Đồng phạm là hình thức phạm tội "đặc biệt", đòi hỏi những điều kiện riêng, khác với những trường hợp phạm tội riêng lẻ về số lượng người tham gia phạm tội, mối liên hệ giữa các đối tượng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2012
Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung
tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 28
1.1 Khái niệm đồng phạm và các hình thức đồng phạm 8 1.1.1 Khái niệm đồng phạm 8 1.1.2 Các hình thức đồng phạm 9 1.2 Những loại người đồng phạm 12 1.2.1 Người thực hành 13
Trang 31.2.3 Người xúi giục 28
1.3.2 Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong
trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành
35
3.1.2.1 Trách nhiệm hình sự của người thực hành trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
36
3.1.2.2 Trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
37
3.1.2.3 Trách nhiệm hình sự đối với người xúi giục trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
37
3.1.2.4 Trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
38
3.1.3 Trách nhiệm hình sự của những loại người đồng phạm trong
trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
39
3.1.3.1 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành 40 3.1.3.2 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người tổ chức 40 3.1.3.3 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người xúi giục 41 3.1.3.4 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người giúp sức 41
NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ
Trang 42.1.1 Giai đoạn từ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985
42
2.1.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho
đến nay
49
2.2 Các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế
giới về những loại người đồng phạm
58
2.2.1 Bộ luật hình sự Liên bang Nga 59 2.2.2 Bộ luật hình sự Trung Quốc 62 2.2.3 Bộ luật hình sự Nhật Bản 65 2.2.4 Bộ luật hình sự Vương quốc Bỉ 67 2.2.5 Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức 69
PHẠM, VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
72
3.1 Thực tiễn xác định những loại người đồng phạm theo quy
định của Bộ luật hình sự năm 1999
72
3.1.1 Thực tiễn xét xử những loại người đồng phạm theo quy định
của Bộ luật hình sự năm 1999
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình
sự năm 1999 về những loại người đồng phạm
Trang 5Bộ luật hình sự năm 1999 về những loại người đồng phạm
3.3.1 Tăng cường giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật 96 3.3.2 Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức
pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ thẩm
phán Tòa án các cấp
97
3.2.3 Tăng cường kiểm sát việc áp dụng pháp luật hình sự liên
quan đến những loại người đồng phạm của Viện kiểm sát
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự CTTP : Cấu thành tội phạm CSPL : Cơ sở pháp lý HSST : Hình sự sơ thẩm PLHS : Pháp luật hình sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TNHS : Trách nhiệm hình sự
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
3.1 Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
về tổng kết công tác xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm qua
các năm 2005 - 2009
74
3.2 Một số nhóm tội, loại tội trong số 196 bản án có đồng
phạm mà tác giả đã nghiên cứu
74
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) là do có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không những là một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản, mà còn là thuộc tính khách quan, tất yếu và thể hiện bản chất xã hội - pháp lý của từng hành vi phạm tội
cụ thể Tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội, bởi vì tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, do người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện với hình thức lỗi cố ý và vô ý
Tội phạm có thể do một người thực hiện, cũng có thể do nhiều người thực hiện Khi tội phạm được thực hiện bởi nhiều người và trong hành động của họ có sự liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau thì được gọi là đồng phạm Đồng phạm là hình thức phạm tội "đặc biệt", đòi hỏi những điều kiện riêng, khác với những trường hợp phạm tội riêng lẻ về số lượng người tham gia phạm tội, mối liên hệ giữa các đối tượng trong cùng vụ án cũng như tội phạm
mà cả nhóm hướng tới thực hiện Trong đồng phạm, mỗi người khi thực hiện tội phạm giữ vai trò khác nhau Sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm càng củng cố quyết tâm phạm tội đến cùng của cả nhóm, thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể của những tội phạm có đồng phạm So với tội phạm do một người thực hiện, đồng phạm thường nguy hiểm hơn, vì khi một nhóm người cùng cố ý tham gia thực hiện hành vi phạm tội, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ tăng lên đáng kể, nhất là khi có sự câu kết chặt chẽ về tổ chức và cách thức thực hiện, phát triển thành "phạm tội có tổ chức"
Ở nước ta, hiện nay xuất hiện nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức
và hoạt động công khai, có hành vi hết sức nguy hiểm như dùng ô tô chở
Trang 9các đối tượng dàn trận đánh nhau, dùng "hàng nóng" đuổi bắn nhau trên đường phố hoặc thanh toán nhau mang màu sắc "xã hội đen" Điển hình là vụ dùng súng hoa cải bắn chết Trần Thanh Long (Long Tuyp) tại thành phố Hải Phòng năm 2009; vụ hai băng nhóm dùng súng AK cưa báng và súng K59 bắn nhau khiến một người chết và một người bị thương tại phố Đoàn Thị Điểm, thành phố Hà Nội năm 2009; vụ hai băng nhóm dùng dao, mã tấu chém nhau làm một người chết tại Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2010, v.v
Một đặc điểm mới so với trước đây là nhiều đối tượng phạm tội nguy hiểm đã chuyển hướng hoạt động theo kiểu "núp bóng" như thành lập ra các doanh nghiệp, công ty thương mại, du lịch, dịch vụ, làm bình phong cho các hành vi phạm tội như đòi nợ thuê, cá độ bóng đá, đâm thuê chém mướn; v.v
Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm dưới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm thường xuyên, cấp bách luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng Do đó, việc nghiên cứu
về những loại người đồng phạm trong khoa học và việc áp dụng nó trong thực tiễn để trên cơ sở đó đưa ra những kiến giải lập pháp hoàn thiện để phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả của tội phạm gây ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng
Đây chính là lý do chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu đề tài "Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sỹ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, vấn đề những loại người đồng phạm nằm trong chế định đồng phạm đã được đề cập trong một số giáo trình, sách tham khảo do các tác giả khác nhau biên soạn như: 1) TS Trịnh Quốc
Toản, Chương XIII - Đồng phạm, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (Phần chung) Tập thể tác giả do GS.TSKH Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2003); 2) Chương X - Đồng phạm,
Trang 10Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Tập thể tác giả do
GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; 3)
Chương XIII - Đồng phạm, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Tập thể tác giả do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội, 2005; 4) Mục VI - Chế định đồng phạm, Trong sách: Các nghiên cứu
chuyên khảo về phần chung Luật hình sự, tập IV, của GS.TSKH Lê Cảm, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; v.v
Một số nhà khoa học - luật gia hình sự Việt Nam cũng đã quan tâm nghiên cứu về đề tài này Tuy nhiên, đó mới chỉ là một số các công trình nghiên cứu về chế định đồng phạm nói chung như: 1) Luận án tiến sỹ của tác
