Trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2 (Trang 73 - 75)

Một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh tội phạm đó là nạn thất nghiệp và trình độ nhận thức của người dân về ma tuý và các tệ nạn xã hội còn thấp.

Theo số liệu điều tra của Dự án “Phòng chống ma tuý trong trường học”

của Bộ Giáo dục – Đào tạo cho biết: có 28% giáo sinh các trường sư phạm chưa hiểu được ma tuý là một tệ nạn xã hội, 20% không nhận thức được ma tuý có ảnh hưởng đến kinh tế, 51% không biết là có ảnh hưởng đến sức khoẻ, 73% không nghĩ là ma tuý sẽ làm ảnh hưởng đến giống nòi... [42, tr 107]. Về kiến thức, một bộ phận không nhỏ người dân chưa phân biệt rõ những chất ma tuý và những chất không phải là ma tuý trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các loại ma tuý mới, nhận thức về các loại ma tuý này trong nhân dân còn rất hạn chế. Nhiều người hiểu nhầm rằng ma tuý tổng hợp không gây nghiện. Tìm hiểu hành trình trở thành dân “bay” chuyên nghiệp của các đối tượng sử dụng ma tuý tổng hợp, chúng ta nhận thấy nguyên nhân đều xuất phát từ lối sống buông thả, dễ dãi, thói quen hưởng thụ của chính họ và sự thiếu quan tâm, quản lý của gia đình. Khi được hỏi vì sao họ thích dùng “thuốc lắc” (ma túy tổng hợp) đều nhận được câu trả lời đại loại như do bị bạn bè lôi kéo và thích tìm cảm giác lạ. Trong khi đó, bản thân họ lại mù mờ về tác hại của ma tuý. Ví dụ vụ án Hoàng Thị Hải bị Công an quận Hà Đông (Hà Nội) bắt giữ vào tháng 3/2006. Hải vốn là một cô gái quê đẹp người, đẹp nết. Trong một lần đua đòi bạn bè, Hải dạt nhà về Hà Nội. Với ngoại hình bắt mắt, thời gian đầu, Hải làm tiếp viên phục vụ cho các quán karaoke ở Hà Nội. Ở môi trường này, cô gái quê học thói sành điệu cũng nghe bạn bè rủ rê, tập tành sử dụng ma tuý tổng hợp. Sau những cuộc chơi thác loạn, khi cặp với một đối tượng nghiện, Hải trở thành dân bán thuốc chuyên nghiệp, và là cánh tay phải của người tình trong việc tìm người tiêu thụ, lôi kéo người khác sử dụng ma tuý [32].

Cùng với trình độ nhận thức hạn chế, tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức rất cao, chưa có cách gì khắc phục và đây là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội. Theo số liệu thống

kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội thì hiện nay cả nước có khoảng 03 triệu người đến độ tuổi lao động nhưng không có việc làm, lực lượng lao động tăng tự nhiên mỗi năm khoảng 1,2 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn ở mức 6,4% và tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 26,2%. Chính nạn thất nghiệp và thiếu việc làm diễn ra đã tạo ra một lớp người không nghề nghiệp, thu nhập thấp. Khi mà gánh nặng mưu sinh đè nặng lên vai họ và trở thành nhu cầu cấp thiết thì sức hấp dẫn của lợi nhuận siêu ngạch từ các hoạt động phạm tội về ma tuý càng thúc đẩy họ đi vào con đường phạm tội . Theo một nghiên cứu về tội phạm ma tuý, có 59,1% bị cáo phạm tội ma tuý không có nghề nghiệp, 18,7% làm nông nghiệp, trồng trọt, 19,1% làm các công việc có thu nhập thấp, không ổn định như bán hàng nước, sửa xe, chạy xe ôm...[27, tr 32]. Ranh giới giữa sự nghèo nàn, sự hạn chế về nhận thức là nguy cơ dẫn con người đến hành vi phạm tội.

Trong khi vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang là một

Một phần của tài liệu Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)