Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống về mặt lý luận chế định quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức, trên cơ sở đó giải quyết những vướng mắc mà thực tiễn đặt ra,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Võ Khánh Vinh
HÀ NỘI - 2010
Trang 3mục lục
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các biểu đồ
Ch-ơng 1: Một số vấn đề lý luận về quyết định hình
phạt trong tr-ờng hợp phạm tội có tổ chức
6
1.1 Phạm tội có tổ chức 6 1.1.1 Khái niệm phạm tội có tổ chức 6 1.1.2 Phân biệt khái niệm "phạm tội có tổ chức" với một số khái
niệm khác có liên quan
14
1.2 Quyết định hình phạt trong tr-ờng hợp phạm tội có tổ chức 20 1.2.1 Khái niệm quyết định hình phạt 20 1.2.2 Khái niệm quyết định hình phạt trong tr-ờng hợp phạm tội
Trang 41.3.2.3 Nhân thân ng-ời phạm tội có tổ chức 60 1.3.2.4 Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự 65 1.3.2.5 Tính chất phạm tội có tổ chức 69 1.3.2.6 Tính chất, mức độ tham gia phạm tội của từng ng-ời phạm
tội có tổ chức
73
1.4 Quy định về quyết định hình phạt trong tr-ờng hợp phạm tội
có tổ chức theo luật hình sự một số n-ớc trên thế giới
74
1.4.1 Luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức 74 1.4.2 Luật hình sự n-ớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 78 1.4.3 Luật hình sự Liên bang Nga 80
Ch-ơng 2: Thực tiễn quyết định hình phạt trong tr-ờng
2.2 Những nguyên nhân của các hạn chế của quyết định hình
phạt trong tr-ờng hợp phạm tội có tổ chức
106
2.2.1 Hạn chế về trình độ, năng lực, trách nhiệm của Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân ngành Tòa án
106
2.2.2 Hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến
quyết định hình phạt trong tr-ờng hợp phạm tội có tổ chức
109
Trang 5Ch-ơng 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quyết định Hình phạt trong tr-ờng hợp phạm tội có tổ chức
116
3.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến phạm tội
có tổ chức và quyết định hình phạt trong tr-ờng hợp phạm
3.1.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến quyết
định hình phạt trong tr-ờng hợp phạm tội có tổ chức
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bé luËt h×nh sù CTTP : CÊu thµnh téi ph¹m TNHS : Tr¸ch nhiÖm h×nh sù XHCN : X· héi chñ nghÜa
Trang 7Danh mục các biểu đồ
2.2 Số vụ án phạm tội có tổ chức và số bị cáo xét xử sơ thẩm
tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2010
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có tính nguy hiểm cao nhất Phạm tội có tổ chức được phân biệt với các hình thức đồng phạm khác bởi dấu hiệu có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cố ý cùng tham gia thực hiện một tội phạm Sự liên kết chặt chẽ đó tạo ra những điều kiện vật chất và tinh thần cho những người phạm tội có tổ chức hành động phạm tội một cách tinh vi, táo bạo và liều lĩnh hơn Đồng thời, sự bàn bạc thỏa thuận trước với nhau về kế hoạch thực hiện tội phạm, che giấu tội phạm làm cho chúng khó bị phát giác, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng
Trong phạm tội có tổ chức, tội phạm được thực hiện do sự hợp tác, nỗ lực của tất cả những người tham gia Hành vi của mỗi người là một khâu, một
bộ phận cần thiết trong hoạt động chung đó Do vậy, những người phạm tội
có tổ chức phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm Tuy nhiên, khi giải quyết trách nhiệm hình sự của những người phạm tội có tổ chức đòi hỏi phải có sự phân hóa trách nhiệm hình sự vì mỗi người phạm tội có tổ chức không chỉ có sự tham gia vào vụ đồng phạm với tính chất và mức độ khác nhau mà còn có những đặc điểm riêng về nhân thân Quyết định hình phạt trong phạm tội có tổ chức là một trường hợp quyết định hình phạt đặc biệt Tính chất đặc biệt của trường hợp này là ở chỗ Tòa án không chỉ định ra biện pháp xử lý tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi của một bị cáo đã thực hiện mà cho nhiều bị cáo trong một vụ án về một hoặc nhiều tội phạm mà họ đã cùng câu kết chặt chẽ để thực hiện Do vậy, khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức, Tòa án không chỉ tuân thủ các quy định về các căn cứ quyết định hình phạt áp dụng cho tất cả các trường hợp phạm tội nói chung mà còn phải tuân thủ các quy định đặc thù
áp dụng riêng cho trường hợp đồng phạm có tổ chức
Trang 9Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm Vì vậy, các quy định
về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm cũng chính là các quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức Ở nước
ta, ngay từ khi chưa có Bộ luật hình sự (BLHS), trong một số văn bản pháp luật cũng đã đề cập đến vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm và phạm tội có tổ chức Cho đến nay, trong cả hai BLHS, quyết định hình phạt trong phạm tội có tổ chức được chính thức quy định tại Khoản 4 điều 17 BLHS 1985 và được kế thừa tại Điều 53 BLHS 1999 Tuy nhiên, các quy định này của BLHS chỉ quy định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm mà chưa chỉ ra các căn cứ đặc thù được áp dụng để quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức Mặt khác, về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng quy định này còn tồn tại những quan điểm khác nhau về các căn cứ quyết định hình phạt riêng áp dụng trong trường hợp đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng Trong thực tiễn xét xử, một
số cơ quan điều tra, truy tố, xét xử có sự nhầm lẫn phạm tội có tổ chức với các hình thức đồng phạm khác, không có sự thống nhất trong các tiêu chí nhận dạng hình thức đồng phạm đặc biệt này Điều này cũng đã dẫn đến việc quyết định hình phạt không chính xác đối với người phạm tội Hơn nữa, khi các cơ quan tố tụng đã xác định đúng về trường hợp phạm tội có tổ chức thì lại có sự tranh chấp trong việc đánh giá tính chất của đồng phạm có tổ chức, tính chất, mức độ tham gia của từng người vào việc phạm tội Về mặt lý luận, các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về phạm tội có tổ chức còn quá chung chung, các dấu hiệu chủ yếu mang tính định tính Trong khi đó, các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật còn ít, tính cập nhật không cao Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống về mặt lý luận chế định quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức, trên cơ sở đó giải quyết những vướng mắc mà thực tiễn đặt ra, đề xuất những phương án hoàn thiện pháp luật về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức, đảm bảo sự nhận thức thống nhất trong thực thi pháp luật là vấn đề mang tính cấp bách, có ý
Trang 10nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức trong giai đoạn hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, dưới góc độ pháp lý hình sự, một số nhà hình sự học đã nghiên cứu về chế định quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức Đó là những công trình của các tác giả như: Giáo sư, Tiến sĩ Võ Khánh Vinh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Sơn, Tiến sĩ Trần Quang Tiệp, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Cảm, Tiến sĩ Dương Tuyết Miên Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu đề cập đến vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm và ở một chừng mực nhất định có nghiên cứu về vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức như là một trường hợp đặc biệt Hiện nay, chưa có một công trình độc lập nghiên cứu về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức với tư cách là một chế định độc lập với những đặc điểm về quyết định hình phạt riêng Vì vậy, quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức vẫn đang là một vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của đề tài là làm sáng tỏ về mặt lý luận một cách có
hệ thống và toàn diện về chế định quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức; phân tích một cách khoa học các căn cứ riêng áp dụng để quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm nói chung và phạm tội có
