Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam, tiền thân là mộtdoanh nghiệp Nhà nước, là một doanh nghiệp lớn về xuất khẩu mặt hàng này.. Chính vìvậy, qua quá trình học tập và nghiê
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bản chuyên đề thực tập này được hoàn thành là doquá trình nghiên cứu độc lập của bản thân, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS.Ngô Thị Tuyết Mai và cô CN Nguyễn Bích Ngọc mà không có sự sao chép
từ bất cứ một tài liệu nào Nếu vi phạm em xin chấp nhận mọi hình thức kỷluật của nhà trường
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Việt Anh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ các thầy cô giáo trong khoa Thươngmại và kinh tế quốc tế - Trường đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giảngdạy và truyền đạt cho em những thông tin và kiến thức trong suốt quá trìnhhọc tập tại trường Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo TS Ngô ThịTuyết Mai và cô giáo Nguyễn Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp
đỡ và đưa những lời góp ý quý báu cho em trong suốt quá trình nghiên cứu vàhoàn thành đề tài
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tổng Hợp 1, đặc biệt là cô Nguyễn Phú An đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập, tìm hiểu tài liệu và thực hiện tốt chuyên đề của mình,Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ EU 4
1.1 Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng cà phê tại thị trường EU 4
1.2 Hệ thống phân phối mặt hàng cà phê trên thị trường EU 5
1.3 Các quy định của thị trường EU đối với nhập khẩu cà phê 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I 10
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I 10
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 10
2.1.1.1 Quá trình hình thành của công ty 10
2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty 11
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 14
2.1.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 14
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 15
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty 17
2.1.3.1 Nguồn nhân lực của công ty 17
2.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 18
2.1.3.3 Nguồn vốn và cơ sở vốn của công ty 19
2.2 Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua 19
2.2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 19
2.2.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 23
2.2.2.1 Cà phê Arabica 24
2.2.2.2 Cà phê Robusta 26
2.2.3 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam 28
Trang 52.2.5 Hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam 33
2.3 Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty sang thị trường EU trong thời gian qua 34
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty 34
2.3.2 Thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu 35
2.3.3 Giá cả và chất lượng của cà phê xuất khẩu 36
2.3.4 Hình thức và phương thức xuất khẩu 37
2.3.5 Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty 38
2.3.5.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 38
2.3.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 40
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I .42
3.1 Phương hướng, mục tiêu xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới của công ty cho đến năm 2015 42
3.2 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty 43
3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 43
3.2.2 Tăng cường đầu tư công nghệ chế biến 44
3.2.3 Tổ chức tốt công tác thu mua tạo nguồn hàng 45
3.2.4 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại 45
3.2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh 46
3.3 Một số kiến nghị với nhà nước 47
3.3.1 Nhóm giải pháp mở rộng thị trường 47
3.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu 48
3.3.3 Nhóm giải pháp chính sách đối với người nông dân 49
KẾT LUẬN 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Trang 7DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy của công ty 15
Biểu đồ 2.1 Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam qua 16 niên vụ 20
Biểu 2.2 Sản lượng và giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam trong những năm qua 21
Biểu đồ 2.3 Xuất khẩu cà phê nước ta từ tháng 1/2010 đến nay 22
Bảng 2.1 Một số thị trường nhập khẩu cà phê chính của nước ta từ giai đoạn 06/07 đến 09/10 29
Thứ tự 29
Biểu đồ 2.4 Giá cà phê ngày 16/05 32
Biểu đồ 2.5 Giá cà phê tại Đăk Lăk 1 tháng qua 33
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê những năm gần đây 34
Bảng 2.3 Các thị trường nhập khẩu cà phê chính của công ty 36
Bảng 3.1 Sản lượng dự tính của công ty 43
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, các nước trên thế giới đều đang hòa mình vào dòng chảy củahội nhập quốc tế Các quốc gia tham gia vào các hoạt động thương mại quốctế và trở thành các mắt xích quan trọng cấu thành nên hệ thống kinh tế thếgiới Đứng trước bối cảnh đó, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ Là thànhviên chính thức của WTO, hoạt động thương mại quốc tế nói chung, hoạtđộng xuất nhập khẩu nói riêng của Việt Nam đã phát triển nhanh và nhậnđược sự quan tâm, khuyến khích của Đảng và Nhà nước Các doanh nghiệptrong nước đứng trước cơ hội và những thách thức rất lớn
Mở rộng hoạt động ngoại thương, tăng kim ngạch xuất khẩu, thu nguồnngoại tệ đẩy nhanh nền kinh tế của đất nước phát triển… là một trong nhữngchủ trương kinh tế của nước ta trong chính sách hội nhập mới Trong đó nôngnghiệp nói chung và cà phê nói riêng là một mặt hàng quen thuộc và rất quantrọng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam, tiền thân là mộtdoanh nghiệp Nhà nước, là một doanh nghiệp lớn về xuất khẩu mặt hàng này
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO mở cửa thị trường tuy có nhiều thuận lợisong cũng gặp sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các quốc gia khác Chính vìvậy, qua quá trình học tập và nghiên cứu cộng với thời gian thực tập tại công
ty, em đã quyết định chọn đề tài:
“GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊTRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNGHỢP I’’
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Dựa trên kết quả đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê, chuyên đề đề ramột số giải pháp chủ yếu nhằm đấy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của
Trang 9công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I sang thị trường EU trong thờigian tới Đây là một trong những thị trường quan trọng hàng đầu của ViệtNam nói chung, của công ty nói riêng trên thế giới, có sự phát triển ổn định,lâu dài.
