NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX DAKNONG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
Khoa Thương Mại – Du lịch
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX DAKNONG
GVHD: Th.s Đặng Thu Hương SVTH: Phạm Thị Lệ Thu
MSSV: 11068201
TP HCM, tháng 05 năm 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Thương Mại – Du Lịchtrường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM đã tạo điều kiện cho em được học tập, tìmhiểu kiến thức để có thể có những kiến thức cơ bản để hoàn thành chuyên đề tốtnghiệp
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốcCông ty Cổ phần Intimex Daknong đã tạo điều cho em được thực tập và làm việc tạiCông ty trong thời gian qua
Em cũng xin cảm ơn toàn thể các CB.CNV của Công ty đã tạo điều kiện tốt nhất để
em được tiếp cận thông tin về tổ chức cũng như tình hình kinh doanh của Công tytrong thời gian qua
Em xin gửi lời cám ơn đến Giảng viên hướng dẫn Th.s Đặng Thu Hương, tuy bậnrộn công việc nhưng vẫn tận tình hướng dẫn và quan tâm nhận xét giúp em hoànthành tốt nội dung bài báo cáo thực tập tốt nghiệp và chuyên đề môn học trong thờigian qua Đồng thời cảm ơn những người bạn đã đọc và đóng góp ý kiến để em cóđược những nhận xét và góp ý đúng vấn đề
Em xin chân thành cám ơn
Trang 3PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: Lớp: Mã số: Tên đơn vị thực tập: Thời gian thực tập: Từ: đến:
CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ
1 Cần cố gắng
2 Khá
3 Tốt
4 Rất tốt
0 Không ĐG
Chấp hành nội quy và kỷ luật của đơn
vị
Hoàn thành công việc đúng thời hạn
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng làm việc nhóm
TINH THẦN VÀ THÁI ĐỘ LÀM
VIỆC
1 Cần cố gắng
2 Khá
3 Tốt
4 Rất tốt
0 Không ĐG
Đối với khách hàng (lịch sự, niềm nở,
ân cần, tận tâm)
Đối với cấp trên (Tôn trọng, chấp hành
mệnh lệnh và phục tùng sự phân
công…)
Đối với đồng nghiệp (Tương trợ, hợp
tác, vui vẻ, hòa nhã trong công việc…)
Đối với công việc (Tác phong chuyên
nghiệp, lịch sự, nhã nhặn và biết cách
giải quyết vấn đề…)
Đối với bản thân(Ý thức giữ gìn an
toàn, vệ sinh cá nhân và nơi làm việc.
Tự tin, cầu tiến học hỏi…)
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 6
NHẬT KÍ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đặng Thu Hương
STT Ngày
Giờ (Từ … đến)
Địa điểm Nội dung hướng dẫn Xác nhận
Trang 7MỤC LỤ
DANH MỤC BẢNG BIỂU BIỂU ĐỒ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1.1 Những lý thuyết chung về xuất khẩu hàng hóa 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Một số lý thuyết về thương mại quốc tế 3
1.1.2.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối 3
1.1.2.2 Lý thuyết lợi thế so sánh 3
1.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế và đối với doanh nghiệp 4
1.1.3.1 Vai trò đối với nền kinh tế quốc gia 4
1.1.3.2 Vai trò đối với doanh nghiệp 5
1.2 Nội dung của hoạt động xuất khẩu 7
1.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 7
1.2.2 Lập phương án kinh doanh 8
1.2.3 Công tác tạo nguồn hàng 9
1.2.4 Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu 11
1.2.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng 12
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 12
1.3.1 Nhóm các nhân tố ngoài nước 12
1.3.2 Nhóm các nhân tố trong nước 13
1.3.2.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 13
1.3.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY INTIMEX DAKNONG 17
2.1.1 Vài nét về ngành cà phê Việt Nam 17
Trang 82.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cây cà phê Việt nam 17
2.1.1.2 Quy mô diện tích, sản lượng và năng suất của cây cà phê 20
2.1.2 Tình hình xuất khẩu cả phê của Việt nam trong thời gian qua 22
2.1.2.1 Sản lượng cà phê xuất khẩu 22
2.1.2.2 Giá cả phê xuất khẩu 23
2.1.2.3 Chất lượng cà phê xuất khẩu 25
2.1.2.4 Thị trường tiêu thụ cà phê 26
2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty Cổ Phần Intimex DakNong 27
2.2.1 Khái quát về công ty 28
2.2.1.1 Khái quát chung 28
2.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 29
2.2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 31
2.2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm cà phê tại công ty cổ phần Intimex DakNong 34
2.2.2.1 Nghiên cứu thị trường 34
2.2.2.2 Lập kế hoạch kinh doanh 43
2.2.2.3 Công tác tạo nguồn hàng 46
2.2.2.4 Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng 47
2.2.2.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng 48
2.2.2.6 Kim ngạch xuất khẩu vào của công ty 54
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 57
2.2.3.1 Nhóm các nhân tố ngoài nước 57
2.2.3.2 Nhóm các nhân tố trong nước 60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC 65
3.1 Thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động xuất khẩu cà phê 65
3.1.1 Thuận lợi 65
3.1.2 Khó khăn 65
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty 66
Trang 93.2.1 Công tác nghiên cứu thị trường 66
3.2.2 Lập phương án kinh doanh 68
3.2.3 Công tác tạo nguồn hàng 69
3.2.4: Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu 70
3.2.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng 70
3.2.6 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm 70
3.2.7 Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm 71
3.2.8 Phát triển nguồn nhân lực 72
3.2.9 Phối hợp với nông dân tái canh cây cà phê 73
3.3 Kiến nghị 74
3.3.1 Đối với nhà nước, hiệp hội cà phê 74
3.3.1.1 Đối với nhà nước 74
3.3.1.2 Đối với Hiệp Hội Cà Phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) 75
3.3.2 Đối với công ty 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 78
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1:Diện tích trồng cà phê Việt Nam, tính theo vùng
Bảng 2.2: Sản lượng cà phê Việt Nam từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2013/14Bảng 2.3: Giá xuất khẩu trung bình cà phê xanh của Việt Nam, từ mùa vụ 2011/12đến 2013/14
Bảng 2.4: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa vụ 2012/13đến 2013/14
Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên chi phí của công ty
Bảng 2.6: Tiêu thụ cà phê thế giới giai đoạn 2008 - 2014
Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ 2010 đến 2012
(HS:0901 & HS:2101.1)
Bảng 2.8: Kim ngạch nhập khẩu cà phê mã HS 0901 của Hàn Quốc
Bảng 2.9:Kim ngạch nhập khẩu cà phê mã HS 0901 của Hàn Quốc theo quốc giaBảng 2.10: Kim ngạch nhập khẩu cà phê mã HS 2101.1 của Hàn Quốc
Bảng 2.11: Tiêu chuẩn phân loại cà phê
Bảng 2.12: Giá các loại cà phê Robusta xuất khẩu – FOB (30/3/2015)
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2014
Biểu đồ 2.2: Diện tích cà phê giai đoạn 2005 – 2009
Biểu đồ 2.3: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam
Biểu đồ 2.4: Sản lượng cà phê Việt Nam theo chủng loại
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 6 năm 2013 - 2014
Biểu đồ 2.6: Giá cà phê robusta tại Đắk Lắk
Biểu đồ 2.7: Giá xuất khẩu cà phê xanh của Việt Nam, mùa vụ 2011/12 đến mùa vụ2013/14
Biểu đồ 2.8: Xuất khẩu cà phê Việt Nam vào các thị trường
Biểu đồ 2.9: Doanh thu hoạt động của công ty
Biểu đồ 2.10: Chi phí của công ty từ năm 2012 – 2014
Biểu đồ 2.11: Lợi nhuận sau thuế và doanh thu từ hoạt động tài chính
Trang 11Biểu đồ 2.12: Tình hình doanh thu nội địa và xuất khẩu của công ty