giả Trần Quang Tiệp về "Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam", trường Đại học Luật Hà Nội, 2000; 2) GS.TSKH Lê Văn Cảm, Mục VI - Chế định
đồng phạm, Chương thứ tư, Trong Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), (Sách chuyên khảo Sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2005; 3) GS.TSKH Lê Văn Cảm, Về chế định đồng phạm trong Luật
hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập san Tòa án nhân
dân, số 2/1988; 4) GS.TSKH Lê Văn Cảm, Chế định đồng phạm và mô hình
lý luận của nó trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật
8/2003; 5) TS Trần Quang Tiệp, Hoàn thiện chế định liên quan đến đồng
phạm trong luật hình sự Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
5/1998; v.v…
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu có tính chất riêng
lẻ, đề cập đến một khía cạnh, một vấn đề nhất định về chế định đồng phạm
trong luật hình sự Việt Nam của các tác giả sau: 1) Trần Quốc Hoàn, Một số
nhận xét về trách nhiệm hình sự trong một vụ án có đồng phạm, Tạp chí Tòa
án nhân dân, số 5/1995; 2) TS Cao Thị Oanh, Vấn đề mặt chủ quan của đồng
phạm, Tạp chí Luật học, số 2/2002; 3) TS Cao Thị Oanh, Những biểu hiện của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, Tạp chí Luật
học, số 6/2003; 4) PGS.TS Lê Thị Sơn, Về các giai đoạn thực hiện hành vi
Trang 11đồng phạm, Tạp chí Luật học, số 3/1998; 5) Dương Văn Tiến, Các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 1/1986 6) TS Trần Quang Tiệp, Khái niệm tội phạm có
tổ chức, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/1999; 7) PGS.TS Nguyễn Quốc Nhật Tội phạm có tổ chức - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo),
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, v.v
Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đề những loại người đồng phạm nhưng chỉ đề cập đến vấn đề này trong việc nghiên cứu tổng thể về chế định đồng phạm Tuy nhiên, về phương diện nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống vấn đề những loại người đồng phạm vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức, mặc dù đây là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt nếu việc phát hiện và ngăn chặn sớm hành vi phạm tội của những người đồng phạm sẽ làm giảm khả năng gây ra thiệt hại về nhiều hậu quả khác như: chính trị, vật chất, thể chất và tinh thần, cũng như tài sản của Nhà nước và toàn xã hội Ngoài ra, nhiều vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn xung quanh vấn đề những loại người đồng phạm cũng đòi hỏi cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu một số vấn đề lý luận
về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, so sánh vấn đề này với quy định của pháp luật hình sự (PLHS) một số nước trên thế giới Ngoài ra, luận văn còn phân tích và đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và tồn tại trong các quy định của PLHS về những loại người đồng phạm Trên cơ sở này, luận văn có những đánh giá, đề xuất và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của PLHS Việt Nam với mục đích để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm nói riêng
Trang 123.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này đúng như tên gọi của nó - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong luật hình
sự Việt Nam
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, do điều kiện và thời gian có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của PLHS Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay về những loại người đồng phạm Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu về những loại người đồng phạm trong PLHS một số nước để
so sánh với quy định của PLHS nước ta
Về tư liệu thực tế (các ví dụ chứng minh cho quan điểm, luận chứng của mình), luận văn nêu ra một số vụ án điển hình trong thực tiễn xét xử trong
thời gian gần đây (2005 - 2011)
4 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1 Cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học của luận văn là các quy định của BLHS năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS năm 1999 về chế định đồng phạm trong đó có các quy định về những loại người đồng phạm, cũng như các công trình nghiên cứu khoa học, sách báo pháp lý của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến chế định này
4.2 Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận văn chủ yếu là thực tiễn áp dụng các bản án của Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội và một số địa bàn trên toàn quốc về những loại người đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm (2005 - 2011) và qua đó để rút ra những nhận xét, đánh giá
Trang 135 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin, trực tiếp sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử như: phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp lịch sử
cụ thể, phương pháp phân tích và tổng hợp
5.2 Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch
sử, nghiên cứu (điều tra) án điển hình để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu
6 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
BLHS Việt Nam năm 1999 kế thừa các quy định của BLHS năm 1985 trong việc quy định những loại người đồng phạm Từ đó đến nay, qua thực tiễn áp dụng đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, không thống nhất trong cách hiểu và cách áp dụng những quy định này
Là một đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn, nên vấn
đề những loại người đồng phạm mới chỉ được đề cập ở một số ít các bài viết, bài nghiên cứu, hay chỉ là một phần nhỏ trong một số các công trình nghiên cứu khoa học Trong luận văn thạc sỹ của mình, học viên muốn đi sâu tập trung nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến vấn đề những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, từ lý luận, quy định của pháp luật hiện hành đến thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của PLHS hiện hành về những loại người đồng phạm, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định này
Trang 147 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách tương đối có
hệ thống và toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, tác giả luận văn đã làm
rõ khái niệm của người đồng phạm nói chung và từng loại người đồng phạm nói riêng đồng thời làm rõ bản chất pháp lý của mỗi loại người đồng phạm cũng như lịch sử phát triển và thực tiễn đánh giá đối với những loại người đồng phạm theo quy định của BLHS năm 1999 Trên cơ sở, đó luận văn đã đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định về những loại người đồng phạm
ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng chúng trong thực tiễn
Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng PLHS trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội hiện nay ở nước ta
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về những loại người đồng phạm trong
luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một số
nước trên thế giới về những loại người đồng phạm
Chương 3: Thực tiễn xác định những loại người đồng phạm, vấn đề
hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về những loại người đồng phạm
Trang 15Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI
ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 KHÁI NIỆM ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM
1.1.1 Khái niệm đồng phạm
"Đồng" theo Từ điển tiếng Việt nghĩa là cùng như nhau, không thể khác được "Phạm" là làm tổn hại đến cái cần tôn trọng, mắc phải điều cần tránh Đồng phạm nghĩa là cùng phạm tội hiểu theo nghĩa của luật hình sự" [Dẫn theo 3, tr 245]
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của nước ta, chúng ta thấy vấn đề đồng phạm đã được luật hình sự Việt Nam quy định từ rất sớm nhưng mới chỉ xem xét ở một số khía cạnh nhất định, chưa có quy định về khái niệm đồng phạm Cho đến khi BLHS năm 1985 được ban hành thì khái niệm pháp lý về
