1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty cổ phần tập đoàn INTIMEX

81 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 173,48 KB

Nội dung

Đối với nền kinh tế quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn thu cho nhập khẩu và hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.. Trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex là mộttrong những doan

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu làhoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng để công bố trong bất cứ công trìnhnào Các tài liệu và thông tin trích dẫn trong đề tài được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả

Trang 2

LỜI CẢM ƠN



Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô trườngĐại Học Công Nghệ TP.HCM nói chung và cô Ths Diệp Thị Phương Thảo nóiriêng đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua để em hoàn thành tốt khóa luậntốt nghiệp

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo công ty Cổphần Tập đoàn Intimex và các anh chị trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đãtạo điều kiện cho em được thực tập tại công ty và hướng dẫn em rất nhiều trong quátrình thực tập, tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội tiếp xúc, cọ xát với thực tế

để em có thể học hỏi được nhiều kiến thức cũng như tích lũy được kinh nghiệm chobản than

Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề tàinày không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của thầy cô cũng như các Ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty để em

có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình

TP.HCM, ngày tháng năm 2014

Võ Thị Trúc Thơ

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : ………

MSSV : ………

Khoá : ………

1 Thời gian thực tập ………

2 Bộ phận thực tập ………

………

3 Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ………

………

4 Kết quả thực tập theo đề tài ………

………

………

5 Nhận xét chung ………

………

………

………

…….Ngày… tháng….năm 2014

TỔNG GIÁM ĐỐC

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN 3

1.1 Khái niệm về xuất khẩu 3

1.2 Tầm quan trọng của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam 3

1.2.1 Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu cà phê 4

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam 5

1.3 Vài nét về thị trường EU 7

1.3.1 Vài nét về quá trình phát triển liên minh EU 7

1.3.2 Đặc điểm của thị trường EU 7

1.4 Các phương thức xuất khẩu cà phê sang thị trường EU 11

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU 12

1.5.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 12

1.5.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 15

1.6 Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê 16

1.6.1 Chính sách về thuế xuất khẩu 16

1.6.2 Chính sách tín dụng xuất khẩu 16

1.6.3 Chính sách tỷ giá hối đoái 17

1.6.4 Chính sách bảo hiểm rủi ro: 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 20

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex 20

2.1.1 Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex 20

2.1.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex năm 2011 – 2013 25

2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty giai đoạn 2011 – 2013 27 2.2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Intimex Group 27

2.2.2 Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu cà phê của Intimex Group: 38

KẾT THÚC CHƯƠNG 2 42

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN TẬP ĐOÀN INTIMEX 43

3.1 Định hướng phát triển cà phê trên thị trường EU của Intimex Group: 43

Trang 6

3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Intimex group

44

3.2.1 Giải pháp 44

3.2.2 Kiến nghị : 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 56

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 7

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮC

Từ viết

VICOFA Vietnam Coffee And Cocoa Association Hiệp hội cà phê ca cao

Việt Nam

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG

và Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013

thị trường EU 2011 – 2013

sang thị trường EU năm 2011 - 2013

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

1 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Tập đoàn

Intimex Group

2 Sơ đồ 2.2 Quy trình mua bán cà phê của Intimex Group

3 Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh của Intimex Group giai đoạn

2011 – 2013

4 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang EU

của Intimex Group so với cà nước giai đoạn 2011 – 2013

5 Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường năm

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong giai đoạn nền kinh tế trong nước đang dần hội nhập với kinh tế thế giới,

nền kinh tế thị trường mở cửa giúp tăng lượng giao thương giữa các quốc gia trên

thế giới Việc xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc làm tăng nguồn thu

ngoại tệ của đất nước, khai thác được lợi kinh tế của các quốc gia đồng thời hỗ trợ

đắc lực cho nhập khẩu

Đối với nền kinh tế quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn thu cho nhập khẩu và hoạt

động công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sản xuất trong nước sẽ phát triển để

tăng khả năng cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài, đồng thời cơ cấu kinh tế sẽ

chuyển dịch nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ

Điều này đặt ra nhiều thách thức và cũng là cơ hội lớn cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu đầu tư phát triển, nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế

Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp mở rộng

hoạt động ra thị trường quốc tế Trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex là mộttrong những doanh nghiệp đứng đầu trong hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước

Sau quá trình thực tập ở doanh nghiệp, em đã quyết định nghiên cứu đề tài : “

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex “ vì cà phê là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp, đem lại

cho doanh nghiệp và quốc gia nguồn thu ngoại tệ khổng lồ hằng năm

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài “ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của Công ty

Cổ phần Tập đoàn Intimex “ có mục tiêu chính là phân tích những vấn đề trong hoạtđộng xuất khẩu cà phê của công ty và đề xuất biện pháp hợp lý để cải thiện nhằm

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu :

Tìm hiểu và phân tích quy trình xuất khẩu của công ty

Đánh giá kim ngạch xuất khẩu

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty vào thị trường EU

Đề ra biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty sang thị

trường EU đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty

Trang 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : mặt hàng cà phê mà công ty đang xuất khẩu

Phạm vi nghiên cứu : những thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm

cà phê của công ty sang thị trường EU giai đoạn 2011 - 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê

Phương pháp lịch sử

Phương pháp logic

5 Ý nghĩa của đề tài

Đề ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường

EU của công ty Intimex Group

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của báo cáo gồm 3 phần :

Chương 1 : Cơ sở lí luận về xuất khẩu cà phê

Chương 2 : Thực trạng xuất khẩu cà phê của Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex

giai đoạn 2011 -2013

Chương 3 : Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty

Cổ phần Tập đoàn Intimex

Trang 12

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu, trong lí luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụcho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền ngoại tệ làm phương tiện thanh toán

Xuất khẩu hàng hóa – luật Thương Mại 2005 ( chương II, mục 1, điều 28 ) – là việchàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằmtrên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của phápluật Hoạt động xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hóa, dịch vụ cho người hoặc

tổ chức nước ngoài nhằm tăng thu ngoại tệ, có thể là ngoại tệ của một hoặc cả haiquốc gia Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương,xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnhmẽ

Dưới góc độ marketing, xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trườngnước ngoài gặp nhiều sự cạnh tranh của các đối thủ có trình độ quốc tế Mục đíchcủa hoạt động xuất khẩu là nhằm khai thác được lợi thế so sánh của mỗi quốc giakhi có sự phân công lao động quốc tế

Theo nghị định 57/1998/NĐ – CP ban hành ngày 31/7/1998 hướng dẫn về thihành luật thương mại đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì “ Hoạt động xuấtkhẩu, nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân ViệtNam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cảhoạt động tạm nhập, tái xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa “

Như vậy, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiệnkinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị,công nghệ kỹ thuật cao,…dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng mục tiêu của xuất

Trang 13

khẩu là đem lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu và qua đó đem lại lợi ích cho quốcgia Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng cả về không gian lẫn thời gian,

có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể kéo dài vài năm Đồng thời nó

có thể được tiến hành trên toàn lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc gia khác

1.2 Tầm quan trọng của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam

1.2.1 Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu cà phê

1.2.1.1 Lợi thế trong sản xuất cà phê

Lợi thế về điều kiện tự nhiên

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm , chia thành 2 miền rõ rệt.Miền Bắc với khí hậu có mùa đông lạnh và mưa phùn, thích hợp trồng cà phêArabica Miền Nam có khí hậu nhiệt đới hai mùa mưa nắng, thích hợp với việctrồng cà phê Robusta Bên cạnh đó, ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là vùngđất đỏ bazan, thích hợp với sự phát triển của cây cà phê, với diện tích trải rộng hàngtriệu ha

Lợi thế về nhân công

Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn, từnghiên cứu chọn giống gieo trồng, đến chăm sóc, thu hoạch, rồi thu mua, chế biến,bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…nên cần một lượng lao động khá lớn Việt Nam

có dân số trên 90 triệu người ( vào cuối năm 2013 ), trong đó cơ cấu dân số trẻ, 49%

là trong độ tuổi lao động Đây là một đội ngũ lao động dồi dào, cung cấp cho mọilĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam

Một lợi thế nữa, là đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạođiều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cà phê với các chính sách quy hoạch đấtđai trồng trọt, chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ giá khi cà phê trên thị trườngxuống thấp Vì thế, khuyến khích các hộ nông dân yên tâm trồng cà phê, không đổisang các loại cây trồng khác

Trang 14

1.2.1.2 Lợi thế trong xuất khẩu cà phê

Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu : chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu củaViệt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác Bởi có nguồnnhân công rẻ, dồi dào, chi phí các vật tư để sản xuất thấp hơn các nước khác Chiphí sản xuất rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặthàng cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới

Việt Nam đã gia nhập Tổ Chức Cà Phê Thế Giới ( ICO ), đồng thời cũngtăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và phát triển nguồn

nhân lực với các nước trên thế giới Điều này có thể giúp cho Việt Nam có điều kiện

để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cà phê đồng thời mở rộngđược giao lưu trao đổi mặt hàng cà phê với các nước trong khu vực và thế giới

Về thị trường xuất khẩu cà phê : thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày

càng mở rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê Trung Nguyên,Vinacafe,… đã có thương hiệu và đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới

Về quy hoạch : Việt Nam đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng trồng cà phê để

xuất khẩu, cho năng suất cao, chất lượng tốt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ vàmột số tỉnh Miền Trung Đây là lợi thế lớn để tạo ra một nguồn hàng phục vụ chonhu cầu xuất khẩu cà phê

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam

Trang 15

Thứ nhất, xuất khẩu cà phê tạo nguồn thu ngoại tệ lớn, làm cân bằng cán cân

thanh toán quốc tế, tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu vàtích lũy phát triển sản xuất

Thật vậy, nhập khẩu cũng như nguồn vốn đầu tư của một đất nước thườngdựa vào ba nguồn tiền chủ yếu : viện trợ, đi vay và xuất khẩu Trong đó, xuất khẩu

là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sảnxuất thiết yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của ViệtNam, xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế nước ta một lượng ngoại tệlớn, khoảng 1 tỷ USD Nguồn vốn thu từ xuất khẩu cà phê sẽ đóng góp một phầnnào đó để tăng khả năng nhập khẩu phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước

Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng kích thích

sự tăng trưởng kinh tế Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sảnxuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyềngiúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội vànền kinh tế phát triển có hiệu quả Chẳng hạn ở đây, đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sẽlàm tăng diện tích đất trồng cà phê, tăng vụ để tăng lượng cà phê phục vụ nhu cầu

xuất khẩu, mà các ngành khác như sản xuất phân bón, công nghiệp sản xuất máymóc chế biến cà phê cũng phát triển theo

Thứ ba, xuất khẩu cà phê giúp doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được

ngoại tệ để đầu tư trao đổi mới trang thiết bị, mở rộng và nâng cao sản xuất từ đótăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình

Trang 16

Xuất khẩu cà phê là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật công nghệ

từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam Khi xuất khẩu cà phê sẽ tạo cho Việt Nam nắmbắt được công nghệ tiên tiến của thế giới để áp dụng vào nước mình Như côngnghệ chế biến cà phê xuất khẩu, công nghệ, phơi sấy, bảo quản sau thu hoạch càphê, ngoài ra còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý từ quốc gia khác Như vậy, sẽnâng cao được năng lực sản xuất trong nước để phù hợp với trình độ của thế giới

Thứ tư, xuất khẩu cà phê tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thu, góp

phần cho sản xuất phát triển và ổn định Hoạt động xuất khẩu gắn với việc tìm kiếmthị trường xuất khẩu, do đó khi xuất khẩu thành công tức là khi đó ta đã có đượcmột thị trường tiêu thụ rộng lớn Điều này không những tạo cho Việt Nam chủ độngtrong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cà phê thế giới Thị trường tiêu thụ cànglớn, càng thúc đẩy sản xuất phát triển có như vậy mới đáp ứng được nguồn hàngcho xuất khẩu

Thứ năm, xuất khẩu cà phê tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào

cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Cũng như bất cứ một ngànhsản xuất hàng hóa nào xuất khẩu, sản xuất cà phê xuất khẩu cũng tạo điều kiện để

mở rộng vốn, công nghệ, trình độ quản lý, nâng cao đời sống người lao động đảmbảo khả năng tái sản xuất mở rộng

Thứ sáu, xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải

thiện đời sống nhân dân Sản lượng cà phê xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao độngvào làm việc và có thu nhập cao và thường xuyên Với một đất nước có hơn 90 triệudân, lực lượng người trong tuổi lao động khá cao chiếm hơn 50% thì việc phát triển

cà phê sẽ góp phần thu hút một đội ngũ lao động rất lớn làm giảm gánh nặng thấtnghiệp cho đất nước Giúp người dân ổn định đời sống giảm các tệ nạn xã hội.Đồng thời giúp người dân có thu nhập cao đây là điều kiện để họ tiếp thu khoa họccông nghệ kỹ thuật, hòa nhập được với sự phát triển của thế giới

1.3 Vài nét về thị trường EU

1.3.1 Vài nét về quá trình phát triển liên minh EU

Trang 17

Lịch sử của Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II Có thể nói rằng ýtưởng về hội nhập Châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết choc vàphá hủy không xảy ra nữa Bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman là người

nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong bài phát biểu nổi tiếng ngày 9/5/1950với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất than, thép của Cộng Hòa Liên Bang Đức vàPháp dưới một quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để các nước Châu Âukhác cùng tham gia Ngày 18/4/1951 Cộng đồng than, thép Châu Âu được kí kết vàđây là tổ chức tiền thân của EU ngày nay Ban đầu EU gồm 15 quốc gia độc lập vềtài chính Năm 2004, EU đã trở thành khu vực kinh tế lớn thứ hai Thế Giới sau Mỹvới 25 thành viên Từ năm 2007 đến nay, EU đã có 27 thành viên Với thị trườngtrên 505 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) lên tới khoảng 20 tỷ Euro.Hàng năm EU chiếm 31% thị phần thương mại thế giới và đầu tư trực tiếp nướcngoài Theo số liệu thống kê của IMF, khối kinh tế này thu hút 55% hàng nhập khẩucủa thế giới trong đó hơn 72,5% hàng xuất khẩu nông sản của các nước đang pháttriển

1.3.2 Đặc điểm của thị trường EU

Thị trường chung EU là một không gian lớn gồm 27 nước thành viên mà ở đóhàng hóa, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống nhưkhi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia Thị trường chung gắn với chính sáchthương mại chung Nó điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa,dịch vụ trong nội khối

1.3.2.1 Tập quán tiêu dùng và kênh phân phối

Tập quán tiêu dùng

Trang 18

EU gồm 27 quốc gia thành viên, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùngriêng, cho thấy EU là một thị trường có nhu cầu đa dạng và phong phú về hàng hóa.Tuy nhiên có những khác biệt về tập quán và thị hiếu người tiêu dùng giữa các quốc

gia trong khối EU nhưng các quốc gia này đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âunên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hóa Trình độ phát triển kinh

tế - xã hội của các nước thành viên khá đồng đều cho nên người dân EU có nhữngđặc điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng Hàng hóa muốn được nhập khẩuvào thị trường này phải đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng, mẫu mã vệ sinh an toàncao Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU cũng có thói quen sử dụng các sản phẩm gắnvới những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới Vì họ cho rằng, những nhãn hiệu này

thường gắn liền với những chất lượng sản phẩm có uy tín lâu đời, cho nên khi dùngnhững sản phẩm này sẽ đảm bảo về chất lượng và an toàn cho người sử dụng

Từ những đặc điểm, khi xuất khẩu cà phê vào thị trường này, các doanhnghiệp Việt Nam cần nắm bắt được nhu cầu của từng thành viên trong EU ( ví dụ :thích cà phê dạng bột hay cà phê rang xay, cà phê hòa tan thì tỉ lệ đường, sữa, càphê như thế nào thì hợp lí,…) Bên cạnh đó, cần tìm hiểu kỹ về các quy định cà phêcủa thị trường chung này với chủng loại cà phê, giá cà phê, độ an toàn của cà phê,…

Để từ đó các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Intimex Group nói riêng có cácbiện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường này Đặc biệt kinh doanh vớithị trường EU các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý nhiều đến thương hiệu Đây làthị trường có mức thu nhập khá cao Cái mà EU cần là thương hiệu gắn với chấtlượng chứ không phải là giá cả Vì thế ta làm sao để có thương hiệu nổi tiếng cạnhtranh được với các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như : Nestle, Kraft, Foods,Saralee, P&G Larazza,…

Trang 19

Kênh phân phối

Hình thức tổ chức phổ biến của các kênh phân phối trên thị trường EU là :theo tập đoàn và không theo tập đoàn

Kênh phân phối theo tập đoàn là : các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của mộttập đoàn chỉ cung cấp hàng hóa cho hệ thống các cửa hàng, siêu thị của tập đoànnày mà không cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác

Kênh phân phối không theo tập đoàn : thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhậpkhẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của tập

đoàn mình còn cung cấp hệ thống bán lẻ cho tập đoàn khác và các công ty bán lẻđộc lập

Cà phê Việt Nam tham gia vào thị trường EU thường theo kênh phân phốikhông theo tập đoàn, vì các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là những doanh nghiệpvừa và nhỏ chưa đủ tiềm lực để điều chỉnh cả hệ thống các doanh nghiệp nhập khẩu

cà phê của EU

1.3.2.2 Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU

Một số đặc điểm nổi bậc trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùngrất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển Để đảm bảoquyền lợi cho người tiêu dùng EU tiến hàng kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản

Trang 20

xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việckiểm tra sản phẩm ở biên giới EU đã thông qua những quy định về bảo vệ quyền

lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợpđồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu,…Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức địnhchuẩn : Ủy Ban Châu Âu về Định chuẩn, Ủy Ban Châu Âu về Định chuẩn điện tử,Viện Định Chuẩn Viễn Thông Châu Âu Tất cả các sản phẩm bán được ở thị trườngnày với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và địnhchuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra

từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩncủa EU Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, EU tích cực tham gia chống nạnhàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cấp bản quyền,ngoài ra EU còn đưa ra các chỉ kiểm soát từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và

an toàn đối với người tiêu dùng

Đối với nhóm mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào thị trường EU, phải đảmbảo an toàn vệ sinh cao, chất lượng phải đảm bảo chất lượng chung của EU Đặcbiệt những sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Đối với cà phê, EU chỉnhập cà phê vối, cà phê chè Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này rất ít do côngnghệ chế biến của ta chưa đảm bảo, chất lượng thua kém rất nhiều cà phê củaBrazil, Colombia,…Ngoài ra, cà phê của ta xuất khẩu vào EU chủ yếu là cà phênhân, cà phê thành phẩm, cà phê hòa tan rất ít, vì ta chưa đáp ứng được các quyđịnh của EU về tỉ lệ trong cà phê hòa tan

1.3.2.3 Chính sách thương mại chung của EU

1.3.2.3.1.Chính sách thương mại nội khối

Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thịtrường chung EU nhằm xóa bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc gia, biên giớihải quan để tự do lưu thông hàng hóa, sức lao động, dịch vụ và vốn, điều hòa cácchính sách kinh tế xã hội của các nước thành viên

Trang 21

Lưu thông tự do hàng hóa : các quốc gia EU nhất trí xóa bỏ mọi hạn ngạch ápdụng trong thương mại nội khối, đồng thời xóa bỏ tất cả các biện pháp hạn chế về

số lượng, các rào cản về thuế giữa các thành viên

Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ liên minh : tự do đi lại về mặt địa lý,

tự do di chuyển vì nghề nghiệp, nhất thể hóa về xã hội, tự do cư trú

Lưu chuyển tự do dịch vụ : tự do cug cấp dịch vụ, tự do hưởng các dịch vụ, tự

do chuyển tiền bằng điện tín, công nhận lẫn nhau các văn bằng

Lưu chuyển vốn tự do : thương mại hàng hóa dịch vụ sẽ không duy trì đượcnếu vốn không được lưu chuyển tự do và được chuyển tới nơi nó được sử dụng mộtcách có hiệu quả nhất

Chính sách thương mại nội khối của EU thường tạo cho các thành viên sự tự

do như ở trong quốc gia mình Điều này tạo cho Việt Nam thuận lợi trong việc tìmhiểu các đối tác mới của EU thông qua các đối tác truyền thống, ít phải điều trangay từ đầu, giảm chi phí cho việc tìm kiếm thị trường mới Ngoài ra, nếu có đượcquan hệ tốt với thị trường truyền thống, sẽ là điều kiện thuận lợi để thâm nhập vàothị trường mới dễ dàng hơn

1.3.2.3.2.Chính sách ngoại thương

Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc : Không phân biệtđối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng Các biện pháp được ápdụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹthuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu Hiện nay, EU còn sử dụng chươngtrình mở rộng hàng hóa, giảm thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu và tiến

Trang 22

tới xóa bỏ hạn ngạch, ngoài ra EU còn sử dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổcập.Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO nên đã được hưởng nhiều ưu đãi từ tổchức này Việc xuất khẩu vào thị trường này dễ dàng hơn.

1.3.2.4 Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây

Liên minh EU là nền kinh tế hùng mạnh, một trong 3 đầu tàu của thế giới(Mỹ, EU, Nhật ), là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứhai thế giới Hàng năm EU nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa từ khắp cácnước trên thế giới Kim ngạch nhập khẩu không ngừng gia tăng : từ 147,14 triệuUSD năm 2007 lên tới 158,01 triệu USD năm 2009 và gần 226 triệu USD năm

2013 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU là nông sản chiếm 11,79% trong đó

có chè, cà phê, gạo,…khoáng sản 17,33%, máy móc 24,27%, thiết bị vận tải chiếmtrên 8,9%, hóa chất 7,59%, các sản phẩm chế tạo khác 27,11% trong tổng kimngạch nhập khẩu EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất củaViệt Nam Xuất khẩu sang EU đóng góp 16% tổng GDP, đạt 14,9% tỷ USD năm

2013, tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu vào EU,khoảng 10,3 tỷ USD trong đó cà phê chiếm 1,4 tỷ USD Dự báo kim ngạch xuấtnhập khẩu Việt Nam – EU năm 2014 đạt 232 tỷ USD tăng 27% so với năm 2013.Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự báo đạt 10 tỷ USD

Riêng mặt hàng cà phê, EU nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như Brazin,Colombia, Indonesia, Việt Nam Hàng năm EU nhập khẩu của Việt Nam khoảng82,847 triệu bao cà phê Robusta, 13,832 triệu bao cà phê Arabica

1.4 Các phương thức xuất khẩu cà phê sang thị trường EU

Có nhiều phương thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng để xuấtkhẩu cà phê sang thị trường EU như : xuất khẩu trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liêndoanh

Trang 23

Xuất khẩu trung gian : là hình thức xuất khẩu mà nước xuất khẩu thường xuấthàng thô, ít qua chế biến sang một nước xuất khẩu trung gian…Đối với doanhnghiệp nhỏ, chưa mạnh về thương mại cũng như tiếp thị quốc tế thì việc xuất khẩuqua trung gian là một giải pháp tốt Khi xuất khẩu qua trung gian, doanh nghiệp có

thể đàm phán để có phương thức thanh toán ít rủi ro nhất Thêm vào đó, doanhnghiệp có thể được các công ty trung gian hỗ trợ tốt về mặt chuyên môn, tránh saisót Tuy nhiên, có một nhược điểm lớn là giá bán qua trung gian thường thấp, sảnphẩm của công ty không gây dựng được thương hiệu

Xuất khẩu trực tiếp : là hình thức trong đó doanh nghiệp ký hợp đồng với cácnhà nhập khẩu EU thông qua văn phòng đại diện của công ty tại Việt Nam Nhiệm

vụ của các văn phòng đại diện là làm chức năng văn phòng liên lạc, tiến hành cáchoạt động nghiên cứu thị trường, các hoạt động xúc tiến và xây dựng các dự án hợptác đầu tư của công ty mẹ tại Việt Nam Bên cạnh đó, văn phòng đại diện còn thúcđẩy việc thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận về lĩnh vực thương mại phù hợp vớipháp luật Việt Nam đã ký giữa công ty và các đối tác Việt Nam Đây là phươngthức chính thâm nhập vào thị trường EU hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam

Các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt thông tin thị trường cũng như nhucầu của các nước nhập khẩu

Liên doanh : Là hình thức các tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quannhà nước có thẩm quyền để đăng kí nhãn hiệu độc quyền nhằm để phân biệt hànghóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác, đồng thời giúp ngườitiêu dùng dễ dàng lựa chọn những hàng hóa, dịch vụ chính xác và tin tưởng Hìnhthức liên doanh này đem lại thành công cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thịtrường EU vì người tiêu dùng EU có thói quen sử dụng những sản phẩm có nhãnhiệu nổi tiếng, chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng đối với phần lớn các mặthàng được tiêu dùng trên thị trường này chứ không phải giá cả Tuy nhiên phươngthức này không phổ biến với Việt Nam vì hiện nay cà phê Việt Nam chưa có nhiềuthương hiệu nổi tiếng Nhưng trong những năm tới thì Việt Nam cần áp dụng vì nếuđược thị trường này chấp nhận thì thương hiệu đó sẽ được các nước khác côngnhận

Trang 24

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU.

1.5.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Tỷ giá hối đoái và sự biến động của nó, tình hình lạm phát : trong thanh toánquốc tế thường sử dụng đồng tiền của các nước khác nhau, do vậy tỷ giá hối đoái cóảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu Nếu đồng tiền trong nước giảm giá so vớiđồng ngoại tệ thường dùng làm đơn vị thanh toán như USD, GBP,…thì sẽ kíchthích xuất khẩu, và ngược lại nếu đồng tiền trong nước tăng so với đồng ngoại tệthanh toán thì việc xuất khẩu bị hạn chế Do vậy doanh nghiệp cần quan tâm đếnyếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hưởngđến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp Để biết được sự biến động của tỷ giá hốiđoái, doanh nghiệp phải hiểu biết được cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhànước, theo dõi biến động cũng như những chính sách về tỷ giá của chính phủ

Bên cạnh đó, tỉ lệ lạm phát cao hoặc không dự đoán trước được coi là có hại chonền kinh tế, trong đó có việc xuất khẩu Lạm phát trong nước tăng sẽ dẫn đến giá cả

Trang 25

tiêu dùng tăng, chi phí sản xuất tăng dẫn đến giá thành tăng, làm mất đi tính cạnhtranh của sản phẩm nước ta với các nước khác.

Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là điềukiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh càphê vì đây là nguồn hàng ổn định của họ

Thị trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về tài chính và ổn định trongchính sách chiến lược phát triển kinh tế Vì vậy, sẽ giúp cho Việt Nam có thị trường

ổn định

Pháp luật

Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuất khẩu Mỗi quốc gia cómột hệ thống pháp luật khác nhau vì thế có những quy định khác nhau về các hoạtđộng xuất khẩu

Đối với xuất khẩu cà phê chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như : số lượng cà phê,phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà phê, thông thường ta tínhtheo giá FOB tại cảng Sài Gòn, khi giao hợp đồng xuất khẩu, phương tiện chủ yếu

là tàu chở container

Trang 26

Các điều ước mà quốc gia đó đã ký kết với Việt Nam, cam kết cho các doanhnghiệp Việt Nam những ưu đãi nào Các quy định về tự do mậu dịch hay xây dựngcác hàng rào thuế quan chặt chẽ Các quy định về luật chống phá giá, luật chi phốitrong việc đóng gói sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Như vậy yếu tố pháp luật là quan trọng vì nếu không biết được các quy định

về nước nhập khẩu thì đơn vị kinh doanh khó khăn sẽ gặp nhiều rủi ro

Văn hóa – xã hội

Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa – xã hội là ngôn ngữ, phong tục tậpquán, tôn giáo, giá trị thái độ Ở mỗi thị trường nước ngoài sẽ có một nền văn hóa

và hành vi khác nhau với thị trường Việt Nam

Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hóa nước ta vào nước nhập khẩu Giữ gìnbản sắc riêng là tốt, tuy nhiên trong việc kinh doanh xuất khẩu, nếu như ta cố gắngmang văn hóa Việt Nam đến các nước khác thì đôi khi nó lại là cản trở cho việcxuất khẩu vào thị trường EU Ở vài nước EU nói riêng và nhiều nước ở khu vực nhu

Châu Á, người ta thích uống cà phê pha loãng như một thứ nước giải khác có mùithơm đặc trưng, chứ không phải uống cà phê nguyên chất như ở nước ta, vì họ chorằng cafein có hại cho sức khỏe Vì vậy, trước khi xuất khẩu qua một quốc gia nào,cần phải tìm nghiên cứu tìm hiểu xem nước đó thích uống cà phê gì ( cà phê hòa tanhay cà phê đen, cà phê phin hay cà phê pha sẵn ) Có như vậy doanh nghiệp mới cóxuất khẩu phù hợp

Khoa học - Công nghệ

Các yếu tố khoa học - công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoat động kinhdoanh nói chung và với hoạt động xuất khẩu nói riêng Khoa học công nghệ ngàycàng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác này ngày càng dễ dàng hơn.Khoảng cách không gian, thời gian không còn là trở ngại lớn cho việc xuất nhập

Trang 27

khẩu Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet, giúp cho mọi thông tin thịtrường thế giới được cập nhật liên tục, thường xuyên Các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu cũng có thể quảng cáo được sản phẩm của mình mà tốn rất ít chi phí.

Tuy nhiên, trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nước xuấtkhẩu cà phê như Việt Nam, việc chế biến cà phê còn thiếu máy móc, trang thiết bị

nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo, năng suất không ổn định gây khókhăn cho việc xuất khẩu cà phê

Như vậy, khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là điềukiện giúp nước ta có điều kiện hội nhập tốt hơn Nhưng nếu không biết áp dụng thì

nó sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ tụt hậu xa hơn các nước về kỹ thuật như vậy

sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả năng cạnh tranh cho Việt Nam

1.5.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Là nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà có thể tác động làm thay đổi nó

để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình Bao gồm các nhân tố sau :

Bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống các cán bộ, công nhânviên đến hoạt động tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hóa Việc thiết lập cơ cấu tổchức của bộ máy điều hành cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo lànhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh Một doanh nghiệp có cơ cấu tổchức hợp lí, cách điều hành hoạt động kinh doanh sẽ quyết định tới hiệu quả kinhdoanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng

Yếu tố nhân lực

Trang 28

Con người luôn đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động Hoạt động xuất khẩuhàng hóa đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sángtạo và trực tiếp điều hành các hoạt động Trình độ và năng lực trong hoạt động xuấtkhẩu của các bên kinh doanh sẽ quyết định tới hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Một trong các yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động của doanh nghiệp làvốn Bên cạnh yếu tố về con người, tổ chức quản lý thì doanh nghiệp phải có vốn đểthực hiện các mục tiêu về xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đề ra Năng lực tài chính

có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng của doanh nghiệp vì vốn là tiền đềcho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo chiều hướng khácnhau, tốc độ và thời gian khác nhau,…tạo nên một môi trường xuất khẩu phức tạpđối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt những thay đổinày để có những phản ứng kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra khi tiến hành hoạtđộng xuất khẩu

1.6 Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê

1.6.1 Chính sách về thuế xuất khẩu

Thuế xuất khẩu là thuế mà các nhà xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụnộp thuế cho Nhà Nước theo tỷ lệ thuế suất nhất định, cơ quan đứng ra thu là HảiQuan – nơi mà các doanh nghiệp cho xuất hàng đi và kê khai hải quan Thường thìcác quốc gia, kể cả Việt Nam, thì thuế suất khẩu thường bằng 0% Mục đích lànhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu và tạo lợi thế cạnh

Trang 29

tranh cho hàng xuất khẩu của quốc gia trên thị trường thế giới, trừ một số mặt hàng

mà Nhà Nước hạn chế xuất khẩu như tài nguyên, các nguyên liệu quý

Để tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê,thời gian qua Bộ Tài Chính đã có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệpkinh doanh cà phê Về chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT ), Bộ Tài Chính đãtrình Chính Phủ bổ sung dự thảo Nghị định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật thuế GTGT Cụ thể : sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôitrồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thôngthường bán cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trong khâukinh doanh thương mại không chịu thuế GTGT

1.6.2 Chính sách tín dụng xuất khẩu

Các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nói chung và các doanh nghiệp nhậpkhẩu nói riêng của Việt Nam hiện nay đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nênviệc thiếu vốn kinh doanh là thường xuyên xảy ra Để có vốn kinh doanh, các doanhnghiệp buộc phải đi vay Vì vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xoay vòngvốn kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, Nhà Nước ta hiện nay có các chính sáchxuất khẩu để hỗ trợ như tín dụng xuất khẩu

Tín dụng xuất khẩu là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách nhà nướclập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại đảm bảogánh chịu rủi ro nhằm tăng cường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu

Chính sách tín dụng có thể thông qua 2 cách sau :

Trang 30

 Chính sách tín dụng ngân hàng :

Các ngân hàng thương mại là một kênh cung cấp vốn cho các doanh nghiệp kinhdoanh xuất khẩu Và khi vay vốn từ các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệpphải chịu một khoản lãi vay nhất định

 Chính sách tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển:

Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Chính phủ đã cho thành lập Quỹ hỗtrợ xuất khẩu thông qua nghị quyết số 195/2000/QĐ –TTg Quỹ chính thức đi vàohoạt động từ năm 2011, với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việchuy động vốn kinh doanh Khi gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, các doanhnghiệp được Quỹ hỗ trợ cho vay không lãi suất hoặc với lãi suất thấp

Loại tín dụng này rất cần cho các nhà sản xuất để đảm bảo các khoản thanhtoán trong việc thu mua cà phê để xuất khẩu, đóng gói, vận chuyển,…Lãi suất tíndụng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa xuấtkhẩu Vì vậy, Nhà nước áp dụng tín dụng theo lãi suất ưu đãi thấp hơn nữa lãi suất

cơ bản, góp phần tăng sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới

1.6.3 Chính sách tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tiền tệ của quốc gia này được tính bằng tiền tệ của quốc giakhác Có hai loại tỷ giá hối đoái là tỷ giá hối đoái nội tệ và tỷ giá hối đoái ngoại tệ

Ở Việt Nam, người ta thường yết giá theo tỷ giá hối đoái ngoại tệ

Nếu như tỷ giá hối đoái tăng khi đó làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn tươngđối so với hàng hóa quốc tế, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước và do

đó khuyến khích xuất khẩu Chính bởi vì sự ảnh hưởng đó mà nếu tỷ giá hối đoáikhông ổn định thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro

Trang 31

Tỷ giá hối đoái có tác động lớn đến xuất nhập khẩu nên nhiều quốc gia trênthế giới đã xây dựng chính sách tỷ giá riêng sao cho có lợi nhất đối với mình để đẩymạnh xuất khẩu Ở Việt Nam, tỷ giá giữa đồng USD với VND tương đối ổn địnhtrong nhiều năm qua Với một sự biến động nhỏ thì Ngân Hàng Trung Ương cũng

điều chỉnh kịp thời, linh hoạt giúp cho tỷ giá có lợi cho việc xuất khẩu của ViệtNam, từ đó góp phần phát triển kinh tế bền vững

1.6.4 Chính sách bảo hiểm rủi ro

Bảo hiểm là một dạng chia sẻ rủi ro gặp phải trong đời sống và trong quá trìnhhoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức bằng việc đóng một khoản phí cho bảo hiểm gọi

là phí bảo hiểm

Khi xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể gặp phải rất nhiều rủi ro như rủi rotrong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa, rủi ro trong thanh toán,…Nếukhông mua bảo hiểm thì có thể doanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm và đền bùtoàn bộ số thiệt hại có thể xảy ra, gây tổn thất nghiêm trọng cho công ty Nhờ cóbảo hiểm, doanh nghiệp chỉ phải chịu một phần thiệt hại, qua đó không làm giánđoạn quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Với những mặt hàng nông sản như cà phê thì ngoài rủi ro trong vận chuyểnhay trong thanh toán, còn một loại rủi ro nữa đó là rủi ro về tỷ giá Cà phê là loạihàng hóa được mua bán kì hạn thông qua các sàn giao dịch nên gặp rủi ro cao hơntrong tương lai Do đó, việc mua bảo hiểm giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểuđược rủi ro trong kinh doanh cà phê

Trang 33

cần thiết cho mọi công ty Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu, trước tiên nhà quản trịphải hiểu rõ cấu trúc thị trường và vị trí của mình ở trong lĩnh vực đó, từ đó xácđịnh được những vấn đề công ty đang gặp phải và nguyên nhân của nó.

Để có thể phân tích thực trạng cũng như đề xuất những giải pháp đẩy mạnhxuất khẩu cà phê vào thị trường EU, chương 1 giới thiệu về những nhân tố tác độngđến việc xuất khẩu mặt hàng cà phê, ở cả khía cạnh vi mô như tiềm lực tài chính,nhân sự, cơ sở vật chất và vĩ mô – tác động của kinh tế, chính trị xã hội, giá cả…Bên cạnh đó, còn đưa ra những chính sách có thể góp phần hỗ trợ các doanh nghiệpxuất khẩu Đây là cơ sở để phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty ở chương 2

Trang 34

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ

PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX

GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex

2.1.1 Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1.1 Lịch sử hình thành

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex ( Intimex group ), tên gọi trước đây làCông Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Intimex ( Inimex Hochiminh ), chính thức đivào hoạt động từ ngày 01/07/2006 Intimex Group được hình thành trên cơ sở cổphần hóa Chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu Intimex tại TP.HCM được thành lập từnăm 1995 và trực thuộc Bộ Công Thương

 Tên công ty : Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex

 Tên tiếng anh : Intimex Group Joint Stock Company

 Tên giao dịch quốc tế : Intimex Group

 Trụ sở : 61 Nguyễn Văn Giai, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM

Trang 35

2.1.1.1.2.Quá trình phát triển:

Sau 10 năm hoạt động dưới hình thức chi nhánh, mà sự khởi đầu chỉ có haibàn tay trắng, không nhà, không tiền, và đội ngũ chỉ vọn vẹn 5 CBCNV, đến hếtnăm 2005, khi chuẩn bị chuyển sang công ty cổ phần, doanh thu của IntimexHochiminh đạt trên 1.860 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 105 triệu USD,nộp ngân sách trên 30 tỷ đồng Và từ sau khi cổ phần hóa với vốn điều lệ là 14,4 tỷđồng, 91 CBCNV, 1 nhà máy chế biến tiêu sạch tại Bình Dương, văn phòng tạiTP.HCM và 3 chi nhánh, sau 8 năm Công ty đã có bước phát triển vượt bậc với tốc

độ tăng trưởng bình quân từ 30 – 50%/ năm

Từ ngày 01/07/2011, Công ty đi vào hoạt động với tên gọi mới là Công ty Cổphần Tập đoàn Intimex ( Intimex Group ), phát triển theo định hướng “ đa ngành, đanghề, đa quốc gia “

Đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty đã đạt gần 1 tỷUSD/năm, doanh thu hàng năm đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng Hệ thống mạng lưới hoạtđộng của công ty trải dài từ Bắc đến Nam với 6 chi nhánh và trung tâm thương mại,

12 doanh nghiệp mà công ty chiếm cổ phần chi phối từ 51% trở lên Công ty đã xâydựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu chất lượng cao nằm ở các vùng trọng điểmsản xuất cà phê của Việt Nam với tổng công suất 335.000 tấn/năm, 1 nhà máy chế

Trang 36

biến tiêu sạch xuất khẩu, cùng 5 trung tâm thương mại tại Buôn Ma Thuột, ĐắkMil, Tây Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng.

Tổng tài sản của Intimex Group đã lên đến trên 2.700 tỷ đồng, đó chính là sựquan trọng cho sự phát triển của công ty trong giai đoạn tiếp theo

Qua nhiều năm hoạt động với những thành tựu đạt được từ chính sự hỗ trợ củabản thân, công ty đã dần hoàn thiện mình và không ngừng mở rộng quy mô cũngnhư về vốn Tháng 5/2013, vốn điều lệ của công ty đã lên đến 176,25 tỷ đồng( Nguồn : Phòng tài chính kế toán của Intimex Group )

2.1.1.1.3 Thành tựu

Intimex Group nhiều năm liền được nhận bằng khen cho tập thể và cá nhân doThủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát triểnNông thôn, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế ( IPC ),…trao tặng Gần đây nhất là năm 2013,

công ty vinh hạnh được giải thưởng “ Doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu xuất sắc “ doHiệp hội Hồ tiêu quốc tế trao tặng Các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên luônđược công nhận là vững mạnh, Đảng bộ công ty nhiều năm liền được cấp giấychứng nhận “ Đảng bộ trong sạch vững mạnh “ Chính thành tích đó đã góp phầnghi nhận và khẳng định nổ lực của toàn thể CBCNV công ty trong những năm qua

2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động

2.1.1.2.1 Xuất khẩu

Xuất khẩu là lĩnh vực kinh doanh chủ lực của Intimex Group Các mặt hàngxuất khẩu của công ty là : cà phê các loại, tiêu đen, tiêu trắng, tiêu sạch, tiêu ASTA,hạt điều, gạo, cơm dừa Thị trường xuất khẩu như là : Hoa Kỳ, EU, Châu Á ( TháiLan, Trung Quốc, Singapore, Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ…), Australia, Ecuador,

Trang 37

2.1.1.2.2 Nhập khẩu

Song song với việc xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu của công ty cũng đượcquan tâm và là chiến lược của Intimex Group ngay từ mới ngày đầu thành lập chinhánh cũng như khi chuyển sang hoạt động cổ phần

Intimex Group đang đã vươn lên trở thành một trong những nhà phân phốihàng thực phẩm đông lạnh lớn và có uy tín cao ở Việt Nam Các mặt hang đônglạnh gồm : gà các loại, thịt heo, thịt bò, thịt trâu,…với những thương hiệu nổi tiếng.Bên cạnh đó, công ty còn nhập khẩu hàng điện tử, đồ điện gia dụng và các mặt hàngkhác phục vụ nhu cầu kinh doanh trong nước Ở đây, công ty phần lớn nhập các đồđiện gia dụng mang nhãn hiệu Deawoo Đây là những sản phẩm do Intimex Groupđộc quyền phân phối tại Việt Nam Thị trường nhập khẩu : Hoa Kỳ, Brazil, HànQuốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Argentina,…

2.1.1.2.3 Trung tâm thương mại

Bên cạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Intimex Group đã và đangphát triển nhanh hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ, các trung tâm thương mại tạicác tỉnh thành phía Nam cũng như trên cả nước với số vốn đầu tư hàng trăm tỷđồng

2.1.1.3 Sơ đồ tổ chức – chức năng, nhiệm vụ

2.1.1.3.1 Sơ đồ tổ chức

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

CÁC CHI CÁC PHÒNG BAN

BAN GIÁM

BAN QUẢN LÍ RỦI RO

Trang 38

( Nguồn : Phòng Tổ chức Hành chính của Intimex Group)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex

2.1.1.3.2 Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban

Hội đồng quản trị

- Quyết định các chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn của công ty.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí và thành lập các chi nhánh , văn

phòng đại diện công ty

- Công bố các quyết toán tài chính trước Đại hội cổ đông thường niên.

- Quyền quyết định chào giá cổ phần và trái phiếu do công ty phát hành.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Ban Giám Đốc và các bộ quản lý.

Ban kiểm soát

- Kiểm tra tính hợp lý và pháp lý trong quản lý hoạt động kinh doanh công ty.

- Thẩm định báo cáo tài chính thường niên.

TRUNG TÂM ĐIỆN MÁY ĐẮK

MIL TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

PHÒNG PHÁP CHẾ TỔNG HỢP PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU

Trang 39

- Thông báo thường xuyên cho Hội đồng quản trị kết quả hoạt động kinh

doanh, cũng như tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi công bố

Ban Giám Đốc

- Đại diện pháp luật của công ty.

- Quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày.

- Thực hiện các chỉ thị của Hội đồng quản trị.

- Tổ chức và thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công

ty, bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty

Phòng xuất nhập khẩu

- Cân đối, điều hành, lên kế hoạch cho xuất nhập khẩu

- Nghiên cứu thị trường về các sản phẩm công ty kinh doanh.

- Tìm kiếm khách hàng, nguồn cung cấp trong và ngoài nước.

- Lập kế hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở báo cáo thống kê định kỳ.

Phòng Tài chính kế toán

- Quản lý tài chính : theo dõi thu chi, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công

ty

- Tham mưu về hiệu quả kinh tế, các chỉ số tài chính cho Ban Giám Đốc.

- Thực hiện các chức năng kinh tế do Nhà nước quy định.

Phòng Pháp chế tổng hợp

- Tổng hợp và báo cáo mọi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

- Quản lý mạng nội bộ luôn hoạt động tốt nhằm phục vụ nhu cầu của công ty.

Phòng Tổ chức hành chính

- Về luật pháp : thực hiện các quy định của Nhà nước, và thủ tục về mặt pháp

lý trong quá trình sản xuất kinh doanh, các hoạt động của công ty

Trang 40

Trung tâm thương mại

- Quản lý các hoạt động phát sinh của trung tâm thương mại : nhập xuất hàng

hóa nhân sự, doanh thu hằng kỳ,…

2.1.1.4 Định hướng phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hồ tiêu

và hạt điều hàng đầu Việt Nam Với chiến lược lấy xuất khẩu làm mục tiêu đột phá,

những năm qua công ty luôn duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu, đưa IntimexGroup thành doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất cả nước

Định hướng phát triển của công ty là sẽ tiếp tục đưa thương hiệu IntimexGroup ngày càng vươn xa đến tầm cỡ quốc tế bằng cách mở rộng thị trường, đadạng hóa các mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu; phát triển mở rộng nhiều công

ty mới chuyên ngành thông qua sự hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoàinước…với chiến lược đó, Intimex Group mong muốn một tương lai không xa, công

ty sẽ phát triển thành một tập đoàn lớn, hoạt động kinh doanh đa ngành, đa nghề, đaquốc gia với mục tiêu đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong vài năm tới

2.1.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập

đoàn Intimex năm 2011 – 2013

13,187,682,041,602

( Nguồn : Phòng tài chính kế toán của Intimex Group 2011 – 2013 )

Ngày đăng: 28/07/2015, 21:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Lê Ngọc Hải, các nhân tố khách quan, http://voer.edu.vn/m/cac-nhan-to-khach-quan/a2138ed4#.UzIyYPmSydt Link
4. Hoàng Liên, 2013, Kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt hơn 3 tỷ USD, http://www.nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/21549802-.html Link
5. Công ty cổ phần tập đoàn Intimex, giới thiệu chung, http://www.intimexhcm.com/About.aspx?ip=17 Link
9. Theo báo hải quan, 2014, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cà phê, http://giacaphe.com/41586/nhieu-chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep-ca-phe/ , 10/03/2014 Link
10. Theo cục xuất nhập khẩu, 2014, Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam -trong năm 2013, http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2862/tinh-hinh-xuat-khau-ca-phe-cua-viet-nam-trong-nam-2013.aspx Link
11. Cục xúc tiến thương mại, 2013, Sản lượng cà phê Viêt Nam mùa vụ 2013/2014, http://www.vietrade.gov.vn/ca-phe/3548-sn-lng-ca-phe-mua-v-mua-v-201314.html Link
1. GS.TS Võ Thanh Thu, 2010. Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản lao động – xã hội Khác
2. Nguyễn Đông Phong ( chủ biên ), 2009, Marketing quốc tế ( tái bản ), Nhà xuất bản lao động Khác
6. Số liệu công ty, 2011 – 2013, các báo cáo từ các phòng ban của Intimex Group Khác
7. Website tổng cục thống kê Việt Nam, www.gso.vn Khác
8. Website Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam ( VICOFA ), www.vicofa.org.vn, 26/2/2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w