Biểu đồ 2.13: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên chi phí
Biểu đồ 2.15: Số lượng quán cà phê tại Hàn Quốc
Biểu đồ 2.16: Cơ cấu xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp trong kim ngạch xuất khẩuBiểu đồ 2.17: Sản lượng của các công ty cung cấp nguyên liệu
Biểu đồ 2.18: Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty vào các thị trườngBiểu đồ 2.19: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê vào các thị trường
Biểu đồ 2.20: Cơ cấu sản lượng các loại cà phê xuất khẩu vào thị trường Hàn QuốcBiểu đồ 2.22: Nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Intimex DakNong
Biểu đồ 2.23: Tổng tải sản cố định của Công Ty năm 2012 – 2014
Biểu đồ 2.24: Cơ cấu tài sản cố định của Công ty năm 2012 – 2014
Biểu đồ 2.25: Tổng số lao động của Công ty từ năm 2012 – 2014
Biểu đồ 2.26: Cơ cấu lao động theo giới tính và trình độ (2014)
Biểu đồ 2.27: Trình độ lao động của Công ty qua các năm từ 2012 - 2014
HÌNH
Hình 2.1: Phân bố cà phê ở Việt Nam (màu xanh)
Hình 2.2 : Cơ cấu tổ chức công ty Intimex Daknong
Hình 2.3: Mức tiêu thụ cà phê ở một số quốc gia
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới là xu hướng tất yếu và làđiều kiện bắt buộc cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia Trong quá trình hộinhập kinh tế diễn ra sôi động thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt độngkinh tế chủ yếu có vai trò quan trọng tạo ra tiền đê cơ sở vật chất, là động lực thúcđẩy nhanh chóng và quyết định thành công của quá trinh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước
Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà Nước là đề ra chiến lược đẩy mạnh côngnghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế nước ta đến năm 2020, nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp, đặc biệt là chủ trương đường lối chuyển dịch cơ cấu vềxuất khẩu, trong những năm qua, một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư sản xuấthàng hóa xuất khẩu và đã đạt được một số thành công đáng kể, trong đó có phầnđóng góp không nhỏ của công ty xuất nhập khẩu Tổng Hợp Intimex
Tuy nhiên, tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các công ty Xuất Nhập Khẩu trongnước và quốc tế đang diễn ra quyết liệt và ngày càng gay gắt Vì vậy, để kinh doanhxuất nhập khẩu thành công, công ty phải có chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩuthành công, công ty phải có chiến lược kinh doanh thích hợp để khẳng định chỗđứng của mình trên thị trường
Qua nhận thức về mặt lý luận, cùng với thời gian thực tập tại công ty xuất nhậpkhẩu Intimex DakNong và với những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tậptại trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, được sự hướng dẫn tậntình của Cô giáo Thạc Sỹ Đặng Thu Hương cùng các cô, chú, anh, chị trong công tynên em đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích thực trạng xuất khẩu cafe của công tyIntimex ĐakNong và các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu”
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu các lý thuyết về hoạt động xuất khẩu cũng như các tiêu chí đánh giá hiệuquả hoạt động xuất khẩu Nghiên cứu lý luận về hoạt động xuất khẩu, đánh giá hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa tại công ty Intimex… Từ đó đề ra các giải pháp nhằmnâng cao doanh số, chất lượng và hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của công tyIntimex
Trang 13Đối tượng nghiên cứu: Chủ yếu là hoạt động xuất khẩu Cafe của Công ty Intimex
DakNong trong thời gian gần đây và các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động này
Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Là mặt hàng cà phê xuất khẩu
của công ty trong thời gian qua
Do công ty Intimex là một tập đoàn có chuỗi hệ thống cửa hàng, chi nhánh trải dàitrên khắp cả nước Tuy nhiên với trình độ, năng lực và không gian chỉ giới hạn tạiChi nhánh Intimex Daknong nên tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi chi nhánh và cáchoạt động tại chi nhánh Và các tài liệu, số liệu cũng được mô tả trên phạm vi chinhánh công ty Intimex DakNong
Cùng với những kiến thức đã học tại trường tôi sẽ sơ lược về lý luận chung của xuấtkhẩu, các lợi ích mà xuất khẩu mang lại cũng như các yếu tố tác động đến xuấtkhẩu Tiếp theo, tôi sẽ sử dụng tài liệu mà công ty cung cấp mô tả về công ty và cácthông số về doanh thu, chi phí, kim ngạch xuất khẩu… để có cái nhìn chi tiết vềcông ty Sau đó, sẽ sử dụng những học hỏi và quan sát cũng như sự chỉ dẫn của CôGiáo Thạc Sỹ Đặng Thu Hương, các cô, chú, anh, chị trong công ty nhằm đưa racác kiến nghị, giải pháp trong tầm nhìn của mình nhằm khắc phục, nâng cao hoạtđộng xuất khẩu cà phê của công ty Cũng như các kiến nghị nhằm nâng cao đẩymạnh hoạt động của Nhà Nước, các tổ chức liên quan, và đối với nhà trường
Nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Intimex Cổ PhầnDakNong
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu của công ty Intimex
Cổ Phần DakNong
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Những lý thuyết chung về xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm
Theo điều 28, Luật Thương Mại năm 2005: “ Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóađược đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnhthổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
1.1.2 Một số lý thuyết về thương mại quốc tế
1.1.2.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối.
Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith “Một quốc
gia chỉ sản xuất các loại hàng hoá, mà việc sản xuất này sử dụng tốt nhất, hiệu quảnhất các tài nguyên sẵn có của quốc gia đó” Đây là một trong những giải thích đơngiản về lợi ích của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng Nhưngtrên thực tế việc tiến hành trao đổi phải dưa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.Nếu trong trường hợp một quốc gia có lợi và một quốc gia khác bị thiết thì họ sẽ từchối tham gia vào hợp đồng trao đổi này
Tuy nhiên, lợi thế tuyết đối của Adam Smith cũng giải thích được một phần nào đócủa việc đem lại lợi ích của xuất khẩu giữa các nước đang phát triển Với sự pháttriển mạmh mẽ của nền kinh tế toàn cầu mầy thập kỷ vừa qua cho thấy hoạt độngxuất khẩu chủ yếu diễn ra giữa các quốc gia đang phát triển với nhau, điều nàykhông thể giải thích bằng lý thuyết lợi thế tuyệt đối Trong những cố gắng để giảithích các cơ sở của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng, lợi thếtuyệt đối chỉ còn là một trong những trường hợp của lợi thế so sánh
1.1.2.2 Lý thuyết lợi thế so sánh.
Theo như quan điểm của lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh David
Ricardo ông cho rằng “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với hiệu quả của
quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thểtham gia vào hoạt động xuất khẩu để tạo ra lợi ích Khi tham gia vào hoạt động xuấtkhẩu quốc gia đó sẽ tham gia vào việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá màviệc sản xuất ra chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối) và
Trang 15nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng có những bất lợi hơn ( đó lànhững hàng hoá không có lợi thế tương đối)”.