đồng phạm mới chính thức được quy định tại khoản 1 Điều 17: "Hai hoặc
nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm", BLHS năm
1999 tiếp tục quy định khái niệm pháp lý về đồng phạm tại khoản 1 Điều 20
như sau: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện
một tội phạm"
Từ khái niệm pháp lý trên về đồng phạm và thực tiễn xét xử cho thấy, đồng phạm đòi hỏi phải có những dấu hiệu pháp lý về mặt khách quan và chủ quan như sau:
- Về mặt khách quan
Phải có sự cùng tham gia của từ hai người trở lên vào việc thực hiện tội phạm, những người này đều có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS; những người đồng phạm phải cùng chung hành động, có nghĩa là hành vi của mỗi người trong số họ đều nhằm thực hiện tội phạm, hoặc góp phần thực hiện
Trang 16tội phạm; giữa hành vi phạm tội của mỗi người và hậu quả phạm tội chung xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả
vi phạm tội của những người khác; những người đồng phạm cùng mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả chung nguy hiểm cho xã hội xảy ra Lỗi của những người đồng phạm là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp Lỗi của những người đồng phạm có thể đều là lỗi cố ý trực tiếp hoặc đều là cố ý
gián tiếp và cũng có thể có trường hợp "Trong vụ đồng phạm có thể đồng thời
có cả lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp" [35, tr 28]
Tóm lại, theo chúng tôi khái niệm khoa học về đồng phạm có thể được
hiểu như sau: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm do cố ý
1.1.2 Các hình thức đồng phạm
Hình thức đồng phạm là dạng biểu hiện bên ngoài, là phương thức tồn tại và phát triển của đồng phạm đồng thời là mối quan hệ tương đối bền vững giữa những người đồng phạm
Khoa học luật hình sự Việt Nam, "căn cứ vào những đặc điểm của
mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan để phân loại các hình thức đồng phạm" [56, tr 180] như sau:
a) Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được phân loại thành đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm không có thông mưu trước
Trang 17- Đồng phạm không có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm
trong đó giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận với nhau trước về việc tham gia thực hiện tội phạm Trong hình thức đồng phạm này, tuy giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau về việc thực hiện tội phạm, nhưng mỗi người đều nhận thức được họ cùng với những người đồng phạm khác đang thực hiện một tội phạm nhất định, hoạt động phạm tội của mỗi người trong số họ tiến hành trong sự liên hệ với nhau
- Đồng phạm có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong đó
những người đồng phạm có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau về tội phạm cùng tham gia thực hiện Do có sự bàn bạc, thỏa thuận, tính toán kỹ càng chu đáo từ trước nên giữa những người đồng phạm có mối liên hệ chặt chẽ trong việc cùng tham gia thực hiện tội phạm chung Do vậy, hình thức đồng phạm
có thông mưu trước có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hình thức đồng phạm không có thông mưu trước
b) Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, đồng phạm được phân loại thành đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp
- Đồng phạm giản đơn: là hình thức đồng phạm trong đó tất cả những
cùng người tham gia vào việc thực hiện tội phạm đều có vai trò là người thực hành (người đồng thực hành) Có nghĩa là, mỗi người đồng phạm đều thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (CTTP) của điều luật được quy định trong Phần các tội phạm
- Đồng phạm phức tạp: là hình thức đồng phạm có sự phân công vai
trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó ngoài một hoặc một số người có vai trò là người thực hành, còn có sự tham gia của những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức Ở hình thức đồng phạm phức tạp chỉ có một hoặc một số người đồng phạm (người đồng thực hành) thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP
Trang 18c) Căn cứ vào những đặc điểm khách quan và chủ quan của quan hệ giữa những người đồng phạm, đồng phạm được phân đồng phạm có tổ chức (phạm tội
có tổ chức)
- Phạm tội có tổ chức: là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ
giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 thì trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người cùng thực hiện tội phạm phải có sự câu kết chặt chẽ với nhau, có sự phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể, có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trong việc cùng tham gia thực hiện tội phạm
Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 khi giải thích khoản 3 Điều 20
BLHS năm 1999 về "Phạm tội có tổ chức" thì phạm tội có tổ chức phải có sự
câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, sự câu kết này, theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TANDTC, có thể thể hiện dưới các dạng sau:
a) Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như đảng phái, hội đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những người chỉ huy, cầm đầu Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập trung những người chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội;
b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một
kế hoạch đã thống nhất trước;
c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã
tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch đã được tính toán kỹ càng, chu đáo, có sự chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm
Trang 19Như vậy, với những đặc điểm của phạm tội có tổ chức nêu trên, chúng
ta thấy rằng hình thức đồng phạm có tổ chức có thể thực hiện tội phạm nhiều lần, liên tục, gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gặp nhiều khó khăn, tốn kém Do vậy, BLHS năm
1999 đã quy định phạm tội có tổ chức là một tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều 48, và trong hàng loạt các CTTP trong Phần các tội phạm, tình tiết phạm tội có tổ chức được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt
Như vậy, có thể nói chủ thể của tội phạm đồng phạm là những người
có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm, họ có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định, một số tội phạm đòi hỏi phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì dấu hiệu này chỉ quy định cho người thực hành
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự nước ta cho đến trước thời điểm BLHS năm 1985 được ban hành cho thấy, chưa có văn bản PLHS nào đưa ra khái niệm về người đồng phạm
Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 lần đầu tiên chính thức quy định về
người đồng phạm như sau: "Người thực hành, người tổ chức, người xúi giục,
người giúp sức đều là những người đồng phạm" Khoản 2 Điều 20 BLHS
năm 1999 giữ nguyên quy định của BLHS năm 1985 về người đồng phạm
Trang 20Như vậy, chúng tôi có thể đưa ra khái niệm khoa học về người đồng
phạm như sau: Người đồng phạm là người thỏa mãn các dấu hiệu chủ thể
của tội phạm, đã cố ý tham gia vào việc thực hiện tội phạm do cố ý cùng với người khác
Tóm lại, có thể nói rằng cơ sở để phân biệt những loại người đồng phạm là vai trò, tính chất sự tham gia của họ vào việc thực hiện tội phạm BLHS nước ta đã dựa trên cơ sở khoa học này để quy định những loại người đồng phạm là người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức (khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999)