Đối tượng nghiên cứu:
Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu cà phê
Phạm vi nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu thực trạng và giải pháp xuất khẩu cà phê của công
ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I sang thị trường EU Trong đó, chuyên đề tậptrung nghiên cứu thị một số thị trường chủ yếu như Đức, Thụy Sỹ, Anh ,Pháp, Bỉ, Hà Lan… Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến đầu năm 2011
Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cúu duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử, phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đểlàm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu…
Kết cấu chuyên đề:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấuchuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đặc điểm thị trường cà phê EU
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I.
Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm thúc đẩy xuấtkhẩu cà phê sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổnghợp I
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG
CÀ PHÊ EU
1.1 Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng cà phê tại thị trường EU
EU hiện nay có 27 thành viên và là thị trường nhập khẩu cà phê ViệtNam lớn nhất hiện nay Các công cụ, chính sách điều tiết nhập khẩu cà phêvào thị trường EU được xếp vào loại khắt khe nhất thế giới EU đặc biệt chútrọng đến vấn đề môi trường và phát triển bền vững, sức khỏe người tiêudùng, kiểm soát chặt chẽ và xử phạt đối với các hàng hóa nhập khẩu khôngđảm bảo an toàn Mức tiêu thụ bình quân đầu người / năm của các nước EU
từ 5,2-5,5 kg( trong đó Phần Lan là 11kg/ người /năm, Đan Mạch và ThụyĐiển trên 8kg và thấp nhất là Anh trên 2kg) Nhu cầu về cà phê của khu vựcnày khá cao so với mặt bằng chung
Anh là nơi cà phê hòa tan được tiêu dùng nhiều nhất trên thế giới, theobáo cáo của Data Monitor, nhóm nghiên cứu thị trường, cà phê đã và đangdần thay thế chè, tốc độ tăng của cà phê là 11%/ năm kể từ năm 1997 và trở
thành đồ uống lớn nhất ở Anh Vương quốc Anh là một trong 10 thị trường
quan trọng hàng đầu nhập khẩu cà phê Việt Nam Bình quân mỗi năm nướcAnh nhập khẩu 29.000 tấn cà phê từ Việt Nam, năm cao nhất lên tới 40.000tấn
Pháp, Áo, Hy Lạp thì nhiều người dân chuyển sang dùng cà phê chè vìlượng cà phê vối đã chế biến xuất sang Trung và Đông Âu giảm đi
Tại Đức nhiều người lại chuyển sang dùng cà phê vối vì nó có vì đậmhơn cà phê chè Mức tiêu thụ cà phê gần đây đã giảm ở một số nước châu Âu
do giá bán lẻ tăng nhanh, những nước đó là: Bỉ, Luxembuorg, Đan Mạch, HàLan…
Trang 111.2 Hệ thống phân phối mặt hàng cà phê trên thị trường EU
Hệ thống phân phối cà phê của châu Âu tập trung chủ yếu vào các trungtâm thương mại, trung tâm bán lẻ, siêu thị và các công ty và các công ty phânphối sản phẩm Việc giao dịch buôn bán chủ yếu thông qua trụ sở chính vàvăn phòng trung tâm Tuy nhiên để có thể lưu hành trên thị trường cà phê EU,sản phẩm phải trải qua các kiểm tra, quy định nghiêm ngặt Khi đảm bảo vềchất lượng các công ty mới có thể giới thiệu sản phẩm qua các hội chợ, triểnlãm và phát triển các kênh phân phối Các sản phẩm sẽ phải cạnh tranh khốcliệt với các sản phẩm khác từ cường quốc chế biến cà phê trên thế giới nhưThụy Sỹ, Pháp, Italya hay các nước châu Mỹ khác…
1.3 Các quy định của thị trường EU đối với nhập khẩu cà phê
- Bao bì và phế thải bao bì: EU ban hành chỉ thị 94/62/EEC về bao bì vàphế thải của nó Chỉ thị đã quy định tỷ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì vàđưa ra những yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì Chỉthị đó được luật hóa thành luật quốc gia của các nước thành viên EU
Hầu hết các sản phẩm mua bán trên thị trường phải được bao gói nhằmbảo vệ sản phẩm hàng hóa, đó chính là bao bì Bao bì là một bộ phận khôngthể thiếu của hàng hóa, không chỉ quan tâm đến vấn đề gói hàng hóa, vấn đề
xử lý phế thải bao bì sau khi sản phẩm được sử dụng đang đặt ra một cách cấpthiết Mỗi quốc gia có những quy định riêng và cụ thể về bao bì và phế thảibao bì cho các sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu
từ nước ngoài Bên cạnh đó, môi trường cũng là một vấn đề đặt ra trong việc
sử dụng bao bì, luật môi trường quy định về việc sử dụng bao bì có thể tái chếnhằm giảm độ độc hại đối với môi trường
Bao bì cần được sản xuất theo mã số lượng và chất lượng, duy trì mức antoàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm có bao bì và người tiêu dùng Bao bì
Trang 12được sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép tái sử dụng hay thu hồi,gồm có cả tái chế và hạn chế đến mức tối thiểu tác động với môi trường dochất phế thải từ bao bì.
