Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng càphê xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 (Trang 54)

Chất lượng cà phê Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung trên thế giới. Để cải thiện chất lượng cà phê trước hết cần nâng cao chất lượng khâu trồng trọt và thu hoạch. Đây là nguyên nhân chính khiến cho chất lượng cà phê Việt Nam không cao. Đầu tiên trông khâu trồng trọt, cà phê Việt Nam chưa được trồng theo đúng kĩ thuật, lạm dụng trong đầu tư thâm canh để tăng năng suất , bón nhiều phân vô cơ, tưới nước quá yêu cầu, sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. Để khắc phục điều này, Nhà nước cần phải có những kế hoạch để giới thiệu, áp dụng những kỹ thuật sản xuất cà phê tiên tiến như nhân giống, cải tạo giống cà phê, đồng thời áp dụng việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh, việc sử dụng phân vi lượng và phân bón lá theo tiêu chuẩn kĩ thuật. Nhà nước tổ chức các hội nghị, diễn đàn, mời các chuyên gia về lĩnh vực trồng trọt cà phê và giao cho các cơ quan địa phương phổ biến, áp dụng các kỹ thuật mới.

Mặt khác, nguyên nhân to lớn làm cho cà phê Việt Nam có chất lượng thấp là do thu hoạch cả quả xanh lẫn quả chin, khiến cho chất lượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bằng một số biện pháp Nhà nước có thể điều chỉnh thói quen này. Trước hết cần có chính sách vĩ mô như điều chỉnh giá thu mua, không mua sản phẩm có chất lượng kém từ quả xanh hoặc chỉ thu mua với giá rất thấp. Phổ biến cho địa phương tập trung vào việc cải thiện cách thu hái, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hỗ trợ xây dựng mô hình điểm trong thu hái cà phê tại một số địa phương.

Hiện nay, nước ta đã có tiêu chuẩn chất lượng cà phê mới TCVN 4193:2005 được tổ chức cà phê trên thế giới công nhận nhưng vẫn chưa được áp dụng. Trong khi đó, người mua và người bán vẫn sử dụng tiêu chuẩn cũ TCVN 1493-93 đã không còn phù hợp. Vì vậy, nhà nước cần phải tăng cường kiểm tra, theo dõi chất lượng các lô cà phê xuất khẩu, nếu không đạt tiêu chuẩn TCVN 1493:2005 sẽ không được xuất hàng.

Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đó là giảm diện tích cà phê, chỉ giữ lại những diện tích hợp lý, đạt tiêu chuẩn dựa trên những công trình điều tra, nghiên cứu, quy hoạch về đất đai, khí hậu nguồn nước, chuyển đổi những diện tích cà phê không hợp lý sang trồng cây khác phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế lẫn môi trường, xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra và có biện pháp xử lý với những trường hợp phá rừng trồng cà phê không theo quy hoạch.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 (Trang 54)