.
- Phạm tội đối với người đang cai nghiện: là trường hợp phạm tội đối với người mà người đó đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận họ nghiện ma túy và đang được cai nghiện tại trung tâm cai nghiện, tại gia đình hoặc tại cộng đồng dân cư.
- Phạm tội gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%. Để đánh giá mức độ thương tật của nạn nhân phải căn cứ vào Bản giám định pháp y và Bản quy định tiêu chuẩn thương tật ban hành kèm theo Thông tư liên bộ số 12/1995/TTLB- BYT-BLĐTBXH của Bộ Y tế- Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội ngày 26/7/1995 quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới.
- Phạm tội gây bệnh nguy hiểm cho người khác: là trường hợp người phạm tội (có thể biết hoặc không biết) đã gây ra cho người bị cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy một số bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, viêm gan B, lao...
Trường hợp người cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ hoặc người khác đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì cùng với việc bị truy cứu TNHS về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo điểm i khoản 2 Điều 200 BLHS, người này còn bị truy cứu TNHS về tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 117 BLHS hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 118 BLHS.
- Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm: là trường hợp người phạm tội trước đây đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Hoặc trường hợp đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội này.
Khoản 3 Điều 200 BLHS quy định khung tăng nặng thứ hai có mức hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm được áp dụng đối với trường hợp có một trong số các tình tiết sau:
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người.
- Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người: là gây bệnh nguy hiểm cho từ hai người trở lên.
Khoản 4 Điều 200 BLHS quy định khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 20 năm đến tù chung thân được áp dụng đối với trường hợp có một trong các tình tiết định khung tăng nặng như sau:
- Gây chết nhiều người: là trường hợp cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đã gây ra cái chết của từ hai người trở lên.
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác: là gây hậu quả chết một người đồng thời gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người hoặc gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, xã hội (như gây khó khăn, cản trở việc cai nghiện ma túy, gây dư luận bất bình, làm quần chúng hoang mang, hoảng sợ....).
Về hình phạt bổ sung, BLHS quy định người phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
So sánh với BLHS của Liên bang Nga quy định về tội phạm dụ dỗ dùng chất ma túy có điểm khác với pháp luật hình sự Việt Nam và ở một góc độ nào đó, pháp luật hình sự Nga đã chứa đựng những hạt nhân hợp lý trong quy định về hình phạt đối với tội phạm này.
Theo Điều 227 BLHS Liên bang Nga quy định tội dụ dỗ dùng chất ma túy
Khoản 1: Dụ dỗ dùng chất ma túy thì bị phạt quản chế tự do đến 3 năm hoặc bị phạt giam đến 6 tháng hoặc bị phạt tù đến hai năm.
Khoản 2: Cũng hành vi đó:
(....) Được thực hiện có dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực thì bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm.
Căn cứ vào quy định trên của BLHS Liên bang Nga, hành vi dụ dỗ có dùng vũ lực (xét về bản chất giống với hành vi cưỡng bức theo LHS Việt
Nam) có tính chất nguy hiểm hơn hành vi dụ dỗ thông thường và được quy định có khung hình phạt cao hơn.
BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có cùng quan điểm với luật hình sự Nga khi quy định khung hình phạt riêng đối với từng loại hành vi. Cụ thể là: đối với người có hành vi dụ dỗ, lừa gạt người khác hút, hít, tiêm chích ma túy thì bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền; nếu có tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm và bị phạt tiền. Còn đối với người có hành vi cưỡng bức người khác hút hít, tiêm chích ma túy thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm và bị phạt tiền.
Như vậy, pháp luật hình sự nước Nga và cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều cho rằng hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy có tính chất nguy hiểm hơn và quy định mức hình phạt tối đa của khung hình phạt cao hơn hành vi dụ dỗ người khác sử dụng chất ma túy. Đồng thời hình phạt tiền vẫn là hình phạt được các nước áp dụng phổ biến đối với tội phạm này. Điều này xuất phát từ mục đích của hình phạt cũng như đặc điểm siêu lợi nhuận và lợi ích kinh tế của tội phạm này. Hạt nhân hợp lý của việc quy định khung hình phạt khác nhau đối với hành vi cưỡng bức và hành vi dụ dỗ có thể lý giải từ góc độ khách thể của tội phạm. Nếu như hành vi dụ dỗ người khác sử dụng trái phép chất ma túy chỉ xâm phạm sức khỏe của đối tượng bị tác động thì hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy còn xâm phạm đến quyền tự do của họ. Do vậy, quy định của LHS của nước ta đối với vấn đề này cần được xem xét thêm.
Tóm lại, từ việc phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có thể rút ra nhận xét chung như sau: Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi do người có năng lực TNHS thực hiện, cố ý đưa người khác vào tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý, xâm phạm đến chế độ độc
quyền quản lý việc sử dụng chất ma tuý của nhà nước, xâm phạm đến quyền tự do, sức khoẻ của con người và làm lan truyền tệ nạn nghiện hút ma tuý. Do tính chất nguy hiểm của hành vi, mọi tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cần phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.