Bao bì được sản xuất theo cách có thể hạn chế sự có mặt của các chấtđộc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chon bao bì, chất cặn bã
- Những quy định về bảo vệ người tiêu dùng
Điều cần lưu ý đối với các nhà xuất khẩu là ngoài hệ thống quy định bắtbuộc và tự nguyện của EU thì các nước thành viên EU vẫn có thể áp dụng hệthống dán nhãn tự nguyện của quốc gia mình Những hệ thống này có thểđược người tiêu dùng quan tâm Những quy tắc về thông tin trên nhãn hiệu,quy tắc giá hàng và thành phần cấu thành đã được thông qua một cách cụ thểnhằm tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông tự do, đảm bảo cung cấp thông tinmột cách hiệu quả nhất, nhằm bảo vệ người tiêu dùng
Mục tiêu của nhãn hiệu CE là áp đặt một quy định chung với mục địchchỉ cho phép các sản phẩm an toàn mới vào được thị trường EU Nhãn hiệu
CE có thể coi như một loại hộ chiếu cho phép các nhà sản xuất tự do lưuthông một loạt các sản phẩm được sản xuất như: máy móc, thiết bị điện ápthấp, đồ chơi, thiết bị an toàn cá nhân, dụng cụ y tế và những sản phẩm kháclưu hành nội bộ thị trường EU Một sản phẩm CE đáp ứng đúng yêu cầu phápluật và thị trường của châu Âu về an toàn sức khỏe môi trường và bảo vệngười tiêu dùng CE không phải là sự đảm bảo về chất lượng
Chỉ thị được đưa ra vào luật quốc gia là: nếu một sản phẩm rơi vào bất
kỳ nhóm sản phẩm nào trong danh sách Chỉ thị Nhãn hiệu CE thì nó buộcphải tuân theo luật pháp quốc gia liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị đó Bởi
vì, các Chỉ thị được đặt ra cho các sản phẩm cũng như cho các rủi ro cụ thể
Trang 13nên một sản phẩm phải tuân thủ luật pháp thông qua nhiều chỉ thị Mỗi chỉ thị
mô tả các yếu tố căn bản đối với các sản phẩm cụ thể
Các quy định kỹ thuật chi tiết hơn được quy định cụ thể trong các tiêuchuẩn của Ủy ban Châu Âu về tiêu chuẩn hóa ( CEN)
- Quy định của hải quan
Hàng hóa nhập khẩu vào EU được tự do thông hành trên 27 nước thànhviên sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định Cho phép hàng bánthành phẩm hoặc nguyên liệu thô được nhập gia công và tái xuất khẩu trong
EU mà không phải nộp thuế hải quan hay VAT đối với hàng hóa đã sử dụng.Hàng hóa trong khu vực tự do- khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải quan EUđược miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT với quy định nếu được lưu tại khu vựcnày thì được xem là chưa nhập khẩu vào EU; ngược lại, hàng hóa của EU lưutại đây thì được xem là đã xuất khẩu Về nguyên tắc xuất xứ, EU áp dụng hailoại thuế ưu đãi và không ưu đãi Các quy tắc không ưu đãi về xuất xứ được
đề cập trong biểu thuế Ủy ban châu Âu đăng trên Công báo về biểu thuế quanhưởng theo MFN đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào EU hàng năm
- Quy định về bảo vệ môi trường
Tại EU, nhiều thỏa thuận mang tính tự nguyện lẫn pháp lý về vấn đềbảo vệ môi trường được thông qua giữa các chính phủ và nhà sản xuất Cácquy định này được áp dụng cho cả sản phẩm và bao bì của nó Các nhà sảnxuất Việt Nam muốn đưa hàng hóa thâm nhập vào thị trường EU cần tuân thủnghiêm các quy định về môi trường; xây dựng mối quan hệ mật thiết với cácnhà nhập khẩu, yêu cầu họ cung cấp các thông tin liên quan về bảo vệ môitrường cần thiết
- Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 14HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trongquá trình sản xuất- đây là quy định rất quan trọng đối với các nhà xuất khẩu ởcác nước đang phát triển bởi vì các nhà nhập khẩu thực phẩm ở các nước EU
là người có trách nhiệm về mặt pháp lý Vì vậy, ngành công nghiệp chế biếnthực phẩm ở châu Âu phải kết hợp làm ăn với các công ty chế biến thực phẩmkhông có hệ thống HACCP ở các nước đang phát triển Các công ty châu Âunhập khẩu thực phẩm đã được chế biến hay các thành phẩm thức ăn sẽ yêucầu nhà cung cấp thực hiện HACCP Các công ty có thể liên hệ với các tổchức tin cậy để họ thực hiện một hệ thống HACCP, cấp chứng chỉ HACCP
