Trách nhiệm hình sự của người giúp sức trong các giai đoạn thực hiện tội phạm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 45)

- Nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm

3.1.2.4. Trách nhiệm hình sự của người giúp sức trong các giai đoạn thực hiện tội phạm

đoạn thực hiện tội phạm

a) Giai đoạn chuẩn bị giúp sức thực hiện tội phạm

Đây là giai đoạn trong đó người giúp sức có những hành vi tạo điều kiện cần thiết cho việc giúp sức để người khác thực hiện tội phạm được thuận lợi, dễ dàng. Hành vi chuẩn bị giúp sức có thể được thể hiện ở việc tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội, nghiên cứu cách khắc phục trở ngại, tìm hiểu

các điều kiện thực tế để đưa ra lời khuyên, góp ý cho người khác thực hiện tội phạm.

Tương tự, vấn đề TNHS của người giúp sức trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện tội phạm chưa được đề cập trong chính sách hình sự của nước ta từ trước đến nay.

b) Giai đoạn giúp sức chưa đạt

Hành vi giúp sức chưa đạt có thể được xác định khi người giúp sức bắt đầu thực hiện hành vi giúp sức nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của họ, người được giúp không sử dụng sự giúp sức đó vào việc thực hiện tội phạm. Hành vi giúp sức chưa đạt có thể xảy ra các trường hợp như sau: Người được giúp sức không thực hiện bất cứ hành vi phạm tội nào; người được giúp sức không có khả năng sử dụng sự giúp sức đó; người giúp sức đã sai lầm về đối tượng được giúp sức; v.v..

Việc xác định TNHS của người giúp sức trong trường hợp này phải căn cứ vào điều luật quy định tội phạm mà người giúp sức thực hiện, điều luật về giúp sức thực hiện tội phạm và điều luật quy định về phạm tội chưa đạt.

Như vậy, việc phân biệt các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm và vấn đề TNHS đối với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức ở giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành (chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt) cần phải được quy định trong BLHS. Việc quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc truy cứu TNHS trong những trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành nói trên và giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn xét xử.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)