Mặt khách quan của tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Một phần của tài liệu Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2 (Trang 33 - 40)

Tóm lại, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bằng việc tác động lên con người cụ thể, cưỡng bức, lôi kéo họ sử dụng trái phép chất ma túy đã xâm phạm trực tiếp đến chế độ quản lý chất ma túy của nhà nước, xâm hại đến quyền tự do, sức khỏe của con người và sự ổn định trật tự xã hội, trật tự công cộng.

1.1.2.2. Mặt khách quan của tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma tuý dụng trái phép chất ma tuý

Mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan xâm phạm những quan hệ xã hội mà LHS có nhiệm vụ bảo vệ. Nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung mặt khách quan

của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có ý

nghĩa quan trọng đối với việc xác định đúng tội danh, trong một chừng mực nhất định có thể bằng các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm xác định được lỗi cũng như đánh giá mức độ lỗi của người phạm tội.

Hành vi khách quan của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý bao gồm:

- Hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

- Hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

* Hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-

BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII

dụng trái phép chất ma túy” là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ”

Hành vi dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc không có vũ khí) để chủ động tấn công ai đó, hành động tấn công này làm mất khả năng chống cự của người bị tấn công để đưa ma tuý vào cơ thể người đó trái với ý muốn của họ. Ví dụ: người phạm tội dùng dao chém, dùng gậy đánh làm cho người bị tấn công không còn khả năng hành động hoặc buộc, giữ chân tay họ để đưa chất ma tuý vào mũi, miệng, tiêm chích chất ma tuý và cơ thể...trái ý muốn của nạn nhân.

Cũng được coi là sử dụng vũ lực trong trường hợp người phạm tội sử dụng thuốc ngủ, ê te... làm nạn nhân lâm vào tình trạng mê man bất tỉnh để tiêm, chích ma tuý và cơ thể họ.

Hành vi đe dọa dùng vũ lực là đe doạ dùng sức mạnh vật chất nói trên (như giơ súng doạ bắn, rút dao doạ đâm, chém...) khống chế, ép người khác phải nuốt, hút, hít ma tuý, tiêm chích ma tuý vào cơ thể. Người phạm tội trực tiếp thực hiện hành vi đưa chất ma tuý vào cơ thể đối tượng bị tấn công hoặc ép buộc nạn nhân tự mình thực hiện hành vi này. Hành vi đe dọa dùng vũ lực thường kết hợp với thái độ, cử chỉ, lời nói hung bạo khiến người bị tấn công khiếp sợ và tin rằng nếu không sử dụng ma tuý sẽ bị người tấn công dùng bạo lực làm phương hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình.

Các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma tuý trái với ý muốn của họ là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gì đó có hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thoả mãn yêu cầu phải sử dụng ma tuý của người phạm tội. Ví dụ: đe doạ sẽ huỷ hoại tài sản của nạn nhân, đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc hành vi vi phạm đạo đức của nạn nhân, đe doạ sẽ xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ

của gia đình, người thân của nạn nhân... Việc dùng thủ đoạn của hành vi không giới hạn, bất cứ thủ đoạn nào có thể uy hiếp khống chế được ý chí của người bị tác động buộc người này phải sử dụng trái phép chất ma tuý đều được coi là hành vi uy hiếp tinh thần trong tội phạm này.

Trong quá trình thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để cưỡng ép người khác phải sử dụng trái phép chất ma tuý, người phạm tội còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người bị hại thì tuỳ từng trường hợp mà có thể bị truy cứu TNHS về các tội danh tương ứng theo quy định của pháp luật. Ví dụ: người phạm tội có thể bị truy cứu TNHS về hai tội: tội cố ý gây thương tích và tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Ở đây cần có sự phân biệt với trường hợp phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý với tình tiết định khung

tăng nặng “gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ

31% đến 60%, từ 61% trở lên hoặc gây hậu quả chết người ” (điểm h khoản

2, điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 200 BLHS). Tổn hại sức khoẻ và hậu quả

chết người trong trường hợp này phải là hậu quả do hành vi cưỡng bức, lôi

kéo người khác sử dụng chất ma tuý gây ra. Ví dụ: A và B đều là con nghiện. Được sự động viên của gia đình, B đồng ý cai nghiện tại nhà. A vẫn thường xuyên qua lại với B, rủ rê B tiếp tục hút hít nhưng bị B từ chối. Lời qua tiếng lại, A cay cú, đã cưỡng bức B sử dụng ma tuý khiến B bị sốc thuốc và tử vong. Trong tình huống này, A phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý với tình tiết tăng nặng "gây chết người”. Trong thực tiễn xét xử, định tội danh trong hai trường hợp nói trên không đơn giản, dễ gây nhầm lẫn, có thể dẫn đến oan sai.

Hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý:

Theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDT-TANDTC- BTP ngày 24/12/2007, đây là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ

đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma tuý.

Hành vi lôi kéo thể hiện bằng những lời rủ rê, mồi chài, dụ dỗ, thuyết phục làm cho người khác không muốn sử dụng trái phép chất ma tuý cũng phải đồng ý sử dụng. Rủ rê, dụ dỗ, thuyết phục được thực hiện thông qua lời nói, bằng cách tuyên truyền: thuốc lắc (một loại ma tuý tổng hợp) không gây

nghiện, không nguy hiểm, trái lại còn đem lại “khoái cảm, trạng thái xuất

thần, ngây ngất” theo đúng nghĩa của từ “estasy” (thuốc lắc) [43]. Những kiến thức về ma tuý tổng hợp thường được đối tượng phạm tội dùng để dụ dỗ người khác. Ví dụ: Ma tuý tổng hợp là thuốc tăng cường sinh lực, làm cơ thể cường tráng, trí tuệ minh mẫn, chống mệt mỏi, chống lại bệnh tật, đem lại cảm giác hưng phấn, niềm lạc quan, yêu đời. Những phụ nữ khao khát giảm cân hay những vận động viên mong muốn đạt thành tích cao nhất trong thi cử có thể đạt được mục đích bằng cách sử dụng ma tuý tổng hợp. Bị lôi kéo bởi những lời quảng cáo lừa bịp đó, không ít người do thiếu hiểu biết đã sử dụng ma tuý dẫn đến nghiện.

Trên thực tế, những lời rủ rê, lôi kéo không chỉ dừng lại ở phạm vi đối tượng riêng lẻ với những lời lẽ thuyết phục đơn giản mà cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm này sử dụng thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn. Theo Cục cảnh sát đấu tranh tội phạm ma tuý, các đối tượng buôn bán ma tuý tổng hợp đang có dấu hiệu biến đổi các hình thức mua bán, “giao dịch”. Theo đó, các hình thức dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cũng tinh vi hơn. Các đối tượng này chuyển sang hình thức rao

bán ma tuý qua mạng Internet, thành lập “hiệp hội lắc” trên các website cá

nhân để lôi kéo người khác mua bán, sử dụng ma tuý. Thông thường những người buôn bán ma tuý sử dụng hệ thống mạng điện tử này bằng cách mã hoá

Những tên gọi được tội phạm sử dụng luôn kích thích sự tò mò cho người xem.

Hành vi lôi kéo còn thể hiện ở các thủ đoạn khác khêu gợi sự ham muốn ma tuý như cho xem phim, ảnh, xem trực tiếp người khác sử dụng ma tuý, tuyên truyền bịa đặt những cảm giác hấp dẫn khi sử dụng ma tuý... để họ tò mò, ham muốn sử dụng ma tuý.

Để việc lôi kéo đạt kết quả, ban đầu người phạm tội thường cho đối tượng tác động sử dụng ma tuý miễn phí, đồng thời quảng cáo rằng ma tuý không gây nghiện và cảm giác hấp dẫn khi sử dụng, thậm trí trực tiếp sử dụng và cho đối tượng tác động thấy cảm giác “phê thuốc” để người này từ chỗ ban đầu không có ý muốn sử dụng ma tuý nhưng bị lôi kéo nên đã tự nguyện sử dụng ma tuý.