Hệ thống HACCP thường được áp dụng đối với ngành chế biến thực phẩm.Chỉ thị về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU: “ Các công ty thực phẩm phảixác định từng khía cạnh trong hoạt động của họ đều có liên quan tới an toànthực phẩm, việc đảm bảo thủ tục an toàn thực phẩm phải được thiết lập, ápdụng, duy trì và sửa đổi dựa trên cơ sở hệ thống HACCP”
Tất cả các nhà chế biến của EU theo quy định phải áp dụng hệ thốngHACCP hoặc họ phải phối hợp thực hiện một hệ thống HACCP
Hệ thống này có hiệu lực đối với các công ty chế biến, xử lý, bao bì, vậnchuyển, phân phối hay kinh doanh thực phẩm…Các quy định liên quan đếnsản xuất thực phẩm ở mọi công đoạn, từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phânphối đến tiêu thụ
- Quản lý chất lượng
Cũng giống như tiêu chuẩn quản lý môi trường và tiêu chuẩn tráchnhiệm xã hội, tiêu chuẩn quản lý liên quan đến phương thức quản lý Tiêuchuẩn này khác với các tiêu chuẩn, nhãn mác liên quan đến sản phẩm hay quátrình sản xuất; nó không bắt buộc đối với sản phẩm nhập khẩu vào EU Đăng
kí tiêu chuẩn quản lý chất lượng hoàn toàn tự nguyện, nó giúp doanh nghiệp
Trang 15nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường Các tiêu chuẩn quản lý chấtlượng quan trọng nhất thuộc nhóm ISO 9000, được cấp các loại chứng chỉ này
là một điểm hỗ trợ hàng hóa trong kinh doanh, tăng lòng tin ở đối tác Hiệnnay, hơn 200.000 tổ chức trên thế giới được cấp chứng chỉ ISO 9000
Trang 16CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
TỔNG HỢP I.
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1 Quá trình hình thành của công ty
Đầu những năm 1980 Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sáchnhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu, nhờ đó hoạt động xuất nhập khẩu trở nênsôi động và đạt được những kết quả khả quan.Bên cạnh những dấu hiệu tíchcực, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là bên cạnh việc phát triển công tác xuấtnhập khẩu, Nhà nước phải đồng thời chấn chỉnh và từng bước lập lại các quyđịnh, tiêu chuẩn trong ngành này
Trong hoàn cảnh đó Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng Hợp I ra đời,góp phần giải quyết mâu thuẫn bằng các biện pháp kinh tế Công ty đượcthành lập vào ngày 15/12/1981 theo quyết định số 1356/TCCB của Bộ ngoạithương (nay là bộ Công thương) nhưng phải đến tháng 3/1982 Công ty mới đivào hoạt động
Năm 1993, công ty Promexim được sát nhập vào Công ty tạo thành công
ty mới nhưng vẫn giữ nguyên tên là công ty XNK Tổng Hợp I, theo quyếtđịnh thành lập doanh nghiệp nhà nước số 348/BTM-TCBB ngày 31/3/1993,công ty là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ thương mại, có tư cách phápnhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tiền ViệtNam và ngoại tệ tại ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo mẫu Nhà nướcquy định
Trang 17Đầu năm 2006, theo quyết định số 3014/QĐ-BTM và số 0417/QĐ-BTMcủa Bộ Thương Mại về chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phầnXuất nhập khẩu Tổng hợp I chính thức cổ phần hóa lấy tên là Công ty cổ phầnXuất nhập khẩu Tổng hợp I.
Tên giao dịch tiếng Anh: The Vietnam national general export importjoint stock company No 1 (GENERALEXIM)
Trụ sở chính và các chi nhánh của công ty
Số 53 Quang Trung: Trung tâm giao dịch kinh doanh
Số 7 Triệu Việt Vương: Kinh doanh khách sạn
Bộ phận sản xuất:
Xí nghiệp may Đoan Xá- Hải Phòng
Xí nghiệp chế biến hạt điều
2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty
Quá trình này được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: Giai đoạn đầu của công ty nhằm tìm hướng đi phù hợp để phát triển (1982-1986)
Với biên chế gồm 50 cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ vềxuất nhập khẩu còn non trẻ, ít kinh nghiệm, cơ sở vật chất nghèo nàn với sốvốn ban đầu là 913.179 VNĐ, trong đó vốn nhà nước cấp ban đầu là 139.000
Trang 18VNĐ Trong thời gian này cơ chế chính sách liên quan còn nhiều vướng mắc,đường lối đổi mới đang ở mức tư duy, chưa cụ thể hóa bằng văn bản nhất làđối với quản lý kinh tế Nhưng công ty đã từng bước khắc phục được nhữngkhó khăn và phát huy được thành quả đạt được.
