Thị trường xuất khẩu càphê của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 (Trang 34)

Ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê của nước ta không còn non trẻ nhưng so với các nước như Braxin, Colombia, Mexico… thì còn rất mới. Tuy nhiên Việt Nam đã phát huy được những lợi thế của mình để vươn lên đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê trên thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị đứng thứ hai sau gạo, giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Liên minh EU nhập khẩu lớn nhất, tiếp đến là Mỹ và Nhật Bản. Trong 5 năm (2005-2010) xuất khẩu sang các khu vực và nước này chiếm hơn 50% tổng lượng cà phê xuất khẩu. Xem Bảng 2.1:

Bảng 2.1 Một số thị trường nhập khẩu cà phê chính của nước ta từ giai đoạn 06/07 đến 09/10 Th tự Thị trường 2006/2007 2007/2008 2008/2009 2009/2010* (Tháng 10 – tháng 3) Khối lượng (triệu mét tấn) Giá trị (nghin USD) Khối lượng (triệu mét tấn) Giá trị (nghin USD) Khối lượng (triệu mét tấn) Giá trị (nghin USD) Khối lượng (triệu mét tấn) Giá trị (nghin USD) 1 Đức 249 408.995 174 373.024 165 292.418 81 116.008 2 Hoa Kỳ 193 291.914 158 317.572 157 243.084 74 116.455 3 Tây Ban Nha 100 159.715 100 221.092 88 154.426 34 46.077 4 Italy 79 130.174 80 171.176 83 163.948 34 47.265 5 Bỉ 20 33.562 61 144.529 44 87.251 25 34.428 6 Nhật Bản 35 57.532 44 99.789 50 86.768 25 38.935 7 Hàn Quốc 40 59.849 44 90.875 39 72.551 15 20.977 8 Pháp 44 72.589 37 79.558 37 66.545 7 9.633 9 Algeria 24 43.948 28 69.386 29 56.667 12 16.900 10 Anh 40 55.922 29 53.587 25 45.698 19 24.640 11 Nga 26 43.711 23 51.237 20 38.221 15 19.620 12 Malaysia 26 42.490 21 45.778 20 34.754 9 12.787 13 Trung Quốc 16 24.227 14 28.730 16 29.457 9 12.496 14 Indonesia 45 68.370 3 6.371 4 5.569 19 25.725 15 Philippin 17 27.590 10 19.996 13 19.660 9 11.198 16 Thụy Sĩ 10 16.857 10 23.149 9 18.047 18 23.245 Tổng 964 1.537.445 836 1.795.849 799 1.415.064 405 576.389

Nguồn: Global Trade Atlas; * Vicofa và Tổng cục Thống kê Việt Nam

Ngoài khu vực châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam có thể kể đến như các nước trong khu vực Đông Nam Á là Malayxia, Philippin, Indonexia, Singapore…hay Trung Quốc, Angieri…với kim ngạch và giá trị nhập khẩu tương đối lớn.

2.2.4 Chất lượng và giá cả cà phê Việt Nam xuất khẩu

2.2.4.1 Chất lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu

Chất lượng cà phê xuất khẩu chưa đồng đều, số lượng cà phê xuất khẩu chất lượng kém chiếm tỷ lệ cao trên thế giới. Theo tiêu chuẩn, cà phê Arabica không được quá 86 lỗi trong 1 mẫu 300g, cà phê robusta không được quá 150 lỗi trên 1 mẫu 300g; hai loại này phải có độ ẩm từ 8 – 12,5 %, đo theo phương pháp ISO 6673. Như vậy, chúng ta phân loại cà phê theo số lỗi tức là áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005.

Việt Nam đã xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, tuy nhiên, theo báo cáo ngày 01/9/2009 của Tổ chức càphê thế giới (ICO) thì 75% càphê Việt Nam không đạt chuẩn CQP (Coffee Quanlity-Improbement Program), trong khi Indonesia chỉ có 9%. Điều này ảnh hưởng đến uy tín và có cớ để người mua trả giá thấp. Nước ta thường hay bị bạn hàng trả lại hoặc tiêu hủy vì chất lượng kém, mất mùi, mốc… Để lấy lại uy tín của càphê Việt Nam trên thị trường xuất khẩu, các đơn vị sản xuất kinh doanh càphê cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm; quan tâm đầy đủ đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, mở rộng diện tích sản xuất càphê theo chuẩn và quy tắc quốc tế…

