0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Người giúp sức

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 38 -38 )

- Người chỉ huy: là người giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện hoạt động phạm tội cụ thể của các băng, ổ, nhóm tội phạm; trực tiếp đôn

1.2.4. Người giúp sức

Thuật ngữ người giúp sức đã được đề cập đến trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta cho đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS năm 1985 với các tên gọi: tòng phạm, người giúp sức.

BLHS năm 1985 tại khoản 2 Điều 17 cũng như khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định: "Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm".

Luật hình sự Việt Nam quan niệm hành vi giúp sức căn cứ vào những dấu hiệu khách quan gồm hai loại: giúp sức về vật chất và giúp sức về tinh thần.

- Giúp sức về tinh thần: là những hành vi tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm như chỉ dẫn, góp ý, cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện tội phạm; hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, che giấu các công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tiêu thụ các vật có được bằng việc thực hiện tội phạm. Giúp sức về tinh thần được thể hiện dưới hình thức hành động phạm tội.

- Giúp sức về vật chất: là hành vi cung cấp phương tiện, công cụ phạm tội, khắc phục những trở ngại để người thực hành thực hiện tội phạm được dễ dàng, thuận lợi hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải làm rõ khái niệm công

cụ phạm tội và phương tiện phạm tội để có thể hiểu được hành vi giúp sức về vật chất. Theo TS. Trần Quang Tiệp thì:

Công cụ phạm tội là những vật thể mà người phạm tội sử dụng để tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm. Còn phương tiện phạm tội là những vật thể tuy không trực tiếp tác động vào đối tượng tác động của tội phạm nhưng tham gia vào quá trình thực hiện tội phạm [48, tr. 133].

Ví dụ: Tên Q phạm tội trộm cắp tài sản với vai trò người giúp sức, vì y đã cung cấp xe máy làm phương tiện để hoạt động trộm cắp, cung cấp cho tên P công cụ phạm tội như cờ lê, tuốc nơ vít để phá khóa, sau đó chở tên K chạy trốn.

Trong một số trường hợp hành vi giúp sức về vật chất, ngoài việc tác động, hỗ trợ cho người thực hành thực hiện tội phạm còn có thể CTTP độc lập.

Ví dụ: Hành vi cung cấp súng cho người thực hành thực hiện hành vi giết người ngoài việc thỏa mãn dấu hiệu hành vi của người giúp sức còn cấu thành tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 230 BLHS năm 1999.

Xét về mặt chủ quan, người giúp sức có các biểu hiện sau: Nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được thực hiện do mình giúp sức; nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi hỗ trợ người đồng phạm cụ thể; thấy trước hậu quả phạm tội chung; mong muốn hoặc chấp nhận cho hậu quả chung xảy ra.

Như vậy, có nghĩa là hành vi giúp sức có thể được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.

Cần phân biệt hành vi giúp sức với hành vi thực hành, hành vi xúi giục như sau: Người giúp sức khác người thực hành ở chỗ người giúp sức không thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Với người xúi

giục, người giúp sức có điểm giống với người xúi giục là cùng sử dụng thủ đoạn chỉ dẫn, khuyên bảo, nhưng người giúp sức và người xúi giục có vai trò khác nhau trong việc hình thành thái độ quyết tâm thực hiện tội phạm của người thực hành. Nếu như người xúi giục làm xuất hiện thái độ quyết tâm thực hiện tội phạm, thì người giúp sức (giúp sức về tinh thần) chỉ có vai trò củng cố thái quyết tâm thực hiện tội phạm đã được hình thành của người thực hành.

Tóm lại, theo chúng tôi có thể đưa ra khái niệm về người giúp sức trong đồng phạm như sau: Người giúp sức là người đồng phạm đã tạo ra những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 38 -38 )

×