Việc phân hóa những người đồng phạm thành bốn loại người như quy định hiện hành của pháp luật hình sự nước ta là hợp lý vì bốn loại người này giữ những vai trò khác biệt căn bản trong việc thực hiện tội phạm, đặc biệt người tổ chức là khái niệm không được đề cập trong luật hình sự một số nước nhưng rõ ràng đây là đối tượng giữ vị trí rất quan trọng trong việc điều khiển tội phạm dưới hình thức đồng phạm trên thực tế Phân loại những người đồng phạm đồng thời là cơ sở để xác định nguyên tắc phân hóa TNHS trong đồng phạm thể hiện qua việc xác định những nguyên tắc cơ bản trong đường lối xử
lý đối với từng loại người đồng phạm tạo ra cơ sở pháp lý định hướng cho hoạt động cá thể hoá hình phạt đối với họ trong các trường hợp cụ thể
1.2.1 Người thực hành
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự nước ta đã cho thấy, các quy định của PLHS Việt Nam cho đến trước khi ban hành BLHS năm 1985 cũng đã đề cập đến người thực hành với các cách gọi khác nhau như: chính phạm, đồng phạm, bọn tham gia
Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 và khoản 2 Điều 20 BLHS năm
1999 đã chính thức quy định định nghĩa pháp lý của người thực hành: "Người
thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm"
Trang 21Như vậy, trong bất kỳ vụ đồng phạm nào đều có người thực hành Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích phạm tội chưa được thực hiện, hậu quả vật chất của tội phạm chưa xảy ra và TNHS đối với những người đồng phạm khác sẽ được xem xét theo quy định tại Điều 53 BLHS năm 1999
Một vấn đề đặt ra khi nghiên cứu khái niệm người thực hành trong đồng phạm là cần phải có sự phân biệt giữa khái niệm người thực hiện tội phạm và khái niệm người thực hành trong đồng phạm
Trong khoa học pháp lý hình sự, khái niệm người thực hành trong đồng phạm được hiểu là người tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP hoặc là người thực hiện hành vi đó qua hành vi của người khác mà người này không phải chịu TNHS vì những lý do khác nhau Người thực hiện tội phạm cũng được hiểu là người tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP hoặc là người không tự mình thực hiện hành vi đó mà thông qua người khác nhưng người này không phải chịu TNHS vì những lý do khác nhau Như vậy, người thực hiện tội phạm và người thực hành trong đồng phạm giống nhau về hành vi khách quan Tuy nhiên, hành vi của người thực hành trong đồng phạm phải là thực hiện toàn bộ (hoặc một phần) hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của loại tội cố ý, còn hành vi của người thực hiện tội phạm luôn luôn là thực hiện toàn bộ hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của một loại tội bất kỳ (tội do lỗi cố ý hoặc vô ý) Nếu trong trường hợp tội phạm đã thực hiện là tội cố ý thì hành vi của người thực hiện tội phạm giống hành vi của người thực hành trong vụ án đồng phạm có một người thực hành Nhưng cơ sở pháp lý (CSPL) xác định TNHS của người thực hiện tội phạm là điều luật quy định tội phạm cụ thể Trong khi đó, CSPL xác định TNHS của người thực hành trong đồng phạm là điều luật quy định về đồng phạm (Điều 20) và điều luật quy định về tội phạm cụ thể
Khi nói đến người thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm tội do nhiều người thực hiện không có nghĩa là nói đến tội phạm có đồng phạm, bởi
Trang 22vì ở trường hợp này dù đáp ứng được dấu hiệu thuộc mặt khách quan của đồng phạm nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của đồng phạm Mỗi người trong số những người thực hiện tội phạm này đều không có
sự cùng cố ý trong việc thực hiện tội phạm, họ chỉ tự mình phạm tội và mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc hậu quả phạm tội của mình xảy ra mà thôi, họ phạm tội nhằm đạt được mong muốn, mục đích của chính bản thân mình
Ví dụ: Nguyễn Văn D điều khiển xe máy trên đường liên xã thuộc địa phận Huyện Thanh Trì, Hà Nội Khi thấy anh Nguyễn Đăng H điều khiển xe máy đi phía trước cùng chiều, mặc dù D biết rõ ổ gà phía trước, nhưng D điều khiển xe máy vượt lên ép xe máy của anh H, làm xe của anh H phải đi xuống
ổ gà Anh H điều khiển xe máy vượt lên chửi D D liền vượt lên trước, ép chặn xe của anh H lại Sau đó D và anh H dựng xe máy giữa lòng đường, rồi lao vào đánh nhau D liên tiếp đánh vào đầu anh H, làm anh H ngã nằm nghiêng xuống đường, hai tay ôm đầu Khi anh H bị ngã, D tiếp tục xông vào dùng chân đá vào vùng ngực và vùng bụng của anh H rồi bỏ đi Lúc đó, Nguyễn Sơn H đi đến, vì có mâu thuẫn với anh H từ trước nên H liền xông vào dùng chân liên tiếp đá vào bả vai, vào bụng, vào đùi và lưng anh H Khi thấy anh H nằm ngửa bất động, H bỏ đi
Như vậy, trường hợp này Nguyễn Văn D và Nguyễn Sơn H đều thực hiện hành vi đánh anh H nhưng hai tên phạm tội độc lập với nhau và họ được xác định là người thực hiện tội phạm riêng lẻ CSPL để xác định TNHS của mỗi người là Điều 93 (tội giết người) chứ không dẫn theo cả Điều 20 về đồng phạm vì ở trường hợp này không có đồng phạm
Tóm lại, có thể coi hành vi của người thực hành là dạng đặc biệt của hành vi thực hiện tội phạm nói chung đó TS Trần Quang Tiệp đã nêu khái niệm
về người thực hành trong đồng phạm như sau: "Người thực hành là người
đồng phạm thỏa mãn những dấu hiệu của người thực hiện tội phạm" [48, tr 81]
Để làm sáng tỏ về người thực hành trong đồng phạm chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các dấu hiệu pháp lý của loại người này
Trang 23* Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của người thực hành trong đồng phạm
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm Do vậy, người thực hành trong đồng phạm phải đáp ứng được đầy đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây:
- Dấu hiệu khách quan:
a) Người thực hành phải là người trực tiếp thực hiện tội phạm, điều này được hiểu ở 2 dạng, hoặc là người đó tự mình trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong CTTP cụ thể; hoặc người đó không trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP nhưng lợi dụng hoặc sử dụng người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
Dạng thứ nhất, người thực hành tự mình trực tiếp thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội như trực tiếp cầm dao chém nạn nhân hoặc cầm súng bắn nạn nhân, trực tiếp cướp tài sản… Thực tiễn xét xử cho thấy đây là dạng người thực hành thường hay gặp nhất
Trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, có những trường hợp người phạm tội thực hiện trọn vẹn các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể nhưng cũng không ít trường hợp có nhiều người thực hiện và mỗi người chỉ thực hiện một phần hành vi phạm tội và tổng hợp các hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu CTTP cụ thể
Trong trường hợp đồng phạm có một người thực hành tức là người thực hành thực hiện toàn bộ hành vi được mô tả trong CTTP Khi đó, các hành vi thực hiện tội phạm của người thực hành có nhiều điểm giống như hành vi của người thực hiện tội phạm riêng lẻ nhưng phải kể đến vai trò của những người tham gia khác trong vụ án có đồng phạm
Trường hợp vụ án đồng phạm có nhiều người thực hành (gọi là người đồng thực hành), khi này có thể hành vi của một người trong số họ đã có đầy
đủ các dấu hiệu của một CTTP cụ thể hoặc cũng có thể tổng hợp các hành vi của tất cả người đồng thực hành mới đáp ứng được dấu hiệu của tội phạm, có
Trang 24nghĩa là tác dụng gây ra hậu quả của tội phạm ở hành vi của mỗi người thực hành có thể khác nhau nhưng hành vi của họ đều nằm trong giới hạn thuộc mối quan hệ nhân quả của CTTP được điều luật tại Phần các tội phạm của BLHS quy định Tuy nhiên, khi nói đến trường hợp đồng phạm có nhiều người thực hành, chúng ta phải xét đến hai hình thức đồng phạm: đồng phạm giản đơn (gồm nhiều người thực hành) và đồng phạm phức tạp (có nhiều người thực hành và có cả những người tham gia, có thể là người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức)
Đối với trường hợp những tội đòi hỏi phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt,
ví dụ như tội hiếp dâm, tội tham ô tài sản, v.v thì "người thực hành phải có
đầy đủ các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt Còn những người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không cần có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt" [11, tr 223]
Dạng thứ hai, người thực hành thực hiện hành vi được mô tả trong
CTTP thông qua việc lợi dụng hoặc sử dụng người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội Người thực hành trong trường hợp này đã tác động đến người khác bằng nhiều cách khác nhau như lừa dối, đe dọa, mua chuộc… để người đó thực hiện tội phạm cho mình Người bị sử dụng hay bị lợi dụng đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP nhưng thực chất họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý Như vậy, trường hợp này người thực hành không trực tiếp thực hiện tội phạm nhưng họ đã sử dụng, lợi dụng người khác như một công cụ để thực hiện tội phạm Do đó, họ phải chịu TNHS về tội phạm mà người bị họ sử dụng, lợi dụng thực hiện
Trong thực tiễn xét xử có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ Sử dụng người không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, người chưa đủ tuổi chịu TNHS để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội Ví dụ: do thù ghét H nên B đã nhờ D -
là một người bị bệnh tâm thần đi đốt nhà H
Trang 25+ Lợi dụng người không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý vì bị sai lầm về các tình tiết khách quan của tội phạm Ví dụ: nhân viên tài vụ của một công ty đến Ngân hàng rút tiền theo phiếu chi là 55 triệu đồng nhưng do nhầm lẫn nhân viên phát tiền đã giao cho 85 triệu đồng, lợi dụng sự nhầm lẫn này, nhân viên tài vụ đã chiếm giữ 30 triệu đồng
+ Sử dụng người khác bằng việc cưỡng bức, uy hiếp về tính mạng, sức khỏe, hoặc về tinh thần ở mức độ cao Người bị cưỡng bức đã hành động trong trạng thái không có sự tham gia của ý chí nên họ không phải chịu TNHS
về việc gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Ví dụ: Một người cầm dao kè vào cổ một người thanh niên và yêu cầu người thanh niên đó hiếp dâm một phụ nữ
+ Sử dụng người dưới quyền thực hiện mệnh lệnh không hợp pháp của mình, mà người thi hành mệnh lệnh không được biết tính chất không hợp pháp của mệnh lệnh và cũng không có nghĩa vụ phải biết tính chất đó nên không phải chịu TNHS
Đối với những tội phạm đòi hỏi chủ thể phải trực tiếp thực hiện tội phạm như: Tội hiếp dâm (Điều 111), tội loạn luân (Điều 150), tội đào ngũ (Điều 325), thì không thể có trường hợp người thực hành sử dụng hay lợi dụng người khác thực hiện tội phạm
b) Người thực hành phải cùng chung hành động với người đồng thực hành hoặc người đồng phạm khác Trong đồng phạm giản đơn, những người đồng thực hành cần phải có hành vi cùng thực hiện tội phạm Còn trong đồng phạm phức tạp cần phải có hành vi cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm của những người đồng phạm khác với người thực hành, đó là các hành vi như
tổ chức, xúi giục, giúp sức Hành vi của những người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả chung còn hành vi của những người khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả đó
Trang 26- Các dấu hiệu chủ quan:
Người thực hành đã thực hiện tội phạm với sự cố ý được thể hiện như sau: Khi thực hiện tội phạm người thực hành đã ý thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra; nhận thức được hành vi tác động, hỗ trợ của người đồng phạm khác trong việc thực hiện tội phạm chung; nhận thức được hậu quả phạm tội chung; trong ý chí của người thực hành là mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả phạm tội xảy ra
Như vậy, lỗi của những người đồng phạm nói chung, của người thực hành nói riêng là lỗi cố ý trực tiếp, chỉ số ít trường hợp là lỗi cố ý gián tiếp
Trường hợp tội phạm mà người thực hành và người đồng phạm khác thực hiện có yếu tố động cơ hoặc mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP thì khi đó người thực hành (cũng như người đồng phạm khác) phải đáp ứng được dấu hiệu đó, nếu không thì không có đồng phạm
Như vậy, theo chúng tôi, khái niệm người thực hành có thể được hiểu
như sau: Người thực hành trong đồng phạm là người đồng phạm đã trực
tiếp thực hiện tội phạm hoặc thực hiện tội phạm bằng thủ đoạn sử dụng người khác không có đủ các điều kiện chủ thể của tội phạm như một công
cụ phạm tội
1.2.2 Người tổ chức
Khái niệm người tổ chức được đề cập trong Quốc triều Hình luật, Hoàng Việt luật lệ với các tên gọi người khởi xướng, người đứng đầu, kẻ chủ mưu, người tạo ý đầu tiên Các văn bản PLHS của nước ta được ban hành sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS năm 1985 quy định về người tổ chức với các tên gọi chủ mưu, cầm đầu, tổ chức, chỉ huy
Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 cũng như khoản 2 Điều 20 BLHS
năm 1999 quy định về người tổ chức như sau: "Người tổ chức là người chủ
mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm"
Trang 27Cũng như người thực hiện tội phạm, người tổ chức có thể phạm tội độc lập và trong trường hợp này TNHS vẫn phải được đặt ra Khái niệm người tổ chức thực hiện tội phạm phải bao gồm hai trường hợp: người tổ chức trong đồng phạm và người tổ chức thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm
tội độc lập Theo TS Trần Quang Tiệp thì "người tổ chức thực hiện tội phạm
là người thành lập băng, nhóm phạm tội hoặc điều khiển nhóm tội phạm thực hiện một tội phạm cụ thể dưới dạng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy" [48, tr 93]
Từ khái niệm người tổ chức, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu về khái niệm người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy để từ đó làm sáng tỏ vai trò của loại người đồng phạm này theo định nghĩa pháp lý đã được ghi nhận trong BLHS
- Người chủ mưu: là người chủ động về mặt tinh thần trong việc gây
ra tội phạm, có sáng kiến thành lập các băng, nhóm tội phạm, đề xuất những
âm mưu và vạch ra đường lối, phương hướng hoạt động chung cho tổ chức tội phạm, đồng thời thúc đẩy đồng bọn hoạt động phạm tội
Người chủ mưu có thể trực tiếp đứng ra cầm đầu, điều khiển hoạt động của tổ chức tội phạm, băng, ổ, nhóm tội phạm nhưng cũng có thể không tham gia
Tuy nhiên, cũng có thể ở những tổ chức phạm tội ở mức thấp chưa thành tổ chức phạm tội chặt chẽ, thì người chủ mưu là người nghĩ ra hoạt động phạm tội, rủ rê đồng bọn, phân công vai trò và vạch kế hoạch hoạt động như: hoạt động ở đâu, đối tượng là ai, cần chuẩn bị những gì, khắc phục trở ngại khó khăn ra sao, ai chỉ huy, ai hoạt động đắc lực, nếu bị phát hiện thì rút lui như thế nào và tiêu thụ tài sản lấy được ở đâu
Do vậy, có thể nói "người chủ mưu là linh hồn của tổ chức phạm tội,
là người quân sư, là kẻ bày mưu đặt kế" [17, tr 48]
Trong thực tiễn xét xử cho thấy, có vụ đồng phạm trong đó có những người chủ mưu đồng thời tham gia tích cực với vai trò là người thực hành trong quá trình thực hiện tội phạm
Trang 28Ví dụ: Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hà Nội xét xử ngày 10/6/2011 xác định, do cần tiền ăn tiêu, Đào Thị Thu Hương (tức "My Sói", SN 1996, trú ở phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng) và Trịnh Thăng Long (SN 1992, trú tại xã Công Chính, huyện Nông Cống, Thanh Hóa) đã nảy sinh ý định lên mạng internet lừa phụ nữ đưa vào nhà nghỉ
để hiếp dâm và cướp tài sản My "sói" và đồng bọn đã gây ra một loạt các vụ cướp tài sản, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em Trong các vụ gây án, My "sói" và bạn trai Long luôn là hai kẻ chủ mưu My thường lên mạng, giả chat với các
cô gái ngồi chơi khuya rồi điều Long cùng đồng bọn đi đón Sau khi dụ dỗ được nạn nhân lên quán chat, vừa gặp cô gái, My "sói" ra tay luôn bằng những cái tát hoặc đấm đá phủ đầu nạn nhân Sau đó, My lột tài sản của họ Rồi sau đó, cả bọn lên taxi về nhà nghỉ My liên tục đe dọa và uy hiếp nạn nhân bằng cách dí dao vào cổ nạn nhân để đồng bọn hiếp và quay clip
