Về hình phạt

Một phần của tài liệu Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2 (Trang 107 - 111)

Đánh giá tính hợp lý trong quy định về hình phạt được áp dụng đối với một tội phạm cụ thể cần có sự nghiên cứu toàn diện về tính chất, mức độ nguy

hiểm cho xã hội của hành vi. Bởi lẽ, mục đích của hình phạt là “không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” (Điều 27 BLHS năm 1999).

Như đã phân tích, Điều 200 BLHS cần được tách ra thành nhiều điều luật, mỗi điều luật quy định một tội danh riêng. Đồng thời, cần có quy định về hình phạt phù hợp áp dụng đối với mỗi tội phạm cụ thể.

Đánh giá chung về hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý và hành vi lừa đảo người khác sử dụng trái phép chất ma túy cho thấy hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn cả, do vậy, cần bị áp dụng hình phạt nặng hơn. Về khách thể bị tội phạm xâm hại, không chỉ xâm phạm sức khoẻ con người, hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý còn xâm phạm đến quyền tự do, quyền được lựa chọn cách xử sự phù hợp đạo đức, pháp luật của con người bởi lẽ đây là hành vi ép buộc người khác thực hiện một hành vi vi pháp luật trái với ý muốn của họ. Về mặt khách quan, hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý thể hiện rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội hơn hành vi lôi kéo và hành vi lừa đảo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Cưỡng bức là hành vi có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma tuý. Điều đó cho thấy cùng đưa đến hậu quả là làm cho người khác phải sử dụng trái phép chất ma tuý nhưng cách thức thực hiện hành vi phạm tội của tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý nguy hiểm hơn. Hành vi lôi kéo và hành vi lừa đảo người khác sử dụng trái phép chất ma

tuý chỉ dừng lại ở việc dụ dỗ, thuyết phục bằng lời nói hoặc khêu gợi sự ham muốn để người khác sử dụng chất ma tuý hoặc lừa gạt, làm cho người khác không biết mà sử dụng chất ma tuý. Còn đối với hành vi cưỡng bức đã dùng đến vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần khiến đối tượng tác động hiểu rằng họ không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc phải sử dụng trái phép chất ma tuý. Về mặt chủ quan của tội phạm, qua hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực cho thấy quyết tâm của người thực hiện tội phạm cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là rất mong muốn hậu quả xảy ra. Như đã phân tích, hành vi cưỡng bức có tác động sâu sắc đến tâm lý của đối tượng tác động. Nếu xếp theo thứ tự hành vi lôi kéo, hành vi lừa đảo, hành vi cưỡng bức thì mức độ tự nguyện của nạn nhân đối với việc sử dụng trái phép chất ma tuý là giảm dần và đến hành vi cưỡng bức thì sự tự nguyện không còn nữa, người bị cưỡng bức buộc phải sử dụng ma tuý trái với ý muốn của họ. Như vậy, hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn và các quy định về hình phạt đối với tội phạm phải thể hiện được điều đó. Nên chăng cần quy định mức khởi điểm của hình phạt tù áp dụng đối với với hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cao hơn so với hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý và hành vi lừa đảo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Đồng thời, cần quy định khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong từng khung hình phạt đối với mỗi tội phạm cụ thể cho phù hợp, cho phép cơ quan và người áp dụng pháp luật có điều kiện cân nhắc hoàn cảnh khách quan và chủ quan của từng trường hợp phạm tội để quyết định đúng đắn, hợp tình, hợp lý.

Về hình phạt bổ sung là hình phạt tiền được quy định đối với tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, Điều 200 BLHS

quy định “người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng”.

Hình phạt tiền là hình phạt mang tính chất kinh tế, trực tiếp đánh vào cơ sở, tài sản của người phạm tội nhằm làm cho bị cáo nhận thức và thay đổi tư tưởng tư lợi, chủ nghĩa cá nhân, nhằm xoá bỏ hoặc hạn chế các điều kiện về kinh tế để bị cáo không phạm tội tiếp. Đối với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, pháp luật hình sự nước ta quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung có ý nghĩa quan trọng, mở ra khả năng đa dạng hoá biện pháp xử lý hình sự, tăng cường tính linh hoạt trong việc vận dụng định hướng áp dụng hình phạt mà luật quy định. Đối với tội phạm này, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung tuỳ nghi, có thể được áp dụng hoặc không áp dụng tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm.

Tuy nhiên, việc quy định hình phạt bổ sung là hình phạt tiền chỉ là “còn

có thể bị phạt....” chưa thoả đáng, rất có thể đưa đến sự không công bằng, sự tuỳ tiện trong việc xử lý khối tài sản lớn mà người phạm tội đã thu được bất hợp pháp thông qua hoạt động phạm tội về ma tuý, đặc biệt là những người mua bán ma tuý, dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy chuyên nghiệp. Người phạm tội vì mục đích thu lời bất chính đã lao vào con

đường phạm tội nay lại không bị xử lý bằng biện pháp kinh tế sẽ sẵn sàng “hy

sinh đời bố, củng cố đời con” hoặc coi việc bị bắt và xử lý bằng hình sự (khi

chưa bị mức án tử hình) chỉ là sự “nghỉ ngơi tạm thời” của chúng và sau khi

mãn hạn tù lại tiếp tục phạm tội. Vì vậy nên chăng cần quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung mang tính bắt buộc như quy định tại Điều 185 (o) của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985 đối với tội phạm này. Bên cạnh đó, việc quy định mức khởi điểm của hình phạt tiền tại Điều

200 BLHS năm 1999 “từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng” là quá thấp, không

tục duy trì mức khởi điểm của hình phạt tiền là 5 triệu đồng (quy định này từng phù hợp với bối cảnh kinh tế thời điểm ban hành BLHS năm 1999) sẽ làm cho người phạm tội có thái độ coi thường pháp luật và có thể không tự giác chấp hành pháp luật, dẫn đến hành vi phạm tội. Do đó, việc nâng mức khởi điểm của hình phạt tiền lên là hoàn toàn cần thiết, đảm bảo hình phạt này có đủ sức mạnh cưỡng chế đối với người phạm tội, làm cho người phạm tội thấy được sự nghiêm minh của pháp luật, cũng như thấy được tính chất sai trái trong hành vi phạm tội của mình. Có thể cân nhắc áp dụng mức khởi điểm của hình phạt tiền là 10 triệu đồng. Đồng thời, giữ nguyên mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng phù hợp với thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả của hình phạt. Nếu nâng mức phạt tiền quá cao, ví dụ: áp dụng hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng như ở tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý thì lại không mang tính khả thi, dẫn đến nợ đọng về thi hành án. Bởi lẽ, mặc dù tội phạm về ma tuý phát sinh chủ yếu là do lợi nhuận mang lại quá cao nhưng không phải đối tượng phạm tội nào cũng có thu nhập cao từ việc mua bán ma tuý. Có nhiều đối tượng cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, bản thân là con nghiện nặng, không có tài sản, phạm tội này để được thưởng ma tuý. Vì vậy, quy định hình phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng là hợp lý.

Một phần của tài liệu Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2 (Trang 107 - 111)