Do đó, việc xác định tội danh là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự nói chung và trong hoạt động định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Trang 1đại học quốc gia hà nội
khoa luật
Trần Mạnh Hà
một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt
động định tội danh đối với tội Mua bán
trái phép chất ma túy
luận văn thạc sĩ
Hà nội - 2011
Trang 2đại học quốc gia hà nội
khoa luật
Trần Mạnh Hà
một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt
động định tội danh đối với tội Mua bán
trái phép chất ma túy
Trang 3Ch-ơng 1: MộT Số VấN Đề Lý LUậN Về TộI MUA BáN TRáI PHéP
CHấT MA TúY Và ĐịNH TộI DANH TộI MUA BáN TRáI PHéP CHấT MA TúY
8
1.1 Một số vấn đề lý luận về tội Mua bán trái phép chất ma tuý 8 1.2 Một số vấn đề lý luận về định tội danh 26 1.3 Một số vấn đề lý luận về định tội danh tội Mua bán trái phép chất
ma túy
35
Ch-ơng 2 : ĐịNH TộI DANH TộI MUA BáN TRáI PHéP CHấT MA TúY
THEO PHáP LUậT HIệN HàNH Và THựC TIễN áP DụNG
40
2.1 Định tội danh đối với các hành vi mua bán trái phép chất ma tuý
theo quy định pháp luật hình sự hiện hành
40
2.2 Định tội danh đối với các tr-ờng hợp đồng phạm trong tội mua bán
trái phép chất ma túy
48
2.3 Định tội danh đối với hành vi biến t-ớng của tội Mua bán trái phép
chất ma tuý
57
Ch-ơng 3: MộT Số GIảI PHáP NÂNG CAO CHấT LƯợNG ĐịNH TộI
DANH ĐốI VớI TộI MUA BáN TRáI PHéP CHấT MA TúY
3.3 Nâng cao chất l-ợng công tác định tội danh tội Mua bán trái phép
chất ma túy của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án
95
những công trình liên quan đến luận văn đã đ-ợc công bố 101
Trang 4LờI Mở ĐầU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về ma tuý trên thế giới
và khu vực Đông Nam á diễn biến rất phức tạp ở Việt Nam, nếu như trước đây chất ma tuý chủ yếu là thuốc phiện, cần sa - những thứ được trồng và sản xuất ngay trong nước bằng hình thức thô sơ, thủ công thì ngày nay, chủng loại
ma tuý đã phát triển đa dạng hơn và được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến hơn như: Estamin, Estasy, Hồng phiến, Ketamine, Methamphetamin, Nữ hoàng đen, Hoàng hậu đỏ đặc biệt là loại heroin từ nước ngoài (chủ yếu là Lào) vào Việt Nam ngày càng nhiều Từ đó, địa bàn Việt Nam dần trở thành khu vực trung chuyển ma tuý của các tổ chức tội phạm quốc tế cũng như trong nước sang các nước khác và dần được coi là thị trường tiêu thụ có tiềm năng Nghiêm trọng hơn, Việt Nam đã xuất hiện nhiều vụ án sản xuất và điều chế ma tuý, như vụ Trịnh Nguyên Thủy cùng 31 đồng phạm đã sản xuất hơn 44kg heroin tại Hà Nội; Vụ Tạ Thị Hiền cùng hơn 12 đồng phạm sản xuất ma túy tổng hợp dạng "đá" (Ketamine) và ATS bằng các loại thuốc chữa cảm như: Decolgen, Panadol mục đích để đi tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Theo quy luật cung - cầu, ở đâu có nhu cầu, ở đó có hàng cung ứng Đối với chất ma tuý, người tiêu thụ thường xuyên, đều đặn và chung thuỷ nhất chính là các đối tượng nghiện chất ma tuý Hiện nay, số người nghiện chất ma tuý trong xã hội nước ta ngày càng tăng cao Nói một cách khách quan, số người nghiện chất ma tuý ở nước ta chưa bao giờ giảm, thậm chí nó còn tăng dần theo thời gian Cụ thể là một bộ phận tầng lớp thanh, thiếu niên trong xã hội hiện nay nghiện chất ma túy hoặc đã sử dụng chất ma túy và tình trạng này có xu hướng ngày càng phát triển Do đó, để cung ứng được lượng
Trang 52
ma tuý lớn như vậy cho các đối tượng sử dụng chất ma túy ở thị trường trong nước, những người phạm tội đã tìm mọi cách có được ma túy để bán Đó có thể là mua lại ma túy của những người khác ở trong nước để bán, hoặc thậm trí mua từ nước ngoài về để bán, và gần đây nhất đã xuất hiện nhiều vụ sản xuất ma túy để cung cấp cho nhu cầu sử dụng thường xuyên, đều đặn hàng ngày của các đối tượng nghiện
ở nước ta hiện nay, nhìn chung về mặt phương tiện khoa học, kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra các loại ma tuý được tinh chế như: heroin, Ketamin, Methamphetamin, ma tuý tổng hợp dạng ATS… là chưa có Các vụ án sản xuất trái phép chất ma túy được phát hiện đều là sử dụng những phương tiện thô sơ, tự tạo để sản xuất ma túy, nên số lượng ma túy mỗi lần thu được không nhiều, hoặc có thể phải bỏ đi toàn bộ nếu sản xuất sai quy trình, dẫn đến lợi nhuận được hưởng không cao, trong khi khả năng bị phát hiện là lớn… Từ những lý do đó, các đối tượng phạm tội chủ động khai thác nguồn
ma túy từ những nước lân cận, bởi chúng vừa rẻ, lợi nhuận cao lại vừa mất ít công sức và khả năng sinh lời là chắc chắn hơn Vì vậy, nguồn ma tuý chính
để bán ra thị trường trong nước vẫn chủ yếu là nhập lậu từ nước ngoài về, trong đó tùy từng quốc gia mà nhập lậu chuyên về một loại ma túy riêng Ví dụ: Trung Quốc chuyên về ma túy tổng hợp dạng ATS, Ketamine; Lào chuyên về heroin; Campuchia chuyên về heroin và cần sa Số ma tuý này sẽ được các đầu mối mang đến các địa phương để bán, và những đô thị lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng sẽ được chọn là trung tâm tiêu thụ chính Xuất phát từ tính chất của ma tuý là người nghiện bị lệ thuộc vào
ma tuý và phải thường xuyên sử dụng hàng ngày, nên nhu cầu tiêu thụ ma tuý rất cao và số lượng ma tuý được tiêu thụ nhìn chung là đều đặn Do đó, trong các tội về ma tuý như tội: sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma tuý thì tỷ lệ phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý chiếm cao nhất so với tổng các tội phạm về ma tuý
Trang 63
Trước tình hình đó, công tác đấu tranh phòng chống tội mua bán tráI phép chất ma tuý ngày càng đối mặt với những thủ đoạn tinh vi, những hình thức biến tướng đa dạng của hành vi bán trái phép chất ma tuý, hay những vấn đề mới phát sinh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến những khó khăn cho các cơ quan tố tụng trong việc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này Thực tiễn cho thấy, có những có hành vi không thể xử lý được bằng pháp luật hình sự vì thiếu văn bản hướng dẫn thi hành Hoặc có hành vi
có thể xử lý được bằng pháp luật hình sự, nhưng phải xử lý về một loại tội phạm khác không phải là tội phạm ma tuý, làm giảm tính nghiêm khắc của pháp luật đối với loại tội phạm này Thêm vào đó, về mặt lý luận, xung quanh vấn đề xác định có phạm tội hay không phạm tội, phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý hay phạm tội khác vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau giữa các nhà áp dụng pháp luật, đặt ra nhiều vướng mắc đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu, giải quyết Do đó, việc xác định tội danh là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự nói chung
và trong hoạt động định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý nói riêng Bởi suy cho cùng, tất cả các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đều nhằm đạt mục đích cuối cùng là xử lý người phạm tội đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm Nếu việc định tội không chính xác, sẽ kéo theo một loạt hậu quả pháp lý to lớn mà trước hết là đối với người bị định tội sai đó, như: xử lý oan người vô tội, hoặc để lọt tội phạm; hay từ việc định tội danh sai, dẫn đến việc áp dụng hình phạt nhẹ hơn hoặc nặng hơn đối với người phạm tội Ngoài ra, hậu quả nữa của việc định tội danh sai là làm giảm uy tín của các cơ quan tư pháp, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và trong công cuộc phòng, chống tội phạm Mua bán trái phép chất ma tuý nói riêng
Trang 74
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, "Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn trong hoạt động định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý", mang tính cấp thiết không những về mặt lý luận, mà còn là đòi hỏi của
thực tiễn hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội Mua bán trái phép chất ma tuý là tội phạm có tính phức tạp cao,
đã được một số nhà luật học đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Bình luận khoa học BLHS của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản năm 1992, 1997)
Sau khi BLHS năm 1999 được ban hành, tội Mua bán trái phép chất
ma tuý được tiếp tục đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học BLHS 1999 (Phần các tội phạm) của TS Phùng Thế Vắc, TS Trần Văn
Luyện, LS Ths Phạm Thanh Bình TS Nguyễn Đức Mai, Ths Nguyễn Sĩ Đại, Ths Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001
Ngoài ra, còn có các công trình khoa học khác cũng đã nghiên cứu đến
tội Mua bán trái phép chất ma tuý, như: Luận án "Đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý ở Việt Nam" của TS Nguyễn Tuyết Mai; Luận án "Hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma tuý của lực lượng cảnh sát nhân dân" của
TS Vũ Quang Vinh; Luận án "Hoàn thiện khung pháp luật hình sự đối với tội phạm về ma tuý ở Việt Nam" của TS Nguyễn Minh Đức; Luận án "Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma tuý trong luật hình sự Việt Nam"
Trang 85
của TS Phạm Minh Tuyên; Luận án "Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội
phạm về ma tuý của lực lượng công an cấp huyện" của TS Ngô Đại Tuấn;
Luận án "Phát hiện và khám phá tội phạm vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý" của TS Ngô Văn Tuân
Các công trình nêu trên trong góc độ nào đó đã đề cập đến các dấu hiệu của tội Mua bán trái phép chất ma túy, tình hình công tác đấu tranh, phòng chống và trách nhiệm hình sự đối với loại tội này… tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về việc định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội Mua bán trái phép chất ma tuý, nêu ra những giải pháp mang tính hệ thống làm cơ sở cho hoạt động định tội danh đối với loại tội phạm này, góp phần nâng cao hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội Mua bán trái phép chất ma túy nói riêng và các loại tội phạm ma túy nói chung
Trang 96
- Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội Mua bán trái phép chất ma tuý trong BLHS năm 1999, từ đó đưa ra khái niệm về tội "Mua bán trái phép chất ma túy"
- Phân biệt các dấu hiệu đặc trưng của tội Mua bán trái phép chất ma tuý với tội phạm ma tuý khác để nhận biết khi định tội danh
- Nêu ra một số trường hợp có dấu hiệu chuyển hóa, biến tướng của hành vi mua bán trái phép chất ma tuý hiện đang xảy ra trong thực tiễn Từ
đó, đưa ra giải pháp xử lý phù hợp nhất khi định tội danh
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác định tội danh tội Mua bán trái phép chất ma tuý
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động tố tụng liên quan đến việc định tội danh tội Mua bán trái phép chất ma tuý trong tình hình hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước và pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, tác giả có sử dụng các phương pháp: hệ thống, lịch sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, so sánh
5 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ tác giả đã xây dựng được khái niệm chất ma túy trong luật hình sự; làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội Mua bán trái phép chất ma túy và từ đó đưa ra khái niệm về định tội danh đối với tội này Ngoài ra, tác giả đã xây dựng một khái niệm
Trang 10Kết quả nghiên cứu và những giải pháp kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội Mua bán trái phép chất ma tuý trong giai đoạn hiện nay Thông qua kết quả nghiên cứu và các kiến nghị, tác giả mong muốn đóng góp một phần vào việc phát triển lý luận trong lĩnh vực luật hình sự, luật tố tụng hình sự cũng như trong công cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm có tính nhạy cảm và phức tạp này
6 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội Mua bán trái phép chất ma
túy và định tội danh tội Mua bán trái phép chất ma túy Chương 2: Định tội danh tội Mua bán trái phép chất ma tuý theo
pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng định tội danh đối với
tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Trang 118
Trang 129
Chương 1
MộT Số VấN Đề Lý LUậN Về TộI MUA BáN TRáI PHéP
CHấT MA TúY Và ĐịNH TộI DANH TộI MUA BáN
TRáI PHéP CHấT MA TúY
1.1 Một số vấn đề lý luận về tội Mua bán trái phép chất ma tuý
1.1.1 Khái niệm "chất ma túy" trong luật hình sự Việt Nam
Trong khoa học, chất ma túy có đặc tính vừa là chất độc, vừa là chất gây nghiện, làm cho người sử dụng có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng nếu sử dụng quá liều lượng; hoặc bị lệ thuộc (nghiện) khi sử dụng nhiều lần, dẫn đến những cơn vật vã, đau đớn về thể xác, làm mất ý chí, mất tính người và là nguyên nhân của nhiều loại tội phạm xảy ra trong xã hội, nhằm để thỏa mãn cơn nghiện của mình Chính vì vậy, việc quản lý chất ma túy được thống nhất chỉ có duy nhất một chủ thể độc quyền - đó là Nhà nước
Hiện nay, trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nói chung quy định về "chất ma túy" là rất nhiều Tuy nhiên, để nêu lên định nghĩa thế nào là "chất ma túy" thì có 2 văn bản chính thức như sau:
- Luật phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi năm 2008),khoản 1,
Điều 2 quy định về chất ma túy: "1 Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành"
- Thông tư liên tịch số BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà
17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy" của BLHS 1999 (gọi tắt là Thông tư
17), mục 1.1 phần I định nghĩa về chất ma túy: "1.1 Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy
do Chính phủ ban hành"
Trang 1310
Với quy định nêu trên, cả 2 văn bản đều có định nghĩa giống nhau về chất ma túy, đó là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành Hiện nay, danh mục các chất ma túy được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất;
- Nghị định số 133/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ, bổ sung vào danh mục các chất ma túy và tiền chất, ban hành kèm Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ;
- Nghị định số 163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007 của Chính phủ về sửa tên, bổ sung, chuyển, loại bỏ một số chất thuộc danh mục các chất ma túy
và tiền chất, ban hành kèm Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ;
- Nghị định số 17/2011/NĐ-CP ngày 22/02/2011 của Chính phủ về bổ sung, sửa tên chất, tên khoa học đối với một số chất thuộc danh mục các chất
ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ và Nghị định số 163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001
Như vậy, với những văn bản nêu trên, định nghĩa thế nào là "chất ma túy" đã được làm rõ, và các chất ma túy cụ thể thì cũng được quy định tại
danh mục do Chính phủ ban hành Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là: "chất ma
túy" theo định nghĩa của Luật phòng, chống ma túy và "chất ma túy" trong
Thông tư 17 quy định có phải lúc nào cũng là đối tượng của các tội phạm về
ma túy trong luật hình sự hay không?
Trang 1411
Về lý luận, định nghĩa "chất ma túy" theo Luật phòng, chống ma túy và Thông tư 17 đã bao hàm đầy đủ, chỉ ra cụ thể thế nào là chất ma túy và các chất ma túy này đương nhiên là đối tượng phạm tội của các tội phạm về ma túy Nhưng trong thực tiễn, có những trường hợp nếu áp dụng đúng định nghĩa "chất ma túy" như Luật phòng, chống ma túy và Thông tư 17 quy định thì lại không giải quyết được vụ án, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành
tố tụng Cụ thể như: Theo mục 1.4 phần I Thông tư 17 quy định: "Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất
dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám
định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất." Theo
hướng dẫn này, tất cả các trường hợp thu được chất nghi là ma túy, thì đều phải giám định để xác định đó có phải là ma túy hay không, sau đó lấy kết quả giám định làm căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự Vấn đề bất cập ở đây là trong Thông tư 17 cũng như trong các văn bản hướng dẫn luật khác, không quy định cụ thể mức độ hàm lượng chất ma túy là bao nhiêu thì xử lý hình sự, còn bao nhiêu thì không xử lý hình sự Nếu chỉ cần xác định
có thành phần ma túy trong chất đưa đi giám định là xử lý hình sự thì hiện nay trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều thực phẩm, đồ tiêu dùng, thuốc chữa bệnh, cây công nghiệp có chất ma túy Ví dụ: Trong nước uống Coca cola có thành phần cocaine; trong thuốc lá có thành phần nicotine Tuy nhiên, hàm lượng cocaine trong nước uống Coca cola, nicotine trong thuốc lá
là hàm lượng nhỏ, ở mức cho phép, nếu sử dụng liều lượng nhỏ sẽ không gây tác hại lớn đến cơ thể, nên được sử dụng rộng rãi, phổ biến, nhưng phải có khuyến cáo (ở các bao thuốc lá, các doanh nghiệp sản xuất phải khuyến cáo thuốc lá có hại cho sức khỏe) Vậy, nếu chỉ cần xác định có chất ma túy trong thành phần giám định, kết luận đó là ma túy và khởi tố điều tra thì hiện nay sẽ
có rất nhiều đối tượng bị xử lý hình sự, mà tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh nước uống, thuốc lá, dược phẩm Việc khởi tố này sẽ gây
Trang 1512
tâm lý hoang mang cho người dân, gây bất ổn trong thị trường kinh doanh và
sẽ dẫn đến sự phản ứng tiêu cực từ phía người dân
Hoặc trường hợp cơ quan điều tra thu giữ được tang vật và giám định trong đó có chất ma túy, nhưng do hàm lượng thấp nên không có căn cứ xử lý hình sự được Điển hình là vụ án sau:
Ngày 26/3/2007, Công an huyện Thạch Thất phối hợp với Cơ quan điều tra - Công an tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) tiến hành kiểm tra, phát hiện
21 hộ dân ở xã Tiến Xuân và Đông Xuân thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình trồng cây cần sa với diện tích gần 4.000m2 Qua đấu tranh, xác định người thuê trồng cây cần sa là ông Hồ Hữu N và anh Lê Quang V - cán bộ Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc đối với ông Hồ Hữu N và anh Lê Quang V, thu giữ 98kg hạt cây
"lanh mèo" (họ của cây cần sa) Kết luận giám định số 724/C21 ngày 13/4/2007 của Viện KHHS - Bộ Công an kết luận:
"Các hạt thực vật trong các mẫu ký hiệu số 01, 02, 03, 04 gửi giám định đều chứa thành phần Delta9 - THC, tổng trọng lượng và hàm lượng trung bình trong các mẫu như sau:
Mẫu ký hiệu Trọng lượng Hàm lượng
Mẫu số 1 22.731gam 0,12%
Mẫu số 2 17.493gam 0,09%
Mẫu số 3 2.871gam 0,11%
Mẫu số 4 17.637gam 0,17%
Delta9 - THC nằm trong danh mục các chất ma túy"
Trong vụ án này, mặc dù thu giữ được hạt cây cần sa tại nơi làm việc, đối tượng cũng thừa nhận việc cất giữ số hạt cần sa đó (nhằm mục đích nghiên cứu), giám định kết luận có thành phần chất ma túy trong hạt cây, tuy nhiên các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không thể khởi tố vụ án, khởi tố bị
Trang 1613
can về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy Lý do không khởi tố vụ án là vì hàm lượng chất ma túy trong hạt cây cần sa đó thấp, trong khi thực tế chưa có văn bản nào quy định hàm lượng chất ma túy là bao nhiêu thì khởi tố hình sự, bao nhiêu thì không khởi tố hình sự Ngoài ra, theo Điều 194 BLHS quy định
thì chỉ các dạng ma túy sau mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đó là: "Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây côca, quả thuốc phiện." Như vậy, trong điều luật không quy định hạt cây cần sa, hạt cây
thuốc phiện là loại ma túy phải truy cứu trách nhiệm hình sự và tại mục 1.5
Phần II Thông tư 17 quy định: "Người nào mua bán trái phép cây có chứa chất ma túy khi cây hoặc các bộ phận của cây có chứa chất ma túy là đối tượng (chất ma túy) quy định tại Điều 194 của BLHS thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 của BLHS".Do đó, Cơ quan điều tra đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự
Như vậy, có thể thấy "chất ma túy" trong Luật phòng, chống ma túy và
"chất ma túy" - đối tượng tác động của tội phạm ma túy trong luật hình sự là không đồng nhất Khái niệm "chất ma túy" theo Luật phòng, chống ma túy rộng hơn, có ý nghĩa chỉ ra thế nào là chất ma túy và liệt kê các chất ma túy
cụ thể Còn "chất ma túy" là đối tượng tác động của tội phạm về ma túy thì hẹp hơn, nó cũng là các chất ma túy nằm trong danh mục do chính phủ quy định, nhưng nó đòi hỏi thêm một điều kiện là phải có "hàm lượng", "trọng lượng" nhất định, lúc đó mới trở thành đối tượng tác động của tội phạm ma túy được Nếu không phân biệt được đặc điểm này, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ rơi vào tình trạng bế tắc trong việc xử lý các trường hợp chất ma túy
có hàm lượng thấp như nêu trên
Tương tự về đối tượng tác động của các tội phạm ma túy, liên hệ với tội Trộm cắp tài sản, đối tượng tác động của tội này là tài sản, tuy nhiên phải là tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, nếu tài sản dưới 2 triệu đồng mà nhân thân người có hành vi trộm cắp chưa tiền án, tiền
Trang 1714
sự, thì không phạm tội Trộm cắp tài sản Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc
xử lý các tội phạm về ma túy được thuận lợi, đồng nhất cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này
Từ những phân tích trên cho thấy, cần phải xây dựng một khái niệm cụ thể về "chất ma túy" là đối tượng tác động của các tội phạm ma túy và thuộc pháp luật hình sự điều chỉnh, nhằm tránh xảy ra tình trạng bế tắc, vướng mắc trong việc xử lý các loại tội phạm ma túy này Theo quan điểm của chúng tôi,
có thể đưa ra khái niệm "chất ma túy" thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật
hình sự như sau: "Chất ma túy thuộc sự điều chỉnh của pháp luật hình sự là
các chất gây nghiện, chất hướng thần ở dạng tự nhiên hoặc dạng tổng hợp
có trọng lượng, thể tích, hàm lượng nhất định theo quy định của pháp luật"
1.1.2 Khái niệm tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Tại điểm b, mục 3.5 phần I Thông tư 17 hướng dẫn phần "Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội" như sau:
3.5 Trường hợp một người thực hiện một hoặc nhiều hành vi phạm tội quy định trong một điều luật (Điều 194, Điều 195 và Điều 196 của BLHS) thì cần phân biệt như sau:
Ví dụ: Một người mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy rồi vận chuyển đến một địa điểm mới và tàng trữ tiền chất đó, thì
bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh là mua bán, vận chuyển tàng
Trang 18Trước hết, cần xác định tội Mua bán trái phép chất ma túy là một tội độc lập, được các nhà làm luật xây dựng chung trong một điều luật - Điều 194 của BLHS, bên cạnh các tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, Vận chuyển trái phép chất ma túy và Chiếm đoạt chất ma túy Do đó, sẽ không có tội "Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy", mà đây chỉ là tên của điều luật quy định 4 tội danh khác nhau nằm trong cùng một điều luật Việc các nhà làm luật xây dựng điều luật này (Điều 194 BLHS) là nhằm thực hiện chính sách hình sự, còn thực tiễn không có một tội danh nào có đầy đủ tên là "Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy"
Thực tế tại Chương VII A "Các tội phạm về ma túy" của BLHS 1985, sửa đổi bổ sung năm 1997, từ các Điều 185c đến Điều 185e đều quy định từng điều tương ứng với từng tội danh: Tàng trữ trái phép chất ma túy, Vận chuyển trái phép chất ma túy, Mua bán trái phép chất ma túy và Chiếm đoạt chất ma túy Như vậy, ngay từ khi bắt đầu xây dựng và ban hành các điều luật
về tội phạm ma túy, các nhà làm luật đã phân biệt từng tội danh cụ thể tương ứng với từng hành vi phạm tội, và không hề có tội "Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy" trong BLHS
Về mặt thực tiễn, việc phân biệt các tội Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy được thông qua mục đích phạm tội, bởi các tội này đều không cần xét đến nguồn gốc ma túy do đâu mà có: nếu mục đích là để bán
Trang 1916
thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Mua bán trái phép chất ma túy; nếu mục đích để sử dụng hoặc không phải để bán, vận chuyển, sản xuất thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy; nếu mục đích
để chuyển dịch ma túy từ nơi này đến nơi khác, không phải để bán, sử dụng, sản xuất thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy (thông thường mục đích của tội này là vận chuyển thuê để kiếm tiền)
Bên cạnh đó, tại mục 3.3 phần II Thông tư 17 hướng dẫn về tội Mua bán trái phép chất ma túy như sau:
3.3 Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây: a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán lấy chất
ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy"
Trang 2017
Trong thực tiễn, các cơ quan tố tụng luôn xác định mục đích cuối cùng của tội phạm là gì để định tội danh đối với hành vi phạm tội đó và chỉ ra một tên gọi duy nhất đối với hành vi phạm tội Không nêu chung chung là tội
"Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy" rồi quyết định chung cho các hành vi đó một hình phạt, để cuối cùng chẳng rõ người phạm tội đã phạm tội gì? Hình phạt bị tuyên là tuyên về tội gì? Tội Tàng trữ trái phép chất
ma túy hay tội Vận chuyển trái phép chất ma túy hay tội Mua bán trái phép chất ma túy
Theo quan điểm của Ths Đinh Văn Quế, hành vi mua bán trái phép
chất ma túy là: "bán hay mua để bán lại; vận chuyển ma túy để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để sản xuất ra chất ma túy khác để bán lại trái phép; hoặc dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa hay dùng hàng hóa để đổi lấy
ma túy" [41, tr 92]
Theo giáo trình luật hình sự Việt Nam (tập 2) của trường Đại học luật
Hà Nội thì "hành vi mua bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào".[23, tr 204]
Như vậy, nhìn chung các nhà khoa học và nhà làm luật đều có cùng quan điểm về tội Mua bán trái phép chất ma túy là một trong những hành vi: bán trái phép; mua, xin, vận chuyển, tàng trữ, sản xuất để bán hoặc dùng hàng hóa để trao đổi lấy ma túy hay lấy ma túy để thanh toán hàng hóa Nói cách
khác, tội Mua bán trái phép chất ma túy là hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc nguồn gốc ma túy do đâu mà có) hoặc hành
vi trao đổi ma túy như một hàng hóa có giá trị Bên cạnh đó, các hành vi đồng
phạm với hành vi bán ma túy cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Mua bán trái phép chất ma túy
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm tội Mua bán trái
phép chất ma túy như sau: "Mua bán trái phép chất ma tuý là hành vi bán,
Trang 2118
trao đổi trái phép chất ma tuý cho người khác, hoặc hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức cho người khác trong việc bán, trao đổi chất ma tuý mà không cần xét đến nguồn gốc chất ma tuý do đâu mà có"
1.1.3 Những dấu hiệu pháp lý của tội Mua bán trái phép chất ma tuý
a Dấu hiệu khách thể của tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Khách thể của tội Mua bán trái phép chất ma túy là chế độ độc quyền
và thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy Việc Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý các chất ma túy là dễ hiểu bởi các tác hại, độ nguy hiểm của nó cho xã hội là rất lớn Nếu sử dụng chất ma túy vào mục đích tốt như: khoa học, công nghiệp, y tế thì nó lại trở thành vật hữu ích, có lợi cho con người Ngược lại, nếu sử dụng các chất ma túy vào mục đích xấu, như: nhằm thỏa mãn cơn nghiện, những vui thú sa đọa thì nó lại trở thành vật nguy hại cho xã hội, là nguồn gốc của nhiều loại tội phạm, thậm trí nó còn hủy hoại cả nhiều thế hệ con người, hủy hoại tương lai của đất nước Ngoài
ra, do tính nguy hại của ma túy đối với xã hội lớn như vậy nên việc kiểm soát
nó cần phải có một hệ thống các cơ quan hữu quan từ trung ương đến địa phương, từ ngành Dược đến ngành Công nghiệp, từ Hải quan đến Công an
có mối liên hệ mật thiết trong việc quản lý, kiểm soát các chất ma túy Chính
vì vậy, để kiểm soát được các chất ma túy này, không một chủ thể nào có điều kiện, có phương tiện, có nhân lực hơn Nhà nước, bởi Nhà nước là chủ thể duy nhất có đầy đủ hệ thống các cơ quan quản lý toàn diện từ cấp cơ sở đến cấp trung ương và quản lý mọi mặt trong lĩnh vực đời sống xã hội
Về đối tượng tác động của tội Mua bán trái phép chất ma túy: Hiện nay trong các tội phạm tại Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy" của BLHS chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội mà chất ma túy
và tiền chất ma túy được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành Đối với các chất ma túy chưa có trong danh mục do Chính phủ ban
Trang 2219
hành thì không xem xét xử lý và việc xác định có phải là ma túy hay không thì phải có kết luận giám định của cơ quan chuyên môn Theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành, đối tượng tác động của tội Mua bán trái phép chất ma túy chỉ là các chất ma túy (là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành) Còn các loại tiền chất ma túy thì không phải là đối tượng của tội Mua bán trái phép chất ma túy, nó chỉ là đối tượng của tội Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, quy định tại Điều 195 BLHS Do đó, cần lưu ý và phân biệt rõ về đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này
Ngoài ra, cũng để xác định đối tượng tác động của tội Mua bán trái phép chất ma túy, mục 1.1 phần I Thông tư 17 quy định như sau:
"1.1 Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành Trong đó, cần phân biệt các trường hợp sau:
a) Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch (như dung dịch thuốc phiện, dung dịch hêrôin dùng để tiêm, chích) hoặc chất ma túy ở thể lỏng đó được pha loãng để tiện cho việc sử dụng thì không coi toàn
bộ dung dịch này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moocphin trong dung dịch để tính trọng lượng của chất ma túy đó;
b) Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện"
Ngoài ra, khoản 6 Điều 2 Luật phòng, chống ma túy năm 2000 còn
quy định về cây có chứa chất ma túy là: "6 Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa
Trang 2320
chất ma tuý do Chính phủ quy định" Đây cũng là quy định để các cơ quan
tiến hành tố tụng áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án
Trong vấn đề xác định chất ma túy - đối tượng tác động của tội mua bán trái phép chất ma túy, cần lưu ý điểm như sau: Điều 2 Luật phòng, chống
ma túy năm 2000 quy định:
"1 Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành
2 Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng
3 Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người
sử dụng
4 Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành
5 Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này"
Như vậy, từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 2 Luật phòng chống ma túy năm
2000 ngoài việc giải nghĩa thế nào là chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần và thế nào tiền chất, thì tại khoản 5 còn giải nghĩa về thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần Theo quy định này, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần tuy có thành phần chất gây nghiện, chất hướng thần trong đó nhưng là thuốc chữa bệnh, nên không phải là đối tượng tác động của tội Mua bán trái phép chất ma túy Tuy nhiên, cũng là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần nhưng nếu người mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần đó bán lại cho đối tượng nghiện nhằm mục đích để sử dụng thỏa mãn nhu cầu về ma túy thì lúc này, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần đã trở thành đối tượng tác động của
Trang 24Như vậy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần có thể có hoặc có thể không là đối tượng tác động của tội mua bán trái phép chất ma túy, tùy theo mục đích của hành vi mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần đó Điều này các cơ quan tiến hành tố tụng cần phân biệt, làm rõ ý thức, mục đích của đối tượng trước khi khởi tố vụ án, nhằm tránh oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm
b Dấu hiệu khách quan của tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Tại mục 3.3 phần II Thông tư 17 hướng dẫn về tội Mua bán trái phép chất ma túy như sau:
3.3 Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây: a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
Trang 2522
b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán lấy chất
ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Mua bán trái phép chất ma túy"
Như vậy, theo hướng dẫn nêu trên, hành vi khách quan của tội Mua bán trái phép chất ma tuý có 3 nhóm hành vi chính, đó là:
- Thứ nhất: Nhóm hành vi "Bán" trái phép chất ma tuý (gồm các điểm
a, b, c, e, g mục 3.3, phần II, Thông tư 17): Hành vi này có thể là mua, xin, trộm cắp, cướp giật, chiếm đoạt, nhặt được nhưng đều nhằm mục đích để bán Tóm lại, không cần xét đến nguồn gốc ma tuý do đâu mà có, chỉ cần có hành
vi bán trái phép chất ma tuý cho người khác là đã cấu thành tội này Kể cả hành vi bán hộ ma tuý thì cũng thuộc nhóm hành vi "bán" trái phép chất ma tuý
- Thứ hai: Nhóm hành vi "Trao đổi" trái phép chất ma tuý (gồm các
điểm d, đ mục 3.3): Việc trao đổi chất ma tuý này có thể là đổi ma tuý để lấy tài sản của người nhận ma tuý (việc trao đổi có thể ngang giá hoặc không ngang giá), hoặc có thể là dùng ma tuý để thanh toán khoản nợ, trừ nợ Trường hợp này cũng không cần xét đến nguồn gốc ma tuý
Trang 2623
- Thứ ba: Nhóm hành vi "Hỗ trợ" việc bán, trao đổi trái phép chất ma
tuý (phần cuối mục 3.3) Đây là các hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức cho hành vi bán, trao đổi chất ma tuý - gọi chung là trường hợp đồng phạm với hành vi bán, trao đổi ma tuý
Điểm cần lưu ý trong dấu hiệu khách quan của tội Mua bán trái phép chất ma túy là: Tất cả các hành vi bán, trao đổi chất ma túy nêu trên, phải có tính "trái phép" Tính "trái phép" ở đây là trái với pháp luật, trái với những quy định do Nhà nước ban hành Bởi ma túy cũng là chất hóa học được áp dụng trong khoa học, nghiên cứu và y học, nên một số các cơ quan có thẩm quyền được phép mua bán phục vụ công tác chuyên môn (Ví dụ: Các Tổng công ty dược phẩm Trung ương được mua chất ma túy về để sản xuất thành thuốc tân dược; Hay Viện khoa học kỹ thuật hình sự - Bộ Công an được mua chất ma túy về để làm thí nghiệm ) Việc mua bán chất ma túy của các cơ quan có thẩm quyền này tuy hành vi cũng giống với hành vi khách quan của tội Mua bán trái phép chất ma túy, nhưng lại là hành vi hợp pháp, nên không phải là hành vi của tội Mua bán trái phép chất ma túy
c Dấu hiệu chủ thể của tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Chủ thể của tội Mua bán trái phép chất ma túy cũng như chủ thể của các loại tội phạm khác, đó là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định Tuy nhiên, về độ tuổi của người phạm tội cần lưu ý một số điểm sau:
Điều 12 BLHS quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
"1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
Trang 2724
2 Người từ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng"
Theo mục 10 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, hướng dẫn về việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi Mua bán trái phép chất ma túy như sau:
"10 Về việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mua bán trái phép chất ma tuý nhiều lần
10.1 Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma tuý của các lần cộng lại dưới mức tối thiểu hoặc không xác định được tổng trọng lượng chất ma tuý của tất cả các lần đó đến mức tối thiểu quy định tại điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 của BLHS thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý
10.2 Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma tuý của các lần cộng lại từ mức tối thiểu quy định tại các điểm
g, h,i, k, l, m, n hoặc o Khoản 2 Điều 194 của BLHS trở lên thì tùy thuộc vào trọng lượng chất ma tuý được xác định trong từng trường hợp cụ thể, mà họ phải bị xét xử theo khoản tương ứng (2, 3 hoặc 4) quy định tại Điều 194 của BLHS Tuy nhiên, cần phân biệt:
a Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên và trọng lượng chất ma tuý của mỗi lần thuộc trường hợp quy định tại các điểm g, h, i,
Trang 2825
k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 của BLHS thì tuỳ thuộc vào loại chất ma tuý mà họ phải bị áp dụng điểm tương ứng và điểm b "phạm tội nhiều lần" quy định tại khoản 2 Điều 194 của BLHS
b Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên và trọng lượng chất ma tuý của mỗi lần thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 194 của BLHS thì cùng với việc phải bị xét xử theo khoản tương ứng, họ cũng phải bị áp dụng tình tiết "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm
g khoản 1 Điều 48 của BLHS"
Như vậy, mặc dù khoản 2, Điều 12 BLHS quy định: "Người từ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý " và khoản 2 Điều 194 BLHS quy định: "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười năm năm" là tội phạm rất nghiêm trọng, nhưng không phải cứ người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần (thuộc trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 194 BLHS) cũng đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo hướng dẫn tại mục 10.1 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì: người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán ma túy nhiều lần mà tổng trọng lượng ma túy của các lần cộng lại dưới mức tối thiểu quy định tại điểm g, h, i, k, l, m, n, o khoản 2 Điều 194 BLHS hoặc không xác định được trong lượng thì không truy cứu trách nhiệm hình
sự Vì vậy, khi định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma túy mà chủ thể là người chưa thành niên có độ tuổi như trên thì cần lưu ý, nghiên cứu, tránh trường hợp khởi tố xong rồi phải đình chỉ
d Dấu hiệu chủ quan của tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Trang 2926
Lỗi của người phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy là lỗi cố ý trực tiếp, bởi người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, tuy thấy trước được hậu quả nguy hiểm của hành vi bán trái phép chất ma túy gây
ra cho xã hội, nhưng họ vẫn thực hiện Chính vì vậy, loại tội phạm này không
có lỗi vô ý
Trong dấu hiệu chủ quan của loại tội Mua bán trái phép chất ma túy, mục đích phạm tội tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng lại là dấu hiệu quyết định đến việc định tội danh Trên thực tế, các nhà làm luật cũng dựa trên cơ sở dấu hiệu "mục đích" của người phạm tội để xây dựng văn bản hướng dẫn giải quyết tội Mua bán trái phép chất ma túy này (Thông tư 17) Đây là một quy định rất khoa học, hợp lý, giải quyết được sự bế tắc trong thực tiễn và đã được kiểm nghiệm tính hợp lý của nó qua việc giải quyết hàng nghìn vụ án mua bán trái phép chất ma túy của các cơ quan tố tụng Ví dụ: Cùng là một hành vi mua ma túy về, nhưng nếu mục đích của người mua là để
sử dụng thì hành vi đó sẽ cấu thành tội Tàng trữ trái phép chất ma túy (nếu đủ trọng lượng quy định); Còn nếu mục đích là để bán thì hành vi đó sẽ cấu thành tội Mua bán trái phép chất ma túy
Ngoài ra, trong dấu hiệu chủ quan của tội Mua bán trái phép chất ma túy, cần lưu ý vấn đề sau:
Tại mục 1.4 Phần I Thông tư 17 quy định:
"1.4 Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không
phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người
thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền
chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy
Trang 3027
Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người
khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi thì người đó không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS, nếu
thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này
Theo hướng dẫn trên thì mục 1.4 Phần I Thông tư 17 có hai ý về mặt chủ quan của người phạm tội như sau:
- ý thứ nhất: Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy,
nhưng đối tượng tưởng rằng đó là ma túy nên mang đi bán thì vẫn phạm vào khoản 1, Điều 194 BLHS, của tội Mua bán trái phép chất ma túy Nói cách khác, về chủ quan, người phạm tội lầm tưởng đó là ma túy nên đã mang đi bán cho người khác Tuy nhiên, mặc dù bị nhầm lẫn về khách thể, nhưng do người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện việc bán chất ma túy đó nên vẫn phải chịu trách nhiệm về tội Mua bán trái phép chất ma túy
Điều này sẽ xảy ra sự bất cập là: Một người "nhầm" mang 2 bánh heroin (tương đương 750gam) đi bán và một người "nhầm" mang 5 gam heroin đi bán đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 194 BLHS là không hợp lý vì số lượng bị "nhầm" ở đây là chênh lêch nhau rất lớn
- ý thứ hai: Nếu đối tượng biết là ma túy giả, nhưng vẫn cố tình mang
đi bán để kiếm lời thì không khởi tố về tội Mua bán trái phép chất ma túy mà khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS
Như vậy cho thấy, không phải hành vi mua bán "ma túy" nào cũng bị
xử lý về tội Mua bán trái phép chất ma túy mà còn tùy thuộc vào kết quả giám định xem chất đó có phải là ma túy không và phụ thuộc ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi đó như thế nào, lúc đó mới quyết định được tội danh của người phạm tội Nói cách khác, khi gặp trường hợp giám định chất không
Trang 3128
phải là ma túy, thì ý thức chủ quan của người phạm tội sẽ là vấn đề quyết định đến tội danh của người đó là tội gì
1.2 Một số vấn đề lý luận về định tội danh
1.2.1 Khái niệm định tội danh
Một trong những hoạt động tố tụng quan trọng, xuyên suốt tất cả các giai đoạn tố tụng từ điều tra, truy tố, xét xử và có ý nghĩa quyết định đến toàn
bộ quá trình giải quyết vụ án, đó là hoạt động định tội danh Định tội danh được các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện từ giai đoạn tiền khởi tố cho đến giai đoạn xét xử phúc thẩm, thậm trí có thể xảy ra cả trong trường hợp tái thẩm, giám đốc thẩm nếu (có căn cứ) nhằm tìm ra bản chất thật sự của hành
vi phạm tội, từ đó áp dụng đúng điều luật, đúng khung hình phạt đối với người phạm tội
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam hiện nay, có một số nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra những quan điểm như sau:
Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm: "Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành bằng cách - trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho
xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng do luật hình sự quy định" [12, tr 11]
Còn quan điểm của TS Lê Văn Đệ, ông đưa ra khái niệm định tội danh
như sau: "Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực
Trang 32là tội gì, theo điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên gọi cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện" [28, tr 9]
Cũng về khái niệm định tội danh, TS Trịnh Quốc Toản cho rằng:
"Định tội danh là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp (đồng nhất) giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong BLHS Nói cách khác định tội là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội nào trong số các tội phạm được quy định trong BLHS" và "Định tội danh là một quá trình logic nhất định, là hoạt động
tư duy do người tiến hành tố tụng thực hiện Nó đồng thời cũng là một trong những hình thức hoạt động về mặt pháp lý, thể hiện sự đánh giá về mặt pháp
lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đang được kiểm tra, xác định trong mối tương quan với các quy phạm pháp luật hình sự" [52, tr 7 - 8]
Nhìn chung trong các khái niệm định tội danh nêu trên, mặc dù các tác giả xây dựng với những cách diễn đạt khác nhau nhưng đều đã phản ánh được
3 yếu tố cần thiết của hoạt động định tội danh, đó là: yếu tố về chủ thể của hoạt động định tội danh; yếu tố về việc nhận thức (đánh giá, phân tích) đối với hành vi phạm tội và yếu tố về đối chiếu, so sánh kết quả nhận thức đó với quy định pháp luật hình sự Nói cách khác, đó chính là: Chủ thể, chủ quan (nhận thức) và cơ sở pháp lý của định tội danh
Bên cạnh việc đưa ra khái niệm định tội danh, các tác giả nêu trên còn đưa ra những hình thức (dạng) của định tội danh, nhằm phân biệt hoạt động
Trang 3330
định tội danh nào có giá trị pháp lý được pháp luật đảm bảo thi hành (mang tính cưỡng chế bắt buộc), còn hoạt động định tội danh nào chỉ mang tính tham khảo, không phát sinh tính pháp lý đối với người bị định tội danh
Theo GS.TSKH Lê Cảm, có 2 hình thức định tội danh: định tội danh chính thức và định tội danh không chính thức Trong đó, định tội danh chính
thức "là sự đánh giá về mặt Nhà nước tính chất pháp lý hình sự của một hành
vi phạm tội cụ thể do các chủ thể được Nhà nước ủy quyền thực hiện" Còn định tội danh không chính thức "là sự đánh giá không phải về mặt Nhà nước tính chất pháp lý hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể" [12, tr 12-13.]
Quan điểm của TS Lê Văn Đệ và TS Dương Tuyết Miên cũng đồng nhất với GS.TSKH Lê Cảm về các hình thức định tội danh như trên, đó là đều thừa nhận có hai hình thức định tội danh với những đặc điểm về chủ thể và hậu quả pháp lý như sau:
- Một là định tội danh chính thức: Do các cơ quan tiến hành tố tụng và
một số cơ quan khác có thẩm quyền thực hiện, nhằm giải quyết vụ án cụ thể Hình thức này có giá trị pháp lý và được đảm bảo thực hiện
- Hai là định tội danh không chính thức: Do các luật gia, luật sư, cán
bộ nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức, báo chí thực hiện, nhằm nêu lên những quan điểm cá nhân về một hành vi có dấu hiệu tội phạm Hình thức này không có giá trị pháp lý để giải quyết vụ án
Như vậy, theo quan điểm trên, mỗi tác giả đã xây dựng một khái niệm định tội danh riêng, mang bản sắc của mình Trong đó, khái niệm định tội danh của TS Lê Văn Đệ mặc dù đã phần nào đề cập đến hai dạng định tội danh chính thức và không chính thức, nhưng nội dung còn chung chung, chưa
cụ thể và chưa phản ánh được các chủ thể của hoạt động định tội danh là ai
Bên cạnh đó, trong khái niệm định tội danh của TS Lê Văn Đệ có nêu "các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể", nghĩa là ở đây ông đã khẳng định có
Trang 3431
"tội phạm" xảy ra Tuy nhiên trong thực tiễn, bước đầu tiên của định tội danh
là xác định xem có tội phạm xảy ra hay không, sau khi xác định có tội phạm xảy ra, mới đến bước tiếp theo là xác định tội phạm đó tên là gì, được quy định tại điều luật nào của BLHS… Đây mới chính thức là bước định tội danh
Còn khái niệm định tội danh của TS Dương Tuyết Miên, khái niệm này đã phản ánh cụ thể hơn, sát với thực tiễn hơn và đã chỉ ra được chủ thể của hoạt động định tội danh là các cơ quan tố tụng Điểm đáng lưu ý trong khái niệm định tội danh của TS Dương Tuyết Miên so với khái niệm định tội danh của TS Lê Văn Đệ là bà đã nêu ra được bước đầu tiên của định tội danh,
đó là "xác định một người có phạm tội hay không" (bước định tội) và sau đó
"nếu phạm tội thì đó là tội gì" (bước định tội danh) Tuy nhiên, mặc dù bà đã
thừa nhận có hai hình thức định tội danh là: Định tội danh chính thức và định tội danh không chính thức, nhưng trong khái niệm của bà chỉ mới đề cập đến định tội danh ở dạng chính thức, mà chưa đề cập đến dạng không chính thức Điều này được thể hiện ở chỗ bà nêu rõ các chủ thể trong hoạt động định tội danh là các cơ quan tiến hành tố tụng và một số các cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật - đây chỉ là chủ thể của dạng định tội danh chính thức Trong khí đó, chủ thể của dạng định tội danh không chính thức còn là những luật gia, luật sư, cán bộ nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức, báo chí…
Khác với quan điểm của tác giả Lê Văn Đệ và Dương Tuyết Miên về định tội danh, TS Trịnh Quốc Toản đã nêu ra được những vấn đề mang tính bản chất, những yếu tố cần thiết của hoạt động định tội danh, trong đó về mặt quan điểm khoa học, ông và GS.TSKH Lê Cảm đều có quan điểm đống nhất đối với khái niệm định tội danh này
Trong các khái niệm định tội danh, chúng tôi thấy khái niệm của GS.TSKH Lê Cảm đưa ra là khái niệm phản ánh đầy đủ nhất các đặc điểm
Trang 35bởi chủ thể nhận thức lý luận ở đây có thể là bất kỳ ai Tiếp theo, mặc dù ông
không nêu cụ thể chủ thể, nhưng trong khái niệm có nêu: "là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật
tố tụng hình sự" Như vậy, ông đã hàm ý "chủ thể" ở đây là những cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bởi chỉ có những cơ quan, cá nhân này mới là chủ thể có quyền áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự
và đây cũng chính là những chủ thể của dạng định tội danh chính thức
Trên cơ sở những phân tích nêu trên, chúng tôi thấy cần đưa ra một khái niệm định tội danh bao quát được cả hai dạng: chính thức và không chính thức, rồi sau đó đưa ra một khái niệm riêng cho dạng định tội danh chính thức nhằm phân biệt và làm rõ hơn về hoạt động định tội danh này Theo quan điểm của chúng tôi, có thể khái niệm định tội danh chung như sau:
"Định tội danh là hoạt động nghiên cứu, phân tích, đánh giá một hành vi nguy hiểm cho xã hội trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thu thập được do các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, nhằm xác định hành vi đó có phải
là tội phạm hay không, nếu là tội phạm thì tội phạm đó được quy định trong điều luật nào của BLHS hiện hành"
Về khái niệm định tội danh theo dạng chính thức, có thể xây dựng như
sau: "Định tội danh là một hoạt động tố tụng chỉ của riêng các cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS, bằng phương pháp chuyên môn, nghiệp
vụ của mình để tìm ra và "đặt tên" cho một hành vi phạm tội"
Trang 3633
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến hình thức định tội danh chính thức do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện Chính vì vậy, những vấn đề liên quan đến khái niệm định tội danh đều được hiểu là tác giả
đề cập đến dạng "Định tội danh chính thức"
1.2.2 Phân biệt khái niệm "Định tội danh" và "Định tội"
Hiện nay, trong pháp luật thực định, bên cạnh khái niệm "định tội danh" cũng đang tồn tại khái niệm "định tội" Vậy, "định tội danh" và "định tội" có khác nhau không?
Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm thì "định tội danh" được chia làm 3 giai đoạn, đó là:
"Giai đoạn thứ nhất - Xác định quan hệ pháp luật" [12, tr 13]: Giai
đoạn này xác định xem hành vi nguy hiểm cho xã hội có phải là tội phạm hay
không, hay chỉ là hành vi vi phạm pháp luật khác
"Giai đoạn thứ hai - Tìm nhóm quy phạm pháp luật hình sự" [12, tr.14]:
Giai đoạn này xác định xem khách thể bị xâm hại và các dấu hiệu của chủ thể
"Giai đoạn thứ ba - Tìm quy phạm pháp luật hình sự cụ thể" [12, tr.14]:
Đây là giai đoạn đối chiếu xem hành vi phạm tội được quy định trong điều nào của BLHS
Như vậy, qua việc phân chia giai đoạn "định tội danh" nêu trên của GS.TSKH Lê Cảm cho thấy đã ẩn chứa bóng dáng của việc "định tội" trong giai đoạn thứ nhất - Đó chính là việc xem xét có dấu hiệu của tội phạm xảy ra hay không? Nếu không có dấu hiệu của tội phạm, mà chỉ là hành vi vi phạm ở mức
độ xử lý hành chính thì sẽ không đặt ra vấn đề "định tội danh" nữa Chính vì vậy, việc "định tội" có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động định tội danh, bởi
nó quyết định đến việc có phát sinh hoạt động định tội danh hay không, từ đó quyết định việc có hay không có phát sinh ra các hoạt động tố tụng tiếp theo
Trang 3734
Nếu việc "định tội" được làm tốt ngay từ đầu, sẽ tránh được những việc oan, sai cũng như đỡ tốn công sức, tài sản của Nhà nước, bởi hậu quả của việc định tội sẽ dẫn đến một hệ quả rất lớn, đó là sinh mạng chính trị của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ bị hạn chế bởi một chế tài tương xứng với hành vi người đó gây ra và tiếp đến là cả một hệ thống các cơ quan
tư pháp phải "chạy theo" nó để làm việc Ngoài ra, nếu qua việc "định tội" đã xác định không có tội phạm xảy ra, thì sẽ không có giai đoạn sau - giai đoạn
"định tội danh" Như vậy, rõ ràng "định tội" và "định tội danh" là hai hoạt động khác nhau: hoạt động này là tiền đề của hoạt động kia, hoạt động kia bao hàm hoạt động này; chúng hỗ trợ nhau, cùng nằm trong một tổng thể của chuỗi tố tụng, nhằm làm sáng tỏ vấn đề có hay không có tội phạm xảy ra, nếu
có tội phạm xảy ra thì đó là tội gì
Có thể phân biệt hoạt động "định tội" và "định tội danh" như sau:
Định tội: Là hoạt động tố tụng nhằm xác định có hay không có tội
phạm xảy ra
Định tội danh: Là bước tố tụng tiếp theo của định tội, nhằm "đặt tên"
cho hành vi phạm tội Nghĩa là sau khi xác định có dấu hiệu tội phạm, thì các
cơ quan tố tụng cần tiếp tục làm rõ tội phạm đó là tội gì? Được quy định trong điều luật nào của BLHS?
Nói một cách cụ thể, định tội danh là hoạt động phân tích hành vi phạm tội nhằm làm rõ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm Đó là việc chỉ ra: hành
vi khách quan của tội phạm đó là hành vi gì? Hành vi khách quan đó xâm hại khách thể nào? Ngoài các dấu hiệu cơ bản của chủ thể, còn có các dấu hiệu đặc biệt không? Lỗi của người phạm tội có đáp ứng được đối với tội danh dự kiến áp dụng không
Việc "đặt tên" này, đảm bảo phải đúng với tên gọi được quy định trong điều luật của BLHS Nếu "tên gọi" này mà không có trong BLHS thì việc đặt
Trang 3835
tên cũng không có giá trị pháp lý, bởi pháp luật hình sự Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm một tội được BLHS quy định (Điều 2) Do đó, nếu hành vi mà BLHS không quy định đó là tội phạm thì hành vi
đó không phải là tội phạm và sẽ không đặt ra vấn đề định tội danh ở đây Nói cách khác, việc đặt tên cho một hành vi phạm tội thì cái tên đó phải nằm trong danh sách đã được quy định trước - đó là BLHS, chứ không thể tùy tiện mà đặt tên được Bên cạnh đó, cần lưu ý trong BLHS có những điều luật là tội ghép, chứa đựng 2 - 3 tội danh khác nhau, nên việc định tội danh trong trường hợp này chỉ nêu tên đúng tội danh của hành vi đã thực hiện
Như vậy, "định tội" là tiền đề của định tội danh, là hoạt động tố tụng bắt buộc phải có trong quy trình tiến hành tố tụng, còn "định tội danh" thì có thể có, có thể không xảy ra nếu qua công tác định tội, xác định không có dấu hiệu của tội phạm Tuy nhiên, trong hoạt động "định tội danh" lại luôn bao hàm có cả hoạt động "định tội" chứa đựng trong đó, bởi phải có "định tội" mới có "định tội danh"
1.2.3 ý nghĩa của việc "định tội danh" trong hoạt động tố tụng
Trong một vụ án hình sự, định tội danh là hoạt động tố tụng xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án đó Nó được bắt đầu từ khi có dấu hiệu tội phạm xảy ra cho đến khi xét xử xong vụ án và bản án có hiệu lực pháp luật Thậm trí, hoạt động "định tội danh" còn có thể tiếp tục xảy ra đối với những vụ án
đã có hiệu lực mà người bị kết án đang thi hành hình phạt hoặc đã thi hành xong hình phạt Đó là trường hợp vụ án có dấu hiệu oan sai, hoặc vụ án được thay đổi bởi những chính sách pháp luật hình sự Cụ thể như đối với các vụ án oan sai, mặc dù người bị kết án đã, hoặc đang thi hành hình phạt, nhưng khi
có đơn kêu oan và có căn cứ chứng minh việc kết tội người đó là sai, thì các
cơ quan tố tụng sẽ tiến hành nghiên cứu lại hồ sơ, đánh giá chứng cứ và xác định có tội phạm hay không và đó là tội gì, từ đó sẽ ra quyết định minh oan
Trang 3936
cho người vô tội Ví dụ vụ án 3 thanh niên Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình Kiên, Nguyễn Đình Tình trú tại xã Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội bị kết tội hiếp dâm và cướp tài sản Sau 10 năm kêu oan, đến nay Viện
kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, theo hướng đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tuyên các bị cáo không phạm tội hiếp dâm và cướp tài sản Như vậy cho thấy, định tội danh là hoạt động thường xuyên của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhằm khắc phục việc oan sai, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với hoạt động của mình, đảm bảo quyền công dân luôn được bảo vệ trong bất cứ giai đoạn nào Cũng vì mục đích đó, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 về "Bồi thường cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra", nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự
Hay đối với những trường hợp do sự chuyển biến của tình hình, do thay đổi về chính sách pháp luật làm thay đổi hẳn tính chất của hành vi phạm tội,
từ có tội thành không phạm tội, hoặc sang một tội khác thì các cơ quan tố tụng phải rà soát, xem xét lại các trường hợp đó và nhanh chóng đưa ra một quyết định hợp lý nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của những người được hưởng lợi ích từ các chính sách đó Cụ thể như sau lần sửa đổi BLHS năm
2009, hành vi trộm cắp tài sản phải có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội Trộm cắp tài sản (trước đây là 500.000đ) Như vậy, đối với những người đã bị kết án về tội Trộm cắp tài sản trước khi BLHS sửa đổi năm 2009
có hiệu lực, mà có giá trị chiếm đoạt là dưới 2 triệu đồng, thì các cơ quan tố tụng sẽ phải ra quyết định việc miễn chấp hành hình phạt hoặc xóa án tích đối với người đó Hay khi định tội đối với trường hợp trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng mà có án tích về tội chiếm đoạt tài sản, thì cần xem xét giá trị tài sản chiếm đoạt của án tích đó dưới 2 triệu không để xác định đã được xóa án
Trang 40có trách nhiệm rà soát lại các đối tượng bị xâm hại của tội Phá hủy công trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia có nằm trong danh mục "Công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia" không? Nếu không thì tùy từng giai
đọan tố tụng mà xử lý, hoặc là đình chỉ hoặc xem xét về tội danh khác
Như vậy, hoạt động "định tội danh" luôn được thực hiện trong bất cứ giai đoạn tố tụng nào, và là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng Đây cũng là một hoạt động rất thiết thực của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng công dân
1.3 Một số vấn đề lý luận về định tội danh tội Mua bán trái phép chất ma túy
1.3.1 Khái niệm định tội danh tội Mua bán trái phép chất ma túy
Khái niệm định tội danh nêu trên là chỉ việc định tội danh trong hoạt động tố tụng nói chung, mang ý nghĩa khoa học áp dụng cho toàn bộ các loại tội phạm Còn đối với việc định tội danh tội Mua bán trái phép chất ma túy là một hoạt động tố tụng cụ thể của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng thực hiện, mang ý nghĩa thực tiễn Trong đó, trên cơ
sở các dấu hiệu cơ bản của cấu thành tội Mua bán trái phép chất ma túy, các
cơ quan tiến hành tố tụng (hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS) phân tích, đánh giá nhằm xác định hành vi phạm tội đó có phải là