- Người cầm đầu: là người đứng ra thành lập các băng, ổ, nhóm
phạm tội hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm, đôn đốc đồng bọn thực hiện tội phạm
Ví dụ: Nguyễn Thanh L và Trần Thanh H là những phần tử xấu đã lôi kéo một số tên trước đây là sỹ quan của chế độ cũ tham gia thành lập tổ chức
"Phong trào thống nhất và xây dựng chủ nghĩa quốc gia" L, H và đồng bọn
đã biên soạn tài liệu, dự tính tổ chức các cuộc hội thảo ở một số tỉnh, thành phố phía Nam và có mời đại diện nhiều nước nhằm hợp pháp hóa tổ chức của chúng đấu tranh biến Việt Nam thành chế độ đa đảng, tiến tới lật đổ chính quyền Chúng cử người ra nước ngoài móc nối với CIA, CIA đã cung cấp vũ khí, tiền bạc cho tổ chức của chúng hoạt động
Trong ví dụ nói trên hai tên L và H là những tên cầm đầu trong việc tổ chức và hoạt động của tổ chức phản Cách mạng, chúng đã thành lập tổ chức phản Cách mạng và lôi kéo những phần tử xấu tham gia vào hoạt động của tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Trang 29Qua đó chúng ta thấy, nếu người chủ mưu là người có sáng kiến thành lập các băng, nhóm, tổ chức phạm tội thì người cầm đầu là người đứng ra thành lập các băng, nhóm, tổ chức phạm tội đó Người chủ mưu đề xuất ra những âm mưu, vạch ra đường lối, phương hướng hoạt động cho tổ chức phạm tội hoạt động thì người cầm đầu tham gia vào quá trình soạn thảo kế hoạch và phương hướng hoạt động cho tổ chức đó Một điểm cần phân biệt nữa là nếu người chủ mưu có thể trực tiếp tham gia cũng có thể không tham gia tổ chức phạm tội mà chúng có sáng kiến thành lập, còn người cầm đầu thì luôn tham gia vào tổ chức phạm tội để phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn và điều khiển hoạt động của tổ chức
- Người chỉ huy: là người giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực
hiện hoạt động phạm tội cụ thể của các băng, ổ, nhóm tội phạm; trực tiếp đôn đốc đồng bọn làm theo mệnh lệnh của mình hay theo kế hoạch phạm tội mà tổ chức đã vạch ra
Người chỉ huy có thể chỉ huy hoạt động của băng, ổ, nhóm bằng cách chỉ huy từ xa hay chỉ huy tại chỗ Trong trường hợp chỉ huy tại chỗ thì người chỉ huy đồng thời là người thực hành
Trong thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm, người tổ chức trong đồng phạm bao giờ cũng tồn tại dưới ba dạng là người chủ mưu, người cầm đầu hay người chỉ huy trong vụ án đồng phạm Trong đó người chủ mưu có thể là người cầm đầu, người cầm đầu có thể trực tiếp chỉ huy hoạt động phạm tội của đồng bọn cũng có thể không, hoặc người chủ mưu kết hợp với vai trò chỉ huy hoạt động phạm tội, thậm chí có trường hợp một người đồng thời đóng vai trò là chủ mưu, cầm đầu đồng thời trực tiếp chỉ huy hoạt động của tổ chức
Ví dụ: Bản án số 31/2011/HS-ST ngày 22/8/2011 của TAND tỉnh V.P xét xử Phùng Quốc V và đồng bọn phạm tội giết người như sau: Do có sự mâu thuẫn với nhau từ trước nên khi Phùng Quốc V, Phùng Văn A cùng với các bạn của A đang ngồi uống rượu thì bị anh Nguyễn Cao Q dùng tay túm
Trang 30tóc và đấm một quả vào mắt bên phải, sau đó dùng ghế nhựa đập một cái vào
V Bị anh Q đánh nên V nảy sinh ý định đánh trả thù V bảo A gọi điện cho Nguyễn Văn T (là cậu ruột của A) nhờ T tìm mua bằng được một khẩu súng với mục đích tìm anh Q để bắn trả thù, T đồng ý Sau đó, V đi đến nhà Phùng Văn D rủ D cùng đi tìm anh Q để đánh, D đồng ý V lấy đoạn ống tuýp sắt dài khoảng 80cm, phi 34 để ở góc sân nhà D rồi đưa cho D cầm và cả hai đi về nhà A
Khi T và A đem khẩu súng săn và đạn về, T lấy súng ra lắp đạn và bắn thử Sau đó, V điện thoại cho anh Q để thăm dò xem anh Q đang ở đâu và nói dối để anh Q không đề phòng Gọi điện xong A vào gầm giường nhà mình lấy
01 con dao quắm dài khoảng 1m cầm ra đưa cho V, V bảo T dẫn đường để mọi người đi tìm anh Q để đánh Đến nơi V và T xuống xe, T cầm súng, V cầm dao quắm đi đến chỗ anh Q đang ngồi và chửi Thấy T cầm súng, anh Q đứng dậy cầm chiếc ghế nhựa giơ lên ném về phía T và quay người chạy thì V
hô "thằng Q đấy, chú bắn đi", T liền chĩa nòng súng vào người anh Q bắn một phát trúng vào nách trái anh Q, anh Q lảo đảo ngã úp mặt xuống lề đường thì
V chạy đến dùng sống dao quắm chém 3-4 nhát vào vùng vai anh Q, thúc đầu dao vào người anh Q và dùng chân đá vào đầu, vào nách phải cho đến khi anh
Q nằm bất động
Trong vụ án này, chúng tôi thấy rằng Phùng Quốc V là đối tượng giữ
cả ba vai trò là kẻ chủ mưu, cầm đầu và chỉ huy đồng bọn thực hiện tội phạm
V đã là người khởi xướng việc đánh trả thù anh Q, sau đó V rủ rê, lôi kéo, tập hợp, phân công đồng bọn chuẩn bị dao, quyết tâm mua bằng được súng săn, sau đó gọi điện thăm dò xem anh Q đang ở đâu rồi nói dối để anh Q chủ quan, không đề phòng Sau đó V chỉ huy đồng bọn dẫn đường và kéo nhau mang theo súng, dao đến nơi anh Q đang uống rượu Đến nơi, V đã chỉ huy T bắn anh Q đồng thời V cũng trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm gây ra cái chết cho anh Q
Trang 31Hoạt động của người tổ chức từ khi BLHS năm 1985 được ban hành cho đến giai đoạn hiện nay, qua thực tiễn xét xử các vụ án có đồng phạm đặc biệt là đồng phạm có tổ chức, người tổ chức có trong các vụ án hoạt động ở nhiều lĩnh vực như: các vụ án xâm phạm sở hữu (các vụ án cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản…), hay các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác (tội giết người, cố ý gây thương tích), các tội phạm về ma túy, các tội về tham nhũng…
Ví dụ: Bản án số 21/2008/HS-ST ngày 28/10/2008, TAND Huyện M.Đ đã kết luận chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 2/2007 đến 1/6/2007 trên địa bàn Huyện MĐ - thành phố HN đã xảy ra liên tiếp các vụ cướp tài sản và hiếp dâm với nhiều tình tiết tăng nặng định khung hình phạt do một nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện Bọn chúng đã không chỉ xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người phụ nữ mà còn xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm, sức khỏe người bị hại, xâm hại tới quyền sở hữu về tài sản của công dân
Người tổ chức cũng có thể thành lập băng, nhóm phạm tội hoặc một tổ chức phạm tội có cơ cấu chặt chẽ; đồng thời tập hợp, lôi kéo người khác vào băng, nhóm, tổ chức phạm tội đã được thành lập và điều khiển, phối hợp tội phạm của đồng bọn trong tổ chức Do vậy, vai trò của người tổ chức trong một vụ án có đồng phạm rất quan trọng, trong tổ chức tội phạm thì người tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng Một người đồng phạm chỉ cần có một trong ba hành vi hoặc cầm đầu, hoặc chủ mưu hoặc chỉ huy thì người đó trở thành người tổ chức trong vụ án có đồng phạm Còn trong tổ chức tội phạm thì người đó sẽ trở thành người tổ chức của tổ chức tội phạm đó
Có quan điểm cho rằng: "Chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức
mới có người tổ chức" [38, tr 132] Quan điểm này không hợp lý vì trong vụ
án dưới hình thức đồng phạm phức tạp có sự phân công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, tuy sự phân công và bàn bạc này
Trang 32chưa cụ thể và đầy đủ như trong đồng phạm có tổ chức (phạm tội có tổ chức),
do vậy sẽ vẫn có vai trò của người tổ chức Hiện nay, có ý kiến cho rằng:
"Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hay một số người tham gia giữ vai trò người thực hành, còn những người đồng phạm khác giữ vai trò xúi giục hay giúp sức" [56, tr 185] Có quan điểm khác lại
cho rằng:
Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm có sự phân công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm Trong vụ đồng phạm dưới hình thức đồng phạm phức tạp có một hay một số người thực hành, còn những người đồng phạm khác có thể là người tổ chức, người xúi giục hay người giúp sức [11, tr 266]
