Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
620,91 KB
Nội dung
1 LỜI MỞ ĐẦU Từ nhiều năm nay, cà phê đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống con người. Cà phê có giá trị kinh tế cao và là một trong những sản phẩm nông nghiệp đem về nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhiều nước. Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà phê còn có hương vị đặc trưng tuyệt vời, khiến cho việc uống cà phê trở thành một thói quen và tập quán đối với phần lớn dân cư trên thế giới. Cà phê không chỉ là một loại đồ uống mà còn là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như: sản xuất bánh kẹo, sữa, dược phẩm… Nhu cầu về sản phẩm này trên thị trường thế giới ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi những nhà sản xuất, nhà xuất khẩu phải đáp ứng kịp thời và linh hoạt cho các nhu cầu khác nhau của từng khu vực thị trường cụ thể. Tại Việt Nam, cà phê đã được trồng phổ biến với sản lượng lớn và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Nhận thức được những giá trị to lớn của hoạt động xuất khẩu đó, công ty cổ phần Tập đoàn Intimex đã lựa chọn cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mình. Tuy nhiên trong quá trình xuất khẩu cà phê, ngoài những thành công, thuận lợi, công ty cũng gặp phải không ít khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây cũng là lý do để em chọn đề tài “Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Tập đoàn Intimex”. Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty, những khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình thực hiện quy trình xuất khẩu để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty. Nội dung đề tài gồm ba chương: Chương 1: Giới thiệu công ty cổ phần Tập đoàn Intimex Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Tập đoàn Intimex 2 Chương 3: Giải pháp – Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Tập đoàn Intimex Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ giảng viên hướng dẫn - cô Trần Thiện Trúc Phượng và từ phía công ty cổ phần Tập đoàn Intimex, đặc biệt là từ các anh chị trong phòng Kinh doanh xuất khẩu của công ty. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo và các anh chị đã hỗ trợ em trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành báo cáo này. 3 Chương 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX Chương này giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 1.1 Sơ lược quá trình hình thành phát triển công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, tên gọi trước đây là Công ty Cổ phần XNK Intimex chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Công ty được hình thành trên cơ sở cổ phần hóa Chi nhánh Công ty XNK Intimex tại Tp Hồ Chí Minh được thành lập năm 1995 và trực thuộc Bộ Công Thương. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX Trụ sở: 61 Nguyễn Văn Giai, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: +84-8-38201754 / 38208052 Ext: 16 Fax: +84-8-38201998 Website : http://www.intimexhcm.com E-mail: intimexhcm@intimexhcm.com Sau 10 năm hoạt động dưới hình thức chi nhánh, đến hết năm 2005, khi chuẩn bị chuyển sang công ty cổ phần, doanh thu của công ty đã đạt trên 1.860 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 105 triệu USD, nộp ngân sách trên 30 tỷ đồng. Và từ sau khi cổ phần hóa với vốn điều lệ là 14,4 tỷ đồng, 91 CBCNV, 1 nhà máy chế biến tiêu sạch tại Bình Dương, văn phòng tại TPHCM và 3 chi nhánh, sau 5 năm công ty đã có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 30-50%/năm. Đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đã tăng 5 lần, doanh thu tăng hơn 5 lần, nộp ngân sách tăng trên 10 lần, đội ngũ CBCNV tăng trên 6 lần. Vốn điều lệ công ty đạt 100 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 160 tỷ đồng, hệ thống mạng lưới hoạt động của công ty đã trải dài từ Bắc đến Nam với 5 chi nhánh và Trung tâm Thương mại, 8 doanh nghiệp mà công ty chiếm cổ phần chi phối từ 51% trở lên. Công ty đã xây dựng nhà máy 4 chế biến cà phê xuất khẩu chất lượng cao nằm ở các vùng trọng điểm sản xuất cà phê của Việt Nam với tổng công suất 150.000 tấn/năm, 1 nhà máy chế biến tiêu sạch xuất khẩu cùng 2 Trung tâm Thương mại đã hoạt động và đang xây dựng tại Buôn Ma Thuột và Tây Ninh. Tổng tài sản của công ty đã lên đến trên 2.200 tỷ đồng, đó chính là cơ sở quan trọng cho sự phát triển mới của công ty trong giai đoạn tiếp theo. (Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011) Từ một đơn vị kinh doanh thương mại thuần túy, công ty đã dần hình thành nhiều ngành nghề mới như tham gia sản xuất chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tham gia hoạt động mua bán doanh nghiệp, tham gia đấu thầu các dự án xây dựng lớn, nạo vét sông… bằng vốn ODA của Chính phủ như cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu), sông Sài Gòn… Trong quá trình hình thành phát triển, công ty đã đạt được những thành tích và các danh hiệu cao quý như sau: • Bằng khen Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Thương mại trao tặng. • Bằng khen Doanh nghiệp đã có thành tích xuất sắc trong tổ chức xuất khẩu Hồ tiêu 2006 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp. • Giải thưởng Thương mại dịch vụ Việt Nam – Top Trade Services 2007 do Bộ Công Thương, Báo Công Thương trao tặng. • Chứng nhận Top Doanh nghiệp tiêu biểu 3 năm liên tiếp đạt giải thưởng Thương mại Dịch vụ Việt Nam (2007-2008-2009) do Bộ Công Thương, Báo Công Thương trao tặng. • Chứng nhận Top 10 Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ xuất sắc 2010 do Bộ Công Thương tổ chức. • Là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 13 ở Việt Nam năm 2010 theo bảng xếp hạng VNR 500 do Báo Vietnamnet và Vietnam Report công bố. • Bằng khen do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty. 5 • Huân chương Lao động Hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng cho tập thể Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex và cá nhân ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty. • Là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 11 ở Việt Nam năm 2011 theo bảng xếp hạng VNR 500 do Báo Vietnamnet và Vietnam Report công bố. (Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011) 1.2 Chức năng, nhiệm vụ và sơ đồ tổ chức của công ty Trong những năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần Tập đoàn Intimex hoạt động với những chức năng, nhiệm vụ và sơ đồ tổ chức sau: 1.2.1 Chức năng Công ty có chức năng tổ chức tìm kiếm các đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cung cấp các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa nội địa. 1.2.2 Nhiệm vụ • Với Nhà nước, Chính phủ Tuân thủ pháp luật, các chính sách, chế độ quản lý xuất nhập khẩu, chính sách ngoại thương của Việt Nam, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế. • Với khách hàng Nghiên cứu, nâng cao các biện pháp làm gia tăng giá trị, chất lượng hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu, phát triển thị trường trong và ngoài nước, mở rộng quy mô công ty. • Với cổ đông công ty Đảm bảo công ty kinh doanh hiệu quả, phát triển, mở rộng công ty trong tương lai. • Với người lao động Thực hiện tốt chính sách tiền lương với người lao động, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Có chính sách khen thưởng khích lệ hợp lý. 6 1.2.3 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức công ty hiện tại gồm: Văn phòng Công ty, 4 Chi nhánh, 1 Trung tâm thương mại trực thuộc, và 8 công ty thành viên. Nơi đặt trụ sở chính của Công ty, có văn phòng làm việc của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công ty và các phòng, ban nghiệp vụ gồm: Phòng Kinh doanh xuất khẩu, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Đầu tư xây dựng cơ bản, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kinh tế tổng hợp, Trung tâm thương mại. Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty (Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011) Hội Đồng Quản Trị có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống tổ chức của công ty, có nhiệm vụ tổ chức các phiên họp với sự tham gia của Ban Kiểm soát để bàn bạc, thống nhất các nội dung thuộc thẩm quyền của Hội Đồng Quản Trị nhằm mục tiêu tập trung chỉ đạo định hướng, giám sát hoạt động, hỗ trợ kịp thời cho Ban Giám đốc thông qua việc ban hành các nghị quyết, quyết định liên quan đến định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, định hướng đầu tư thực hiện dự án, cũng như công tác tổ chức nhân sự lãnh đạo của Công ty cho phù hợp với quy chế, quy định hiện hành của Công ty và pháp luật. 7 1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Công ty được các đối tác trong và ngoài nước biết đến là một đơn vị xuất nhập khẩu uy tín với các mặt hàng nông sản xuất khẩu như cà phê, hạt điều, hồ tiêu, sắn lát… Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu, công ty còn đẩy mạnh kinh doanh nội địa bằng việc thiết lập các mạng lưới bán buôn, bán lẻ, hệ thống siêu thị Công ty đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm và đã đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến cà phê rất hiện đại để cho ra những sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bảng 1.1 dưới đây cho thấy sau hơn 10 năm hoạt động, công ty đã đạt những bước phát triển vượt bậc với kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt hơn 40 triệu USD vào năm 2000 đã tăng gấp 13 lần, đạt gần 520 triệu USD vào năm 2010. Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu công ty qua các năm Năm Kim ngạch XNK (USD) Tổng doanh thu (tỷ đồng) 2000 40.537.231,35 532,014 2001 34.906.826,17 524,154 2002 42.506.662,49 665,216 2003 71.986.805,80 1.156,307 2004 98.902.541,17 1.673,850 2005 105.625.162,13 1.869,159 2006 191.065.942,32 3.565,280 2007 291.747.869,67 5.202,000 2008 314.813.407,00 7.023,030 2009 277.394.920,00 7.047,537 2010 519.979.152,00 12.498,000 (Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011) 8 Năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra làm cho tình hình kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam có nhiều biến động phức tạp. Giá hàng hóa nông sản cũng vì thế sụt giảm. Trong lúc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gặp nhiều khó khăn về đầu ra do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới thì công ty vẫn giữ vững đà tăng trưởng mạnh với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 315 triệu USD. Đến nay, Công ty và các đơn vị thành viên trở thành đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam với tổng lượng xuất khẩu là 270.000 tấn/năm, chiếm hơn 20% lượng xuất khẩu của cả nước. Công ty cũng đứng thứ 3 Việt Nam về xuất khẩu hạt điều chế biến với số lượng trên 10.000 tấn/năm, đứng thứ 3 về xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam với số lượng gần 10.000 tấn/năm. (Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011) Về nhập khẩu: Công ty là nhà nhập khẩu thực phẩm đông lạnh hàng đầu Việt Nam với số lượng bình quân là 1.000 tấn/tháng, cung cấp cho thị trường TPHCM, Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước. (Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011) Hình 1.2: Doanh thu và lợi nhuận bán hàng, cung cấp dịch vụ giai đoạn 2008 - 2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Intimex) – xem thêm phụ lục 1 9 Qua hình 1.2 cho thấy mức độ gia tăng lợi nhuận của công ty qua các năm là khá cao. Năm 2008 tổng lợi nhuận chỉ đạt 19,128 tỷ đồng và có giảm sút đôi chút vào năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng đến năm 2010, tình hình kinh doanh của công ty đã ổn định trở lại và tăng trưởng với lợi nhuận tăng gấp gần 1,5 lần so với năm 2008, doanh thu cũng tăng 77% so với năm 2009. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây là rất khả quan. Dù gặp không ít khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nhờ có sự chuyển hướng kịp thời cũng như chiến lược đa dạng hóa đã giúp công ty hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của khủng hoảng và giữ vững đà tăng trưởng ổn định, khẳng định vị thế của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam. 10 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX Chương này tìm hiểu những nét chung sơ lược về hoạt động xuất khẩu cà phê và phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty, từ đó đưa ra những nhận xét khái quát. 2.1 Sơ lược về cà phê và hoạt động xuất khẩu cà phê trên thế giới và Việt Nam 2.1.1 Sơ lược về cà phê Cà phê thuộc giống coffea gồm 70 loại khác nhau, nhưng chỉ có khoảng 10 loại có giá trị kinh tế và trồng trọt. Hiện nay, 2 loại chính thường được trồng là Arabica (cà phê chè) và Robusta (cà phê vối). Tuy nhiên, phần lớn giá trị trao đổi đều do đóng góp của giống cà phê Arabica. Các sản phẩm của cà phê rất đa dạng, sản phẩm ban đầu của cây cà phê là cà phê tươi. Cà phê quả tươi qua quá trình sơ chế sẽ cho ta cà phê nhân. Từ cà phê nhân qua quá trình chế biến công nghiệp sẽ cho ta các sản phẩm tinh chế như cà phê hòa tan, cà phê bột, cà phê sữa… Trong hoạt động thương mại trên thị trường thế giới, các nước chủ yếu xuất khẩu cà phê dưới dạng cà phê nhân hay còn gọi là cà phê nguyên liệu. Ở dạng này người xuất khẩu có thể dễ dàng hơn khi bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển đến tay người nhập khẩu ở nước ngoài. Đồng thời tạo điều kiện tổ chức chế biến ở các nước tiêu thụ cho ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại chỗ. Ngày nay, cà phê đã trở thành sản phẩm có giá trị buôn bán lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau dầu mỏ. Trong đó, Mỹ là nước tiêu thụ nhiều nhất (khoảng 18 tỷ đô la mỗi năm), còn người Thuỵ Điển uống cà phê nhiều nhất (khoảng 14kg/đầu người mỗi năm) (Nguồn: Hải Hưng Thịnh, 2010) [...]... HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX Sau khi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty, ta đã nhận xét được những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình kinh doanh xuất khẩu Dưới đây là một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những mặt mạnh và giải quyết những khó khăn, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty: 3.1... xuất khẩu cà phê tại Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, công ty cũng gặp không ít những khó khăn, hạn chế cần phải tự hoàn thiện cũng như cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước Đề tài Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần tập đoàn Intimex đã căn cứ vào thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. .. ký 2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, đem về nguồn thu lớn Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu cà phê đã chiếm 93,33% kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty và tiếp tục tăng đến 95,8% trong năm 2010 15 Sau khi thực hiện quá trình cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty đã có bước phát triển vượt bậc Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu cà phê là 168,39 triệu... hết sức cần thiết để ngành cà phê Việt Nam có thể duy trì và phát huy vị thế của mình trên thị trường thế giới 2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần tập đoàn Intimex 2.2.1 Quy trình xuất khẩu cà phê của công ty Hiện nay, công ty giao dịch mua bán cà phê với các đối tác chủ yếu dựa vào hợp đồng tương lai, thị trường hàng hóa Luân Đôn (LIFFE Market) Để thực hiện kí kết hợp đồng... ngạch xuất khẩu của công ty có phần sụt giảm, nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 khiến cho giá cà phê xuất khẩu hạ xuống mức thấp, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Tuy nhiên, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty đã tiếp tục ổn định trở lại và công ty cũng đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cà phê số 1 Việt Nam với thị phần ấn... giám đốc của công ty sẽ theo dõi diễn biến giá thị trường LIFFE và thực hiện giao hàng tại một thời điểm trong tương lai dưới sự hướng dẫn của khách ngoại 13 Hình 2.2: Quy trình xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Tập đoàn Intimex (Nguồn: Phòng kinh doanh xuất khẩu công ty CP Tập đoàn Intimex, 2011) Đến thời điểm giao hàng, khách ngoại sẽ email hoặc fax hướng dẫn giao hàng cho công ty và công ty sẽ... đầy tiềm năng trong tương lai của công ty, tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu cà phê của công ty vào thị trường này chỉ dừng lại ở mức hơn 5% Nguyên nhân chính là do thói quen sử dụng trà thay cho cà phê ở các nước châu Á 19 2.3 Thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động xuất khẩu cà phê 2.3.1 Thuận lợi và khó khăn chung của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu cà phê 2.3.1.1 Thuận lợi • Kinh... Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty giai đoạn 2006 – 2010 (Đơn vị tính: triệu USD) (Nguồn: Phòng kinh doanh xuất khẩu công ty CP Tập đoàn Intimex, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010) Kim ngạch xuất khẩu cà phê tiếp tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo, đạt 271,26 triệu USD trong năm 2008 và 271,48 triệu USD trong năm 2010 Như vậy chỉ trong vòng 5 năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty đã tăng... sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước Đây là kết quả thế hiện những nỗ lực vượt bậc của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty cùng với những chính sách hợp lý để thích nghi với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt 16 2.2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Sản phẩm cà phê xuất khẩu của công ty là cà phê nhân, chưa qua chế biến bao gồm hai loại Robusta và Arabica Trong đó, công ty chủ yếu xuất khẩu sản... giá trị của loại cà phê này là khá cao, gấp 2 lần so với giống Rubusta loại 1 Do đó để tăng giá trị xuất khẩu, công ty cần phải chú trọng vào việc nâng cao chất lượng cho giống cà phê Robusta 17 2.2.4 Thị trường xuất khẩu Trong những năm gần đây, sản phẩm cà phê của công ty thường được xuất khẩu sang một số thị trường sau: Hình 2.4: Kim ngạch cà phê xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của công ty giai . góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty. Nội dung đề tài gồm ba chương: Chương 1: Giới thiệu công ty cổ phần Tập đoàn Intimex Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà. xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Tập đoàn Intimex 2 Chương 3: Giải pháp – Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Tập đoàn Intimex Trong quá trình thực hiện. lược về hoạt động xuất khẩu cà phê và phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty, từ đó đưa ra những nhận xét khái quát. 2.1 Sơ lược về cà phê và hoạt động xuất khẩu cà phê trên