Ngoài ra, người có hành vi đánh lừa cho vào thuốc lá, cho vào kẹo, cà phê... để người khác không biết mà sử dụng ma tuý dẫn đến nghiện thì người đó cũng phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý [28, tr 405]. Xét về bản chất, hành vi này cũng giống như hành vi cưỡng bức, rủ rê, dụ dỗ, đều là những hành vi có vai trò quyết định trong việc đưa người khác đến chỗ sử dụng trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó về mặt ngữ nghĩa, hành vi cưỡng bức, xúi giục, dụ dỗ không bao hàm hành vi lừa gạt. Vì vậy, LHS của nhiều quốc gia trên thế giới, khi quy định hành vi khách quan của tội phạm này đã liệt kê cụ thể những dạng hành vi được coi là hành vi khách quan. Điều này thể hiện kỹ thuật lập pháp chặt chẽ, minh bạch đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, chính xác.

Ví dụ: Theo pháp luật Myanma, Điều 16 Chương VIII Tội phạm và hình phạt của Luật về các chất ma tuý và các chất hướng thần ban hành ngày 27/01/1993 quy định:

“Người nào có hành vi sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm và có thể bị phạt tiền:

...Xúi giục, dụ dỗ, lừa gạt, ép buộc, lợi dụng ảnh hưởng sai trái hoặc bất cứ thủ đoạn nào khác gây ra việc lạm dụng chất ma tuý hoặc chất hướng thần”.[24, tr 137 ]

Theo pháp luật Thái Lan, tội phạm về ma tuý được quy định tại Luật về các chất ma tuý ban hành ngày 22/4/1979 tại Điều 93 quy định:

Người nào mà lừa đảo, đe doạ dùng bạo lực hay các thủ đoạn khác làm cho người khác sử dụng chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào thì sẽ bị phạt tù từ một năm đến mười năm hoặc bị phạt tiền từ 10 nghìn bạt đến 100 nghìn bạt”.[24, tr.135]

Còn Bộ luật hình sự nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa khoá 8 thông qua tháng 3 năm 1997 và có hiệu lực từ ngày 01/10/1997 quy định tại Điều

353: "Người nào dụ dỗ, lừa gạt người khác hút hít, tiêm chích ma tuý thì bị

phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền; nếu có tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm và bị phạt tiền.

Người nào cưỡng bức người khác hút hít, tiêm chích ma tuý thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm và bị phạt tiền.

Người nào dụ dỗ, lừa gạt, cưỡng bức trẻ em vị thành niên hút hít, tiêm chích ma tuý sẽ bị xử phạt nặng" [15, tr 215-216].

Như vậy, quan điểm của nhiều nước đều cho rằng lừa gạt người khác để người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm và là một dạng hành vi khách quan độc lập với hành vi cưỡng bức, lôi kéo. Thực tiễn xét xử cho thấy hành vi này đã xảy ra trên thực tế, do đó pháp luật hình sự Việt Nam cần có sự quy định cụ thể đối với dạng hành vi này.

* Hậu quả của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Hậu quả của tội phạm là sự gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm và được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của bộ phận cấu thành khách thể (còn gọi là đối tượng tác động). Hậu quả của tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là làm biến dạng hành vi xử sự của người khác dẫn đến việc người đó sử dụng trái phép chất ma tuý- một hành vi xử sự trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi khách quan kể trên.

Việc xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm này là cấu thành tội phạm hình thức xuất phát từ cơ sở khách quan: Hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý đã thể hiện đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Bởi lẽ, chất ma tuý và chất hướng thần là những chất đặc biệt nguy hiểm, có khả năng gây nghiện cho người sử dụng. Chỉ qua vài lần sử dụng, con người sẽ bị nghiện với nhu cầu, liều lượng ngày càng cao, phải cung cấp thường xuyên hơn. Khi không được đáp ứng nhu cầu họ sẽ lên cơn vật vã, đau đớn về thể xác và có thể làm tất cả những gì kể cả tội ác mà họ cho là cần thiết để giải toả cơn nghiện.

Do đặc tính nguy hiểm đó của ma tuý, mọi hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý đều xâm phạm đến chế độ độc quyền và thống nhất quản lý chất ma tuý của nhà nước, đe doạ nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khoẻ và sự phát triển lành mạnh của nòi giống - những quan hệ xã hội được LHS bảo vệ. Mọi hành vi cưỡng bức, lôi

Một phần của tài liệu Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2 (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)