Thƣơng mại điện tử pháp luật về thƣơng mại điện tử và tiến trình

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về thương mại điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 26 - 28)

trình hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế - toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan. Ngày nay, một sản phẩm được tạo ra thường là kết quả của sự hợp tác phân công lao động trên phạm vi quốc tế. “Hiện nay trên thế giới có tới 60.000 các

65% kim ngạch xuất khẩu mậu dịch quốc tế, 70% đầu tư nước ngoài, 90% công nghệ cao. Về mặt kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu. Các nền kinh tế quan hệ ngày càng mật thiết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau” (Lưu Văn Kiền (gộp ba số 6+7+8 ra

ngày 7/2/2002), báo Quốc tế điện tử - số Tết Nhâm Ngọ, - http://www.mofa.gov.vn/quocte/tet02/co%20hoi%20hnvpt02.htm).

Với quá trình toàn cầu hóa, thị trường được mở rộng, sự giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào thuế quan và phi thuế quan thuyên giảm, nhờ đó sự trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của các nước. Quá trình toàn cầu hóa, dòng vốn cũng vượt qua biên giới quốc gia, nhiều hình thức đầu tư, hợp tác sản xuất, góp phần điều hòa dòng vốn, giúp các nước tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ từ bên ngoài, hình thành sự phân công lao động quốc tế có lợi cho cả bên đầu tư lẫn bên tiếp thu. Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, những thành tựu của khoa học và công nghệ được chuyển giao nhanh chóng, ứng dụng rộng rãi, qua đó các nước đi sau như Việt Nam cũng có điều kiện tiếp cận để phát triển, giảm thiểu được chi phí và thời gian cho việc tìm kiếm, phát triển và ứng dụng các công nghệ đó. Có thể nói hội nhập quốc tế là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam.

Ngược lại thương mại điện tử là cầu nối cho sự phát triển mạnh mẽ của hội nhập quốc tế - toàn cầu hóa; thương mại điện tử chính là cơ hội, là cầu nối để các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam tham gia nhanh hơn vào thị trường toàn cầu. Với thương mại điện tử, giá thành sản phẩm hạ thấp được hạ thấp, tiết kiệm nhiều chi phí, việc giao lưu trở nên thuận tiện hơn – đó chính là cầu nối để các quốc gia đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về thương mại điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 26 - 28)