Như vậy, theo quan điểm này thì có thể cho rằng người tổ chức có thể
có trong vụ án dưới hình thức đồng phạm phức tạp Do đó, cần khẳng định rằng trong bất cứ vụ đồng phạm có tổ chức nào đều có người tổ chức và người tổ chức còn có thể có trong vụ đồng phạm khác như đồng phạm phức tạp
Căn cứ vào khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy người tổ chức trong đồng phạm có các hoạt động như sau:
- Hoạt động thành lập băng, nhóm phạm tội, tổ chức phạm tội;
- Hoạt động tập hợp, lôi kéo người khác vào băng, nhóm phạm tội, tổ chức phạm tội đã được thành lập và điều khiển, điều hòa hoạt động phạm tội của đồng bọn;
Trang 33sắp đặt của người tổ chức, đồng thời các thành viên trong tổ chức không chỉ bàn bạc thỏa thuận với nhau về việc cùng thực hiện tội phạm mà thống nhất thành lập những tổ chức bất hợp pháp, bền vững và chặt chẽ BLHS năm
1999 của nước ta mặc dù chưa đưa ra khái niệm tổ chức phạm tội nhưng đã đề cập đến tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tại Điều 79 với tên gọi:
"Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" và trong tội này bao giờ
cũng có người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy đồng bọn hoạt động theo kế hoạch
mà mình và tổ chức vạch ra với mục đích lật đổ chính quyền nhân dân
Người tổ chức trong đồng phạm thường có trong vụ phạm tội có tổ chức Mặc dù khái niệm phạm tội có tổ chức được hiểu là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong thực tế vẫn có những trường hợp phạm tội có tổ chức mà trong đó những người đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ với nhau về mặt ý thức phạm tội, có
sự bàn bạc, chuẩn bị kỹ lưỡng khi tội phạm được chuẩn bị thực hiện, nhưng khi thực hiện tội phạm thì mỗi người đều là người thực hành trực tiếp tham gia vào quá trình phạm tội mà chúng đã vạch ra từ trước
Một điểm cần chú ý là cần phân biệt người tổ chức với người có hành
vi tổ chức trong các tội như: "Tội tổ chức đánh bạc", "Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy", "Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài và ở lại nước ngoài trái phép"… Người có hành vi tổ chức trong các tội phạm trên cũng có thể có đầy đủ dấu hiệu của một CTTP cụ thể với vai trò là người tổ chức của tội phạm đó, còn người tổ chức trong đồng phạm phải có sự thống nhất ý chí của người tổ chức cùng đồng bọn phạm tội, hoạt động theo phương hướng, kế hoạch đã sắp đặt từ trước và phạm cùng một tội Đối với các tội phạm có sử dụng cụm từ tổ chức thì chỉ một người cũng có thể tổ chức thực hiện được tội phạm này Ví dụ: A tổ chức cho ba tên C, B, D sử dụng ma tuý tại nhà mình, khi C, B, D đang sử dụng ma túy thì bị lực lượng công an phục kích bắt tại chỗ Trong ví dụ này, chỉ A phải chịu TNHS về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, những tên còn lại là đồng phạm của tội sử dụng trái phép chất ma
Trang 34túy Nếu A và những người khác cùng tổ chức sử dụng ma túy với quy mô lớn cho nhiều người thì A và những tên này phải chịu TNHS với vai trò người đồng phạm trong tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Từ khái niệm người tổ chức và những đặc điểm cơ bản của người tổ chức, chúng ta có thể khái quát những nét chính về hành vi phạm tội của người tổ chức trong đồng phạm như sau:
- Hành vi phạm tội do người tổ chức gây ra là những hành vi nguy hiểm cho xã hội và được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội Hành vi phạm tội do người tổ chức gây ra có khả năng gây ra hậu quả đặc biệt lớn cho
xã hội, đó có thể là thiệt hại về vật chất, về tinh thần, về thể chất, thậm chí thiệt hại về chính trị Đặc biệt trong các trường hợp phạm tội có tổ chức thì người tổ chức và đồng bọn phạm tội có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
- Hành vi phạm tội do người tổ chức thực hiện gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với toàn xã hội, và có thể xâm phạm đến nền chính trị như việc thành lập các tổ chức tội phạm xâm phạm đến sự tồn tại vững mạnh của chế
độ xã hội và an ninh quốc gia như hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS năm 1999), chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân (Điều 87 BLHS năm 1999), hay tổ chức tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88 BLHS năm 1999)
- Hành vi phạm tội của người tổ chức luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp Hành vi của người tổ chức có mối quan hệ nhân quả với hậu quả của tội phạm do chính người tổ chức gây ra Hậu quả của tội phạm do người tổ chức gây ra cho xã hội rất lớn, hậu quả ấy có thể cao hơn so với hậu quả của tội phạm do những người đồng phạm khác gây ra, và hậu quả ấy có mối quan hệ trực tiếp với hành vi phạm tội của người tổ chức gây ra cùng đồng bọn
Tóm lại, theo chúng tôi, có thể đưa ra khái niệm về người tổ chức
trong đồng phạm như sau: Người tổ chức là người đồng phạm thành lập
Trang 35nhóm tội phạm hoặc điều khiển nhóm tội phạm thực hiện tội phạm cụ thể dưới dạng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy
1.2.3 Người xúi giục
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam cho đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS năm 1985, chúng tôi thấy rằng khái niệm người xúi giục đã đề cập đến với các tên gọi: người xúi giục, người gây việc
BLHS năm 1985 tại khoản 2 Điều 17 cũng như BLHS năm 1999 tại
khoản 2 Điều 20 quy định: "Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc
đẩy người khác thực hiện tội phạm"
Xúi giục được hiểu là hành vi tác động đến tư tưởng người khác, làm xuất hiện ý định phạm tội và thúc đẩy việc thực hiện ý định đó Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm được thể hiện rất đa dạng thông qua các hành vi như: kích động, dụ dỗ, lừa phỉnh, đe dọa, mua chuộc v.v… Nhưng khái quát lại thì hành vi xúi giục được thể hiện qua hai phương thức thực hiện
là phương thức thuyết phục và phương thức bắt buộc
Phương thức thuyết phục tức là dùng lý lẽ, vật chất để người khác tin theo mà thực hiện tội phạm
Ví dụ: Vì có mâu thuẫn với C nên Q đã xúi giục K gây thương tích cho C để cảnh cáo C, Q hứa hẹn sẽ cho K tiền
Phương thức bắt buộc tức là buộc người khác phải thực hiện tội phạm như đe dọa, cưỡng ép
Ví dụ: Ông P và bà B từng có quan hệ tình cảm, vì vậy ông P yêu cầu
bà B phải cung cấp tài liệu bí mật của cơ quan bà B cho ông ta, nếu không P
sẽ công bố hình ảnh quan hệ tình cảm giữa hai người
Hành vi xúi giục phải cụ thể nghĩa là phải nhằm vào con người cụ thể
để thực hiện những tội phạm cụ thể nhất định Có thể xúi giục một người hoặc một số người nhưng phải là những con người cụ thể có năng lực TNHS và đạt
Trang 36độ tuổi luật định Trường hợp người bị xúi giục không đủ điều kiện của chủ thể thì phải xác định người xúi giục là người thực hiện tội phạm hoặc là người thực hành nếu có đồng phạm xảy ra
Trong lý luận luật hình sự có hành vi xúi giục người này để người
đó xúi giục người khác nữa thực hiện tội phạm được gọi là "xúi giục bắc
cầu" [48, tr 99]
Ví dụ: Sau khi tù về nhà biết vợ mình là bà B có quan hệ tình cảm với ông P Tên N không cho bà B tiếp tục quan hệ với ông P Bà B cho N biết bà đang bị ông P đe dọa nếu không tiếp tục quan hệ thì sẽ đòi tiền chi phí trong thời gian quan hệ với bà B và sẽ công bố hình ảnh quan hệ tình cảm của hai người Biết vậy, N rất bực tức Sau đó, bà B cho N biết có gửi ông P giữ hộ 4 quyển sổ tiết kiệm, nay đòi lại ông P không chịu trả Nghe vậy N càng bực tức và nảy ý định đánh ông P để đòi lại sổ tiết kiệm N đã nói ý định này với cháu là Giang Ngọc L, nhờ L tìm cách giúp và L đồng ý Sau đó, L gặp Nguyễn Tiến C và nhờ C đánh ông P, C nhận lời Sau đó, C gặp T và đi tìm đánh ông P Thấy ông P bị đánh nhưng vẫn bình thường nên L tiếp tục nhờ C đánh ông P, C nhờ Đào Ngọc M chở ra chợ giời để đánh ông P, M nhận lời
