Khách thể của tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Một phần của tài liệu Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2 (Trang 25 - 33)

phép chất ma tuý

Khách thể của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại đến mà các quan hệ đó được Luật hình sự bảo vệ. Khách thể với tính chất là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm, khi nghiên cứu tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, việc xác định khách thể trực tiếp là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Xác định đúng khách thể của tội phạm này cho phép xác định đúng mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cưỡng bức, hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (trên cơ sở xem xét tính chất quan trọng

của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại), định đúng tội danh và xác định được đặc trưng các yếu tố khác của cấu thành tội phạm.

Về mặt lý luận, một tội phạm có thể xâm hại trực tiếp đến nhiều quan hệ xã hội nhưng không phải quan hệ xã hội bị xâm hại nào cũng đều được coi là khách thể trực tiếp mà chỉ những quan hệ nào xét trên các mặt như tính chất quan trọng của quan hệ xã hội, mức độ gây thiệt hại, mục đích chủ quan của người phạm tội… thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mới là khách thể trực tiếp của tội phạm.

Khách thể trực tiếp của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý bao gồm:

* Chế độ độc quyền quản lý chất ma tuý của nhà nước

Ma tuý là loại chất độc dược gây nghiện cho người sử dụng ma tuý. Chỉ sau một vài lần sử dụng ma tuý hoặc chất hướng thần, người sử dụng sẽ bị mắc nghiện, lệ thuộc vào ma tuý, nhu cầu đòi hỏi thường xuyên hơn với liều lượng ngày càng lớn hơn. Nếu không đáp ứng kịp thời họ sẽ lên cơn vật vã về thể xác, tinh thần dẫn đến tình trạng mất hết lý trí, ý trí, có thể làm bất cứ điều gì để thoả mãn cơn nghiện kể cả việc gây tội ác. Xác định được tính nguy hiểm đó của ma tuý, nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma tuý - loại chất gây nghiện nguy hiểm với những quy định rất nghiêm ngặt. Điều 61

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Nghiêm cấm sản xuất, vận

chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm”

Tại Điều 2 Quyết định số 113-CT ngày 09/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc quản lý thống nhất xuất, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm

thuốc chữa bệnh cho người bệnh quy định: “Việc xuất, nhập khẩu thuốc và

nguyên liệu làm thuốc có chất độc, có chất gây nghiện, thuốc gây mê và thuốc tâm thần do Bộ Y tế chọn đơn vị, tổ chức để giao nhiệm vụ”.

Tiếp đó, Nghị quyết 06/CP do Chính phủ ban hành ngày 29-1-1993 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý khẳng định

“Bộ Y tế có trách nhiệm xác định các loại thuốc và phương pháp cai nghiện, quản lý việc sử dụng thuốc phiện và các chất ma tuý khác vào sản xuất dược phẩm và nghiên cứu khoa học theo quy định của nhà nước”.

Mọi hoạt động liên quan đến chất ma tuý trong đó có việc sử dụng các chất ma tuý đều phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải tuân theo Luật Phòng, chống ma tuý, Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý trong nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Để tránh tình trạng việc sử dụng loại độc dược này lan tràn trong xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, nhà nước ta quy định cụ thể thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cán bộ, nhân viên trong việc sử dụng ma tuý vào các mục đích khác nhau: chữa bệnh, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, sử dụng ma tuý trong lĩnh vực công nghiệp hoặc nhằm phục vụ nghiên cứu, giám định, huấn luyện nghiệp vụ, điều tra tội phạm... Mọi hành vi sử dụng ma tuý không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm kích thích cảm giác khoái cảm đều bị coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới chế độ độc quyền quản lý của nhà nước ở khâu quản lý việc sử dụng chất ma tuý trong toàn bộ quá trình quản lý các chất ma tuý. Hành vi này không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất ma tuý của nhà nước mà còn góp phần tạo ra một lớp người nghiện, qua đó đe dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khoẻ và sự phát triển lành mạnh của nòi giống cũng như ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, khách thể mà tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất

ma tuý xâm hại đến còn là quyền tự do, sức khoẻ của con người và an toàn, trật tự xã hội, trật tự công cộng.

* Quyền tự do và sức khoẻ của con người

Quyền tự do của công dân là quyền được nhà nước đặc biệt quan tâm bảo

vệ. Điều 3 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định “nhà nước đảm bảo và không

ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân (…), mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Vì vậy, mọi hành vi xâm phạm đến quyền tự do của công dân cần phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Trong các quyền tự do của công dân có quyền tự do thân thể, quyền tự do ý chí, quyền được làm những điều mình muốn trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là ép buộc người khác thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật trái với ý muốn của họ, xâm phạm đến quyền tự do, quyền được lựa chọn hành vi, lựa chọn cách xử sự phù hợp đạo đức, pháp luật của người đó.