Về vấn đề vốn, Công ty đã chủ động kiến nghị để lãnh đạo hai cơ quan liên
Bộ ( Ngân hàng Nhà nước và Bộ Ngoại thương) họp và đưa ra được văn bản nêu rõ những nguyên tắc riêng về hoạt động của công ty Trong đó những phương thức kinh doanh các tài khoản được mở, vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ,lập quỹ hàng hóa là cơ sở thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của Công
ty, đồng thời công ty xây dựng cho mình một số vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vững chắc
Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty chú trọng tổ chức bồidưỡng, cử đi đào tạo ở nước ngoài khi có tiêu chuẩn, chấn chỉnh lại tư tưởng
ỷ lại theo lối mòn của cơ chế kinh doanh bao cấp, đặt ra những yêu cầuchuyên môn cao hơn
Giai đoạn II:Giai đoạn phát triển và khắc phục khó khăn (1987 đến năm 2005)
Từ năm 1987 đến năm 1989 là thời kì phát triển mạnh mẽ của công ty vềmọi mặt, tổng kim ngạch ủy thác đạt 18 triệu đôla Đội ngũ cán bộ được trang
bị nhiều kiến thức thực tế, chuyên môn cao hơn thời kì đầu Một số vấn đềđược xem là điểm nhấn tạo nên sự thành công của công ty đó là vấn đềphương thức kinh doanh, quan hệ sở hữu giữa công ty với các cơ sở, vấn đềxây dựng quỹ hàng hóa, cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho quá trình kinhdoanh, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty
Từ năm 1990 đến năm 1995, trong giai đoạn này tình hình trong nước cónhiều biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế Thị trường lớn
Trang 19Đông Âu và Liên Xô biến động về chính trị nên mất dần, trong khi khu vựcthị trường tư bản bị các đơn vị khác cạnh tranh dữ dội Bên cạnh đó, các mặthàng ủy thác của công ty cũng không còn nhiều Tình trạng chiếm dụng vốnlẫn nhau trong các tổ chức kinh doanh là khá phổ biến.
Trong giai đoạn này Công ty hoạt động trong tình trạng chung là khá khókhăn nên việc giữ vững phát triển và thoát khỏi bế tắc được xem là một nỗ lựclớn của Công ty
Từ năm 1996 đến năm 2005 tiếp theo đà tăng trưởng từ giai đoạn trước,năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đạt mốc 78,4 triệu đôla caonhất từ khi thành lập đến thời điểm đó Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng châu Á và thảm họa thiên tai liên tiếp, nền kinh tế trong nướcgiảm sút kéo theo sự suy giảm trong năm tiếp theo Năm 1998 tổng kim ngạchxuất nhập khẩu của công ty chỉ còn 44,5 triệu đôla, kém xa kim ngạch năm
1997 Thị trường trong nước kém sôi động, nhiều sản phẩm tồn trọng khó tiêuthụ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.Trong hoàn cảnh khó khăn đó, công ty đã tìm nhiều hướng đi mới như
mở rộng phạm vi kinh doanh ra các đơn vị bán lẻ, các quận huyện kể cả cácthành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ ủy thác sang tư doanh.Công ty còn nhận gia công các mặt hàng, khai thác việc nhập hàng phi mậudịch cho đối tượng người Việt Nam học tập và công tác tại nước ngoài đượchưởng chế độ miễn thuế Bên cạnh đó, Công ty còn tham gia khai thác địasản, khai thác dịch vụ cho thuê kho bãi…
Giai đoạn III: Từ năm 2005 đến nay
Thực hiện quyết định của Bộ thương mại về việc tiến hành cổ phần hóadoanh nghiệp ( Quyết định số 0386 ngày 18/3/2005 và 0624 ngày30/02/2005), từ đẩu năm 2005 công ty bắt đầu tiến hành các công việc liên
Trang 20quan đến công tác cổ phần hóa Đầu năm 2006 Công ty chính thức cổ phầnhóa tách khỏi Bộ thương mại và trở thành một Công ty dộc lập lấy tên làCông ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng Hợp I với vốn điều lệ 70 tỷ đồng.Trong giai đoạn này, công ty đã giành được nhiều phần thưởng và danhhiệu cao quý:
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ các năm 2004-2006
Cờ thi đua “ Đơn vị thi đua xuất sắc” của Bộ thương mại năm 2006Bức trướng ghi nhận thành tích 25 năm của Tổng liên đoàn lao độngViệt Nam
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2006-2007
Giải thưởng “ Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 3 năm liên tục 2004-2006”Đây là những ghi nhận vị thế và uy tín chuyên môn của công ty trênthương trường
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
2.1.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty và chức năng,nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng Hợp I tổ chức cơ cấu hoạt độngcủa mình theo mô hình trực tuyến chức năng gồm những phòng ban chuyênngành riêng biệt dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Mối quan hệ giữa cácphòng ban trong công ty là mối quan hệ bình đẳng giúp đỡ hỗ trợ nhau trên cơ
sở chức năng nhiệm vụ đã được giao để cùng thực hiện tốt những nhiệm vụchung của Công ty Mô hình này tỏ ra hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với hoạtđộng kinh doanh của công ty Nó vừa phát huy được tính chủ động sáng tạocủa từng phòng ban vừa mang tính thống nhất chung trong công việc
Trang 21Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy của công ty
Trang 22 Đại hội cổ đông: có nhiệm vụ quyết định các vấn đề lớn liên quan đến
tổ chức, quản lý và hoạt động của Công ty
Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh hàng năm của công ty; các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản lý vàhoạt động của công ty; chịu trách nhiệm báo cáo tình hình của công ty với Đạihội cổ đông
Ban kiểm soát: Kiểm tra toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty về tính pháp lý, đồng thời kiến nghị biện pháp
bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành; báo cáo kết quả kiểm soát với Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị
Ban giám đốc:
Tổng giám đốc: Người đứng đầu Công ty, quản lý mọi hoạt động của tất
cả các phòng ban, chi nhánh.Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật vềmọi hoạt động của công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa cụ của công tytrước Nhà nước
Các phó tổng giám đốc: Có nhiệm vụ làm việc trực tiếp với tổng giámđốc hoặc quản lý một lĩnh vực nào đó do tổng giám đốc ủy quyền Phó tổnggiám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước tổng giám đốc
Khối các phòng ban nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc gồm:
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng nắm toàn bộ nhân sự của công ty, tham mưu cho giám đốc, sắpxếp tổ chức bộ máy, lực lượng lao động trong mỗi phòng ban sao cho phùhợp, đạt hiệu quả cao Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạolại nguồn lực Công ty, đưa ra các chính sách, chế độ về lao động và tiềnlương của cán bộ công nhân viên đồng thời tuyển dụng lao động và điều tiết
Trang 23lao động phù hợp với tầng giai đoạn, mục tiêu, tình hình kinh doanh của côngty.
Phòng tổng hợp
Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, lập báo cáo các hoạtđộng kinh doanh theo tháng, quý, năm trình lên ban giám đốc Ngoài ra phòngcòn phải tiến hành nghiên cứu thị trường, đàm phán giao dịch với khách hàng
và lập các chiến lược truyền thông, khuyến mại khách hàng
Phòng tài chính- kế toán
Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ về hoạt động kinhdoanh của; lập bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tài chính theo yêu cầu trìnhban giám đốc Tiến hành xây dựng tài chính, quyết toán tài chính với các cơquan cấp trên và các bên liên quan theo quy định
Ban xây dựng cơ bản
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty
2.1.3.1 Nguồn nhân lực của công ty
Số cán bộ ban đầu của công ty chỉ bao gồm 50 người, trong đó chủ yếu
là cán bộ từ các công ty xuất nhập khẩu và chuyển khẩu bị chuyển sang, do đó
số người có trình độ nghiệp vụ xuất nhập khẩu không nhiều Công ty đã cónhiều phương án mới để phát triển nguồn nhân lực, quan tâm bồi dưỡng trình
Trang 24độ nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học cho toàn bộ cán bộ công nhân viên đồngthời chấn chỉnh, ổn định bộ máy tổ chức và nhân sự của công ty Bên cạnh đó,đơn vị còn thực hiện chế độ tăng lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ kháccho công nhân viên theo đúng quy định của nhà nước nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho họ yên tâm công tác, phấn khởi hoàn thành tốt công việc đem lạikết quả kinh doanh cao.
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi 22-35 tăng nhanh, tỷ lệ lao động trên 50 tuổigiảm qua các năm Đội ngũ cán bộ tốt nghiệp Đại học của công ty tăng mạnh,đặc biệt số người có trình độ sau Đại học đang gia tăng nhanh
2.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty có hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh đáp ứng đượcyêu cầu sản xuất kinh doanh Cơ sở chính và trụ sở được đạt tại số 46 NgôQuyền, Hà Nội thuận tiện cho việc giao dịch và trao đổi Hiện công ty trang
bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh và trang thiết bịvăn phòng, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên làm việc tốt Hệ thốngthông tin gồm các máy điện thoại, máy fax, máy vi tính được trang bị ở tất cảcác phòng ban trong công ty
Công ty đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 20.000m2 nhà xưởng đểđầu tư sản xuất may mặc xuất khẩu tại thành phố Hải Phòng, xây dựng và chothuê văn phòng 18 tầng tại 53 Quang Trung, Hà Nội với diện tích khai tháctrên 10.000m2, cho thuê dài hạn tòa nhà tại số 7 Triệu Việt Vương, Hà Nội;cải tạo kho Tương Mai thành kho hàng mới khang trang và an toàn, đủ điềukiện bảo quản các mặt hàng cao cấp Công ty cũng đã đưa vào khai thác 2 khukho tại Khánh Hòa, Đà Nẵng và Liên Phương, Hà Tây với tổng diện tích kho/mặt bằng khuôn viên là 5.600m2 kho/27.000m2 đất sử dụng
Trang 252.1.3.3 Nguồn vốn và cơ sở vốn của công ty
Vào những năm thành lập, nguồn vốn của công ty là vốn của Nhà nướcvới 913.179 đồng Trong quá trình phát triển công ty đã chủ động xin phép tựkinh doanh hàng nhập khẩu thu ngoại tệ thông qua lập và kinh doanh “Quỹhàng hóa” để tạo thêm vốn Bên cạnh đó công ty cũng có ý thức bảo toàn vốn,lấy gốc ngoại tệ làm cơ sở tính toán, hạch toán nội bộ để tránh rủi ro do biếnđộng tỷ giá Nhờ vậy, đến 12/1992 công ty đã có tổng số vốn chủ sở hữukhoảng 18 tỷ đồng Năm 2006, công ty hoạt động và đăng kí vốn điều lệ ởmức 70 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ vốn Nhà nước là 43,25%, vốn cổ đông khác36,75%, quỹ Vinacapital 20% Trong hoạt động kinh doanh công ty đã sửdụng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng với tỷ lệ khá lớn Do đó, công
ty đã cơ cấu lại nguồn vốn kinh doanh theo hướng giảm tỷ lệ vốn vay từ các
tổ chức tín dụng đồng thời tăng tỷ lệ huy động từ các nguồn khác,đặc biệt làcác cổ đông dưới hình thức phát hành thêm cổ phần hoặc trái phiếu chuyểnđổi
2.2 Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1870 Năm 1930diện tích cà phê nước ta đã đạt khoảng 5.900 ha và lên tới 13.000 ha vào năm
1975 với sản lượng 6000 tấn Sau năm 1975, nhờ vốn từ các nước Liên xô cũ,CHDC Đức, Bungari, Tiệp Khắc và Ba lan nên diện tích cà phê nước ta càngđược tăng nhanh Năm 1990, cả nước mới có 119.300 ha đạt sản lượng92.000 tấn, đến năm 2001 diện tích đất phê cả nước đạt đỉnh điểm với 565,3nghìn hecta Sau nhiều năm suy giảm, đến nay sản xuất cà phê đã phục hồi.Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cà phê niên vụ
Trang 262010/2011 của nước ta ước đạt 548,2 nghìn ha, tăng 1,8% so với niên vụtrước Sản lượng cà phê ước đạt 1.105,7 nghìn tấn, tăng 4,6%
Biểu đồ 2.1 Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam qua 16 niên vụ
Đơn vị: nghìn tấn
Nguồn: Báo cáo tình hình ngành hàng cà phê Việt Nam của USDA
Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Braxin về sản lượng cà phê xuất khẩu,nhưng lại dẫn đầu về sản lượng và xuất khẩu cà phê vối, bỏ xa Inđônêxia vốnngự trị số 1 về loại này Cho tới những năm gần đây, khi Việt Nam tham giathị trường cà phê thế giới với tư cách nhà sản xuất chính, giữ vị trí quan trọngbên cung thì nhu cầu cà phê thế giới thay đổi không lớn, khoảng 1-2 %/ năm.Điều này chỉ ra rằng việc gia tăng sản lượng xuất khẩu sẽ dẫn đến giá cà phê
sẽ giảm
Biểu 2.2 Sản lượng và giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam trong những
năm qua.
Trang 27Nguồn :Vicofa Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể nhận thấy rõ sự phát triển của ngànhxuất khẩu cà phê nước ta cả về số lượng và giá trị Từ năm 1991 đến năm
2009, sản lượng cà phê xuất khẩu từ hơn 100 nghìn tấn tăng lên đến 1 triệutấn, kéo theo giá trị xuất khâu tăng theo Cà phê là một trong số những mặthàng chiến lược khi đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD ngay từ nhữngnăm 2006-2007 Đỉnh cao là năm 2008, giá trị xuất khẩu cà phê lên đến hơn1,7 tỷ USD mặc dù sản lượng chỉ nhỉnh hơn năm 2009 và kém xa so với năm2007.Từ năm 1996 đến nay thì có năm 2002 là giá trị xuất khẩu thấp nhất vớikim ngạch chỉ hơn 300 triệu USD Chủ tịch Hiệp hội Cà Phê Việt Nam, ôngÐoàn Triệu Nhân cho biết trong vụ mùa 2002-2003, số xuất khẩu cà phêrobusta thấp hơn 600000 tấn vì giá cả thấp và vì tác động của nạn hạn hán ởvùng Tây Nguyên Cũng theo lời ông Ðoàn Triệu Nhân, nhiều người trồng càphê đã bỏ nghề, hoặc đã theo hướng dẫn của chính phủ để trồng những loại
Trang 28hoa màu khác, hoặc trồng loại cà phê chất lượng cao là cà phê arabica thay vìtrồng loại robusta, là loại thường được dùng để chế biến cà phê uống liền.(VOA)
Biểu đồ 2.3 Xuất khẩu cà phê nước ta từ tháng 1/2010 đến nay
2.2.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Thế giới đã phải ngạc nhiên với tốc độ phát triển nhanh vượt bậc cây càphê của Việt Nam, vì so với các nước sản xuất cà phê lớn như Braxin,Côlombia , Mexico…có lịch sử trồng cà phê hàng trăm năm, thì cây cà phê
Trang 29của Việt Nam mới chỉ phát triển trên 35 năm kể từ mốc năm 1975 Trong thờigian ngắn, từ một nước không có tên trong danh sách các nước xuất khẩu càphê, đến nay Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất cà phê, đứng thứ 2 thếgiới về xuất khẩu cà phê khi đứng sau Braxin.
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là 95% cà phê Robusta (cà phê vối) và 5%
là cà phê Arabica (cà phê chè) Nguyên do là Việt Nam có các yếu tố thuậnlợi về tài nguyên thiên nhiên đất đai, khí hậu cho việc trồng loại cà phêRobusta Loại cà phê này đòi hỏi ít chi phí và kỹ thuật trồng không đòi hỏicao, cầu kỳ, phức tạp cùng vơi thói quen trồng cây cà phê Robusta của các hộnông dân từ trước Đối với cà phê Arabica lại ngược lại, loại cà phê này đòihỏi cao, tốn kém cho các hộ nông dân trong khi nguồn tài chính Nhà nướccung cấp cho các hộ nông dân còn thấp
2.2.2.1 Cà phê Arabica
Trang 30Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê Cà phêchè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới Cà phê arabica còn được
gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil , gọi là Colombian Milds nếu đến
từ Colombia và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác Qua đó có thể
thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chấtlượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất Các nước xuất khẩu khácgồm có Ethiopia, Mexico, Guetemala, Honduras, Peru…
Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao Người ta thường trồng nó ở
độ cao từ 1000-1500m Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval Cây càphê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15
m Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê Cây cà phê chè sau khitrồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch Thường thì cà phê
25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa Thực tế nó vẫn có thểtiếp tục sống thêm khoảng 70 năm Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ16-25 độ C, lượng mưa trên 1000mm
Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối vì có hương
vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng cafein hơn Một bao cà phê chè (60 kg)thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối Việt Nam là nước xuất khẩu
cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối Năm 2005, Diện tíchtrồng cà phê chè mới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước(khoảng 40.000 ha /410.000 ha)
Khó phát triển cà phê chè do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, nhữngvùng chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Đắc Lắc, Lâm Đồng, Buôn MaThuột … đều chỉ cao hơn so với mực nước biển từ 500-1000m, loài cây nàylại nhiều sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ởViệt Nam
Trang 31Đến năm 1998, cà phê Arabica của Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩucontainer đâù tiên theo những tiêu chuẩn tương tự cà phê Robusta, năm 2000mới được xuất khẩu theo tiêu chuẩn riêng Sản lượng cà phê xuất khẩu ngàycàng tăng, giá trị hàng hóa đã rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa giá bán
cà phê cùng loại của Việt Nam và nước khác Hiện nay, cà phê chè Việt Nam
đã thu hút nhiều sự quan tâm của các công ty chế biến cà phê trên thế giới
Cà phê Arabica được chọn giống, trồng và chăm sóc đặc biệt trong môitrường thiên nhiên ở độ cao từ 800-1200m so với mặt biển Nguyên liệu đượchấp thụ những làn sương sớm và không khí trong lành trên vùng đất caonguyên
Ở nước ta đang trồng phổ biển 2 loại cà phê này là: Moka và Catimor-Moka: Mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng thấp.Giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được trong khi giá xuất cao gấp2-3 lần Robusta-vì không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại cà phênày
- Catimor: Mùi thơm nồng, có vị hơi chua, giá xuất gấp 2 lẩn Robutanhưng không thích hợp trồng với khí hậu Tây Nguyên vì trái chin trong mùamưa và không tập trung nên chi phí thu hoạch cao
Trang 322.2.2.2 Cà phê Robusta
Cà phê vối là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê Khoảng 39 %các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này Nước xuất khẩu cà phêvối lớn nhất thế giới là Việt Nam Các nước có sản lượng lớn khác gồmUganda, Brasil, Ấn Độ…
Cây cà phê vối có hình dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của câytrưởng thành có thể lên đến 10m Quả cà phê có dạng hình tròn, hạt nhỏ hơn
cà phê Arabica Hàm lượng cafein trong Robusta khoảng 2-4 % trong khiArabica chỉ từ 1-2% Giống như cà phê chè, cà phê vối từ 3-4 tuổi bắt đầu cóthể thu hoạch Cây cho hạt trong khoảng từ 20-30 năm Cà phê vối ưa sốngtrong khí hậu nhiệt đới, độ cao dưới 1000m so với mặt biển Nhiệt độ ưa thíchcủa cây từ 24-29 độ C, lượng mưa khoảng trên 1000mm Cà phê vối cầnnhiều ánh sáng hơn so với cà phê chè