M đèo C ép xe làm ông P ngã ra đường C xuống xe dùng vỏ chai rượu đập liên tiếp 4 nhát vào trán và thái dương bên phải ông P làm ông P chết
Trong vụ án này, người xúi giục C đánh ông P là L, L là người làm nảy sinh ý định phạm tội của C nhưng người làm nảy sinh ý định phạm tội ở
L là N Vì vậy, hành vi của N có mối quan hệ nhân quả với hậu quả phạm tội xảy ra Đây là trường hợp xúi giục bắc cầu Cả N, L đều phạm tội cố ý gây
thương tích với vai trò người xúi giục
Hành vi xúi giục sẽ có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau phụ thuộc vào bản chất của người xúi giục, người bị xúi giục cũng như mối quan hệ giữa họ với nhau
Xét về mặt chủ quan, sự cố ý của người xúi giục được thể hiện ở những đặc điểm sau đây: Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
Trang 37hành vi tác động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà người bị xúi giục sẽ thực hiện; thấy trước được hậu quả của tội phạm chung, mong muốn hoặc chấp nhận hậu quả xảy ra
Điều này có nghĩa là hành vi xúi giục có thể được thực hiện với lỗi cố
ý trực tiếp hoặc với lỗi cố ý gián tiếp
So sánh hành vi của người xúi giục với người thực hành và người tổ chức chúng ta thấy, với người thực hành ở cả hai dạng, nếu người thực hành
tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP thì người xúi giục không tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP Đối với dạng người thực hành thực hiện tội phạm bằng cách sử dụng người khác, người xúi giục khác ở chỗ người bị xúi giục có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm và phải chịu TNHS xét về mặt lý thuyết, còn trên thực tế có thể có trường hợp người xúi giục đồng thời giữ vai trò là người thực hành Mặt khác, hành vi xúi giục chỉ có thể được thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội, còn hành vi thực hành có thể được thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội hoặc không hành động phạm tội So sánh với hành vi của người tổ chức, chúng ta thấy trong hành vi của người tổ chức thường có dấu hiệu thuộc nội hàm của khái niệm người xúi giục như rủ rê, lôi kéo người khác tham gia băng, nhóm tội phạm, tổ chức tội phạm nhưng người xúi giục không có đặc điểm đứng trên điều khiển những người đồng phạm khác như người tổ chức
Thực tiễn xét xử cũng cho thấy, thực tế xảy ra một số trường hợp có hành vi xúi giục, nhưng lại không thỏa mãn dấu hiệu của đồng phạm
Ví dụ: Do thù ghét B, A đã xui B vào nhà ông D trộm cắp xe máy nhưng A đã báo trước cho ông D biết sự việc trên Ông D đã phục kích và bắt được quả tang khi hai tên B, C lẻn vào nhà mình trộm cắp
Qua ví dụ này chúng ta thấy, A mặc dù có hành vi xúi giục người khác phạm tội, nhưng lại không phải là người đồng phạm với B, bởi vì A không cùng ý chí, không mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra
Trang 38Bên cạnh đó, BLHS năm 1999 đã quy định hành vi xúi giục CTTP độc lập như: tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200), tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297), tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác cung cấp tài liệu sai sự thật, khai báo gian dối (Điều 309), v.v…
Như vậy, theo chúng tôi, có thể đưa ra khái niệm về người xúi giục
trong đồng phạm như sau: Người xúi giục là người đồng phạm đã kích
động, dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa hoặc bằng thủ đoạn khác thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
1.2.4 Người giúp sức
Thuật ngữ người giúp sức đã được đề cập đến trong lịch sử lập pháp hình
sự nước ta cho đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS năm 1985 với các tên gọi: tòng phạm, người giúp sức
BLHS năm 1985 tại khoản 2 Điều 17 cũng như khoản 2 Điều 20
BLHS năm 1999 quy định: "Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện
tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm"
Luật hình sự Việt Nam quan niệm hành vi giúp sức căn cứ vào những dấu hiệu khách quan gồm hai loại: giúp sức về vật chất và giúp sức về tinh thần
- Giúp sức về tinh thần: là những hành vi tạo ra những điều kiện thuận
lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm như chỉ dẫn, góp ý, cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện tội phạm; hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, che giấu các công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tiêu thụ các vật có được bằng việc thực hiện tội phạm Giúp sức về tinh thần được thể hiện dưới hình thức hành động phạm tội
- Giúp sức về vật chất: là hành vi cung cấp phương tiện, công cụ phạm
tội, khắc phục những trở ngại để người thực hành thực hiện tội phạm được dễ dàng, thuận lợi hơn Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải làm rõ khái niệm công
Trang 39cụ phạm tội và phương tiện phạm tội để có thể hiểu được hành vi giúp sức về vật chất Theo TS Trần Quang Tiệp thì:
Công cụ phạm tội là những vật thể mà người phạm tội sử dụng để tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm Còn phương tiện phạm tội là những vật thể tuy không trực tiếp tác động vào đối tượng tác động của tội phạm nhưng tham gia vào quá trình thực hiện tội phạm [48, tr 133]
Ví dụ: Tên Q phạm tội trộm cắp tài sản với vai trò người giúp sức, vì
y đã cung cấp xe máy làm phương tiện để hoạt động trộm cắp, cung cấp cho tên P công cụ phạm tội như cờ lê, tuốc nơ vít để phá khóa, sau đó chở tên K chạy trốn
Trong một số trường hợp hành vi giúp sức về vật chất, ngoài việc tác động, hỗ trợ cho người thực hành thực hiện tội phạm còn có thể CTTP độc lập
Ví dụ: Hành vi cung cấp súng cho người thực hành thực hiện hành vi giết người ngoài việc thỏa mãn dấu hiệu hành vi của người giúp sức còn cấu thành tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 230 BLHS năm 1999
Xét về mặt chủ quan, người giúp sức có các biểu hiện sau: Nhận thức
được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được thực hiện do mình giúp sức; nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi hỗ trợ người đồng phạm cụ thể; thấy trước hậu quả phạm tội chung; mong muốn hoặc chấp nhận cho hậu quả chung xảy ra
Như vậy, có nghĩa là hành vi giúp sức có thể được thực hiện với lỗi cố
ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp
Cần phân biệt hành vi giúp sức với hành vi thực hành, hành vi xúi giục như sau: Người giúp sức khác người thực hành ở chỗ người giúp sức không thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP Với người xúi
Trang 40giục, người giúp sức có điểm giống với người xúi giục là cùng sử dụng thủ đoạn chỉ dẫn, khuyên bảo, nhưng người giúp sức và người xúi giục có vai trò khác nhau trong việc hình thành thái độ quyết tâm thực hiện tội phạm của người thực hành Nếu như người xúi giục làm xuất hiện thái độ quyết tâm thực hiện tội phạm, thì người giúp sức (giúp sức về tinh thần) chỉ có vai trò củng cố thái quyết tâm thực hiện tội phạm đã được hình thành của người thực hành
Tóm lại, theo chúng tôi có thể đưa ra khái niệm về người giúp sức
trong đồng phạm như sau: Người giúp sức là người đồng phạm đã tạo ra
những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm
1.3 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
"Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm
và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định" [11, tr 122]
Như vậy, TNHS của những người đồng phạm chính là hậu quả pháp
lý mà những người đồng phạm phải thực hiện do việc thực hiện hành vi phạm tội của mình
1.3.1 Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm hoàn thành
Điều 53 BLHS năm 1999 quy định:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó [40]
PLHS Việt Nam đã xác định TNHS chung trong trường hợp đồng phạm và từng loại người đồng phạm dựa trên những nguyên tắc cơ bản mang tính đặc thù của luật hình sự như sau: