Mặt chủ quan của tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Một phần của tài liệu Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2 (Trang 40 - 45)

chưa gây ra hậu quả thì đây vẫn là hành vi nguy hiểm cho xã hội và người thực hiện hành vi vẫn bị coi là tội phạm.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, tuy nhiên, việc xác định mức độ hậu quả luôn cần thiết vì đó là căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và do vậy, đây cũng là căn cứ để quyết định hình phạt.

1.1.2.3. Mặt chủ quan của tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma tuý trái phép chất ma tuý

Tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan. Nếu mặt khách quan của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan thì mặt chủ quan của tội phạm này lại là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội, bao gồm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Trong các dấu hiệu đó, lỗi là dấu hiệu duy nhất bắt buộc phải có trong mặt chủ quan của tội phạm này.

Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Nghiên cứu dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt bởi lẽ cùng hành vi khách quan nhưng tính chất lỗi khác nhau (cố ý hoặc vô ý) thì hành vi có tính chất nguy hiểm khác nhau và do vậy, thuộc những tội danh khác nhau [18, tr 74]. Hành vi thực hiện với lỗi cố ý được xác định có tính chất nguy hiểm cho xã hội hơn lỗi vô ý.

Lỗi của người phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là thái độ tâm lý của người đó đối với hành vi cưỡng bức, lôi kéo

người khác sử dụng trái phép chất ma tuý và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp.

Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp (theo quy định tại Điều 9 và Điều 200 BLHS năm 1999). Dấu hiệu lỗi cố ý không được mô tả trực tiếp trong cấu thành tội phạm quy định tại Điều 200 BLHS nhưng hành vi khách quan của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đã chứa đựng nội dung lỗi là cố ý. Đó là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực buộc người khác phải sử dụng ma tuý và hành vi dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng ma tuý chỉ có thể thực hiện với lỗi cố ý.

Theo quy định tại Điều 9 và Điều 200 BLHS năm 1999, lỗi cố ý trực tiếp cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể hoặc tất yếu đưa đến việc nạn nhân sử dụng trái phép chất ma tuý và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Nghiên cứu các dấu hiệu của tội phạm cho thấy, tội phạm này có cấu thành tội phạm hình thức. Trong cấu thành tội phạm hình thức, dấu hiệu hậu quả cũng như quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Do đặc điểm của cấu thành tội phạm hình thức như vậy, quan hệ tâm lý của người phạm tội đối với các dấu hiệu của tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có một số đặc trưng nhất định.

Về mặt lý trí, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý do mình thực hiện. Người phạm tội nhận thức được rằng khi thực hiện hành vi đó, nạn nhân sẽ sử dụng ma tuý một cách trái phép, sẽ xâm hại đến chế độ độc

quyền quản lý, sử dụng chất ma tuý của nhà nước cũng như xâm hại đến sức khoẻ của người bị tội phạm đó tác động đến.

Cố ý trực tiếp là người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy trước hậu quả của hành vi (Điều 9 BLHS). Tuy nhiên, ở tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả của tội phạm (hậu quả làm cho người khác phải sử dụng trái phép chất ma tuý) không phải là dấu hiệu bắt buộc. Do đó, vấn đề phải thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra khi xem xét dấu hiệu pháp lý của người phạm tội. Trong trường hợp này, chỉ cần xác định lí trí của người thực hiện hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.

Về mặt ý chí, người cố ý trực tiếp phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Riêng đối với trường hợp phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả nguy hiểm cho xã hội không được đặt ra. Muốn xác định người phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có lỗi cố ý trực tiếp khi thực hiện hành vi phạm tội hay không chỉ cần xác định người đó đã nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi đó. Khi đã nhận thức được việc thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà vẫn cố tình thực hiện thì không thể nói là chủ thể không mong muốn hậu quả xảy ra. Do vậy, về ý chí, chỉ cần người phạm tội (trên cơ sở nhận thức của lí trí) mong muốn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không cần phải xác định người đó mong muốn hậu quả xảy ra.