Ông bắt đầu với việc chỉ ra những lợi ích của thương mại quốc tế do sự chênh lệchgiữa các quốc gia về chi phí cơ hội "Chi phí cơ hội của một hàng hoá là một sốlượng các hàng hoá khác người ta phải bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh thêm vàomột đơn vị hàng hoá nào đó"
1.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế và đối với doanh nghiệp
1.1.3.1 Vai trò đối với nền kinh tế quốc gia
Xuất khẩu có vai trò cực kì quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế củamỗi quốc gia Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ lớn phục vụ cho công cuộc công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Với việc đẩy mạnh xuất khẩu, nguồn ngoại tệ được bổsung, làm giảm thâm hụt cán cân thương mại, đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu vốn
dĩ là mục tiêu cuối cùng của hoạt động ngoại thương Mặc dù nguồn vốn để phục vụcho nhập khẩu có thể hình thành từ các nguồn khác như đầu tư nước ngoài, đi vay,viện trợ,… nhưng nguồn ngoại tệ đến từ xuất khẩu là quan trọng nhất, không phảitrả chi phí lãi vay cũng như không bị phụ thuộc vào nước ngoài Hơn nữa, các cơhội đầu tư và vay nợ của nước ngoài chỉ diễn ra thuận lợi khi các chủ đầu tư vàngười cho vay thấy được khả năng trả nợ thông qua tình hình xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu phát huy được lợi thế của Quốc gia Để hoạt động xuất khẩu
có hiệu quả thì các quốc gia thường phải lựa chọn các mặt hàng sản xuất ở quốc gia
đó có lợi thế hơn so với sản xuất tại các quốc gia khác Đây chính là những mặthàng có sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động rẻ, ứng dụng nền sản xuấttrong nước
Hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuấtphát triển Thông thường các nhà xuất khẩu sẽ tập trung vào xuất khẩu những mặthàng có lợi thế của đất nước Khi lợi nhuận thu được từ xuất khẩu mặt hàng ấy cànglớn thì số người tập trung vào sản xuất mặt hàng ấy ngày càng nhiều Do vậy cơ cấusản xuất trong nước sẽ thay đổi Sự thay đổi này không chỉ diễn ra trong ngành màcòn diễn ra ở cả những ngành phụ trợ cho ngành hàng xuất khẩu
Trang 16Hoạt động xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập, nâng caomức sống và trình độ của người lao động Hoạt động xuất khẩu là một trong nhữnghoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩuhàng hóa không ngừng tăng, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động.Thêm vào đó, do có điều kiện tiếp xúc với thị trường mới, phương thức quản lýmới, khoa học công nghệ hiện đại nên trình độ của người lao động cũng được cảithiện để đáp ứng với yêu cầu chung của thị trường quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cânthanh toán - một trong bốn điều kiện đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốcgia
Hơn thế nữa, hoạt động xuất khẩu làm tăng tích lũy ngoại tệ của một quốc gia và cóthể biến quốc gia trở thành quốc gia xuất siêu và tạo sự đảm bảo trong thanh toáncho đối tác, tăng được uy tín trong kinh doanh
Qua hoạt động xuất khẩu, hàng hóa của quốc gia được bày bán trên thị trường thếgiới, khuyếch trương tiếng vang và sự hiểu biết từ nước ngoài
Ngoài ra hoạt động xuất khẩu làm tiền đề cho các hoạt động kinh tế đối ngoại khácnhư: Dịch vụ, ngân hàng, đầu tư, hợp tác liên doanh và làm cho quan hệ giữa cácnước trở nên chặt chẽ hơn
1.1.3.2 Vai trò đối với doanh nghiệp
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộccạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng Những yếu tố đó đòi hỏidoanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với thị trường.Sản xuất hàng hoá đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện côngtác quản lý kinh doanh Đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất khôngnhững cả về chiều rộng mà cả về chiều sâu
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều việc làm, tạo thunhập ổn định, tạo ra nhiều ngoại tệ để nhập khẩu vật khẩu tiêu dùng, vừa đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận
Trang 17Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bánkinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của hai bên.
Các công ty hoạt động trong phạm vi quốc tế có thể đạt mức doanh số lớn hơn nhờthực hiện các khả năng chuyển giao riêng biệt của mình Các khả năng riêng biệtđược định nghĩa là những điểm mạnh duy nhất cho phép công ty đạt hiệu quả, chấtlượng, đổi mới và sự nhạy cảm với khách hàng cao
Nhờ các hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp có thể thực hiện được lợi thế theo vị trí,
là lợi thế phát sinh từ việc thực hiện hoạt động tạo ra giá trị ở vị trí tối ưu đối vớihoạt động đó bất kể nơi nào trên thế giới (với chi phí vận chuyển và hàng ràothương mại cho phép) Khi có vị trí tối ưu cho hoạt động của mình, công ty có thể :
hạ thấp chi phí, nâng cao vị thế cạnh tranh nhờ chi phí thấp, giúp công ty khác biệthóa sản phẩm cả mình và đặt giá cao
Việc tham gia hoạt động marketing quốc tế cho phép doanh nghiệp giảm chi phí cốđịnh của một sản phẩm do chia chi phí cố định theo mức sản lượng lớn, doanhnghiệp có thể nâng cao kỹ năng, kỹ xảo của người lao động
Ngoài ra người quản lý có những ý tưởng mới mẻ hay những phương pháp khácnhau để giải quyết vấn đề Từng cá nhân sẽ phát triển kỹ năng quản lý chung của họ
và nâng cao hiệu suất cá nhân Họ sẽ trở nên năng động hơn và mở rông tầm nhậnthức của mình Nhưng mối quan hệ và kinh nghiệm có được thông qua sự bán hàng
ra nước ngoài có thể tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh trong nước của mìnhHiện nay việc phát triển sản phẩm mới thường cần qua nhiều chi phí Trong nhiềutrường hợp các công ty có ý định giới thiệu những sản phẩm mới thì phải nhìn nhậntheo triển vọng quốc tế để thu được lợi nhuận từ nhiều nơi để có thể bù đắp các chiphí này
Doanh thu kiếm được từ bán hàng quốc tế cao hơn có thể khuyến khích công ty bắtđầu thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và về lâu dài sẽ tạo ra chocông ty lợi thế cạnh tranh Mặt khác, có thể thị trường trong nước cạnh tranh mạnh
mẽ nhưng ở một số thị trường nước ngoài thì không có cạnh tranh
Trang 18Sự giảm sút bất ngờ hay là bão hòa từ nhu cầu thị trường một nước có thể được bùđắp bởi việc phát triển mở rộng nhu cầu ở nước khác Khách hàng ở thị trường nướcngoái có thể giàu hơn và mua sắm nhiều hơn thị trường trong nước của công ty.
1.2 Nội dung của hoạt động xuất khẩu
1.2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng đó là quá trình điều tra để tìm triển vọng bánhàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thựchiện mục tiêu đó Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, sốliệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận Những kếtluận này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn để lập kế hoạchkinh doanh Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong phươngchâm hành động “ chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái có sẵn”
Có hai loại thông tin cần thu thập trong nghiên cứu thị trường:
Thông tin sơ cấp (primary information): là những thông tin thu thập mang tính
chất trực tiếp từ thị trường đó
Đối với loại thông tin này người ta thường áp dụng phương pháp nghiên cứu tại thịtrường (Field study): đây là việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc vớimọi người trên thị trường Nói cách khác, đó là cách thu thập thông tin từ trực quan,qua các quan hệ giao tiếp với thương nhân và với người tiêu dùng Biện pháp cụthể: điều tra, phỏng vấn, quan sát, thực nghiệm
Như vậy, xét về tính phức tạp và mức độ chi phí, nghiên cứu tại thị trường là mộthoạt động tốn kém và không phải ai cũng đủ trình độ để làm được Tuy vậy, phươngpháp nghiên cứu này cho kết quả khá chính xác Vì vậy, trước hết cần sơ bộ xử lýcác thông tin về các thị trường đã đề cập, chọn ra những thị trường có nhiều triểnvọng nhất Sau đó căn cứ vào kết quả lựa chọn để tiến hành nghiên cứu hiện trường
và lập kế hoạch khảo sát
Thông tin thứ cấp (Secondary information):
Đối với loại thông tin này người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Deskstudy) Về cơ bản nghiên cứu tại bàn bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn
tư liệu xuất bản hay không xuất bản và tìm những nguồn đó Chìa khoá thành công
Trang 19của nghiên cứu tại bàn là phát hiện ra các nguồn thông tin và triệt để khai thácnhững nguồn thông tin đó Ngày nay, trong thời đại tin học, thông tin về thị trường,hàng hoá, giá cả rất phong phú Có thể lấy được thông tin từ các nguồn như: qua
hệ thống Internet, qua các cơ quan xúc tiến thương mại, các cơ quan thống kê, quacác sách báo thương mại được xuất bản, qua quan hệ với thương nhân Trong đó,
số liệu thông kê là một trong những loại thông tin quan trọng nhất, được sử dụngnhiều nhất trong nghiên cứu thị trường, đặc biệt là nghiên cứu tại bàn Đó là những
số liệu thống kê về sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, dự trữ tồn kho, giá cả Nó giúpcho người nghiên cứu có một cái nhìn bao quát về dung lượng thị trường và xuhướng phát triển
Nghiên cứu tại bàn, có thể nói là phương pháp phổ thông nhất về nghiên cứu thịtrường, vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với khả năng của những người xuất khẩu mớitham gia vào thị trường thế giới Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như chậm vàmức độ tin cậy có hạn Kết quả nghiên cứu tại bàn cũng cần phải bổ sung bằngnghiên cứu tại thị trường
Nội dung thông tin cần thu thập khi nghiên cứu thị trường: nghiên cứu tình hìnhcung cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá và một số yếu tố khác
1.2.2 Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở những kết quả thu lượm được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thịtrường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh Phương án này là kế hoạchhoạt động của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trong kinh doanh.Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau:
Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân: trong bước này, người lập phương ánrút ra những nét tổng quát về tình hình, phân tích thuận lợi và khó khăn trong kinhdoanh
Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh Sự lựa chọn nàyphải có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích những tình hình có liên quan
Đề ra mục tiêu Những mục tiêu đề ra trong một phương án kinh doanh bao giờcũng là mục tiêu cụ thể như: sẽ bán được bao nhiêu hàng với giá cả bao nhiêu, sẽthâm nhập vào những thị trường nào
Trang 20Đề ra biện pháp thực hiện Những biện pháp này có thể bao gồm nhiều biện pháptrong nước (như đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, ký hợp đồng kinh tế, tăng giáthu mua ) và cả các biện pháp ở ngoài nước (như đẩy mạnh quảng cáo, lập chinhánh ở nước ngoài, mở rộng mạng lưới đại lý )
Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu chủyếu: chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ, chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi,chỉ tiêu điểm hoà vốn
Xây dựng chiến lược và kế hoạch xuất khẩu.
Chiến lược xuất khẩu.
Qua chiến lược xuất khẩu công ty xác định hệ thống các mục tiêu xuất khẩu trongmột giai đoạn nhất định và xây dựng các giải pháp để thực hiện các mục tiêu đã đề
ra chiến lược xuất khẩu có thể là: chiến lược chuyên môn hoá hay đa dạng hoá mặthàng xuất khẩu, chiến lược về doanh thu, về kim ngạch hay tối đa hoá lợi nhuận từhoạt động xuất khẩu
Kế hoạch xuất khẩu.
Công ty cần phải đặt ra những mục tiêu kế hoạch trong từng thời kỳ chiến lược ởtừng thời kì kế hoạch hay chiến lược công ty cần đề ra các mục tiêu chính và kếtquả cần đạt được công ty nêu lên biện pháp thực hiện
Lựa chọn hình thức xuất khẩu phù hợp
Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức xuất khẩu không qua trung gian để thoả thuận về
hàng hoá, giá cả và điều kiện giao dịch
Xuất khẩu uỷ thác: công ty khi được uỷ thác của đơn vị khác phải đảm nhận các
công việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu thay cho bên uỷthác.trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, công ty là người đóng vai trò trung giangiữa những đơn vị có hàng xuất khẩu ở trong nước và bạn hàng nước ngoài
Từng hình thức xuất khẩu trình bày ở trên đều có những ưu nhược điểm nhất định.công ty cân nhắc lựa chọn hình thức xuất khẩu trong điều kiện cụ thể thích hợp, saukhi đã phân tích hiệu quả một cách chính xác
1.2.3 Công tác tạo nguồn hàng
Trang 21Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ các hoạt động từ đầu tư sản xuất kinhdoanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, kí kết hợp đồng, thực hiện hợpđồng vận chuyển bảo quản, sơ chế, phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêuchuẩn càn thiết cho xuất khẩu
Trong hoạt động thương mại công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu có sự khác nhaugiữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiêp thương mại
Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là một hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanhmua bán trao đổi hàng hoá nhằm tạo ra nguồn hàng cho xuất khâủ là một loại hìnhhẹp hơn của hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khảu , đây là một hệ thống nghiệp
vụ mà các tổ chức ngoại thương , trung gian kinh doanh hàng hoá xuất khẩu thựchiện
Công tác tạo nguồn nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng xuất khẩu, đến việcthực hiện hợp đồng , uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu.
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu là nghiên cứu khả năng cung cấp nguồn hàngđược xác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng nguồn hàng thực tế
là nguồn hàng đã có và có thể đưa vào xuất khẩu nguồn hàng tiềm năng là nguồnhàng có thể có trên thị trường để khai thác nguồn hàng tiềm năng đòi hỏi công tycần có sự đầu tư, có đơn đặt hàng, có hợp đồng cam kết cho việc thu mua… thìngười cung cấp mới tiến hành sản xuất trong công tác xuất khẩu thì khai thácnguồn hàng tiềm năng là rất quan trọng vì nó đáp ứng được yêu câù về số lượng,chất lượng của người xuất khẩu
Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu.
Hệ thống thu mua hàng bao gồm các đại lý, hệ thống kho hàng ở các địa phương,các khu vực có mặt hàng cần thu mua chi phí thu mua thường khá lớn đòi hỏi công
ty luôn phải cân nhắc khi xây dựng và lựa chọn đại lý mạng lưới thu mua cần phảigắn liền với điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông của các địa phương sự phối hợpnhịp nhàng giữa thu mua và vận chuyển là cơ sở dể đảm bảo tiến độ thu mua vàchất lượng hàng hoá , tuỳ theo đặc điểm của hàng hoá mà có phương án vận chuyểnhợp lý
Trang 22Các công việc bao gồm: Ký kết hợp đồng thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu, xúctiến nguồn hàng, tiếp nhận, bảo quản và xuất kho hàng xuất khẩu.
1.2.4 Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu
Đàm phán ký kết hợp đồng.
Đàm phán là việc trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các nhà kinh doanhxuất nhập khẩu để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng để có một cuộc đàm phán cóhiệu quả người đàm phán phải kết hợp giữa sự nhạy bén và kiến thức kinh nghiệmcủa mình
Đàm phán trong kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiều hình thức khác nhau, có thểthực hiện qua thư tín, qua điện toại, gặp gỡ trực tiếp tuỳ từng trường hợp cụ thể màcông ty quyết định lựa chọn hình thức nào hay kết hợp các hình thức đó
Đàm phán được chia thành 2 phương thức chính như sau:
Đàm phán trực tiếp: là hoạt động giao dịch mà người mua và người bán trực tiếpgặp gỡ để qui định các điều kiện trong mua bán, giao dịch hàng hóa, giá cả, điềukiện thanh toán mỗi khi thỏa thuận xong một điều khoản nào đó, 2 bên sẽ ghi lạibằng văn bản để làm bằng chứng Hiện nay phương thức này được sử dụng khá phổbiến đòi hỏi người thực hiện coogn tác này phải thường xuyên có sự nâng cao kinhnghiệm, trình độ đàm phán, trao đổi kiến thức chuyên môn để tránh bị động trướcđối tác giao dịch
Đàm phán gián tiếp: là phương thức giao dịch mà người bán và người mua khônggặp nhau mà tiến hành trao đổi các yêu cầu, qui định và các quyền và nghĩa vụ củanhau thông qua thư từ, điện tín Phương thức này bao gồm các họt động: hỏi giá,báo giá, chào hàng, hoàn giá, chấp nhận và xác nhận
Ký kết hợp đồng xuất khẩu
Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng xuất khẩu.hợp đồng xuất khẩu theo luật Việt Nam phải được thành lập dưới hình thức văn bản.Sau khi kết thúc đàm phán, các bên mua – bán tiến hành ký kết hợp đồng Do cóyếu tố nước ngoài nên hợp đồng xuất nhập khẩu có nguồn luật điều chỉnh phức tạphơn so với hợp đồng mua bán trong nước Mặc dù vậy một hợp đồng có hiệu lực thìtrước hết nó phải tuần thủ theo luật pháp quốc gia mà chủ thể mang quốc tịch Các
Trang 23bên có thể lựa chọn công ước quốc tế để điều chỉnh hợp đồng ngoại thương Việclựa chọn nguồn luật điều chỉnh do 2 bên tự thỏa thuận, các hợp đồng được sử dụngthường căn cứ vào mẫu để xây dựng, đối với những trường hợp phức tạp, nhiều mặthàng, thì kèm theo hợp đồng phải có các bên phụ kiện, có thể bổ sung, lược bỏ đinhững điều kiện không cần thiết cho phù hợp với thực tiễn
Trong kinh doanh quốc tế, tùy thuộc vào hình thức kinh doanh mà có các loại hợpđồng cụ thể: hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng ủythác xuất khẩu, hợp đồng chuyển giao công nghệ… các hợp đồng này bên cạnh cácđiều khoản thông thường còn có các điều khoản riêng biệt cho từng loại
1.2.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết, tiến hành sắp xếp các công việc phảilàm và tổ chức thực hiện hợp đồng một cách quy củ, hợp lý Đây là công việc phứctạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ pháp luật quốc tế và quốc gia, phải làm rõ nội dungtrách nhiệm và trình tự công việc phải làm, không để tình trạng sai sót gây thiệt hạikinh tế quá trình thực hiện hoạt động bao gồm các bước sau:
Xin giấy phép xuất khẩu
Kiểm tra L/C
Chuẩn bị hàng hóa
Kiểm tra hàng hóa
Thuê tài hoặc ủy thác thuê tàu (nếu có)
Mua bảo hiểm (nếu có)
Làm thủ tục hải quan
Giao hàng lên tàu
Làm thủ tục thanh toán
Giải quyết tranh chấp (nếu có)
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1.3.1 Nhóm các nhân tố ngoài nước
Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của quốc gia, có ảnh hưởng trựctiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Có thể kể đến cácyếu tố sau:
Trang 24Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu: có ảnh hưởng đến nhu cầu
và khả năng thanh toán của khách hàng nhập khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạtđộng xuất khẩu của doanh nghiệp Các nhân tố phản ánh sự phát tiển kinh tế của thịtrường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hìnhlạm phát, lãi suất,
Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế: Nó biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc
gia Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm cácquốc gia, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
Đặc điểm và sự thay đổi về văn hóa – xã hội của thị trường xuất khẩu: có ảnh
hưởng rất lớn đến nhu cầu của khách hàng, do ảnh hưởng đến các quyết định muahàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuẩ khẩu của doanh nghiệp
Trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trường xuất khẩu: sẽ ảnh hưởng
đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của thị trường đó, do vậy sẽ ảnh hưởngđến nhu cầu và sức mua của khách hàng
Chính sách thương mại của các quốc gia có thị trường xuất của doanh nghiệp:
có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thịtrường đó Một quốc gia cso chính sách thương mại tự do sẽ giúp cho hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường quốc gia đó được thực hiện một cách dễdàng hơn và thường mang lại hiệu quả kinh tế cao Ngược lại, một quốc gia cóchính sách thương mại khắt khe thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khithực hiện xuất khẩu sang thị trường này
Mức độ cạnh tranh quốc tế: biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các
công ty quốc tế đối với doanh nghiệp khi cùng tham gia vào một thị trường xuấtkhẩu nhất định Sức ép này càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khimuốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình
1.3.2 Nhóm các nhân tố trong nước
1.3.2.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách và pháp luật liên quan đến hoạtđộng xuất khẩu của nhà nước Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại mà còn ở cả trong tương lai Vì vậy, một mặt
Trang 25doanh nghiệp phải tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệpphải có các kế hoạch xuất khẩu trong tương lai cho phù hợp.
Tỷ giá hối đoái hiện hành: đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩucủa doanh nghiệp vì nó liên quan đến giá trị thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của doanhnghiệp
Khả năng sản xuất hàng xuất khẩu: Khả năng này đảm bảo nguồn hàng cho doanhnghiệp, biểu hiện ở các mặt hàng có thể được sản xuất với khối lượng, chất lượng,quy cách, mẫu mã có phù hợp với thị trường nước ngoài hay không Điều này quyếtđịnh khả năng cạnh tranh của các mặt hàng của doanh nghiệp trên thị trường quốctế
Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Cạnh tranh có tácđộng thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng chèn ép và
“dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém
Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước: Đây là nhân tố thuộc về cơ
sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu Nó bao gồm sự phát triển của hệ thống giaothông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc Nếu một nước có cơ sở vật chất kỹ thuậtphát triển thì sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp phát triển và ngượclại
1.3.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc: Đây là nhân tốhết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của doanhnghiệp Bởi vì trình độ năng lực quản trị kinh doanh của ban giám đốc cho phépdoanh nghiệp có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho doanhnghiệp có thể tận dụng được các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở khả năngvốn có của mình
Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trongdoanh nghiệp: cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các công việccủa quá trình xuất khẩu hàng hóa Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuấtkhẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quảkinh doanh của toàn doanh nghiệp Ngoài ra, trình độ và năng lực của các cán bộ
Trang 26nhân viên ở các bộ phận sản xuất, chế biến, quản lý chất lượng sản phẩm tác độngđến chất lượng sản phẩm, mẫu mã từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xuấtkhẩu.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu chiến lược kinh doanh không phù hợp làmcho doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản còn phù hợp (đúng hướng) sẽ pháttriển tốt
Tiềm lực tài chính
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng( nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối( đầu tư ) có hiệu quả các nguồn vốn Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốntrong kinh doanh cuả doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu:
Vốn chủ sở hữu
Vốn huy động
Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận
Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn
Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi
Tiềm lực vô hình ( Tài sản vô hình ):
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại.Tiềm lực vô hình không phải tự nhiên mà có, tuy có thể hình thành mỗt cách tựnhiên nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thứcthông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp
và cần chú ý đến khía cạnh này trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp Tiềmlực của doanh nghiệp có thể là:
Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá
Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp
Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp
Trang 27Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, gía thành và chất lượng hàng hoá đượcđưa ra đáp ứng khách hàng trong và ngoài nước.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huyđộng vào kinh doanh: thiết bị , nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹthuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc thựchiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu quả
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
CỦA CÔNG TY INTIMEX DAKNONG
2.1.1 Vài nét về ngành cà phê Việt Nam
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cây cà phê Việt nam
Chỉ trong gần hai thập niên qua, Việt Nam từ một nước sản suất cà phê chưa đượcbiết đến đã vươn lên vị trí thứ hai về sản lượng cà phê cung cấp cho thị trường thếgiới, “dẫn đầu” về cà phê vối (Robusta)
Theo báo cáo, chỉ trong gần hai thập niên qua, Việt Nam từ một nước sản suất càphê chưa được biết đến đã vươn lên vị trí thứ hai về sản lượng cà phê cung cấp chothị trường thế giới, “dẫn đầu” về cà phê vối (Robusta)
Hình 2.1: Phân bố cà phê ở Việt Nam (màu xanh)
Cây cà phê được trồng lần đầutiên là ở khu vực phía Bắc,chủ yếu là cây cà phê chè Sau
đó, cây cà phê được trồng mởrộng vào các tỉnh Thanh Hóa,Nghệ An, Hà Tĩnh Sau mộtthời gian, thực dân phươngTây thấy giống cà phê chèkhông mang lại hiệu quả kinh
tế cao vì vậy đã đưa giống càphê vối từ Côngô vào trồng ởTây Nguyên Sau một thờigian cây cà phê phát triển rấtmạnh mẽ, diện tích cây cà phêngày càng tăng
Khu phân bố của cây cà phê làkhu phân bố nhận tạo chịu tácđộng rất nhiều từ con người
Vì vậy, cây cà phê ở Việt
Trang 29Nam chủ yếu là loài cây trồng, rất ít gặp trong rừng tự nhiên Cây cà phê ở ViệtNam có 3 loài : cây cà phê vối , cây cà phê chè, cây cà phê mít Cây cà phê chè(9%) và cây cà phê vối (90%) được trồng khá phổ biến trong khi đó cây cà phê mít(1%) được trồng rất ít.Tại Việt Nam, cây cà phê chè được trồng nhiều ở khu vựcBắc Bộ, đặc biệt lả khu vực Bắc Trung Bộ
Cây cà phê chè được trồng nhiều ở khu vực này là do yếu tố lịch sử Cây cà phê chèđược thực dân phương Tây đem vào trồng ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỉ
19, trồng ở các tu viện giáo đường ở Bắc Bộ, sau đó thực dân Pháp cho trồng ồ ạt ởkhu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình Sau chiến tranh các khuvườn cà phê chè vẫn tiếp tục được duy trì Vì thế, khu vực này có sự phân bố cây càphê chè rất cao
Thực dân phương Tây nhận thấy việc trồng cà phê chè mang lại hiệu quả không cao
vì vậy vào thập niên đầu thế kỉ XX, cây cà phê vối có nguồn gốc từ Côngô đượcđem sang Việt Nam Và Tây Nguyên trở thành khu vực có diện tích trồng cà phêvối lớn nhất nước ta
Vùng trồng cây cà phê Việt Nam
Mức độ phân bố của thực vật phu thuộc rất nhiều vào điều kiện sinh thái và đất đai.Cây cà phê vối phát triển mạnh mẽ ở Tây Nguyên vì nơi đây có điều kiện đất đai rất
lí tưởng cho cây cà phê, đó là đất bazan màu mỡ Ngoài ra, cây cà phê vối đượctrồng ở Việt Nam có nguồn gốc từ rừng rậm Châu Phi, phân bố ở khu vực có độ caotrên 1000m, do đó ở Việt Nam không có nơi nào thích hợp hơn Tây Nguyên Khuvực Trung du miền núi Bắc Bộ cũng có độ cao rất phù hợp với diều kiện của cây càphê vối Nhưng khí hậu ở đây không cho phép trồng cây cà phê vối Bởi lẽ, khu vựcnày có một mùa đông lạnh và rét mà cây cà phê thì không thể chịu nhiệt độ quá thấpnên cây cà phê vối không được trồng nhiều ở vùng này
Cây cà phê chè rất ít được trồng ở Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ vì lượngmưa ở những khu vực này tương đối cao khoảng trên 2300mm, mà cây cà phê chèchỉ thích hơp ở những vùng có lượng mưa từ 1300mm – 1900mm Như vậy chính
sự phức tạp về điều kiện sinh thái đã tạo ra sự phân hóa vùng phân bố cà phê ở nước
Trang 30ta Khu vực phía Bắc là vùng phân bố chủ yếu của cây cà phê chè, khu vực phíaNam là vùng phân bố của cây cà phê vối.
Mức độ phân bố cây cà phê không chỉ phân hóa do điều kiện khí hậu, đất đai màcòn phân hóa do điều kiện địa hình và gió.Cây cà phê phân bố chủ yếu ở khu vựcđồi núi có địa hình cao trên 800m Địa hình Việt Nam lại phân hòa rất phức tạp vìvậy đã đẫn đến sự phân bố không đều của cây cà phê giữa các vùng, tập trung ởnhững vùng có địa hình đồi núi như Tây Nguyên, phía bắc Bắc Trung Bộ
Ngoài ra cây cà phê ở Việt Nam hầu như không trồng ở ven biển cũng như khu vựcDuyên Hải Nam Trung Bộ vì điều kiện khí hậu ở đây không phù hợp, đặc biệt làgió Gió là nhân tốt rất quan trọng ảnh hưởng đến cây cà phê, cây cà phê rất dễ bịảnh hưởng của gió khô, gió nóng mà vùng ven biển thì gió quá mạnh, còn khu vựcNam Trung Bộ thì thường có những đợt gió Lào kéo dài vì vậy sự phân bố cây càphê ở vùng này rất ít
Mức độ phân bố cây cà phê ở nước ta tại vùng Đồng bằng sông Hông và vùng TâyNam Bộ là thấp nhất vì địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng, đất phù sa không thíchhợp cho cây cà phê
Như vậy sự phân bố cây cà phê ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đóyếu tố về sinh thái có vai trò rất quan trọng
Biểu đồ 2.1: Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2014
Trang 312.1.1.2 Quy mô diện tích, sản lượng và năng suất của cây cà phê
Trang 32Bảng 2.1:Diện tích trồng cà phê Việt Nam, tính theo vùng
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, Các Sở NN&PT)
Biểu đồ 2.3: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Sản lượng
Bảng 2.2: Sản lượng cà phê Việt Nam từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2013/14
Mùa vụ 2010/11
Mùa vụ 2011/12
Mùa vụ 2012/13
Mùa vụ 2013/14
Thời gian bắt đầu Tháng 10 Tháng 10 Tháng 10 Tháng 10 năm
Trang 33năm 2010 năm 2011 năm 2012 2013
2.1.2 Tình hình xuất khẩu cả phê của Việt nam trong thời gian qua
2.1.2.1 Sản lượng cà phê xuất khẩu
Biểu đồ 2.4: Sản lượng cà phê Việt Nam theo chủng loại
(Nguồn: USDA, vietrade.gov.vn)
Cà phê Việt Nam đa phần được xuất khẩu Trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/2014 đãxuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê các loại (cà phê nhân, cà phê rang, cà phê xay và càphê hòa tan) và kim ngạch khoảng 2,2 tỷ USD, tăng tương ứng 12% và 4% so vớicùng kỳ năm trước
Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 6/2014 là hơn 108 nghìn tấn, trị giáđạt 238 triệu USD, giảm 21,3% về lượng và giảm 20,4% về trị giá so vớitháng 05/2014 Tính đến hết 6 tháng/2014, lượng cà phê xuất khẩu của cả nước là
Trang 341,04 triệu tấn, trị giá hơn 2,13 tỷ USD, tăng 31,5% về lượng và tăng 25,1% về trịgiá so với cùng kỳ năm 2013.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu cà phê sang EU đạt gần 446 nghìn tấn, đạtkim ngạch 894 triệu USD, tăng 36% về lượng và 30,2% về trị giá so với cùng kỳnăm 2013, chiếm 42,7% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; tiếp theo là cácthị trường Hoa Kỳ đạt gần 103 nghìn tấn, đạt 215 triệu USD, chiếm 9,8% tổnglượng cà phê xuất khẩu của cả nước; các thị trường khác như Nhật Bản chiếm 4,4tổng lượng; Nga chiếm 2,7% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 6 năm 2013 - 2014
2.1.2.2 Giá cả phê xuất khẩu
Giá cà phê xuất khẩu biến động trong khoảng 1.500 - 2.100 USD/tấn trong 3 năm;
vụ mùa 2013/2014 có giá thấp hơn hai mùa trước
Biểu đồ 2.6: Giá cà phê robusta tại Đắk Lắk
(Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, vietrade.gov.vn)
Trang 35Dù là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu xuất cà phê, nhưng Việt Namvẫn nhập khẩu số lượng nhỏ cà phê nhân, cà phê rang và cà phê hòa tan từ một sốnước như Lào, Indonesia và Trung Quốc Kim ngạch nhập khẩu cà phê nhân nước
ta trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/14 bằng 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu của mùa
vụ trước
Giá xuất khẩu trung bình và phê Robusta nước ta trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/14
là 1.796 USD/tấn (giá FOB Hồ Chí Minh), giảm 8% so với cùng kỳ mùa vụ trước(1.952 USD) Nguyên nhân là do sự sụt giá đáng kể trong 4 tháng đầu tiên của mùa
vụ và chỉ bắt đầu tăng kể từ tháng 2, ở mức 2.000 USD/tấn
Bảng 2.3: Giá xuất khẩu trung bình cà phê xanh của Việt Nam, từ mùa vụ 2011/12 đến 2013/14
FOB – HCM
(US$/tấn)
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Giá Xk trung bình
Trang 36Kể từ tháng 1, giá cà phê thế giới tăng đã thúc đẩy nông dân bán hàng, từ đó nângsản lượng xuất khẩu cà phê tăng mạnh trong tháng 3 và tháng 4 Các doanh nghiệpxuất khẩu trong nước dự báo xuất khẩu cà phê trong những tháng tới sẽ tiếp tục tăngmạnh nếu giá cà phê tiếp tục duy trì mức hiện tại (trên 2.000 USD/tấn).