Không chỉ xâm hại đến quyền tự do, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý còn xâm hại đến quyền được bảo vệ sức khoẻ của con người. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, ma tuý phá hoại sức khoẻ của con người ghê gớm. Những người nghiện ma tuý dễ mắc các bệnh về tim mạch, gan, thần kinh, lây nhiễm các bệnh như lao, nhiễm trùng máu. Họ thường gầy còm, kém ăn, thần kinh rối loạn, suy giảm khả năng vận động. Nhiều người trong số họ bị tàn tật hoặc bị chết vì ngộ độc ma tuý. Cùng với mại dâm, ma tuý còn là nguyên nhân chủ yếu lan tràn bệnh HIV, AIDS, có tới 80% tổng số người nhiễm HIV có nguyên nhân từ ma tuý, mại dâm. Mỗi năm có hàng nghìn người chết vì ma tuý [25]. Chừng ấy con số cũng đủ thấy việc sử dụng trái phép ma tuý cũng như hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý có tác hại như thế nào đối với sức khoẻ của con người. Quyền tự do, quyền được bảo vệ sức khoẻ của con người là những

quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Vì vậy, đây cũng chính là đối tượng mà LHS có nhiệm vụ bảo vệ.

* Ảnh hưởng xấu trật tự an toàn xã hội, trật tự công cộng

Tổ chức Y tế thế giới xếp nghiện ma tuý là một loại tâm thần đặc biệt, sống tàn bạo, gây mất trật tự xã hội. Khi sử dụng, các loại ma tuý gây ảo giác nhận thức của người nghiện và người này hành động không phù hợp với đạo đức, tập quán, pháp luật nên dễ dàng phạm tội. Trật tự xã hội bị đảo lộn bởi nghiện hút, mại dâm và trộm cắp bao giờ cũng đồng hành với nhau. Theo thống kê, trong số người nghiện ma tuý có tới 85% là đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc liên quan đến vi phạm pháp luật [25]. Ngoài ra, nghiện hút ma tuý còn làm xói mòn đạo đức, thuần phong mĩ tục, tạo lối sống ích kỷ, trụy lạc mất hết phẩm chất nhân cách trong cộng đồng dân cư nhất là tầng lớp thanh niên. Có thể nói tệ nạn nghiện hút là một tệ nạn xã hội nguy hiểm, gây mất trật tự xã hội. Trong khi đó hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý lại là nguyên nhân chủ yếu làm lan tràn tệ nạn nghiện hút. Trật tự xã hội ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, đảm bảo nhân dân yên tâm học tập, làm việc phát triển về thể chất và trí tuệ. Một khi trật tự xã hội bị xâm hại, tính ổn định bị mất đi bởi tệ nạn xã hội và sự gia tăng tội phạm sẽ gây ra hậu quả khó lường trước. Vì vậy, giữ gìn an toàn công cộng và trật tự công cộng cũng là một trong những chức năng cơ bản của LHS.

Quyền tự do, quyền được bảo vệ sức khỏe là những vấn đề quan trọng hàng đầu của con người, trật tự, an toàn xã hội là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia. Xâm phạm đến quyền tự do, quyền được bảo vệ sức khỏe của con người, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, làm lan tràn tệ nạn ma túy là xâm hại đến những giá trị thiêng liêng có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với một cá nhân mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội, đến truyền thống dân tộc, đến nòi giống và sự tồn vong của dân tộc.

Như vậy, khách thể trực tiếp – quan hệ xã hội được bảo vệ bởi Điều 200 BLHS năm 1999 mà tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý xâm hại hoặc đe doạ gây thiệt hại là chế độ độc quyền quản lý việc sử dụng chất ma tuý của nhà nước, quyền được bảo vệ sức khoẻ của con người và trật tự, an toàn xã hội, trật tự công cộng. Ngoài ra, bằng hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, người phạm tội còn trực tiếp xâm phạm đến quyền tự do của con người.

Nghiên cứu luật hình sự một số nước trên thế giới cho thấy, hầu hết các nước đều có chung quan điểm coi tội phạm ma túy là hành vi nguy hiểm, xâm hại đến chế độ độc quyền quản lý chất ma túy của nhà nước. Một số nước như Thái Lan, Myanma quy định tội phạm ma túy nói chung và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng trong Luật về các chất ma túy. Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự Liên bang Nga lại có quan điểm khác khi tội phạm ma túy không được quy định thành một chương riêng như BLHS năm 1999 của nước ta. Trong BLHS Liên bang Nga (có hiệu lực từ ngày

01/3/1996), chương XXV “Các tội xâm phạm sức khỏe của nhân dân và đạo

đức xã hội” có 6 điều quy định là tội phạm ma túy, trong đó có tội dụ dỗ dùng chất ma túy (Điều 227) [24, tr 156]. Quy định như trên thể hiện quan điểm nhất quán của nhà nước Liên bang Nga coi hành vi dụ dỗ người khác sử dụng chất ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến sức khỏe của nhân dân, đạo đức xã hội - những quan hệ xã hội được LHS bảo vệ và là khách thể trực tiếp của tội phạm này. Trên cơ sở đó, tội phạm ma tuý được xếp vào chương những tội phạm xâm phạm đến sức khỏe con người.

Khi nghiên cứu khách thể của tội phạm không thể không đề cập đến đối

tượng tác động - một bộ phận của khách thể. Bởi lẽ, “về mặt hình thức, hành

phạm tội xâm hại khách thể qua sự tác động đến đối tượng tác động cụ thể”

[18, tr 46].

* Đối tượng tác động của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy:

Đối tượng tác động của tội phạm được hiểu là vật thể của thế giới vật chất bị người phạm tội tác động đến khi thực hiện hành vi xâm hại đến khách thể được LHS bảo vệ. Khách thể của tội phạm thường được phản ánh thông qua sự mô tả các bộ phận cụ thể này.

Đối tượng tác động của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái

phép chất ma tuý là“người khác” – con người cụ thể được mô tả trong cấu

thành tội phạm là đối tượng bị hành vi phạm tội tác động đến.

Ở khía cạnh thứ nhất, con người với ý nghĩa là chủ thể của các quan hệ xã hội, là đối tượng bị hành vi phạm tội tác động đến [18, tr 46]. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy xâm hại đến quyền tự do, sức khỏe của con người – quan hệ nhân thân mà trong quan hệ này con người là chủ thể. Sức khỏe của một người chỉ có thể bị tội phạm xâm hại khi người phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người đó sử dụng chất ma túy và quan hệ xã hội (quyền nhân thân, quyền được bảo vệ sức khỏe của con người) được LHS bảo vệ chỉ có thể bị gây thiệt hại khi có sự tác động đến con người. Do vậy, trong cấu thành tội phạm của tội phạm này, con người là đối tượng của tội phạm.

Ở khía cạnh thứ hai, hoạt động bình thường của chủ thể với ý nghĩa là nội dung của quan hệ xã hội là đối tượng bị hành vi phạm tội tác động [18, tr 48]. Hoạt động bình thường của một con người trở thành đối tượng tác động của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy khi tội phạm tác động đến, làm biến dạng xử sự của người đó. Xử sự dùng trái phép chất ma túy - xử sự không phù hợp với pháp luật là hậu quả của hành vi

cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Thông qua việc tác động lên hành động của người khác, tội phạm này đã làm cho hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trở lên phổ biến, xâm hại đến trật tự công cộng, an toàn, trật tự xã hội.

Dù xem xét dưới góc độ nào thì đối tượng tác động của tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy cũng được mô tả qua khái

niệm “người khác” trong Điều 200 BLHS năm 1999. “Người khác” được

hiểu là bất kỳ một con người cụ thể nào. Trong trường hợp “người khác”

thuộc một trong các đối tượng sau đây thì người phạm tội phải chịu TNHS và hình phạt nặng hơn: người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên, trẻ em dưới 13 tuổi, phụ nữ đang có thai, người đang cai nghiện. Như vậy, đặc điểm của đối tượng tác động cũng chính là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội phạm này.

Có thể nói, xác định khách thể của tội phạm chính xác có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động định tội danh. Cùng một hành vi khách quan có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội được LHS bảo vệ nhưng để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định quan hệ xã hội cơ bản, quan hệ xã hội cụ thể bị tội phạm xâm hại là quan hệ xã hội nào.

Ví dụ: A cho một nhóm người xem các tài liệu băng hình, tranh ảnh về lối sống thực dụng trụy lạc, về mại dâm, ma tuý... trong đó có cả những băng đĩa mô tả người sử dụng ma tuý, thuốc lắc, cảnh người nghiện phê thuốc, thác loạn và những hình ảnh tuyên truyền về cảm giác xuất thần ngây ngất khi sử dụng ma tuý. Hành vi khách quan của A có dấu hiệu rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, xem xét toàn bộ hành vi khách

Một phần của tài liệu Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2 (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)