tổ chức nói riêng; đưa ra những dấu hiệu đặc thù để quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức; phân tích, đánh giá thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức để từ đó đóng góp về mặt khoa học giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xây dựng và
áp dụng pháp luật về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của chế định này
Trang 114 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn gồm các vấn đề lý luận và thực
tiễn pháp lý về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức theo Luật hình sự Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu là các vấn đề pháp lý có liên quan tới quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức trong luật hình sự Việt Nam trong Bộ luật hình sự năm 1999 dưới góc độ luật hình sự, cả lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài này là các thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài đăng trên tạp chí của các nhà khoa học - luật gia Việt Nam và nước ngoài
Ngoài ra để góp phần phân tích khoa học nhằm làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận và vai trò của hành vi nguy hiểm cho xã hội trong thực tiễn xác định tội phạm và định tội danh nêu trên tác giả còn sử dụng các văn bản pháp luật của Nhà nước, cũng như những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử trong các văn bản thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự do TANDTC và các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương ban hành mà ở các mức độ khác nhau các văn bản này đều có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin để từ đó soạn thảo, xây dựng, đề cập đến những vấn đề tương ứng dưới các luận điểm tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, củng cố pháp chế,
Trang 12tính tối thượng của pháp luật và bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền tự do của công dân bằng hệ thống tư pháp hình sự ở Việt Nam với tính chất là các giá trị xã hội cao quí nhất được thừa nhận chung vốn có của loài người và của nền văn minh nhân loại
Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng đồng bộ các phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp thống kê hình sự, phương pháp tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh v.v Trong
đó luận văn đặc biệt coi trọng các phương pháp hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học… qua đó rút ra những kết luận, đề xuất phù hợp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự có liên quan đến quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội
có tổ chức
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt trong trường
hợp phạm tội có tổ chức
Chương 2: Thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội
có tổ chức
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình
phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức
Trang 13Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC
1.1 PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC
1.1.1 Khái niệm phạm tội có tổ chức
Phạm tội có tổ chức lần đầu tiên được đề cập đến trong Thông tư số 442/TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ Trong Thông tư này, phạm tội có tổ chức được gọi là "Cướp đường hay trộm có tổ chức", "đánh bị thương
có tổ chức" Tuy nhiên, Thông tư lại không giải thích thế nào là "có tổ chức"
Pháp lệnh ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa (XHCN) và Pháp lệnh ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm sở hữu riêng của công dân, phạm tội có tổ chức chỉ được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt và không có định nghĩa cụ thể Điều này gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng pháp luật trong việc thực thi hai pháp lệnh trên Trước thực tế đó, ba ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án đã dự thảo Thông tư ngày 16/3/1973 hướng dẫn nhận thức thống nhất về hai pháp lệnh này Thông tư đã định hướng nhận thức về khái niệm phạm tội có tổ chức như sau:
… Phải xuất phát từ đặc điểm, tình hình phạm tội ở nước ta
mà hiểu như thế nào là phạm tội có tổ chức Đây là một hình thức cộng phạm của hai hay nhiều người, trong đó có một số tên cầm đầu hoặc đóng vai trò chủ chốt, cùng bàn bạc trước việc thực hiện một hoặc nhiều tội phạm nào đó, thủ đoạn phạm tội thường là tinh vi, xảo quyệt, vai trò của từng tên phân công giữa bọn chúng trong nhiều trường hợp có thể không dứt khoát, rõ ràng; Hoặc lợi dụng hay nấp dưới danh nghĩa một tổ chức công khai để bàn bạc về việc thực hiện tội phạm; hoặc có khi chúng không bàn bạc nhau trước,
Trang 14nhưng do quan hệ công tác hàng ngày nên hiểu ý đồ nhau rồi cùng hành động phạm tội, mặc nhiên cấu kết chặt chẽ Cần chú ý phân biệt hình thức phạm tội có tổ chức với hình thức cộng phạm thông thường trong đó không có sự bàn bạc, phân công chặt chẽ trước, không có vai trò cầm đầu chủ chốt, thủ đoạn phạm tội đơn giản [63, tr 239] Như vậy, theo dự thảo thông tư này, phạm tội có tổ chức trước tiên là một hình thức cộng phạm của hai hay nhiều người, trong đó có sự phân công vai trò của từng người cộng phạm, có vai trò cầm đầu, chủ chốt, có sự bàn bạc trước khi thực hiện một hay nhiều tội phạm, thủ đoạn phạm tội thường là tinh
vi xảo quyệt
Sau nhiều lần pháp điển hóa, tại Khoản 3 Điều 17 BLHS 1985 và
Khoản 3 Điều 20 BLHS 1999 đều quy định: "phạm tội có tổ chức là hình thức
đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm"
Việc BLHS ghi nhận định nghĩa phạm tội có tổ chức đánh dấu bước phát triển về kỹ thuật lập pháp hình sự, thể hiện thái độ nghiêm khắc của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh với hình thức đồng phạm có tính nguy hiểm cao này Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn còn chung chung, trừu tượng Cụm từ "câu kết chặt chẽ" được nhận định không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Vì vậy, sau khi BLHS 1985 lần đầu tiên quy định định nghĩa về phạm tội có tổ chức, ngày 16/11/1988 trong Nghị quyết 02/HĐTP hướng dẫn bổ sung Nghị quyết 02/HĐTP ngày 05/01/1986 đã giải thích:
Phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm Trong thực tế, sự câu kết này thể hiện dưới các dạng sau đây:
a) Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như đảng phái, hội đoàn phản động, băng ổ, nhóm trộm cướp…
có những tên chỉ huy, cầm đầu Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức
Trang 15phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội
b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước
c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm [65, tr 76]
Nghị quyết ra đời trong bối cảnh có nhiều cách hiểu khác nhau về phạm tội có tổ chức, nên có ý nghĩa thực tiễn to lớn Tuy nhiên, những hướng dẫn này chỉ nêu lên được những trường hợp điển hình của hình thức đồng phạm có tổ chức Hướng dẫn còn hạn chế khi chưa khái quát được những dấu hiệu chung của mọi trường hợp phạm tội có tổ chức Sau Nghị quyết này, không một văn bản pháp lý nào giải thích về khái niệm phạm tội có tổ chức
Khoản 3 Điều 20 BLHS 1999 kế thừa nguyên vẹn khái niệm phạm tội
có tổ chức đã được ghi nhận trong BLHS 1985, vì vậy những hướng dẫn trước đây vẫn có giá trị tham khảo tích cực Hiện nay, xung quanh khái niệm phạm tội
có tổ chức còn có nhiều ý kiến khác nhau về bản chất pháp lý của khái niệm này
- Quan điểm thứ nhất: Phạm tội có tổ chức phải có sự phân công vai
trò, nhiệm vụ khác nhau giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó có vai trò cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm Trước khi thực hiện tội phạm, những người đồng phạm có sự bàn bạc thống nhất về kế hoạch phạm tội một cách kỹ càng, chu đáo
- Quan điểm thứ hai: Không phải trong mọi trường hợp phạm tội có tổ
chức nào cũng đều nhất thiết phải có sự phân công vai trò khác nhau giữa những người đồng phạm, hay sự phân công vai trò khác nhau giữa những
Trang 16người đồng phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của hình thức phạm tội có tổ chức Do vậy, phạm tội có tổ chức có thể là trường hợp đồng phạm giản đơn