Trong cấu thành tội phạm của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, dấu hiệu hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả không đặt ra. Vì thế, việc xác định lỗi đối với người phạm tội chỉ

xem xét quan hệ tâm lí của chủ thể đối với dấu hiệu khách quan phản ánh trong cấu thành tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Như vậy, vấn đề xác định lỗi của chủ thể thực hiện hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý dựa trên hai khía cạnh: Về lí trí của chủ thể, xác định xem chủ thể có nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi hay không thông qua các tình tiết khách quan của hành vi như tính chất, phương pháp, thủ đoạn, công cụ phương tiện mà hành vi sử dụng. Về ý chí, vì cấu thành tội phạm của tội phạm này không phản ánh dấu hiệu hậu quả nên chỉ cần xem xét chủ thể có mong muốn thực hiện hành vi hay không.

Do vậy, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý chỉ thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp mà không đặt ra đối với hình thức lỗi cố ý gián tiếp và vô ý.

* Động cơ, mục đích:

Khác với dấu hiệu lỗi, trong mặt chủ quan của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bất cứ vụ án ma tuý cụ thể nào, khi tìm hiểu mặt chủ quan của tội phạm đều phải xem xét đến dấu hiệu động cơ, mục đích của tội phạm. Việc nghiên cứu động cơ, mục đích của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho việc cá thể hoá và phân hoá TNHS một cách chính xác và là yếu tố quan trọng góp phần cho việc buộc tội chủ quan của Toà án, loại trừ xu hướng buộc tội khách quan trong thực tiễn tư pháp hình sự. Mặt khác, xác định rõ ràng động cơ, mục đích của tội phạm cho phép khẳng định lỗi cố ý của chủ thể khi thực hiện tội phạm.

Đa số các trường hợp phạm tội về ma tuý, thu lợi được coi là mục đích phạm tội. Có tới 76,5% các trường hợp phạm tội về ma tuý được nghiên cứu

và kết luận là phạm tội nhằm thu lợi [24, tr 31]. Tuy nhiên, dù người thực hiện hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có nhằm mục đích thu lợi hay không thì vẫn bị xét xử về tội phạm này khi thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

Mục đích kiếm tiền là mục đích chính mà con người hướng tới khi thực hiện tội phạm về ma tuý nhưng mục đích kiếm tiền đó lại xuất phát từ những động cơ phạm tội cụ thể khác nhau như có tiền để thoả mãn nhu cầu nghiện ma tuý của mình hoặc của người thân, có tiền để ăn chơi, sống hưởng thụ, có tiền để nuôi con...Trong đó, có những động cơ trong sáng, có những động cơ đê hèn. Động cơ phạm tội tuy không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm nhưng lại là dấu hiệu định khung trong cấu thành tội phạm tăng

nặng quy định tại khoản 2 Điều 200 BLHS: “Người nào cưỡng bức, lôi kéo

người khác sử dụng trái phép chất ma tuý vì động cơ đê hèn bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm”. Theo Thông tư liên tịch Thông tư liên tịch số

17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007, “vì động

cơ đê hèn” là trường hợp vì động cơ trả thù hoặc vì các động cơ tư lợi, thấp hèn khác.

Thực tế cho thấy bọn bán lẻ ma tuý muốn tiêu thụ được nhiều ma tuý đã sử dụng chiêu bài khuyến khích các con nghiện lôi kéo được nhiều người khác sử dụng ma tuý, nhất là con cái những gia đình khá giả. Các con nghiện vì không có tiền mua thuốc hút nên ra sức lôi kéo người khác sử dụng ma tuý

để được “thưởng ma tuý”. Với thủ đoạn treo giải thưởng bằng ma tuý, những

người bán lẻ không chỉ phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 195) mà còn phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 200) với động cơ đê hèn. Con nghiện có hành vi trên đồng phạm về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Bên cạnh đó, có trường hợp người phạm tội vì

muốn thực hiện mưu đồ xấu với nạn nhân (nhằm hiếp dâm, cưỡng dâm, hoặc chiếm đoạt tài sản của nạn nhân) đã cưỡng bức, ép nạn nhân, phải sử dụng ma tuý, đưa nạn nhân vào trạng thái mất kiểm soát, không có khả năng tự vệ để thực hiện hành vi phạm tội.

Cũng được coi là phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái

Một phần của tài liệu Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)