2.2.4.2 Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu

Cà phê Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong sự biến động giá cả trên thị trường thế giới. Những năm trước, dù ở vị trí đứng đầu về sản xuất cà phê robusta, nhưng giá cà phê nước ta luôn ở mức thấp. Năm nay, người dân đã rút ra kinh nghiệm không đẩy mạnh bán ra trong thời gian thu hoạch,

mà tiến hành bán rải rác cộng với giữ hàng, tạo sự thiếu hụt trên thị trường thế giới. Các nhà xuất khẩu cũng đã hạn chế ký các hợp đồng giao xa. Nguồn hàng hạn chế từ nước ta đã góp phần đưa giá cà phê thế giới lên mức cao nhất kể từ năm 2008 còn giá cà phê trong nước tăng gấp 2 lần, lên mức cao kỷ lục.

Năm 2010 giá cà phê đã có những biến động mạnh, diễn biến phức tạp. “Bất ngờ bởi,từ chỗ không ai mua cà phê trong những tháng đầu năm 2010 thì đến giữa năm lại xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán và mua bằng mọi giá, với mọi tiêu chuẩn. Trong khi đó, ảnh hưởng của thời tiết cũng đã làm sản lượng cà phê thu hoạch sụt giảm. Nhưng kết quả, dù không đạt được tăng trưởng về lượng nhưng được lợi về giá đã giúp cà phê mang về 1,763 tỷ USD trong năm 2010, tăng 1,9% so với năm 2009. Giá cà phê xuất khẩu năm nay đạt bình quân 1.503 USD/tấn, so với 1.462 USD/tấn của năm ngoái” – Ông Phan Hữu Để, Tổng thư ký Hiệp Hội Cà phê ca cao Việt Nam khẳng định.

Giá cà phê xuất khẩu của nước ta gắn với giá kỳ hạn tại London, với kỳ hạn tháng 5 đã lên tới 2.462 USD/tấn trong ngày 08/3, tăng 72 USD trong 2 phiên đầu tuần này - cao nhất trong 3 năm qua, do giá cà phê Arabica tăng vọt.

Theo cập nhật vào ngày 16/04/2011. giá cà phê tiếp tục tăng cao.

Biểu đồ 2.4 Giá cà phê ngày 16/04

Đơn vị USD/tấn

Nguồn: giacaphe.vn Tại Đăk Nông, ngày 14/4 giá cà phê nhân xô được thu mua ở mức 49,1 triệu đồng/tấn, trong khi tại Đăk Lăk và Gia Lai giá 49 triệu đồng, tại Lâm Đồng có giá 48,9 triệu đồng/tấn, tăng 1,2 triệu đồng/tấn so với ngày 13/4.

Biểu đồ 2.5 Giá cà phê tại Đăk Lăk 1 tháng qua

Đơn vị (triệu đồng/tấn)

nguồn : cafeF

Giá cà phê thay đổi với một biên độ khá rộng, có khi lên đến 1 triệu đồng/ ngày. Điều này là một tín hiệu vui mừng cho bà con sản xuất cà phê ở vị mùa năm nay.

2.2.5 Hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lựa chọn hình thức xuất khẩu để xuất sang thị trường EU như xuất khẩu trung gian, trực tiếp, đầu tư, liên doanh. Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng hình thức xuất khẩu trung gian do chưa có mối quan hệ tốt với các nước thành viên EU, dẫn đến việc các doanh nghiệp mất thêm chi phí cho các trung gian. Hiện nay, khi xuất khẩu sang thị trường EU các doanh nghiệp thường dùng hình thức xuất khẩu trực tiếp, ký kết các hợp đồng với các nhà nhập khẩu là thành viên

của EU thông qua các các văn phòng hiệp hội đại diện của Việt Nam tại Liên minh EU.

Hình thức có nhiều tiềm năng phát triển chính là hình thức liên doanh thông qua việc sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hóa. Nó mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường EU do thị hiếu tiêu dùng cùng tâm lý sử dụng. Người dân EU có thói quen sử dụng các sản phẩm thương hiệu, chất lượng cao rồi mới đến yếu tố giá cả của sản phẩm.

2.3 Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty sang thị trường EU trongthời gian qua thời gian qua

2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty

Hàng cà phê xuất khẩu luôn là mặt hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam trong các năm gần đây. Thị trường chính xuất khẩu cà phê của Công ty là các nước thuộc khối EU. Sản lượng và kim ngạch của công ty từ năm 2006-2010 theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty:

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê những năm gần đây

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Kim ngạch (1.000USD ) 30.027 32.016 18.316 24.403 8.686 Sản lượng ( tấn) 24.672 36.500 9.387 17.057 5.783

Qua bảng trên ta thấy sản lượng cà phê xuất khẩu của công ty vài năm qua biến động khá mạnh, theo chiều hướng quy mô bị thu hẹp, không ổn đinh. Nguyên do chính là giá cà phê diễn biến phức tạp, các đơn đặt hàng từ một số nước châu Âu giảm, thị trường châu Mỹ công ty gặp khó khăn khi mở rộng thị trường. Năm 2007, sản lượng cà phê tăng 47,94% so với 2006 do những chính sách kinh doanh hợp lý, công ty ổn định với mô hình cổ phần, đặc biệt đây là năm đất nước vừa gia nhập WTO nên cơ hội kinh doanh nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sang năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều hợp đồng của công ty bị cắt giảm, sản lượng công ty bị sụt giảm chỉ còn hơn

¼ năm trước;cùng với đó là giá cà phê biến động mạnh làm ảnh hưởng đến việc thu mua của công ty. Năm 2009, sản lượng xuất khẩu cà phê phục hồi và đầy hứa hẹn nhưng 2010 thị trường cà phê tiêu thụ kém với nhiều đợt giá lao dốc không phanh. Sản lượng chỉ bằng 23,4 % năm 2006.

2.3.2 Thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu

Các hợp đồng xuất khẩu lớn của công ty ở thị trường EU đến từ Thụy

Sỹ, Đức, Bỉ, Anh, Pháp, Hà Lan…Các nước này có kim ngạch nhập khẩu hàng triệu đô mỗi năm. Xem bảng 2.3

Bảng 2.3 Các thị trường nhập khẩu cà phê chính của công ty Đơn vị: USD 2008 2009 2010 Quý1/2011 Thụy Sỹ 10,745,918 3,301,614 742,902 1,095,908 Đức 2,863,621 7,077,467 2,550,225 0 Anh 1,687,992 1,927,802 0 1,148,873 Bỉ 0 999,724 2,660,431 0 Hà Lan 0 1,592,210 0 0 Pháp 0 0 781,470 0

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty Xem bảng ta thấy công ty có các bạn hàng tương đối lớn và ổn định từ các nước trên, đặc biệt là Thụy Sỹ, Đức, Anh. Công ty hi vọng với tình hình thị trường có dấu hiệu khởi sắc,tín hiệu lạc quan từ các tháng đầu năm thì sản lượng cà phê xuất khẩu của công ty sẽ được hồi phục. Bên cạnh đó, công ty có chiến lược phát triển thị trường sang các nước khác thuộc EU như Cộng hòa Séc, Bungari…

2.3.3 Giá cả và chất lượng của cà phê xuất khẩu

Công ty thường xem xét đến yếu tố khung giá để chọn nhà cung ứng cà phê phù hợp. Giá cả xuất khẩu do sự thỏa thuận của hai bên, thường dựa vào giá cà phê trên thị trường London để xác định, có quy định một mức lùi về giá tùy thuộc vào chất lượng cà phê. Đồng thời trong hợp đồng cũng quy định về việc “fix” giá, tức là thay đổi giá tùy theo sự biến động của giá thị trường cơ sở( thường là thị trường London).

Chất lượng sản phẩm vẫn còn thấp mặc dù đã có nhiều cải thiện. Công ty chủ yếu mua hàng rồi xuất khẩu luôn mà không qua chế biến hay gia công nhiều nên chất lượng phụ thuộc nhiều vào việc thu mua. Trong khi đó, các

được về mặt lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín công ty nếu hàng hóa không đảm bảo chất lượng giao cho đối tác.

2.3.4 Hình thức và phương thức xuất khẩu

Hình thức duy nhất của công ty là hình thức xuất khẩu trực tiếp. Tất cả các hoạt động từ xác định thị trường tiềm năng, tìm kiếm bạn hàng cho đến tổ chức vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm, cung cấp các chứng từ làm thủ tục Hải quan… đều do công ty tự thu xếp. Bạn hàng của công ty thường là những công ty và các thương nhân nước ngoài có nhu cầu nhập cà phê, sau khi nhập khẩu công ty thương nhân này tiến hành bán lại trên thị trường trong nước họ. Ở những thị trường này, công ty không có hệ thống phân phối riêng nên có thể xem công ty chính là một nhà cung ứng

Ưu điểm: công ty không mất một khoản chi phí lớn cho việc thiết lập, xây dựng cơ sở đại lý nhằm phân phối và bán mặt hàng cà phê trực tiếp đến tay người tiêu dùng, chi phí cho hoạt động dự trữ bảo quản, chi phí hoạt động bán hàng... Công ty cũng tránh được những rủi ro do môi trường kinh doanh ở thị trường nước ngoài gây ra như sự thay đổi về chính sách, bất ổn chính trị… Ngoài ra công ty cũng có khả năng thu hồi và xoay vòng vốn nhanh hơn.

Nhược điểm: Vì không có thương hiệu riêng nên hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty phụ thuộc nhiều vào đối tác, không chủ động được về số lượng xuất khẩu.

2.3.5 Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty

2.3.5.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Với những thành tích đã đạt được, công ty tự hào khi thường xuyên

đứng trong top 10 Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu trong nước. Giải thưởng “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) tổ chức là một hoạt động thường niên, được thực hiện từ năm 2004.

Qua 05 năm triển khai, hoạt động này đã đóng góp tích cực cho công tác tuyên truyền quảng bá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, được giới doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Năm 2009, công ty đã vươn lên xếp thứ 4 trong danh sách 10 công ty xuất khẩu hàng đầu.

Danh sách Top 10 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín mặt hàng cà phê trong cả nước:

.:. Công ty Cà phê Phước An

.:. Công ty Cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận

.:. Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa

.:. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam(Generalexim)

.:. Công ty TNHH Một thành viên Tín Nghĩa

.:. Công ty TNHH Một thành viên XNK 2-9 Đăklăk

.:. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phúc Sinh

.:. Chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Intimex tại Đà Nẵng

.:. Chi nhánh Công ty Sản xuất Xuất Nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

.:. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội

Mặt hàng cà phê của công ty đã xuất khẩu tới nhiều nước như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Singapore… và được các bạn hàng đánh giá cao về chất lượng cũng như uy tín của công ty trên thị trường.

Năm 2010, Công ty vững vàng đứng trong Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. VNR500 - BẢNG XẾP HẠNG 500 DOANH

NGHIỆP LỚN NHẤT VIỆT NAM VỀ DOANH THU THEO MÔ HÌNH CỦA FORTUNE 500 - được định kỳ công bố hàng năm bởi báo điện tử VietNamNet, dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của Công ty Vietnam Report với sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước đặc biệt gồm có GS John Quelch, Phó hiệu trưởng Trường Kinh Doanh Harvard. CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (GENERALEXIM) tự hào đứng trong Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2010. Điều này khẳng định sự nỗ lực hết mình của công ty trong việc tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh… vượt qua những khó khăn trong bối cảnh “hậu suy thoái” và những biến động phức tạp của kinh tế trong và ngoài nước.

Để có được thành tích trên là nỗ lực của của cả tập thể công ty và sự ủng hộ của các yếu tố:

Nguồn vốn: Công ty có một nguồn vốn mạnh, có thể đầu tư thực hiện các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hay đầu tư sang các lĩnh vực có liên quan. Điều này cũng giúp công ty dễ dàng thu mua dự trữ nhằm đề phòng rủi ro.

Uy tín công ty: Công ty luôn giữ chữ tín đối với bạn hàng vì thế các sản phẩm của công ty luôn có uy tín.

Quan hệ truyền thống: Qua 30năm hoạt động, công ty đã thiết lập quan hệ với gần 50 thị trường trên sở hợp tác lâu dài ,điều này đảm bảo cho việc xuất khẩu ổn định và phát triển thêm nhiều đối tác mới thông qua họ.

Thị trường mở rộng: danh mục hàng hóa của công ty với các chủng loại ngày càng phong phú và đa dạng, quy mô được mở rộng. Hiện nay công

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 (Trang 34)