Thực tiễn xét xử những loại người đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 79)

- Nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm

3.1.1. Thực tiễn xét xử những loại người đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm

NĂM 1999 VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM

3.1. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

3.1.1. Thực tiễn xét xử những loại người đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 của Bộ luật hình sự năm 1999

Qua thực tiễn xét xử của các cấp Tòa án trong những năm gần đây đã cho thấy tình hình tội phạm ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn phạm tội tinh vi, nguy hiểm, đặc biệt là những vụ án có đồng phạm thể hiện sự cấu kết chặt chẽ, quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng của những người đồng phạm, gây ra hậu quả nguy hiểm rất lớn, đặc biệt lớn cho xã hội.

Trong giai đoạn phát triển hiện nay ở nước ta, trước tình hình diễn biến phức tạp của tội phạm nói chung, tội phạm có đồng phạm nói riêng đặc biệt là tội phạm có tổ chức. Các tổ chức phạm tội hình thành ngày càng nhiều và hoạt động ngày càng tinh vi, trong những tổ chức phạm tội ấy không thể thiếu vai trò của người tổ chức. Một số tổ chức tội phạm hoạt động dưới danh nghĩa đăng ký kinh doanh nhà hàng hợp pháp để bên trong chúng hoạt động phạm tội như tổ chức phạm tội của Dung Hà (người cầm đầu ở Hải Phòng) lập ra Công ty Ngàn Thầu để bên trong tổ chức hoạt động đánh bạc và mại dâm với quy mô lớn ở hầu hết các huyện, quận của Thành Phố Hải Phòng. Vụ án Tăng Minh Phụng (EPCO) lập ra hàng loạt các công ty con nhưng thực chất chỉ là công ty "ma" để hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Thậm chí trong một số tổ chức phạm tội có quy mô lớn hoạt động theo kiểu "xã hội đen" thì người tổ chức

trong những tổ chức đó không chỉ có một mà nó có thể phân hóa thành hai, ba cấp chỉ huy khác nhau nhưng dưới sự chỉ huy thống nhất của người cầm đầu được gọi là "ông trùm". Điển hình như vụ Trương Văn Cam và đồng bọn đã bị khởi tố với 179 bị can trong đó có 19 bị can nguyên là cán bộ của các cơ quan nhà nước với các tội danh như: tội giết người; tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng; cố ý gây thương tích; tổ chức đánh bạc; đánh bạc; lừa đảo chiếm đoạt tài sảnv.v.. trong đó Năm Cam là tên cầm đầu trong tổ chức, hắn đã thâu tóm, điều hành ngầm, chỉ huy phần lớn hoạt động phạm tội của tổ chức mà hắn cầm đầu hoạt động trên địa bàn rộng gồm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh lân cận, phạm vi hoạt động ra cả Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, …thậm chí hắn còn liên quan đến tổ chức tội phạm quốc tế.

Hiện nay, ở nước ta hoạt động của tội phạm có tổ chức có sự gia tăng, hình thành các băng nhóm có sử dụng vũ khí hoạt động trên diện rộng, điển hình là các băng, nhóm đã bị triệt phá như băng Khánh Trắng, Phúc Bồ, Phạm Chí Tín, Bình Kiểm, tổ chức tội phạm Năm Cam…. Thực tế đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, chúng ta thấy phần lớn những tên cầm đầu các tổ chức và băng nhóm tội phạm lớn hay nhỏ đều do những tên anh chị có tiếng trong giới giang hồ đảm nhận. Những tên này thường có nhiều tiền án, tiền sự, từng ra tù vào tội nhiều lần, được giới tội phạm kính nể, suy tôn vì những thành tích bất hảo trong hoạt động tội phạm, trong việc vạch ra các kế hoạch phạm tội, trong cách thức thực hiện tội ác, cách thức che giấu tội phạm, cách thức chạy án và trốn tránh pháp luật, cách thức quan hệ với các quan chức nhà nước, nhất là các quan chức trong các cơ quan thực thi pháp luật, và cách thức quan hệ với giới tội phạm quốc tế.

Do thời gian và điều kiện có hạn, tác giả luận văn khó có thể làm công tác thống kê trên phạm vi cả nước, do đó chúng tôi xin nêu một số bảng số liệu thống kê thực tiễn đã xét xử những vụ án đồng phạm có sự tham gia của những loại người đồng phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2005-2011 làm ví dụ điển hình chung.

Bảng 3.1: Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về tổng kết công tác xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm qua các năm 2005 - 2011

Năm 2005 (Hà Nội cũ) 2006 (Hà Nội cũ) 2007 (Hà Nội cũ) 2008 2009 2010 2011 Tổng số vụ án hình sự

sơ thẩm đã giải quyết 4943 5766 5346 7176 7220 7275 7351 Số vụ án có đồng phạm 1647 1965 1827 2401 2416 2531 2587 Vụ án có người thực hành 1647 1965 1827 2401 2416 2531 2587 Vụ án có người tổ chức 152 181 173 294 301 343 381 Vụ án có người xúi giục 102 143 156 145 226 254 270 Vụ án có người giúp sức 134 161 197 203 231 248 281

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Dưới đây là số liệu khảo sát từ 500 bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử mà tác giả đã nghiên cứu trong đó có 196 vụ án đồng phạm.

Bảng 3.2: Một số nhóm tội, loại tội trong số 196 bản án có đồng phạm mà tác giả đã nghiên cứu

STT Nhóm tội phạm, loại tội phạm Vụ án có đồng phạm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)