2.1.2.3 Chất lượng cà phê xuất khẩu
Trong thời gian qua, chất lượng cà phê Việt Nam đã không ngừng được nâng cao,song những chuyển biến đó mới chỉ là bước đầu, vẫn chưa thật ổn định và chưaphản ánh đúng bản chất vốn có của cà phê Việt Nam Thực chất cà phê Việt Nam từlâu được liệt vào loại có chất lượng tự nhiên cao và có hương vị đậm đà do đượctrồng ở độ cao nhất định so với mặt biển.Nhưng do yếu kém trong khâu thu hái,phơi sấy, chế biến… do đó ảnh hưởng đến chất lượng vốn có của nó Điều đó đãlàm giá bán cà phê Việt Nam thường thấp hơn cùng loại của nước ngoài từ 100-150USD/tấn và dẫn đến tình trạng khối lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch thìkhông thay đổi nhiều
98% lượng cà phê xuất khẩu đều dưới dạng nguyên liệu thô với các tiêu chuẩn vàoloại trung bình trong các thang tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu thế giới nên giá thànhchưa cao
Chất lượng sản phẩm cà phê nhân phụ thuộc chủ yếu vào kỹ thuật canh tác, thu hái
và chế biến ở nông hộ Kết quả khảo sát nông hộ sản xuất cà phê ở Đắk Lắk chothấy 73% số hộ nông dân bón phân cà phê không hợp lý, 50% số hộ bón phân vượtquá mức khuyến cáo Lượng phân đạm, lân và kali bình quân được sử dụng bónhinà phê ở các nông hộ cao hơn mức khuyến cáo tương ứng là 12 – 29 và 66%.Việc lạm dụng quá mức phân bón hóa học để tăng năng suất không chỉ làm giảmhiệu quả do giá bán thấp và chi phí cao mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
cà phê nhân tiêu thụ do tồn dư hóa chất trong sản phẩm Điều này đã và đang tạo rarào cản kỹ thuật lớn khi gia nhập thị trường
Về kỹ thuật thu hái, theo tiêu chuẩn quy định, cà phê phải được thu hái khi có trên95% quả hin Thực tế chỉ có 33% số hộ nông dân thu hoạch theo đúng tiêu chuẩnquy định, số còn lại áp dụng phương thức hái “tuốt cành” ngay cả khi quả cà phêcòn xanh hoặc tỷ lệ quả chín thấp Việc thu hái quả xanh làm giảm sản lượng cà phê
Trang 3712% so với hái quả chín do kích thước hạt nhỏ, trọng lượng thấp Thu hái sản phẩmkhông đúng quy định cũng là nguyên nhân gây nên nhiều dạng lỗi làm giảm chấtlượng cà phê như lỗi hạt đen, hạt nhăn nheo, hạt mốc… dẫn đến giảm giá bán
Về kỹ thuật chế biến, hơn 80% sản phẩm cà phê nhân được chế biến ở nông hộ quy
mô nhỏ bằng phương pháp chế biến khô Công suất chế biến bình quân từ 2 đến 5tấn cà phê nhân/hộ/năm Hình thức chế biến phổ biến ở các nông hộ là phơi nắng tựnhiên, sau đó xát vỏ bằng máy Sản phẩm cà phê chế biến ở các nông hộ là cà phênhân xô (không quan tâm đến cỡ hạt, tỷ lệ hạt đen vỡ, tỷ lệ tạp chất, màu sắc) Dothiếu sân phơi nên 20% số hộ phơi sản phẩm trên nền đất, làm cho sản phẩm bị lẫntạp chất và nhiễm vi sinh vật, đặc biệt là nấm mốc Sản phẩm kém chất lượng nêngiá bán cà phê nhân bình quân của các hộ phơi trên nền đất là 41.748 nghìnđồng/kg, thấp hơn 1.910 đồng/kg so với các hộ phơi cà phê trên nền xi măng
Trên 90% sản lượng cà phê nhân xuất khẩu Đắk Lắk vẫn dựa trên tiêu chuẩn cũ(TCVN 4193-93) Tiêu chuẩn mới (TCVN 4193 : 2005) được thừa nhận là phù hợpvới các tiêu chí đánh giá chất lượng cà phê hiện nay của thế giới Khối lượng cà phênhân xuất khẩu theo TCVN 4193 – 2005 của cả tỉnh Đắk Lắk chiếm chưa đến 10%trong tổng khối lượng hàng xuất khẩu Trong khi đó, các nước xuất khẩu cà phêtrong khu vực như Ấn Độ, Indonesia, tỷ lệ báo cáo về số lỗi và độ ẩm theo Nghịquyết 420 của ICO là xấp xỉ 100%
Chất lượng cà phê không đạt chuẩn, khiến cho các doanh nghiệp luôn bị nhà nhậpkhẩu trừng phạt bằng biện pháp giảm giá thu mua Các hợp đồng giao cà phê có kỳhạn khi bị phát hiện vi phạm các lỗi theo tiêu chuẩn của Nghị quyết 420 bị trừ lùinhiều Ví dụ, cà phê nhân loại 2 có 151 đến 250 lỗi trong một mẫu 300g phải trừ 15USD/tấn, cà phê nhân loại 4 có 351 đến 450 lỗi trong một mẫu phải trừ lùi 45 USD/tấn Trong khi đó, với lô sản phẩm xuất khẩu chất lượng tốt (sản xuất theo chứngchỉ bền vững, có truy nguyên nguồn gốc) thì doanh nghiệp xuất khẩu được cộngthêm vào giá
2.1.2.4 Thị trường tiêu thụ cà phê
Cà phê được xuất khẩu sang 70 quốc gia trên thế giới, trong đó 14 thị trường đứngđầu đã chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước Trong mùa vụ
Trang 382013/2014, Đức đã vượt lên trên Mỹ để trở thành nước nhập khẩu cà phê lớn nhấtcủa Việt Nam Với lượng nhập khẩu tăng mạnh, Bỉ trở thành thị trường cà phê lớnthứ ba của Việt Nam Xuất khẩu cà phê chế biến, cà phê rang, cà phê xay và cà phêhòa tan ngày càng tăng trong vài năm trở lại đây, dự báo xuất khẩu các mặt hàngnày mùa vụ 2013/14 khoảng 55 ngàn tấn, tăng 21% so với mùa vụ trước, với các thịtrường chính là Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
Bảng 2.4: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa vụ
2012/13 đến 2013/14
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, GTA (Global Trade Atlals), vietrade.gov.vn)
Biểu đồ 2.8: Xuất khẩu cà phê Việt Nam vào các thị trường
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, GTA (Global Trade Atlals), vietrade.gov.vn)
2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty Cổ Phần Intimex DakNong
Trang 392.2.1 Khái quát về công ty
2.2.1.1 Khái quát chung
Intimex Daknong là một công ty con trong chuỗi các công ty, nhà máy, trung tâmthương mại của Intimex Group
Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX ĐẮK NÔNG.Tên công ty viết bằng Tiếng Anh: INTIMEX DAK NONG JOINT – STOCKCOMPANY
Tên công ty viết tắt: INTIMEX DAK NONG
Trủ sở chính: Lô CN1, Khu Công Nghiệp Tâm Thắng, Huyện CưJút, Tỉnh ĐắkNông
6400167332 do sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Đăk Nông cấp Với số vốn điều lệ ban đầu
Mua, bán nông sản, xuất khẩu
Dịch vụ cho thuê kho, bãi, thổi hàng, cânhàng
Trang 40Dịch vụ giao dịch cà phê trên sàn v.v
Logo của công ty :
2.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
Mục tiêu
Sử dụng nguồn vốn, khả năng quản lý, lao động và uy tín của các sáng lập viên, củacác cổ đông để tối đa hóa lợi nhuận của Công ty, nhằm gia tăng lợi tức cho các cổđông, đưa lợi nhuận về cho Công ty mẹ làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
và tích lũy tái đầu tư để phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh
Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc không ngừng tăng trưởng và pháttriển thị phần cà phê trong và ngoài nước, góp phần vào sự tăng trưởng của IntimexGroup cũng như sự tăng trưởng chung của đất nước
Tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty, tăng mức nộp ngân sách, sử dụng hiệu quảcác nguồn vốn Tăng thu nhập cho người lao động Đổi mới công nghệ, nâng caonăng suất lao động và chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng trong lĩnh vực hoạtđộng khác khi có nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty Phát triểnthành một trong những doanh nghiệp kinh doanh XNK cà phê, nông sản hàng đầukhu vực Tây Nguyên,
Thông qua quá trình hoạt động kinh doanh của mình, giải quyết việc làm cho ngườilao động, phát triển địa phương
Chức năng: thu mua, chế biến, kinh doanh XNK cà phê, nông sản trong khu vực
Tây Nguyên và các tỉnh lân cận
Nhiệm vụ:
Mua bán, chế biến và kinh doanh XNK các mặt hàng nông sản
Cung cấp các dịch vụ cho thuê kho bãi, giao dịch cà phê trên sàn
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty