* Môi trường giáo dục của gia đình: Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục hình thành và phát triển tính cách của con người. Con người từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đều gắn bó với gia đình, đây là nơi có nhiều thời gian nhất, nhiều thuận lợi về mọi phương diện để giúp con em nhận thức rõ tác hại ghê gớm của ma tuý, từ đó có thái độ cảnh giác trước mọi lời rủ rê, lôi kéo và tránh xa tệ nạn ma tuý.
Tuy nhiên, trong những năm qua, vấn đề giáo dục con cái trong nhiều gia đình chưa thật sự được chú trọng, thiếu phương pháp giáo dục thích hợp với tâm lý lứa tuổi. Một đứa trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành được giáo dục trong gia đình có truyền thống đạo đức tốt thì khả năng bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội sẽ rất thấp. Hiện nay do mải mê kiếm tiền, tập trung mọi thời gian để lo cuộc sống, rất nhiều gia đình lơ là hoặc bỏ việc dạy dỗ, giáo dục con cái cho nhà trường, cho họ hàng thậm chí cả người giúp việc. Các em thiếu sự kèm cặp của gia đình, quen với lối sống tự do, buông thả, dễ tiếp thu những mặt trái của xã hội, con đường từ đó đến nghiện hút là rất gần. Một bộ phận gia đình kinh tế khó khăn phải cho con cái bỏ học, đi làm kinh tế từ sớm. Hầu hết các em học sinh hư, học kém đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn hoặc éo le như ly thân, sống trong cảnh dì ghẻ, bố dượng. Các em trong hoàn cảnh này thiếu người chăm sóc, giáo dục dễ dàng bị bọn xấu rủ rê, lôi kéo và nguy cơ số học sinh này nghiện hút là rất cao.
Có thể nói gia đình là môi trường xã hội quan trọng cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, giáo dục cho trẻ ý thức tự bảo vệ mình trước những cám dỗ, những lời rủ rê của bọn xấu lao vào các tệ nạn xã hội. Tuy
nhiên, không phải ai cũng ý thức được điều đó, nhất là trong điều kiện hiện nay, do sự tác động của nền kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều gia đình khá giả về kinh tế, chỉ mải mê kiếm tiền, không có sự quản lý, giúp đỡ thích hợp đối với con cái, phó mặc con cái cho nhà trường, xã hội hoặc nhiều gia đình khó khăn thiếu thốn về vật chất làm cho trẻ vốn phải được giáo dục trong điều kiện thuận lợi thì lại bị cuốn vào vòng xoáy kiếm ăn, tiếp xúc với đủ mọi loại người trong xã hội, trong đó có những người chuyên đi reo rắc “cái chết trắng”.
Như vậy, sự thiếu quan tâm, giáo dục từ phía gia đình là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo lứa tuổi chưa thành niên sử dụng ma tuý. Vì vậy, để ngăn chặn tội phạm nguy hiểm này cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, đảm bảo cho các em được phát triển cả về thể chất, trí tuệ và tình cảm.
* Môi trường giáo dục trong nhà trường:
Sau gia đình, nhà trường là môi trường xã hội thứ hai giữ vai trò quan trọng hoàn thiện và phát triển nhân cách cho trẻ em. Trong nhiều năm qua, bên cạnh những thành quả đã đạt được về công tác giáo dục, vai trò của nhà trường trong việc ngăn chặn tệ nạn nghiện hút cũng như hiện tượng rủ rê, lôi kéo sử dụng ma tuý trong học đường còn hạn chế.
Trước hết phải xem xét đến chương trình học và phương pháp dạy học trong nhà trường chưa đạt hiệu quả cao. Chế độ học hành tốn kém dẫn đến việc nhiều trẻ em không có điều kiện đến trường do gia đình nghèo, các em không học hành, lang thang, đàn đúm tụ tập bạn bè dễ dàng bị bọn xấu lợi dụng, lôi kéo sử dụng ma tuý. Thêm vào đó, sự quá tải trong việc học cũng làm cho các em không có thời gian vui chơi, giải trí, học hành sa sút trở nên chán học, rủ rê nhau bỏ học. Nhiều em không theo học do không có điều kiện kinh tế, khả năng học tập kém nên đã bỏ nhà đi lang thang kiếm sống ở các
bến tàu, bến xe, vỉa hè…- những địa điểm rất phức tạp, tụ tập nhiều thành phần nghiện hút, có tiền án tiền sự, dễ dàng dụ dỗ các em lao vào con đường nghiện hút.
Mặt khác, trong những năm gần đây, việc giáo dục nhân cách, trang bị kiến thức về tệ nạn xã hội trong nhà trường chưa thực sự được quan tâm. Các hình thức để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh về BLHS, Luật phòng chống ma tuý cũng như các vấn đề liên quan đến ma tuý và tội phạm ma tuý chưa phong phú. Một trong những nội dung kiến thức về ma tuý quan trọng mà hầu hết các nhà trường không đề cập đến đó là trang bị cho các em khả năng tự bảo vệ mình trước những đối tượng lôi kéo sử dụng ma tuý cũng như những thủ đoạn nguy hiểm của loại tội phạm này.
Có thể nói nhà trường là một tổ chức có tính chất chiến lược trong việc phòng ngừa các em vi phạm pháp luật cũng như tránh xa các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, nhiều nhà trường vẫn còn tồn tại những yếu kém sai lầm là nguyên nhân góp phần làm gia tăng tình trạng học sinh rủ rê, lôi kéo nhau tụ tập hút hít. Bộ Giáo dục – đào tạo cho rằng một số trường thiếu biện pháp kiên quyết trong việc loại trừ nguy cơ về ma tuý làm trong sạch môi trường trong và ngoài nhà trường. Một số trường chưa nắm chắc tình hình và đánh giá đúng thực trạng học sinh, sinh viên nghiện ma tuý để có các biện pháp phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn, có trường khi phát hiện học sinh, sinh viên nghiện ma tuý còn giấu giếm hoặc đuổi học học sinh, sinh viên đó để giải quyết việc trong sạch đội ngũ. Chính những sai lầm của “bệnh thành tích” và thái độ xử lý thiếu kiên quyết đối với các hành vi sử dụng ma tuý trong nhà trường dẫn đến việc học sinh, sinh viên không ngần ngại rủ rê, lôi kéo bạn bè cùng trang lứa sử dụng ma tuý.
Cùng với nhà trường, các tổ chức đoàn thể, quần chúng, tổ chức xã hội có tác động đến quá trình hình thành nhân cách cá nhân. Tuy nhiên, Đội thiếu
niên, Đoàn thanh niên còn chưa thực sự phát huy được hiệu quả hoạt động, thiếu sân chơi lành mạnh nhằm giáo dục chuẩn mực đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, hoạt động còn nặng về thành tích và còn lẩn tránh các vấn đề gai góc trong học sinh hiện nay như hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, học sinh với các tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm, cờ bạc). Điều này dẫn các em đến hoạt động tiêu cực, tụ tập chơi bời từ đó dễ bị tệ nạn ma tuý lôi kéo, quyến rũ.
Trong khi giữa nhà trường và gia đình còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm quản lý, giáo dục học sinh thì những cạm bẫy, cám dỗ, lôi kéo các em vào con đường nghiện hút lại rất nhiều. Chỉ cần làm một phép so sánh đơn giản giữa số lượng các nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí dành cho các em với các loại hình dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, quán kraoke, khách sạn, vũ trường, quán bar… cũng đủ thấy sự bất hợp lý trong việc chăm lo giáo dục các em của xã hội.
Thực tế cho thấy, khách quán, quán bar, vũ trường, các quán karaoke... là những nơi nhạy cảm, rất dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng thực hiện tội phạm. Vụ án ma tuý phát hiện tại quán karaoke Memory II (24 Lò Đúc, Hà Nội) vẫn còn là bài học cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ cần phải quan tâm đến con cái. Ngày 9/6/2005 các trinh sát Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội phát hiện tại quán karaoke 24 Lò Đúc, có nhiều dấu hiệu tổ chức sử dụng “thuốc lắc” và chính nhân viên của quán đang “bảo kê” cho hoạt động này. Khi kiểm tra, các trinh sát thu giữ được 8 viên ma tuý tổng hợp loại ATS và 01 thẻ card điện thoại có dính ma tuý mà các đối tượng đang chuẩn bị sử dụng. Ngày 11/6, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an quận Hai Bà Trưng đã khởi tố bị can đối với Cao Tiến Dũng (28 tuổi), nhân viên quán karaoke Memory II, về tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma tuý. Hai đối tượng Lê Trường Giang (29 tuổi), trú tại 127 Đại La, Hà Nội và Phùng Anh Tài (25 tuổi), trú tại quận Hồng Bàng, thành phố
Hải Phòng cũng bị khởi tố về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái