Sửa đổi mục 3.2 phầ nI Thụng tư

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy (Trang 96)

Tại mục 3.2 và 3.3 phần I, Thụng tư 17 quy định như sau:

"3.2. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại cỏc điều luật khỏc nhau, từ Điều 192 đến Điều 194 của BLHS mà cỏc hành vi đú cú liờn quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện

để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) nếu cỏc tội

phạm đú bằng nhau thỡ người phạm tội bị truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự về hành vi phạm tội được thực hiện đầu tiờn theo tội danh tương ứng.

Đối với người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bỏn trỏi phộp hoặc chiếm đoạt chất ma tỳy để sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy thỡ bị truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự về tội sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy quy định tại Điều 193 BLHS.

3.3. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại cỏc điều từ Điều 192 đến Điều 194 của BLHS mà cỏc hành vi đú độc lập với nhau, thỡ bị truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự về những tội độc lập theo điều luật tương ứng"

Trong thực tiễn cụng tỏc giải quyết ỏn ma tỳy, quy định nờu trờn của mục 3.2 và 3.3 phần I Thụng tư 17 đú nảy sinh vấn đề mõu thuẫn, gõy khú khăn cho cỏc cơ quan tố tụng trong việc định tội danh.

94

Vớ dụ: Nguyễn Văn A, Đào Việt B cựng chuẩn bị nguyờn liệu, dụng cụ, phương tiện và cả hai cựng nhau sản xuất ma tỳy. Sau khi sản xuất được ma tỳy, một phần Nguyễn Văn A và Đào Việt B sử dụng, phần cũn lại Nguyễn Văn A mang đi bỏn cho ai, giỏ cả như nào Đào Việt B khụng biết. Sau đú, A mang tiền về chia cho B một phần, giữ lại một phần và sử dụng một phần để mua nhiờn liệu tiếp tục sản xuất ma tỳy.

Trường hợp trờn cỳ 2 quan điểm xử lý:

- Quan điểm thứ nhất: Theo quy định tại mục 3.3, phần I Thụng tư 17 thỡ Nguyễn Văn A phạm tội Sản xuất và Mua bỏn trỏi phộp chất ma tỳy; cũn Đào Việt B chỉ phạm tội Sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy, bởi hành vi sản xuất độc lập với hành bỏn ma tỳy. Trong đú, Nguyễn Văn A đú thực hiện cả hai hành vi là sản xuất và bỏn ma tỳy, cũn Đào Việt B chỉ thực hiện một hành vi sản xuất ma tỳy, nờn Đào Việt B khụng bị truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự về hành vi bỏn ma tỳy.

- Quan điểm thứ hai: Khụng nhất trớ đối với quan điểm thứ nhất bởi theo quy định tại đoạn 1 mục 3.2 phần I, Thụng tư 17: "...nếu cỏc tội phạm đú bằng nhau thỡ người phạm tội bị truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự về hành vi phạm tội được thực hiện đầu tiờn theo tội danh tương ứng", thỡ cả Nguyễn Văn A và Đào Việt B đều bị truy tố về 1 tội, đú là tội Sản xuất trỏi phộp ma tỳy (tội Mua bỏn trỏi phộp chất ma tỳy và tội Sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy cú khung hỡnh phạt bằng nhau). Những người theo quan điểm này cho rằng: Mục đớch của việc sản xuất ma tỳy đương nhiờn là để bỏn và trong thực tiễn chưa cú vụ ỏn nào bị can sản xuất ma tỳy chỉ để sử dụng mà khụng để bỏn. Ngoài ra, việc sản xuất ma tỳy đũi hỏi sự chuẩn bị rất cụng phu về phương tiện, cụng cụ, địa điểm... và phải do người cú kiến thức về húa học, về sản xuất ma tỳy chứ khụng phải ai cũng thực hiện được việc sản xuất ma tỳy này. Bờn cạnh đú, cỏc bị can luụn mong muốn mỗi mẻ sản xuất sẽ thu được nhiều

95

ma tỳy, bởi mỗi lần sản xuất sẽ tiờu hao nguyờn liệu, tốn kộm cụng sức, thời gian, kinh phớ nhiều... nờn nếu một lần sản xuất được nhiều ma tỳy sẽ hạn chế được chi phớ và thu được lợi lớn hơn. Như vậy, việc bị can khai sản xuất ma tỳy chỉ để sử dụng là khụng thể xảy ra, là bất hợp lý vỡ khụng ai sản xuất ma tỳy với số lượng lớn, bỏ ra nhiều kinh phớ, cụng sức mà chỉ để phục vụ cho việc sử dụng cỏ nhõn. Đặc biệt là đối với những đối tượng nghiện, khi họ đó biết sản xuất ra ma tỳy thỡ ngoài việc họ sản xuất ma tỳy để thỏa món cơn nghiện, thỡ họ cần phải cú kinh phớ để tiếp tục sản xuất ma tỳy cho những lần tiếp theo. Vỡ vậy, vấn đề họ sẽ mang một phần ma tỳy sản xuất được để bỏn là điều tất yếu của cỏc vụ ỏn sản xuất ma tỳy đó xảy ra trong thực tiễn.

Ngoài ra, đối với cỏc vụ ỏn cú đồng phạm như vớ dụ nờu trờn, thỡ mặc dự Đào Việt B khụng trực tiếp đi bỏn ma tỳy, khụng biết Nguyễn Văn A bỏn ma tỳy cho ai, giỏ như nào, lợi nhuận bao nhiờu... nhưng chủ quan của B vẫn biết việc A mang ma tỳy đi bỏn và cũng đều nhận thức được việc sản xuất ma tỳy nhằm mục đớch để bỏn - tức là B đồng phạm với A trong việc bỏn ma tỳy, bởi B cũng là người trực tiếp sản xuất ma tỳy để A mang đi bỏn. Do đú Nguyễn Văn A và Đào Việt B đều phạm tội Sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy bởi hành vi bỏn ma tỳy là hệ quả tất yếu của hành vi sản xuất ma tỳy theo đỳng hướng dẫn tại đoạn 1 mục 3.2 phần I Thụng tư 17: "hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia".

Chỳng tụi nhất trớ với quan điểm thứ hai, đú là trường hợp những người trực tiếp sản xuất ma tỳy hoặc đồng phạm trong việc sản xuất ma tỳy thỡ kể cả họ cú thờm hành vi mang ma tỳy đi bỏn cũng chỉ truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự một tội danh, đú là tội Sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy. Như vậy sẽ phự hợp với bản chất của tội sản xuất trỏi phỏp chất ma tỳy và phối hợp với thực tiễn giải quyết loại tội này. Cũn vấn đề để đảm bảo tớnh cụng bằng trong việc cỏ thể

96

húa hỡnh phạt thỡ chỳng ta cú thể xem xột, đỏnh giỏ vai trũ của đối tượng vừa sản xuất, vừa mang đi bỏn ma tỳy cao hơn đối tượng chỉ cú hành vi sản xuất (như người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy...). Ngoài ra, quan điểm này cũn phự hợp với đoạn thứ hai của mục 3.2 phần I Thụng tư 17, đú là: "Đối với người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bỏn trỏi phộp hoặc chiếm đoạt chất ma tỳy để sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy thỡ bị truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự về tội sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy quy định tại Điều 193 BLHS". Theo tinh thần hướng dẫn của quy định này, cỏc nhà xõy dựng luật muốn thu hỳt cỏc "hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia" thành một tội để tạo thuận lợi cho cỏc cơ quan tố tụng khi xử lý. Bởi thực tế hành vi "tàng trữ", "mua bỏn", "chiếm đoạt"... chất ma tỳy là cỏc hành vi độc lập và cỏc hành vi đú cú thể cấu thành một tội phạm cụ thể.Vỡ vậy, khi xem xột mục đớch cuối cựng của cỏc hành vi tàng trữ, mua bỏn, chiếm đoạt... chất ma tỳy là để nhằm sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy, thỡ cỏc nhà làm luật đó thống nhất thu hỳt cỏc hành vi đú vào thành một tội cho dễ xử lý, đú là tội Sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy. Trường hợp này cũng tương tự trường hợp: tàng trữ ma tỳy để bỏn, vận chuyển ma tỳy để bỏn thỡ chỉ truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự về một tội là tội Mua bỏn trỏi phộp chất ma tỳy (theo hướng dẫn tại mục 3.3 phần II Thụng tư 17).

Tuy nhiờn, hướng dẫn tại mục 3.3 phần I Thụng tư 17 vẫn là hợp lý nếu cỏc hành vi khụng cú yếu tố "hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia". Cũn vấn đề xỏc định như thế nào là yếu tố "hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia" thỡ chỳng ta cần xỏc định được ý thức chủ quan từ ban đầu của bị can. Nếu bị can mua ma tỳy về mục đớch một phần để bỏn, một phần để sản xuất ma tỳy thỡ hành vi sẽ cấu thành 2 tội độc lập là tội Mua bỏn, Sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy. Nhưng nếu ngay từ ban đầu, bị can đú cú ý định mua ma tỳy về chỉ nhằm phục vụ cho việc sản xuất thỡ khụng

97

thể truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự đối với họ về cả 2 tội Mua bỏn, Sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy được, vỡ như vậy khụng phản ỏnh đỳng với bản chất của hành vi phạm tội. Tương tự, đối với tội Mua bỏn trỏi phộp chất ma tỳy thỡ để bỏn được ma tỳy, bị can phải cú hành vi đi mua rồi vận chuyển về nhà, cất giấu, sau đú đem đi bỏn. Nếu xột từng hành vi thỡ bị can đú cú 3 hành vi độc lập là: vận chuyển, tàng trữ và bỏn ma tỳy, nhưng nếu xột về bản chất thỡ hành vi mua ma tỳy, vận chuyển về và cất giấu chỉ là điều kiện để thực hiện hành vi bỏn ma tỳy sau này.

Từ những phõn tớch trờn, chỳng tụi kiến nghị bổ sung thờm đoạn thứ ba vào mục 3.2 phần I Thụng tư 17 quy định như sau:

"Đối với những người trực tiếp và người đồng phạm trong việc sản xuất trỏi phộp ma tỳy mà sau khi sản xuất cú hành vi bỏn chất ma tỳy đó sản xuất đú, thỡ chỉ truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự về một tội Sản xuất trỏi phộp chất ma tỳy".

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)