- Quan điểm thứ ba: Trong phạm tội có tổ chức, những người đồng
phạm phải có sự câu kết với nhau lâu dài, cùng nhau phạm nhiều tội hoặc phạm một tội nhưng nhiều lần
- Quan điểm thứ tư: Phạm tội có tổ chức phải là hình thức đồng phạm
có thông mưu trước, trong đó gồm một nhóm có từ hai người trở lên kết hợp với nhau trước khi phạm tội
Theo chúng tôi, các quan niệm trên về phạm tội có tổ chức là chưa thật sự chính xác Việc xác định những trường hợp phạm tội có tổ chức cần tránh hai xu hướng là xác định quá rộng hoặc xác định quá hẹp về khái niệm này
Ở quan điểm thứ nhất, các tác giả đã tuyệt đối hóa một mặt của vấn đề được nghiên cứu, đó là vai trò của những người đồng phạm Thực tiễn chỉ ra rằng việc phân công vai trò trong phạm tội có tổ chức là một dấu hiệu phổ biến nhưng không bắt buộc, dấu hiệu duy nhất Và ngoại diên của khái niệm phạm tội có tổ chức là quá hẹp nếu không xem là phạm tội có tổ chức chỉ vì không có
sự phân công vai trò người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức
Theo quan điểm thứ hai thì phạm tội có tổ chức có thể là trường hợp đồng phạm giản đơn, tức là không có sự phân công vai trò giữa người cầm đầu chỉ huy và người thực hiện tội phạm Theo chúng tôi, việc không có dấu hiệu đó thì không thể hiện được "tính có tổ chức" của hình thức đồng phạm đặc biệt này Quan điểm này là quá rộng về khái niệm phạm tội có tổ chức
Với quan niệm thứ ba, việc xác định một vụ án đồng phạm nào là phạm tội có tổ chức sẽ rất chặt chẽ Khi những người đồng phạm câu kết với nhau trong một thời gian dài, cùng nhau phạm nhiều tội hoặc phạm tội nhiều lần họ mới được xác định là phạm tội có tổ chức Theo quan niệm này, thì chỉ
Trang 17những vụ án phạm tội do những tổ chức tội phạm dạng "xã hội đen" thực hiện mới có thể được coi là phạm tội có tổ chức Như vậy, quan niệm này đã thu hẹp trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với những trường hợp có tính nguy hiểm cao cho xã hội, cần phải xử lý nghiêm khắc là trường hợp phạm tội có tổ chức như: có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm nhưng chỉ thực hiện một tội phạm [70, tr 29]
Quan niệm thứ tư là quan niệm quá rộng về phạm tội có tổ chức Nếu quan niệm như vậy sẽ không có sự phân biệt đồng phạm thường và đồng phạm đặc biệt Điều này sẽ dẫn đến xử lý nghiêm khắc thái quá những người đồng phạm Đồng phạm có tổ chức và đồng phạm có thông mưu trước là hai khái niệm có ngoại diên không hoàn toàn đồng nhất Nội hàm của khái niệm phạm tội có tổ chức chứa đựng những dấu hiệu của khái niệm đồng phạm có thông mưu trước nhưng có thêm những dấu hiệu khác nữa Xét về tính chất câu kết cũng như tính chất nguy hiểm cho xã hội, thì phạm tội có tổ chức có tính câu kết chặt chẽ hơn và cũng có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn
Vì vậy, căn cứ vào tinh thần của Nghị Quyết số 02/HĐTP ngày
16-11-1988 hướng dẫn bổ sung Nghị Quyết số 02/HĐTP ngày 5-1-1986 giải thích
về "sự câu kết" trong phạm tội có tổ chức và sự phân tích ở trên, chúng tôi
cho rằng: phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt Trong hình
thức đồng phạm này có sự phân công vai trò giữa người thực hành và người cầm đầu, chỉ huy trong việc thực hiện tội phạm Dấu hiệu phạm một tội nhiều lần, phạm nhiều tội và sự câu kết lâu dài không phải là dấu hiệu bắt buộc của hình thức đồng phạm này
Với quan niệm trên, phạm tội có tổ chức trước hết phải là một hình thức đồng phạm Do đó, phạm tội có tổ chức phải có những dấu hiệu của đồng phạm Đó là phải có từ hai người trở lên cùng cố ý tham gia thực hiện một tội phạm Tính chất đặc biệt của hình thức đồng phạm này được đặc trưng bởi dấu hiệu "có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng tham gia
Trang 18thực hiện tội phạm" Chính sự câu kết chặt chẽ này là đặc điểm quan trọng nhất nói lên tính chất và mức độ nguy hiểm cao hơn hẳn, đồng thời quy định
sự khác nhau về chất giữa phạm tội có tổ chức và các hình thức đồng phạm khác Đặc trưng này của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm của dấu
hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu khách quan Đây là điểm
đặc biệt thứ nhất của phạm tội có tổ chức so với các hình thức đồng phạm
khác
Như vậy, mức độ câu kết có chặt chẽ hay không là một căn cứ để phân biệt phạm tội có tổ chức và các hình thức đồng phạm khác Tại Khoản 3 Điều 20 BLHS 1999, cụm từ "câu kết chặt chẽ" hoàn toàn mang tính chất định tính, cho nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng pháp luật
Vì vậy, trong các văn bản giải thích pháp luật hoặc ngay trong BLHS cần lượng hóa vấn đề này để đảm bảo một cách hiểu thống nhất
Từ thực tiễn xét xử, dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo chúng tôi,
có thể đánh giá tính "câu kết chặt chẽ" qua các đặc trưng riêng về mặt khách quan và chủ quan của đồng phạm có tổ chức:
Về mặt khách quan, tính tổ chức chặt chẽ và tính kế hoạch thống nhất là hai thuộc tính phản ánh rõ bản chất, đặc trưng của tính câu kết chặt
chẽ trong phạm tội có tổ chức
Tính tổ chức chặt chẽ có thể được hiểu là: trước khi thực hiện tội
phạm, những người đồng phạm thường đã liên kết, tập hợp với nhau thành các băng, nhóm tội phạm với quy mô lớn nhỏ khác nhau Những băng, nhóm tội phạm này có phương hướng hoạt động trong một thời gian dài, chặt chẽ Giữa những người đồng phạm có sự phân công vai trò giữa người cầm đầu, chỉ huy và người thực hành trong việc thực hiện tội phạm, mỗi người đều chịu
sự điều khiển chung thống nhất Hay nói cách khác, trong hình thức đồng phạm này tồn tại quan hệ giữa "người quản lý" và "người bị quản lý" trong đó yếu tố chỉ huy - phục tùng được xác lập Nói đến quan hệ chỉ - huy phục tùng
Trang 19là nói đến mối quan hệ giữa những người cầm đầu và những người khác trong
tổ chức, quan hệ giữa người ra lệnh và người thực thi mệnh lệnh Hơn nữa, tính tổ chức chặt chẽ này còn được biểu hiện ở tính ổn định trong sự phân công vai trò chỉ huy, cầm đầu và vai trò người thực hành Nếu trong hình thức đồng phạm thông thường, vai trò chỉ huy, cầm đầu có thể có sự thay đổi khi thực hiện các tội phạm khác nhau nhưng trong đồng phạm có tổ chức, vai trò này thường do một hoặc một vài cá nhân đảm nhiệm một cách chuyên nghiệp
Vì vậy, sự tập trung sức lực, trí tuệ, sự phối hợp, tương trợ giữa những người đồng phạm có tổ chức không những cho phép họ thực hiện tội phạm một cách thuận lợi, mà còn có thể thực hiện nhiều tội phạm, gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và dễ dàng che giấu dấu vết phạm tội hay lẩn tránh sự điều tra, khám phá của các cơ quan bảo vệ pháp luật
Việc nhận định phương hướng hoạt động lâu dài, chặt chẽ để cùng nhau thực hiện tội phạm của những người phạm tội có tổ chức là những nhận định ý thức chủ quan chứ không nhất thiết phương hướng đó phải được hiện thực hóa Do vậy, khi họ có ý thức câu kết với nhau lâu dài, chặt chẽ thì nên coi là phạm tội có tổ chức, mặc dù họ có thể chỉ thực hiện một tội phạm cụ thể nào thì bị phát hiện, bắt và truy cứu TNHS Do đó, số lần phạm tội, loại tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của hình thức phạm tội có tổ chức
Bên cạnh thuộc tính có tổ chức chặt chẽ, để được coi là phạm tội có
tổ chức, về mặt khách quan phạm tội có tổ chức đòi hỏi phải có "tính có kế hoạch thống nhất" Trong những vụ phạm tội có tổ chức, tội phạm được thực hiện bao giờ cũng có kế hoạch từ trước Những người tham gia thực hiện tội phạm có sự tính toán chu đáo, kỹ càng, đầy đủ và thống nhất từ khi chuẩn bị thực hiện tội phạm cho đến khi thực hiện xong tội phạm và có thể
có kế hoạch che giấu tội phạm Điều này cho thấy phạm tội có tổ chức luôn
là hình thức đồng phạm có thông mưu trước
Trang 20Về mặt chủ quan, phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có
thông mưu trước ở mức độ cao Sự cố ý cùng liên kết về mặt ý thức của những người phạm tội có tổ chức khi bàn bạc thỏa thuận kế hoạch và phân công vai trò đã hình thành nên mối quan hệ và tính thống nhất trong hành động của họ Mối quan hệ này rất chặt chẽ và bền vững Trong ý thức chủ quan của mỗi người tham gia thực hiện tội phạm, mục đích phạm tội được hằn sâu Do vậy, mỗi khi ý thức phạm tội được nêu ra thì mỗi thành viên đều chấp nhận tuyệt đối, cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận phương pháp, cách thức thực hiện và che giấu tội phạm tối ưu Trên cơ sở đó, trong quá trình thực hiện tội phạm, mỗi người tham gia thực hiện tội phạm tìm cách hỗ trợ những người đồng phạm khác và nỗ lực thực hiện hoạt động của mình nhằm đạt được kết quả phạm tội đã đề ra
Điểm đặc biệt thứ hai của hình thức đồng phạm có tổ chức thể hiện ở
cách thức ghi nhận tình tiết này trong BLHS Phạm tội có tổ chức được coi là tình tiết tăng nặng Tình tiết này không những được quy định là tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều 48 BLHS mà còn được quy định là tình tiết định khung hình phạt của nhiều tội phạm cụ thể trong phần riêng BLHS Ngoài ra, với tính đặc trưng bởi sự câu kết chặt chẽ trong quá trình chuẩn bị, thực hiện và che giấu tội phạm mà tình tiết "phạm tội có tổ chức" còn được nhà làm luật quy định là tình tiết định tội của tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm
BLHS Ví dụ: Điều 82 BLHS 1999 quy định: "Người nào hoạt động vũ trang
hoặc dùng bạo lực có tổ chức " Những tội phạm được luật hình sự quy định
với dấu hiệu định tội là tình tiết "phạm tội có tổ chức" thông thường là những tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm có thông mưu trước Hơn nữa, những tội phạm này có dấu hiệu đặc trưng để phân biệt với các tội phạm khác là sự phân công vai trò giữa người ra lệnh - người thực hiện mệnh lệnh, phương hướng hoạt động phạm tội thường lâu dài, bền vững và sự thống nhất
ở mức độ cao trong kế hoạch thực hiện tội phạm của những người tham gia thực hiện tội phạm
Trang 21Điểm đặc biệt thứ ba của phạm tội có tổ chức là nội dung và cách thức
xác định một vụ phạm tội có sự tham gia của nhiều người là phạm tội có tổ chức Như phân tích ở trên, để khẳng định một vụ án có sự tham gia của nhiều người là phạm tội có tổ chức thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được hai vấn đề: 1 Đây là một vụ đồng phạm; 2 Có sự câu kết chặt chẽ giữa những người tham gia thực hiện tội phạm
Tuy nhiên, với sự thể hiện của dấu hiệu có sự câu kết chặt chẽ trên cả hai phương diện khách quan và chủ quan của hình thức đồng phạm này thì việc chứng minh hai vấn đề trên thực tế chỉ còn là làm rõ dấu hiệu "câu kết chặt chẽ" Ngoài ra, để đánh giá tính chất câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm không thể căn cứ vào những sự kiện riêng lẻ, những quan hệ diễn
ra trong một thời gian ngắn như trong trường hợp xác định một vụ án đồng phạm được
1.1.2 Phân biệt khái niệm "phạm tội có tổ chức" với một số khái niệm khác có liên quan
"Phạm tội có tổ chức", "tổ chức tội phạm", "tội phạm có tổ chức", tội phạm có sử dụng cụm từ "tổ chức" là những khái niệm khác nhau, có nội hàm giáp ranh với nhau nhưng không đồng nhất với nhau Tuy nhiên, do sự gần gũi về mặt thuật ngữ và việc không hiểu đúng bản chất các khái niệm sẽ dẫn đến thực tế sử dụng những khái niệm khác nhau cho cùng một vấn đề cần diễn tả Tìm hiểu những khái niệm này trong sự so sánh với khái niệm phạm tội có tổ chức có ý nghĩa làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, xác lập ranh giới xác định trường hợp phạm tội có tổ chức Sau đây, chúng ta lần lượt tìm hiểu các khái niệm này:
Tổ chức tội phạm (tổ chức phạm tội)
Trong những năm qua, để đối phó với những nỗ lực tích cực nhằm đấu tranh chống tội phạm của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì bọn phạm tội với ý thức lẩn tránh pháp luật đã tìm ra những thủ đoạn liên kết mới
Trang 22Trong đó, hình thức liên kết thành nhóm, mà tổ chức tội phạm là một điển hình đang được những người phạm tội sử dụng khá phổ biến
Tuy nhiên, cho đến nay, pháp luật hình sự Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa pháp quy cho khái niệm tổ chức tội phạm Thực tế trên tạo ra nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau về khái niệm này
Nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước trên thế giới cho thấy, pháp luật của các nước này đã quy định về tổ chức tội phạm trực tiếp trong BLHS Chẳng hạn: BLHS Cộng hòa Pháp quy định tổ chức tội phạm và TNHS của người tham gia tổ chức đó tại Khoản 1 Điều 450; BLHS sửa đổi năm 1997 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định tại Điều 26; BLHS Liên bang Nga có hiệu lực ngày 01/03/1996 quy định tại Khoản 4 Điều 36
Từ thực tiễn pháp luật hình sự Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp hình sự của các nước trên thế giới, chúng tôi thống nhất với quan điểm của các nhà nghiên cứu cho rằng cần phải ghi nhận "tổ chức tội phạm" là một chế định trong BLHS Việt Nam
Tuy nhiên, để có thể đưa ra một khái niệm "tổ chức tội phạm" có tính khái quát cao và chính xác về mặt khoa học và phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm thì phải đáp ứng được ba yêu cầu cơ bản: xác định được phạm vi, cơ cấu của tổ chức đó bao gồm cái gì, chỉ ra được những cơ sở mà dựa vào đó nó được thành lập và nêu lên được mục đích của nó để làm gì [7, tr 160-161]
Thuật ngữ "tổ chức" với vai trò là một danh từ có nghĩa là "một tập hợp
những người được tổ chức lại, hoạt động vì quyền lợi chung, nhằm mục đích chung" Mặt khác, trong khái niệm "tổ chức tội phạm" hay "tổ chức phạm tội"
thì "tội phạm" hay "phạm tội" có chức năng là một danh từ Vì vậy, dưới góc độ ngôn ngữ, khái niệm tổ chức tội phạm có thể được hiểu là một nhóm người được tập hợp lại, nhằm mục đích thực hiện tội phạm vì quyền lợi chung nào đó
Trang 23Một vấn đề khác được đặt ra trong quá trình nghiên cứu khái niệm tổ
chức tội phạm là phải xác định rõ tính mục đích của tổ chức này Hiện nay,
xung quanh vấn đề này còn có nhiều quan điểm khác nhau:
- Quan điểm thứ nhất: Tội phạm mà tổ chức tội phạm thực hiện bắt
buộc là tội phạm rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng Với đặc trưng này, những tập hợp người được thành lập ra để thực hiện những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng thì không được thừa nhận là tổ chức tội phạm
- Quan niệm thứ hai: Mục đích của tổ chức tội phạm là thực hiện tội phạm
mà không cần đề cập đến vấn đề tội phạm đó có là tội nghiêm trọng hay không
Lập luận cho quan điểm thứ nhất các tác giả cho rằng: thực tế cho thấy, tổ chức tội phạm được hình thành để phạm những tội nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng Giả thuyết cho rằng tổ chức phạm tội có thể thực hiện tội ít nghiêm trọng chỉ hoàn toàn mang tính lý thuyết chứ không bao giờ xảy
ra trên thực tế [57, tr 39] Chúng tôi đồng ý với lập luận trên của các tác giả, nhưng việc sử dụng dấu hiệu tội phạm mà tổ chức tội phạm hướng tới thực hiện
là một căn cứ để nhận dạng tổ chức tội phạm là không hợp lý Việc quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho cơ quan tố tụng trong thực tế xác định tổ chức tội phạm Các cơ quan này sẽ phải căn cứ vào dấu hiệu mục đích mà tổ chức tội phạm hướng đến thực hiện để xem xét nó có phải là tổ chức tội phạm hay không Chúng tôi nhất trí với quan điểm thứ hai, vì những đặc trưng của tổ chức tội phạm đã thể tính nguy hiểm cao của loại tổ chức này Do đó, sự hiện hữu của tổ chức này đã thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại lớn cho xã hội, bất kể tổ chức này thực hiện loại tội phạm
gì
Tóm lại, với những phân tích ở trên, tổ chức tội phạm có những đặc trưng sau để phân biệt với hình thức đồng phạm có tổ chức:
Thứ nhất, tổ chức tội phạm phải là một tổ chức được kết cấu chặt chẽ
hoặc rất chặt chẽ, có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các thành viên Vì vậy, để đạt mục đích phạm tội, các thành viên cùng nhau
Trang 24phối hợp, điều chỉnh sự đóng góp cá nhân và hậu quả phạm tội chung So sánh với phạm tội có tổ chức, thì phạm tội có tổ chức bao gồm cả trường hợp phân công vai trò, nhiệm vụ rõ ràng và cả trường hợp không dứt khoát rõ ràng Điều này cho chúng ta khẳng định tính thống nhất ở mức độ cao hơn của tổ chức tội phạm so với phạm tội có tổ chức
Thứ hai, tổ chức tội phạm có một cơ cấu ổn định về mặt tổ chức, luôn
chịu sự điều hành của một nhóm thủ lĩnh Chính sự điều hành này đảm bảo tính liên kết và sự phối hợp thống nhất rất chặt chẽ của các thành viên Còn phạm tội có tổ chức thì đặc trưng này thể hiện ở mức độ thấp hơn Trong phạm tội có tổ chức có thể có một vài tên giữ vai trò người tổ chức nhưng cũng có trường hợp vai trò này được thể hiện mờ nhạt, không cụ thể
Thứ ba, tổ chức tội phạm thường có hạ tầng cơ sở riêng như: trụ sở, chi
nhánh, vốn và cơ sở kinh doanh, hệ thống thông tin, kho vũ khí… đảm bảo cho
tổ chức tội phạm hoạt động mang tính ổn định thường xuyên trên một địa bàn xác định Đối với phạm tội có tổ chức, nội dung này biểu hiện ở mức độ thấp
- Từ góc độ luật hình sự: Tội phạm có tổ chức là khái niệm dùng để
chỉ những tội phạm do tổ chức tội phạm, nhóm phạm tội có tổ chức chuyên nghiệp thực hiện
Trang 25- Từ góc độ tội phạm học: Tội phạm có tổ chức là hoạt động tội phạm
nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện bởi một nhóm tội phạm có cơ cấu tổ chức rõ ràng và khá chặt chẽ; có hệ thống mối quan hệ rộng rãi, trong đó có mối quan hệ với các phần tử biến chất trong các cơ quan Nhà nước, đặc biệt với các cơ quan bảo vệ pháp luật
- Từ góc độ của tội phạm học và luật hình sự: Tội phạm có tổ chức là
tội phạm nghiêm trọng do nhiều người tiến hành và coi hoạt động phạm tội là phương thức tồn tại; câu kết chặt chẽ trong cơ cấu lực lượng lớn; có kỷ luật nghiêm khắc; hoạt động vừa bí mật, tinh vi, vừa trắng trợn, tàn bạo trên một địa bàn rộng lớn, đôi khi vượt khỏi biên giới quốc gia; đe dọa nghiêm trọng đối với chính quyền nhà nước cũng như đời sống chính trị, kinh tế và đạo đức xã hội
Theo chúng tôi, việc tiếp cận tội phạm có tổ chức dưới góc độ luật
hình sự giúp chỉ ra được tính "tội phạm" của khái niệm này - mối quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội, song lại không phản ánh được những đặc trưng của tội phạm có tổ chức Ngược lại, ở quan điểm thứ hai, các tác giả đã làm sáng tỏ được bản chất pháp lý của tội phạm có tổ chức, nhưng nếu theo quan niệm này thì tất cả các tội phạm được thực hiện bằng hình thức phạm tội có tổ chức đều bị coi là tội phạm có tổ chức Quan điểm thứ ba hợp lý trong việc xác định tội phạm có tổ chức không chỉ là một khái niệm của luật hình sự mà còn là khái niệm của tội phạm học Nhưng quan điểm này lại chỉ thừa nhận những tội phạm nào do một tổ chức tội phạm thực hiện mới là tội phạm có tổ chức Bởi
vì chỉ có tổ chức tội phạm mới có sự câu kết chặt chẽ, bền vững giữa các thành viên của tổ chức, mới có cơ cấu lực lượng lớn, mới có mục đích thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Tóm lại, trên cơ sở phân tích ở trên, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh với tội phạm có tổ chức, chúng tôi cho rằng tội phạm có tổ chức là khái niệm được sử dụng trong cả hai lĩnh vực tội phạm học và luật hình sự Từ góc độ
Trang 26của luật hình sự, để xây dựng khái niệm tội phạm có tổ chức phải xuất phát từ những cơ sở sau:
- Tội phạm có tổ chức là tội phạm theo quy định của BLHS
- Khái niệm tội phạm có tổ chức muốn được thừa nhận phải phản ánh đầy đủ những dấu hiệu bản chất của tội phạm có tổ chức
- Khái niệm tội phạm có tổ chức không được trái, không được mâu thuẫn với khái niệm tội phạm được quy định tại điều 8 BLHS 1999
- Cụm từ "có tổ chức" dùng để chỉ tính chất của tội phạm đó Điều đó
có nghĩa là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do một tổ chức tội phạm, nhóm phạm tội có tổ chức thực hiện
Từ những cơ sở trên, có thể đưa ra định nghĩa tội phạm có tổ chức như
sau: Tội phạm có tổ chức là hệ thống những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có
lỗi, phải chịu hình phạt do một nhóm tội phạm có cơ cấu tổ chức rõ ràng, chặt chẽ, cố ý xâm hại những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ
Như vậy, tội phạm có tổ chức có thể do tổ chức tội phạm hoặc nhóm
phạm tội có tổ chức chuyên nghiệp thực hiện
Khái niệm phạm tội có tổ chức được phân biệt với các tội phạm có sử dụng cụm từ "tổ chức" ở những điểm sau:
Trang 27Thứ nhất, phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm đặc biệt vì
vậy điều kiện tiên quyết đối với phạm tội có tổ chức là phải có từ hai người trở lên và có sự câu kết chặt chẽ giữa những người này Trong khi đó, đối với các tội phạm sử dụng cụm từ "tổ chức" chỉ cần một người có hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm (CTTP) của tội này là có thể phạm tội này "Tổ chức" ở các tội phạm có sử dụng cụm từ "tổ chức" là dấu hiệu về hành vi phạm tội Đó là các hành vi tập hợp người, công cụ, phương tiện, lựa chọn địa điểm, sắp xếp tiến trình, loại bỏ trở ngại, khó khăn Do vậy, nếu có nhiều người cùng cố ý tham gia thực hiện tội phạm có sử dụng cụm từ "tổ chức" thì cũng không cần có sự cấu kết chặt chẽ giữa họ thì mới cấu thành tội này Nhưng khi những người đồng phạm này có sự cấu kết chặt chẽ với nhau thì những người này là đồng phạm của tội đó dưới hình thức phạm tội có tổ chức Việc giải quyết vụ án này tương tự như các vụ án phạm tội có tổ chức khác
Thứ hai, cơ sở TNHS của phạm tội có tổ chức là điều luật cụ thể quy
định tội phạm mà những người đồng phạm tham gia thực hiện và điều luật quy định về chế định đồng phạm Trong khi đó, việc xác định TNHS đối với trường hợp phạm tội cụ thể có sử dụng cụm từ "tổ chức" chỉ cần căn cứ vào điều luật quy định tội phạm đó
Thứ ba, trong trường hợp phạm tội có tổ chức, những người tham gia
thực hiện tội phạm cùng phạm một tội Nhưng trong tội phạm có sử dụng cụm
từ "tổ chức", thì người có hành vi tổ chức là người phạm tội này, còn người được tổ chức thực hiện tội phạm khi có hành vi phạm pháp thì chỉ là vi phạm hành chính hoặc tội phạm nhưng là những tội khác như: tội đánh bạc, tội đua
xe trái phép, tội sử dụng trái phép chất ma túy,…
Như vậy, cùng với pháp luật Việt Nam, pháp luật các nước trên thế giới cũng có sự ghi nhận về mặt pháp lý định nghĩa của khái niệm phạm tội có
tổ chức Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, phạm tội có tổ chức là một chế
Trang 28định đã xuất hiện từ rất sớm Những điều trên phản ánh sự quan tâm ở mức độ đáng kể của pháp luật đối với hình thức đồng phạm đặc biệt này Trong số những hình thức đồng phạm, phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm nguy hiểm nhất, được phân biệt với các hình thức đồng phạm khác bởi dấu hiệu "có sự câu kết chặt chẽ" Đặc điểm này vừa thể hiện mức độ liên kết chặt chẽ về mặt chủ quan, vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ về mặt khách quan của trường hợp phạm tội có tổ chức
1.2 QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CÓ
TỔ CHỨC
1.2.1 Khái niệm quyết định hình phạt
Nghiên cứu lịch sử phát triển pháp luật hình sự của nước ta cho thấy, trước đây, thuật ngữ "quyết định hình phạt" được biết đến với tên gọi là
"lượng hình" Sau khi BLHS năm 1985 ra đời và có hiệu lực ngày 01/01/1986, tại Điều 17 Khoản 4 thuật ngữ "quyết định hình phạt" được chính thức ghi nhận, thay thế thuật ngữ "lượng hình" Đến BLHS 1999, thuật ngữ này vẫn tiếp tục được sử dụng và ghi nhận trong BLHS Mặc dù, thuật ngữ quyết định hình phạt đã có thời gian dài được sử dụng nhưng vẫn chưa có một văn bản pháp luật hình sự nào đưa ra định nghĩa về khái niệm này Việc nghiên cứu, xây dựng định nghĩa về thuật ngữ này hầu như chỉ được các nhà khoa học luật hình sự quan tâm Tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự hiện nay, cũng có khá nhiều quan điểm về khái niệm quyết định hình phạt, nhưng tựu chung lại, khái niệm quyết định hình phạt có thể được hiểu theo hai nghĩa:
nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Quyết định hình phạt theo nghĩa hẹp là việc "Tòa án lựa chọn loại
hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) với mức độ cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội"
[18] Hay nói cách khác, quyết định hình phạt theo nghĩa hẹp là quyết định hình phạt chính và quyết định hình phạt bổ sung
Trang 29Quyết định hình phạt theo nghĩa rộng bao gồm: quyết định hình phạt
chính, quyết định hình phạt bổ sung, quyết định biện pháp chấp hành hình phạt, quyết định các biện pháp tư pháp với mục đích thay thế hoặc hỗ trợ cho hình phạt
Một số tác giả còn cho rằng, quyết định hình phạt có thể được hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa là quyết định biện pháp xử lý đối với người phạm tội Theo đó, quyết định hình phạt được hiểu là hoạt động tiếp theo của giai đoạn định tội danh của Tòa án Theo nghĩa này, quyết định hình phạt còn bao gồm cả việc quyết định miễn TNHS và quyết định miễn hình phạt
Tác giả cho rằng, khi quyết định hình phạt, luật hình sự nước ta luôn luôn xuất phát từ nguyên tắc tương xứng giữa hình phạt và mức độ tội phạm Hình phạt phải là hậu quả thực tế của tội phạm Hay nói cách khác, hình phạt
là hậu quả tất yếu mà người phạm tội phải gánh chịu khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm Do vậy, khi quyết định hình phạt, Tòa án không thể không cân nhắc một cách toàn diện các tình tiết của tội phạm từ các biểu hiện khách quan, bên ngoài như hành vi, hậu quả, mối quan
hệ nhân quả, công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm phạm tội đến những đặc điểm chủ quan, cũng như nhân thân người phạm tội Hình phạt chỉ được quyết định trên cơ sở sự đánh giá thống nhất giữa các đặc điểm khách quan và chủ quan của tội phạm Việc quá coi trọng hay xem nhẹ một mặt nào đó sẽ làm mất tính đúng đắn, công bằng của hình phạt được quyết định và tất nhiên mục đích của hình phạt cũng sẽ bị hạn chế Bởi vậy, khi quyết định hình phạt, Tòa án phải thực hiện nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội Tức là, trên cơ sở quy định pháp luật, ý thức pháp luật mà quyết định loại và mức hình phạt tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội Hình phạt mà Tòa án lựa chọn phải trong phạm vi chế tài của điều luật quy định TNHS đối với tội phạm đó, đảm bảo sự thống nhất về đường lối đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần tăng cường pháp chế XHCN
Trang 30Đối với hình phạt chính, nếu trong khung hình phạt nhà làm luật quy
định nhiều loại hình phạt khác nhau thì khi quyết định hình phạt, Tòa án lựa chọn một loại hình phạt và quyết định mức hình phạt trong phạm vi giới hạn tối thiểu và tối đa của khung hình phạt đối với loại hình phạt đó để áp dụng đối với người phạm tội Đối với một số loại hình phạt không quy định thời hạn như cảnh cáo, trục xuất, tù chung thân hoặc tử hình thì quyết định hình phạt thực chất chỉ là việc lựa chọn hình phạt mà thôi, không có bước ấn định mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người phạm tội
Đối với hình phạt bổ sung, việc quyết định hình phạt được thực hiện
tương tự như hình phạt chính, tức là Tòa án lựa chọn loại và quyết định mức hình phạt trong phạm vi cho phép của khung hình phạt để áp dụng kèm theo hình phạt chính nhằm mục đích bổ sung cho hình phạt chính, mở rộng khả năng pháp lý cho Tòa án có thể lựa chọn hình phạt phù hợp với tính chất mức
độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và đặc điểm nhân thân người phạm tội Tuy nhiên, quyết định hình phạt chính vẫn là nội dung cơ bản của quyết định hình phạt và quy định bản chất của khái niệm này
Nghiên cứu khái niệm quyết định hình phạt, chúng tôi cho rằng, miễn TNHS là một nội dung của giai đoạn quyết định hình phạt nhưng không chỉ thuộc về giai đoạn quyết định hình phạt Miễn TNHS là việc hủy bỏ hậu quá pháp lý hình sự của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình
sự cấm đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm Hay nói cách khác, miễn TNHS là không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội
họ đã thực hiện Phụ thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự, miễn TNHS có thể
do một cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền nhất định áp dụng (cơ quan Điều tra với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát hoặc Tòa án) khi
có đầy đủ các căn cứ có tính chất bắt buộc hoặc tùy nghi do pháp luật quy định Vì vậy, miễn TNHS là một nội dung của hoạt động quyết định hình phạt nhưng không chỉ thuộc về giai đoạn quyết định hình phạt mà còn có thể thuộc
Trang 31về các giai đoạn định tội danh và có thể được thực hiện bởi các cơ quan tư pháp hình sự (không chỉ Tòa án) căn cứ vào các giai đoạn tố tụng tương ứng
Tuy nhiên, nên coi miễn hình phạt hoàn toàn thuộc về giai đoạn quyết
định hình phạt Điều 54 BLHS quy định: "Người phạm tội có thể được miễn
hình phạt trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức miễn TNHS" Như vậy, miễn hình phạt bản chất là việc hủy bỏ biện pháp
cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất cho người bị kết án mà lẽ ra Tòa án phải tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người này Miễn hình phạt thể hiện ở việc Tòa án không quyết định hình phạt trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người phạm tội Miễn hình phạt thuộc về giai đoạn quyết định hình phạt vì miễn hình phạt chỉ được thực hiện sau khi Tòa
án đã tiến hành định tội danh Khi người phạm tội xứng đáng được khoan hồng đặc biệt, đồng thời sự khoan hồng đó chưa đến mức được miễn TNHS
và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 thì Tòa án quyết định miễn hình phạt cho bị cáo, hay nói cách khác, Tòa án không lựa chọn loại và mức hình phạt áp dụng đối với bị cáo
Một vấn đề nữa mà chúng ta cần làm rõ để hiểu chính xác nội hàm khái niệm quyết định hình phạt là việc xác định giai đoạn định khung hình phạt có thuộc về hoạt động quyết định hình phạt không? Chúng tôi cho rằng, cần coi giai đoạn định khung hình phạt là một trình tự của hoạt động quyết định hình phạt, thuộc về hoạt động quyết định hình phạt Bởi vì định khung hình phạt là việc làm được thực hiện sau khi xác định xong định tội danh và là hoạt động đầu tiên xác định giới hạn tối thiểu và tối đa của hình phạt theo khung hình phạt được phép áp dụng, trên cơ sở giới hạn luật định, hình phạt
cụ thể sẽ được quyết định Mặt khác, việc định tội danh phải được thực hiện trên cơ sở cấu thành tội phạm cơ bản chứ không phải là các cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ Chỉ trên cơ sở định tội danh xong, cơ quan tố
Trang 32tụng mới phải xác định khung hình phạt (nếu điều luật về tội phạm cụ thể chỉ
có một khung hình phạt thì Tòa án đương nhiên không phải xác định khung hình phạt) Khi định khung hình phạt, Tòa án dựa vào các tình tiết giảm nhẹ
và tăng nặng định khung Định khung hình phạt sai sẽ dẫn đến hình phạt quyết định sai và định khung hình phạt sai sẽ làm thay đổi tội danh mà các bị cáo đã phạm Như vậy, định khung hình phạt ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định hình phạt Do đó, chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng định khung hình phạt thuộc về hoạt động quyết định hình phạt
Từ những sự phân tích trên, chúng tôi cho rằng định nghĩa khái niệm
quyết định hình phạt cần được hiểu toàn diện như sau: Quyết định hình phạt
là hoạt động thực tiễn của Tòa án do Hội đồng xét xử thực hiện căn cứ vào các quy định pháp luật hình sự, trên cơ sở kết quả của hoạt động định tội danh để xác định biện pháp xử lý tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của người phạm tội Trong quyết định hình phạt, Tòa
án quyết định miễn TNHS, miễn hình phạt hoặc xác định khung hình phạt, quyết định loại và mức hình phạt hay biện pháp tư pháp thay thế hình phạt cụ thể được quy định trong luật hình sự để áp dụng đối với người phạm tội thể hiện trong bản án kết tội đối với họ
1.2.2 Khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội
có tổ chức
Pháp luật hình sự Việt Nam không có quy định riêng về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức ngoài các quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Vì vậy, các quy định pháp luật về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm cũng chính là những quy định được áp dụng để quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức
Trang 33Cùng với sự thay đổi, phát triển của đất nước, cũng như các chế định khác của luật hình sự Việt Nam, chế định quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức nói riêng và chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm nói chung đã được quy định trong luật hình sự Việt Nam và dần được quy định hoàn thiện
Ngay từ thời kỳ phong kiến, đồng phạm trong luật hình sự phong kiến được coi là tòng phạm Người đồng phạm được xác định thành người cầm đầu, người chủ mưu, người chính phạm và người a tòng Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm đã được đề cập đến Điều 35 Quốc triều hình
luật quy định: "nhiều người cùng phạm một tội thì lấy người khởi xướng làm
đầu, người a tòng được giảm một bậc" [44, tr 46] Trong trường hợp này,
chính phạm vừa là thủ phạm thực tế, vừa chịu trách nhiệm nặng hơn cả Cũng theo Bộ luật Hồng Đức, người chủ mưu hay thủ phạm về tinh thần thì bị xử lý ngang hàng với người thủ phạm Trong một số trường hợp nhất định, người chủ mưu còn bị xử lý nặng hơn người khác (Điều 103) Như vậy, mặc dù ở mức độ sơ lược nhưng Quốc triều hình luật đã bước đầu có sự phân hóa về đường lối xử lý đối với những người đồng phạm Đây có thể coi là một tiến
bộ rất lớn của Bộ luật Hồng Đức
Dưới thời Pháp thuộc, chế định quyết định hình phạt được quy định trong các Bộ Hình luật Canh cải 1912, Bộ Hình luật Trung Việt 1933 Nếu như trong Bộ Hình luật Canh cải 1912, nhà làm luật quy định TNHS giống nhau giữa những người đồng phạm mà không có sự phân hóa TNHS thì ở Bộ hình luật Trung Việt 1933 đã có sự phân hóa TNHS của những người đồng phạm mặc dù ở mức độ còn đơn giản Cụ thể như sau:
Điều 59 Hình luật Canh cải quy định: "Các người tòng phạm trọng tội
hay khinh tội đều bị phạt đồng hình với người chính phạm trừ khi luật quy định khác" Như vậy, TNHS của người tòng phạm cũng giống như chính phạt
Hình luật Canh cải đã không cá thể hóa hình phạt đối với những người đồng phạm Hình phạt áp dụng cho những người đồng phạm có tình chất cào bằng,
Trang 34không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của từng người đồng phạm
Điều 68 Hình luật Trung Việt quy định: Khi nào nhiều người đồng
can một tội đại hình hoặc trừng trị mà xét rõ là đúng tội thời chiểu theo hướng lệ, quan Tòa án phải xét trong những người ấy hoặc một người hoặc nhiều người là chính yếu phạm còn những người khác thời cho tùng phạm mà nghĩ xử tội bằng phân nửa tội người chánh phạm trừ ra khi nào luật có định riêng ra Như vậy, Bộ hình luật Trung Việt đã phân hóa TNHS giữa người
chính phạm và người tòng phạm Theo đó, người chính phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn người tòng phạm
Sau cách mạng tháng Tám thành công, thời gian đầu các Tòa án quyết
định hình phạt trong trường hợp đồng phạm theo nguyên tắc "Người tòng phạm
hoặc oa trữ những tang vật của các tội phạm cũng bị xử như chính phạm" Quy
định nguyên tắc này, nhà làm luật mong muốn thực hiện sự trấn áp bằng pháp luật hình sự đối với những tham gia gián tiếp vào việc thực hiện tội phạm Tuy nhiên, nguyên tắc này tiếp tục có điểm hạn chế là không phân hóa TNHS của những người đồng phạm Người tòng phạm cũng bị xử lý như người chính phạm mặc dù tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau
Trong giai đoạn tiếp theo, các văn bản pháp luật hình sự được ban hành có sự phát triển hơn, hoàn thiện hơn so với những văn bản pháp luật trước đó Các quy định về chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm đã có sự tiến bộ rõ rệt, cụ thể như: đã có sự phân biệt giữa các hình thức đồng phạm khác nhau và tương ứng với các hình thức đồng phạm thì hình thức xử lý cũng khác nhau; đã có sự phân biệt giữa các vai trò của những người đồng phạm để từ đó có đường lối xử lý khác nhau; đã có sự phân biệt giữa hành vi oa trữ có sự hứa hẹn trước là đồng phạm, nếu không có sự hứa hẹn trước thì cấu thành một tội phạm độc lập để tự đó phân hóa đường lối
xử lý
Trang 35Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, để đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn, BLHS năm 1985 được ban hành Bộ luật đã chính thức ghi nhận chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Điểm tiến bộ của BLHS năm 1985 so với những văn bản pháp luật trước đó là nhà làm luật đã đưa ra các căn cứ quyết định hình phạt Khoản 4 Điều 17 quy định các căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm bao gồm: tính chất của đồng phạm; Tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ TNHS của từng người đồng phạm Ngoài ra, BLHS còn quy định về đường lối xử lý đối với
những người đồng phạm tại Điều 3 Đó là "nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu,
chỉ huy khoan hồng đối với người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra"
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đưa đến những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội và nhu cầu về một Bộ luật mới, tiến bộ hơn để
có khả năng giải quyết những vấn đề mới của thực tiễn được đặt ra cấp bách Đáp ứng đòi hỏi đó, BLHS năm 1999 ra đời Điểm mới của BLHS 1999 khi quy định về chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm là nhà làm luật đã tách Khoản 4 Điều 17 của BLHS 1985 ra khỏi chế định đồng phạm
và quy định thành một trường hợp đặc biệt của quyết định hình phạt (Điều 53) Quy định như vậy hợp lý hơn bởi vì về bản chất quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm là một trường hợp quyết định hình phạt đặc biệt
Nghiên cứu lịch sử phát triển của chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy các quy định luật hình sự hoàn thiện dần về kỹ thuật lập pháp và nội dung các quy định Tuy nhiên, hiện nay, không có một văn bản pháp luật nào quy định định nghĩa pháp lý của khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm nói chung và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức nói riêng Ngay cả các quy định trong BLHS 1999 hiện
Trang 36hành cũng chỉ đưa ra các căn cứ để Tòa án tuân theo khi quyết định hình phạt Đây có thể coi là một sự khiếm khuyết về mặt lập pháp và cần được khắc phục trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS những lần pháp điển hóa tiếp theo
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội có tổ chức thì về nguyên tắc phải tuân thủ các quy định chung về quyết định hình phạt Tuy nhiên, đồng phạm nói chung, phạm tội có tổ chức nói riêng là một quy định
bổ sung cho chế định tội phạm Nó có những đặc thù riêng nên khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án còn cần phải căn cứ vào những quy định có tính chất bổ sung Đây cũng chính là tính đặc biệt của quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm và phạm tội có tổ chức để phân biệt với quyết định hình phạt các trường hợp riêng lẻ khác Sự đặc biệt này cũng đã được nhà làm luật thể hiện trong lần pháp điển hóa BLHS 1985
Cụ thể là, trong BLHS 1999, chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm chỉ có sự thay đổi về kỹ thuật lập pháp so với BLHS 1985 Đó là các nhà làm luật đã chuyển nội dung của chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm từ điều luật quy định về đồng phạm sang Chương quyết định hình phạt Quy định như vậy hợp lý hơn đồng thời cũng thể hiện được tính chất đặc biệt của chế định này
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức thực chất
là việc Tòa án căn cứ vào các quy định pháp luật để lựa chọn loại và mức hình phạt, biện pháp cưỡng chế về hình sự khác áp dụng đối với cá nhân từng người phạm tội có tổ chức Hay nói cách khác, quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức là việc Tòa án căn cứ vào quy định pháp luật
để quyết định TNHS đối với từng người phạm tội Vậy cơ sở nào để quyết định hình phạt trong trong trường hợp phạm tội có tổ chức và việc xác định TNHS cho những người phạm tội có tổ chức phải dựa vào những nguyên tắc nào?
Trang 37Thứ nhất, TNHS được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi mà người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm trong BLHS phải gánh chịu do Tòa án áp dụng căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS
Theo quy định tại Điều 2 BLHS 1999: "chỉ người nào phạm một tội
đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS" Như vậy, cơ sở cần thiết và
đầy đủ để truy cứu TNHS trong đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng là CTTP Hay nói cách khác, TNHS chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có tổ chức thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP Tuy nhiên, trong BLHS, ngoài một số trường hợp hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành
vi giúp sức được quy định là những tội phạm độc lập còn hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức trong phạm tội có tổ chức lại không được quy định trong những CTTP cụ thể Hay trong trường hợp đồng phạm giản đơn, hành vi của người thực hành chỉ thực hiện một phần hành vi mô tả trong CTTP Vì vậy, nếu tách riêng thì hành vi của họ không thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của CTTP Như vậy, căn cứ vào đâu để có thể truy cứu TNHS đối với họ?
Trong trường hợp này, phải có nhận thức đúng đắn về cơ sở pháp lý của TNHS trong phạm tội có tổ chức Theo đó, cần hiểu rộng và toàn diện về CTTP CTTP của hành vi đồng phạm có tổ chức là sự kết hợp giữa các dấu hiệu của chế định đồng phạm có tổ chức được quy định tại Điều 20 BLHS
1999 và các dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy định tại điều luật Phần các tội phạm BLHS Với quan niệm đó, những hành vi đồng phạm và phạm tội có
tổ chức hoàn toàn thỏa mãn các dấu hiệu tổng hợp của CTTP cụ thể và CTTP của chế định đồng phạm
Thứ hai, phạm tội có tổ chức là hình thức phạm tội đặc biệt, việc xác
định TNHS của những người phạm tội có tổ chức vừa phải tuân thủ những nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả các trường hợp phạm tội, vừa phải
Trang 38tuân thủ những nguyên tắc riêng biệt áp dụng cho trường hợp đồng phạm và phạm tội có tổ chức Theo luật hình sự Việt Nam, việc xác định TNHS của những người phạm tội có tổ chức phải tuân theo các nguyên tắc có tính riêng biệt sau: nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm, nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ phạm tội có tổ chức và nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người phạm tội có tổ chức
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm: tội phạm là
một thể thống nhất không tách rời Trong đồng phạm có tổ chức, tội phạm được thực hiện do sự nỗ lực hợp tác chung của tất cả những người tham gia Hành động của mỗi người tham gia thực hiện tội phạm là hành động liên hiệp Hành vi của mỗi người là một bộ phận, một khâu cần thiết trong hoạt động phạm tội chung thống nhất Hành vi của người này là tiền đề, điều kiện cho hành vi của những người phạm tội có tổ chức khác Hậu quả của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những người cùng tham gia đưa lại Vì vậy, khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức phải tuân thủ nguyên tắc tất cả những người phạm tội có tổ chức phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà cả bọn gây ra Chúng ta không thể chia cắt tội phạm để buộc mỗi người phạm tội có tổ chức phải chịu trách nhiệm về một phần của tội phạm Vì vậy, tất cả những người phạm tội có tổ chức đều bị truy
tố, xét xử về cùng một tội danh mà họ đã cùng tham gia thực hiện, theo cùng điều luật và trong phạm vi chế tài điều luật ấy quy định Hơn nữa, những người đồng phạm có tổ chức phải cùng chịu trách nhiệm về những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng TNHS chung quy định tại Điều 48 BLHS, nếu họ biết, tức là với những tình tiết này họ cùng bàn bạc với nhau hoặc mọi người đều nhận thức và biết những tình tiết đó, hoặc tuy không cùng bàn bạc nhưng họ buộc phải thấy trước và có thể thấy trước tình tiết đó
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện
tội phạm trong phạm tội có tổ chức: Sau khi BLHS 1985 ra đời, nguyên tắc
Trang 39chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng mặc dù chưa được ghi nhận đầy đủ trong Bộ luật nhưng đã được khoa học về luật hình sự xây dựng khá hoàn chỉnh
Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là nguyên tắc trách nhiệm cá nhân Vì vậy, trong một vụ phạm tội có tổ chức, mỗi người phạm tội có tổ chức tuy phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà họ cùng thực hiện, nhưng do nguyên tắc trách nhiệm cá nhân này mà khi quyết định hình phạt cho mỗi người phạm tội có tổ chức phải dựa trên cơ sở hành vi cụ thể của mỗi người, cụ thể như sau:
+ Những người phạm tội có tổ chức không phải chịu trách nhiệm về
hành vi vượt quá (thái quá) của những người phạm tội có tổ chức khác
+ Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS thuộc về riêng người
người phạm tội có tổ chức nào thì chỉ áp dụng đối với chính người phạm tội
có tổ chức đó Việc miễn TNHS hoặc hình phạt đối với người phạm tội có tổ chức này không loại trừ TNHS của những người phạm tội có tổ chức khác
+ Hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức dù chưa
đưa đến việc thực hiện tội phạm vẫn phải chịu TNHS
+ Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một trong những người đồng phạm trong trường hợp phạm tội có tổ chức không loại trừ TNHS của những người đồng phạm khác
- Nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người phạm tội có tổ
chức: trong một vụ đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói riêng,
những người tham gia tuy phạm cùng một tội nhưng tính chất và mức độ tham gia của mỗi người là khác nhau do đó tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi người cũng khác nhau Nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người phạm tội có tổ chức có cơ sở lý luận là nguyên tắc cá thể hóa TNHS nói chung Theo nguyên tắc này, việc xác định TNHS phải phù
Trang 40hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phù hợp với những đặc điểm nhân thân người phạm tội Trong phạm tội có tổ chức,
nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 53 BLHS 1999: "Khi quyết định
hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất
và mức độ tham gia của từng người đồng phạm"
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa quyết định hình phạt trong phạm tội có tổ chức như sau:
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức là trường hợp đặc biệt, được thực hiện bởi Tòa án (Hội đồng xét xử) sau khi xác định tội danh chung mà những người phạm tội có tổ chức cùng tham gia thực hiện trên cơ sở so sánh, đối chiếu, kiểm tra để xác định sự giống nhau giữa các dấu hiệu trong hành vi của từng người phạm tội có tổ chức với các dấu hiệu của CTTP cụ thể do điều luật tương ứng tại Phần các tội phạm BLHS và cấu thành tội phạm của chế định phạm tội có tổ chức Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm đặc biệt của phạm tội có
tổ chức so với các trường hợp đồng phạm khác, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người phạm tội có tổ chức, nhân thân người phạm tội có tổ chức để quyết định miễn TNHS, miễn hình phạt hoặc xác định khung hình phạt, quyết định loại và mức hình phạt hay biện pháp tư pháp thay thế hình phạt cụ thể được quy định trong luật hình sự áp dụng đối với từng người phạm tội có tổ chức thể hiện trong bản án kết tội đối với họ
1.3 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC
1.3.1 Các nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức
Quyết định hình phạt là một giai đoạn quan trọng của hoạt động xét
xử của Tòa án nói riêng và của cả hoạt động tố tụng nói chung Việc quyết định một hình phạt công bằng, hợp lý là cơ sở để đạt được mục đích của hình