Trách nhiệm hình sự của người xúi giục trong các giai đoạn thực hiện tội phạm.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 44)

- Nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm

3.1.2.3. Trách nhiệm hình sự của người xúi giục trong các giai đoạn thực hiện tội phạm.

thực hiện tội phạm

a) Giai đoạn chuẩn bị phạm tội của người tổ chức.

Đây là giai đoạn người tổ chức có những hành vi tạo điều kiện cần thiết cho việc thành lập nhóm tội phạm hoặc điều khiển nhóm tội phạm thực hiện tội phạm cụ thể. Có thể là các hành vi như: Nghiên cứu, tìm kiếm những người thích hợp để có thể rủ rê, lôi kéo, tập hợp thành băng, ổ, nhóm tội phạm; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm trong đó dự kiến phân công vai trò của từng người và điều hòa, phối hợp giữa những người đó trong việc thực hiện tội phạm.

Vấn đề xác định TNHS của người tổ chức ở giai đoạn này chưa được quy định cụ thể trong BLHS năm 1999.

b) Giai đoạn phạm tội chưa đạt của người tổ chức thực hiện tội phạm.

Đây là giai đoạn người tổ chức đã có các hành vi nhằm thực hiện tội phạm cụ thể nhưng chưa đạt được kết quả như CTTP yêu cầu. Có thể xảy ra các trường hợp như sau: Không rủ rê, lôi kéo, tập hợp được người khác tham gia băng, ổ, nhóm tội phạm; băng, ổ, nhóm tội phạm được thành lập nhưng những người tham gia lại không nghe theo sự điều khiển của người tổ chức hoặc băng, ổ, nhóm tội phạm được thành lập nhưng chưa kịp thực hiện hành vi phạm tội nào.

Để xác định TNHS của người tổ chức trong giai đoạn này, chúng ta căn cứ vào điều luật quy định tội phạm cụ thể mà người tổ chức đã thực hiện, điều luật về tổ chức thực hiện tội phạm và điều luật về phạm tội chưa đạt.

3.1.2.3. Trách nhiệm hình sự của người xúi giục trong các giai đoạn thực hiện tội phạm. đoạn thực hiện tội phạm.

a) Giai đoạn chuẩn bị phạm tội của người xúi giục:

Đây là giai đoạn người xúi giục có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện sự xúi giục người khác thực hiện tội phạm như hành vi tìm kiếm đối tượng tác động, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của đối

tượng tác động để lựa chọn phương pháp tác động thích hợp, chuẩn bị quà tặng hoặc lợi ích vật chất để tác động. Ngoài ra, "hành vi chấp nhận đề nghị của người khác sẽ thúc đẩy một hoặc một số người nhất định thực hiện hành vi đồng phạm hoặc tội phạm cụ thể cũng phải được coi là thuộc về giai đoạn chuẩn bị xúi giục" [43, tr. 29-34].

Hiện nay, thực tiễn xét xử cũng như khoa học luật hình sự Việt Nam chưa đề cập đến TNHS của người xúi giục ở giai đoạn này.

b) Giai đoạn xúi giục chưa đạt:

Là giai đoạn người xúi giục bắt đầu thực hiện hành vi kích động, mua chuộc, đe dọa hoặc bằng các thủ đoạn khác thúc đẩy người khác phạm tội, nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người xúi giục nên đã chưa đưa đến việc thực hiện hành vi phạm tội của người bị xúi giục. Có thể xảy ra các trường hợp sau đây:Hành vi kích động của người xúi giục đã được thực hiện thông qua các phương tiện như: thư từ, fax, Internet,… nhưng chưa đến người bị xúi giục thì bị phát hiện, ngăn chặn; người xúi giục đã bắt đầu thực hiện hành vi xúi giục nhưng chưa thực hiện được đầy đủ nội dung như mong muốn; người xúi giục đã thực hiện đầy đủ nội dung của sự kích động, thúc đẩy người khác phạm tội nhưng người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục; v.v..

Để xác định TNHS của người xúi giục ở giai đoạn này, chúng ta căn cứ vào điều luật cụ thể quy định tội phạm mà người đó xúi giục, điều luật quy định về xúi giục thực hiện tội phạm và điều luật quy định về phạm tội chưa đạt.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)