GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ, ĐÓNG GÓI VÀ GIAO NHẬN HÀNG XÁ TẠI CẢNG SÀI GÒN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA THƯƠNG MẠI & DU LỊCH
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ, ĐÓNG GÓI VÀ GIAO NHẬN
HÀNG XÁ TẠI CẢNG SÀI GÒN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS MAI THANH HÙNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ HOÀNG BẢO
MÃ SỐ SV: 11035311CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾNIÊN KHÓA 2011-2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được chuyên đề này đầu tiên em xin chân thành cảm ơn tậpthể cán bộ công nhân viên Cảng Sài Gòn và đặc biệt là các cán bộ Phòng KinhDoanh Khai Thác đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể thực tập và học hỏiđược nhiều kinh nghiệm Emc ũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến chị VõYến Thanh đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình từ khi bắt đầu cho đếnnay
Em xin gửi lời cám ơn đến Nhà trường đã tạo điều kiện cho em học tập vànghiên cứu để có những kiến thức cơ bản làm nền tảng vững chắc cho việc thựctập và làm việc sau này
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy TS Mai ThanhHùng là người đã cung cấp cho em các kiên thức của các môn học quan trọngnhư Quản trị kinh doanh Quốc tế, Marketing quốc tế, để em có thể sử dụngnhững kiến thức quý báu ấy làm nền tảng cho báo cáo Cũng như đã tận tìnhhướng dẫn em cách làm báo cáo sao cho hoàn chỉnh và chính xác nhất Không có
sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy, em sẽ không thể nào hoàn thành đượcbáo cáo này
Sinh viên
Lê Hoàng Bảo
Trang 3NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 5
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Để làm rỏ hơn đề tài đã chọn em xin trình bày bài qua 3 chương chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa tại cảng biển
Chương này cho chúng ta biết rõ hơn các khai niệm tổng quát về giao nhận,người giao nhân Trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên quan khi có tranhchấp trong một quy trình giao nhận một lô hàng
Cơ sở, nguyên tắc giao nhận hàng hóa tại cảng cũng như nhiệm vụ của các
cơ quan liên quan
Chương 2: Đánh giá các quy trình thực tế xếp dỡ đóng gói và giao nhận hàng xá tại Cảng Sài Gòn.
Phần nữa đầu của chương sẽ giới thiệu tổng quan về Cảng Sài Gòn, về quátrình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Cảng
Phần nữa sau của chương sẽ trình bày rõ hơn về thực trạng giao nhận hànghóa theo các phương án khác nhau tại Cảng, thông qua đó sẽ hiểu rõ hơn về quytrình thực tế về trách nhiệm của các bộ phận thuộc cảng trong quy trình Qua đó
có thể đánh giá được quy trình có những điểm mạnh điểm yếu gì
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình công nghệ xếp dỡ và đóng gói hàng xá tại Cảng Sài Gòn.
Trong chương 3 này sẽ trình bày rõ nhất các điểm mạnh điểm yếu trong quytrình làm hàng tại Cảng, từ đó đưa ra những biện pháp, giải pháp, kiến nghị choNhà nước cũng như Cảng Sài Gòn để cải thiện những khó khăn và phát huy cácđiểm mạnh hiện có của Cảng giúp làm tăng sức cạnh tranh của cảng và đưa quytrình làm hàng ngày càng tốt hơn theo quy chuẩn quốc tế
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁNG VIÊN HƯỚNG DẪN iii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ ix
PHẦN MỞ NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa tại cảng biển 4
1.1 Khái quát chung về giao nhận 4
1.1.1 Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận 4
1.1.2 Quyền hạn và nghĩa vụ người giao nhận 4
1.1.3 Trách nhiệm của người giao nhận 5
1.1.3.1 Khi là đại lý của chủ hàng 5
1.1.3.2 Khi là người chuyên chở 5
1.2 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển 6
1.2.1 Cơ sở, nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng 6
1.2.1.1 Cơ sở pháp lý 6
1.2.1.2 Nguyên tắc 7
1.2.2 Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 8
1.2.2.1 Nhiệm vụ của cảng 8
1.2.2.2 Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu 8
1.2.2.3 Nhiệm vụ của Hải quan 9
1.2.3 Trình tự giao nhận hàng 10
1.2.3.1 Đối với hàng xuất khẩu 10
1.2.3.2 Đối với hàng nhập khẩu 12
Trang 7Chương 2: Đánh giá các quy trình thực tế xếp dỡ đóng gói và giao nhận hàng xá
tại Cảng Sài Gòn 15
2.1 Tổng quan về Cảng Sài Gòn 15
2.1.1 Giới thiệu về Cảng Sài Gòn 15
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Cảng Sài Gòn 15
2.1.2.1 Lịch sử hình thành 15
2.1.2.2 Quá trình phát triển của Cảng Sài Gòn 18
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 23
2.1.3 Các phòng ban 25
2.2 Thực trạng làm hàng và giao nhận hàng xá tại Cảng Sài Gòn 30
2.2.1 Công tác chuẩn bị cho tàu làm hàng 30
2.2.2 Chứng từ liên quan 31
2.2.3 Trách nhiệm từng đơn vị thuộc Cảng Sài Gòn 33
2.2.3.1 Phòng kinh doanh khai thác 33
2.2.3.2 Các cảng 34
2.2.3.3 Xí nghiệp xếp dỡ và dịch vụ Cảng Sài Gòn 35
2.2.3.4 Phòng bảo vệ 36
2.2.4 Tổ chức làm hàng cho tàu 36
2.2.5 Đặc điểm hàng hóa 37
2.2.6 Máy móc, dụng cụ làm hàng 38
2.2.7 Thực trạng quy trình xếp dỡ hàng xá xe (hàng xá rời) 40
2.2.7.1 Các phương án xếp dỡ 40
2.2.7.2 Thiết bị, công cụ và công nhân cho từng phương án 40
2.2.7.3 Diễn tả quy trình 42
2.2.7.4 Phương án chất xếp bảo quản 45
2.2.7.5 An toàn lao động 45
Trang 82.2.8 Thực trạng quy trình xếp dỡ hàng xá đóng bao 46
2.2.8.1 Các phương án xếp dỡ 46
2.2.8.2 Thiết bị, công cụ và công nhân cho từng phương án 46
2.2.8.3 Diễn tả quy trình 49
2.2.8.4 An toàn lao động 52
2.2.9 Công tác kiểm đếm sau khi làm hàng 53
2.2.9.1 Đối với hàng xá xe (hàng xá rời) 53
2.2.9.2 Đối với hàng xá đóng bao 54
2.2.10 Thực trạng công tác kiểm đếm, chống hao hụt khi bốc dỡ hàng 55
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình công nghệ xếp dỡ và đóng gói hàng xá tại Cảng Sài Gòn 55
3.1 Điểm mạnh, điểm yếu của quy trình làm hàng thực tế hiện nay tại Cảng Sài Gòn 55
3.1.1 Điểm mạnh 55
3.1.2 Điểm yếu 56
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình làm hàng 56
3.2.1 Nguồn nhân lực 56
3.2.2 Cơ sở vật chất, công nghệ 57
3.2.3 Chất lượng dịch vụ 58
3.2.4 Công tác kiểm đếm và chống hao hụt 59
3.2.5 Công tác an toàn, vệ sinh lao động 60
3.3 Kiến nghị và đề xuất 60
3.3.1 Đối với Nhà nước 60
3.3.2 Đối với Cảng Sài Gòn 61
3.3.3 Đối với nhà trường 62
Trang 9KẾT LUẬN 64 PHỤ LỤC 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 10DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Cần trục đưa gầu ngoạm lấy hàng ở sân hầm tàu 42
Hình 2.2 Gầu xả hàng xuống phểu để xả hàng xuống xe tải 43
Hình 2.3 Công nhân đóng bao hàng tại phễu 50
Hình 2.4 Hàng trên băng chuyền 51
Hình 2.5 Công nhân xếp hàng vào xe 51
Hình 2.6 Xe nâng bốc dỡ hàng vào kho 52
DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Danh mục máy móc thiết bị 39
Bảng 2.2 Thiết bị và công nhân cho từng phương án trong xếp dỡ hàng xá rời 41
Bảng 2.3 Thiết bị và công nhân cho từng phương án trong xếp dỡ hàng xá đóng bao 49
Trang 11PHẦN MỞ NÓI ĐẦU
Trong xu thế quốc tế hóa hiện nay, việc trao đổi mua bán hàng hóa với nhau làtất yếu, không có một quốc gia nào có thể đáp ứng mọi nhu cầu của mình, khôngchỉ đối với các quốc gia kém phát triển như ở Châu Phi, mà ngay cả với một cườngquốc mạnh như Mỹ cũng phải nhập khẩu những mặt hàng mà họ không sản xuấtđược hay kém hiệu quả hơn các quốc gia khác và xuất các mặt hàng có lợi thế sosánh Nước ta cũng không ngoại lệ, với việc hội nhập ngày càng sâu rộng như hiệnnay đã tại điều kiện cho hoạt động xuất - nhập khẩu của nước ta ngày càng pháttriển với quy mô ngày càng lớn hơn, nhu cầu lưu thông trong buôn bán giao thươnggiữa Việt Nam vơi các nước trên thế giới ngày càng tăng, khiến các doanh nghiệp
có nhu cầu về xuất khẩu hàng hóa cũng không ngừng tăng theo
Việc giao thương hàng hóa tăng trưởng nhanh chóng kéo theo sự tăng trưởngcủa một số ngành dịch vụ có liên quan Trong đó có dịch vụ xếp dỡ và đóng góihàng bao bì, hàng xá tại cảng nhằm giúp các chủ hàng có thể tiết kiệm được khoảngkinh phí lớn khi phải tự trang bị máy móc công nghệ cho khâu này nhằm mang lạihiệu quả kinh tế cao hơn
Với như cầu ngày càng lớn và đây cũng là ngành nghề được Nhà nước khuyếnkhích, vì vậy Cảng Sài Gòn đã không ngừng phát triển và xây dựng một đội ngũchuyên nghiệp để thực hiện công tác dịch vụ xếp dỡ và đóng gói hàng hóa tại cảng.Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh dịch vụ nói trên của Cảng
Sài Gòn nên em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng quy trình công
nghệ xếp dỡ, đóng gói và giao nhận hàng xá tại Cảng Sài Gòn”.
Trang 121 Mục đích báo cáo
Thông qua quá trình học tập lý thuyết tại trường đại học Công NghiệpTP.HCM và thời gian thực tập tại Cảng Sài Gòn, bài báo cáo được thực hiện vớimục đích:
- Củng cố lại kiến thức lý thuyết đã học tập tại trường
- Phân tích thực trạng quy trình công nghệ xếp dỡ, đóng gói và giao nhậnhàng xá tại Cảng Sài Gòn
- Đề xuất một số ý kiến, giải pháp về nâng cao chất lượng quy trình côngnghệ hiện tại
- Kiến nghị với Nhà nước một số ý kiến nhằm tháo gỡ khó khăn mà CảngSài Gòn đang đối mặt
2 Đối tượng báo cáo
Quy trình công nghệ xếp dỡ, đóng gói và giao nhận hàng xá tại Cảng Sài Gòn
3 Phạm vi báo cáo
Phạm vi báo cáo chủ yếu trong nội bộ công ty mà đối tượng chính là bộ phậnxếp dỡ, đóng gói và giao nhận hàng xá
4 Phương pháp báo cáo
Để đạt được mục đích báo cáo, đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng nhưnhững giải pháp, báo cáo đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phươngpháp tiếp cận thực tế hiện trường, phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát vàđiều tra hiện trường
Ngoài ra bài viết còn dùng một số phương pháp như: phương pháp phân tíchtổng hợp số liệu, phương pháp logic biện chứng, phương pháp dùng bảng biểunhằm đánh giá thực trạng vấn đề
5 Kết cấu bài báo cáo
Bài chuyên đề được chia làm 3 phần:
- Phần 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa tại cảng biển
- Phần 2: Đánh giá các quy trình thực tế xếp dỡ đóng gói và giao nhậnhàng xá tại Cảng Sài Gòn
Trang 13- Phần 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình công nghệ xếp dỡ và đónggói hàng xá tại Cảng Sài Gòn.
Trang 14Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa tại cảng biển
1.1 Khái quát chung về giao nhận
1.1.1 Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận đượcđịnh nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưukho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tưvấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, muabảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá Theo luật thươngmại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làmdịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho,lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng chongười nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giaonhận khác Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục
có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơigửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận
có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ củangười thứ ba khác
1.1.2 Quyền hạn và nghĩa vụ người giao nhận
+ Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích củakhách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phảithông báo ngay cho khách hàng
+ Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn củakhách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm
+ Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồngkhông thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng
Trang 151.1.3 Trách nhiệm của người giao nhận
1.1.3.1 Khi là đại lý của chủ hàng
Tùy theo chức năng của người giao, người nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về
Giao hàng không đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
+ Chở hàng đến sai nơi quy định
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận
+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
+ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên.Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm
về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giaonhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn”(Standard Trading Conditions) của mình
1.1.3.2 Khi là người chuyên chở
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độclập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở,của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể làhành vi và thiếu sót của mình Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta nhưthế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định Người chuyên chở thu ởkhách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải
là tiền hoa hồng
Trang 16Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợpanh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình(perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từvận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyênchở (người thầu chuyên chở - contracting carrier) Khi người giao nhận cung cấpcác dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhậnthực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã camkết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chởKhi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩnthường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòngthương mại quốc tế ban hành Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm
về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:+ Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác
+ Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
+ Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá
+ Do chiến tranh, đình công
+ Do các trường hợp bất khả kháng
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽkhách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải
do lỗi của mình
1.2 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển
1.2.1 Cơ sở, nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng
1.2.1.1 Cơ sở pháp lý
Việc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý như cácquy phạm pháp luật quốc tế, Việt nam
Trang 17+ Các Công ước về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bánhàng hoá…
+ Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vậntải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng xuấtnhập khẩu
+ Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể
do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp vớingười vận tải (tàu) (quy định mới từ 1991) Trong trường hợp đó, chủ hànghoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải
và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liênquan
+ Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện.Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuậnvới cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng
+ Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhậnhàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó
+ Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trìnhnhững chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận đượcmột cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên
Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan
Trang 181.2.2 Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
+ Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thườngnếu có biên bản hợp lệ và nếu khách hàng chứng minh được là cảng có lỗi.+ Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau:
Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi củacảng
Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xivẫn nguyên vẹn
Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do kỹ mã hiệu hàng hoá sai hoặckhông rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát)
1.2.2.2 Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu
Trang 19+ Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá không qua cảnghoặc tiến hành giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với cảng trong trường hợp
Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng+ Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tàu
+ Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá:
Ðối với hàng xuất khẩu: gồm các chứng từ:
- Lược khai hàng hoá (cargo manifest): lập sau vận đơn cho toàn tàu, dođại lý tàu biển làm được cung cấp 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoatiêu
- Sơ đồ xếp hàng (cargo plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập,được cung cấp 8 giờ trước khi bốc hàng xuống tàu
Ðối với hàng nhập khẩu: Lược khai hàng hoá, Sơ đồ xếp hàng, Chi tiếthầm tàu ( hatch list), Vận đơn đường biển trong trường hợp uỷ thác chocảng nhận hàng
Các chứng từ này đều phải cung cấp 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoatiêu
+ Theo dõi quá nhận để trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh+ Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao có cơ sở khiếu nại các bên cóliên quan
+ Thanh toán các chi phí cho cảng
1.2.2.3 Nhiệm vụ của Hải quan
+ Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hảiquan đối với tàu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu
+ Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu
+ Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buônlậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiềnViệt nam qua cảng biển
Trang 201.2.3 Trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển
1.2.3.1 Đối với hàng xuất khẩu
Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng
Ðây là hàng hoá xuất khẩu do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơitrong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua cáckho của cảng Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thểgiao trực tiếp cho tàu Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng.Ðưa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hành
- Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tàu:
Chủ hàng ngoại thương phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầutàu xếp dỡ
Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm dịch
Tổ chức vận chuyển hàng đến cảng, xếp hàng lên tàu
Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng
Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viên giaonhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đóphải xếp hàng lên tàu và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm kiện)
Lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hoá xếp lên tàu (là
cơ sở để cấp vận đơn) Biên lai phải sạch
Người chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàng lập và đưa thuyền trưởng
ký, đóng dấu
Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng được hợp đồng hoặc L/C quy định
Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và phải mua bảo hiểm chohàng hoá (nếu cần)
Tính toán thưởng phát xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có)
Ðối với hàng phải lưu kho bãi của cảng:
Trang 21Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: chủ hàng ngoạithương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đócảng tiến hành giao hàng cho tàu
Giao hàng xuất khẩu cho cảng bao gồm các công việc:
+ Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho bảoquản hàng hoá với cảng
+ Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao chi cảng các giấy tờ: Danh mụchàng hoá xuất khẩu (cargo list), Thông báo xếp hàng của hãng tàu cấp(shipping order) nếu cần, Chỉ dẫn xếp hàng (shipping note)
+ Giao hàng vào kho, bãi cảng
Cảng giao hàng cho tàu:
+ Trước khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải:
Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu: hải quan, kiểm dịch, kiểmnghiệm (nếu có
Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận NOR
Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng
+ Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu:
Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnhxếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áptải nếu cần
Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu Việc xếp hàng lên tàu do công nhâncảng làm Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hảiquan Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi
số lượng hàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào DailyReport và khi xếp xong một tàu, ghi vào Final Report Phía tàu cũng cónhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet Việc kiểm đếm cũng
có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện
Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy biên lai thuyềnphó (Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (B/L)
Trang 22+ Lập bộ chứng từ thanh toán: Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhânviên giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết tập hợp thành bộchứng từ, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng Nếu thanh toánbằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp một cách máy móc với L/
C và phải phù hợp với nhau và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C
+ Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá(nếu cần)
+ Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển,bảo quản, lưu kho
+ Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có
1.2.3.2 Đối với hàng nhập khẩu
Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ragiao nhận trực tiếp với tàu
+ Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủhàng phải trao cho cảng một số chứng từ: Bản lược khai hàng hoá (2 bản),
Sơ đồ xếp hàng (2 bản), Chi tiết hầm hàng (2 bản), Hàng quá khổ, quá nặng(nếu có)
+ Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu
+ Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhậnhàng như: Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quytrách nhiệm cho tàu về những tổn thất xảy sau này Biên bản dỡ hàng (COR)đối với tổn thất rõ rệt Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt, Bảnkết toán nhận hàng với tàu (ROROC), Biên bản giám định, Giấy chứng nhậnhàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)…
+ Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quankiểm hoá Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải
về kho
Trang 23+ Làm thủ tục hải quan
+ Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá
Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
+ Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
+ Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng góiđến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tạiđây lưu 1 bản D/O
+ Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuấtkho Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng
+ Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:
Xuất trình và nộp các giấy tờ: Tờ khai hàng NK, Giấy phép nhập khẩu,Bản kê chi tiết , Lệnh giao hàng của người vận tải, Hợp đồng mua bánngoại thương, Một bản chính và một bản sao vận đơn,Giấy chứng nhậnxuất xứ, Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có,Hoá đơnthương mại
Hải quan kiểm tra chứng từ
Kiểm tra hàng hoá
Tính và thông báo thuế
Chủ hàng ký nhận vào giấythông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng
30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
Trang 24+ Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thểmang ra khỏi cảng và chở về kho riêng
Trang 25Chương 2: Đánh giá các quy trình thực tế xếp dỡ đóng gói và giao nhận hàng
xá tại Cảng Sài Gòn
2.1 Tổng quan về Cảng Sài Gòn
2.1.1 Giới thiệu về Cảng Sài Gòn
Cảng Sài Gòn trong hệ thống cảng biển của ngành hàng hải việt nam là mộtcảng có sản lượng và năng suất xếp dỡ cao nhất nước với lịch sử hơn 130 năm, cóthành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước, cảng đã được chủtịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động về những thành tích suất sắc từnăm 1986 đến năm 1995
Hoạt động phục vụ cho lĩnh vực rộng lớn gồm các khu vực TP.HCM, các vùnglân cận và đồng bằng sông MêKông, Cảng Sài Gòn có vai trò và nhiệm vụ quantrọng phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế cho khu vực phía nam
Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG SÀI
Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng công ty hàng hải Việt Nam
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Cảng Sài Gòn
2.1.2.1 Lịch sử hình thành
Ngay sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, giới doanh nghiệp Pháp – quacác phương tiện thông tin báo chí – kêu gọi chính phủ Pháp cần khẩn trương chinhphục nốt toàn bộ Đông Dương, mà trước mắt là thiết lập ngay một cảng thương mại
ở Sài Gòn để nhanh chóng đưa vào hoạt động Từ năm 1860, nghĩa là chưa đầy một
Trang 26Singapore sang nhận thầu xây dựng bến tàu dài 1.800m trên bờ sông Sài Gòn đểxuất cảng lúa gạo Thực dân Pháp cũng đã sớm khẳng định những điểm ưu việt củacảng Sài Gòn “cảng này nằm ở vị trí rạch Tàu Hũ đổ ra sông Sài Gòn rất thuận lợicho tàu ghe bốc gạo từ Chợ Lớn chở đến Thủy trình từ Vũng Tàu đến cảng chỉ mấtkhoảng 4-5 tiếng đồng hồ.”
Mô tả cảng Sài Gòn, người ta cho rằng phải bắt đầu từ tháp hải đăng ở Hòn BảyCạnh (Côn Đảo), tháp hải đăng ở Vũng Tàu với toàn bộ thủy trình hơn 80km đếnkhu vực thương cảng chính thức dài 6 km nối liền với cảng quân sự, với bến KhánhHội hơn 1000m và với quang cảng Sài Gòn – Chợ Lớn dài 12km
So với các cảng khác ở Đông Dương, cảng Sài Gòn có nhiều thuận lợi:
-Cảng không bị phủ bùn
-Dòng chảy của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai không mạnh, trên thực tế độclập với sông Mê Kông về chế độ thủy lưu Luồng lạch vào cảng sâu và rộng,tàu trọng tải lớn có thể vào tận cảng
-Điều rất quan trọng là cảng Sài Gòn còn có thể mở rộng về phía hạ lưu sông SàiGòn, có những vùng thông với biển, thuận lợi cho việc phát triển thươngmại
Thương cảng Sài Gòn còn có thuận lợi là liên thông với giang cảng Chợ Lớn.Thực dân Pháp đã tận dụng điều này từ buổi đầu chiếm Sài Gòn và đến tháng6/1922 thì chính thức sát nhập giang cảng Chợ Lớn với thương cảng Sài Gòn, tạomột hệ thống đường thủy và cửa khẩu hoàn chỉnh nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩugạo được quy tụ từ các tỉnh Nam Kỳ về Chợ Lớn
Tại Sài Gòn người ta phân biệt 6 cảng căn cứ vào vị trí : 1) cảng ở rạch Tàu Hủ,2) cảng ở đường francis garnier, 3) cảng đường primauguet, 4) cảng Khánh Hội, 5)cảng Cầu Kho, 6) cảng Tam Hội Các kho hàng và văn phòng của hãng vận tảiđường biển đều tập trung ở khu vực chính của cảng, nơi hợp lưu rạch Tàu Hũ vàsông Sài Gòn
Tại Chợ Lớn, giang cảng chạy dài trên 4,250m có bể sửa tàu “lanessan” đồngthời là cơ sở đóng ghe thuyền quan trọng
Trang 27-Hải cảng Sài Gòn: dài 4.000m nằm ở hữu ngạn sông Sài Gòn kể từ ranh giới
quân cảng ( bến đò Thủ Thiêm đầu đường Hai Bà trưng QI) cũng chia ra làm
3 đoạn:
Từ ranh giới quân cảng tới vàm rạch Bến Nghé (nay đường Tôn Đức Thắng)
có 3 cầu tàu dài 81m, 64m và 43m để cho tàu thuyền chạy đường sông sửdụng
Từ rạch Bến Nghe đến kinh Tẻ (dọc đường Nguyễn Tất Thành) có hai bến:Nhà Rồng (dài 38m với 3 cầu tàu) và Khánh Hội (dài 1032một với 9 cầutàu)
Hải cảng Nhà Bè nằm trên sông Nhà Bè cách Sài Gòn 16km, dành cho tàuchuyên chở các hàng dễ nổ và dễ cháy, có 5 cầu tàu cho tàu chở dầu và 3phao neo tàu Các trang bị này thuộc sở hữu của công ty tư nhân
-Giang cảng Sài Gòn – Chợ Lớn: dài 6500m nằm trên các rạch Tàu Hủ, Lò
Gốm, Kinh Tẻ, Kinh Đôi có nhiều cầu tàu công và tư…
Kho hàng gồm 7 xưởng tổng cộng 7600m2 thuộc hãng Nhà Rồng 22 xưởngtổng cộng 34200m2 thuộc bến Khánh Hội, 14 xưởng tổng cộng 36000m2 thuộc bếnTân Thuận Đông (dành cho quân đội tổng cộng là 77800m2)
Trước khi người Âu Châu đặt chân lên đất nước ta, phía Nam vì là một phầnđất mới nên hệ thống giao thông đường bộ rất sơ sài Người dân khai phá, để muabán và trao đổi sản phẩm thường sử dụng các phương tiện vận chuyển đường thủy
Mỹ Tho, Rạch Giá là những trung tâm trao đổi chính, Sài Gòn lúc đó chỉ là một cáiđồn lính thường xuyên đặt dưới sự tranh chấp của nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn.Năm 1789, chúa Nguyễn Ánh lần đầu tiên đón tiếp một phái bộ quân sự Pháp.Với sự giúp đỡ của người Pháp chúa Nguyễn đã cho khởi công xây dựng lại thànhSài Gòn với trên 30.000 công nhân Dưới triều Minh Mạng, chính sách “bế quan tỏacảng” đã ngăn cấm việc giao thương với người Pháp Đến tháng 4 năm 1863, saukhi đã kí hiệp ước ngày 18/2, đề đốc Page đã cho xây dựng và mở lại cảng Sài Gòn
vì sự giao thương quốc tế, đồng thời tuyên bố thương cảng tự do
Dưới sự cai trị của người Pháp, thành phố Sài Gòn lần lượt thay đổi Chiến
Trang 28một đông Thành phố Chợ Lớn do người Tàu thiết lập và cũng là trung tâm chínhyếu xuất cảng lúa gạo tại miền Nam lần lần bị lấn áp.
Thương cảng Sài Gòn đã trở thành thương cảng bậc nhất tại Đông Dương và làhải cảng đứng thứ 7 của Pháp về mặt khối lượng lưu thông Năm 1864 có tất cả 295tàu cập bến với trọng tải tổng cộng 110000 tấn, thương số tổng cộng là 21 quanPháp cho xuất cảng và 13 triệu cho nhập cảng
Từ năm 1866, vì nhu cầu khai thác tài nguyên, trong khuôn khổ chính sách caitrị người Pháp đã mở rộng thương cảng, trang bị phương tiện kỹ thuật tối tân vàthích ứng như: xây bến, đắp bãi, cất kho, mua tàu kéo và cần trục…
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và những bất ổn kế tiếp đã ảnh hưởng đến
sự phát triển của thương cảng Sài Gòn Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ
1936-1943 và 1946-1954, nhịp độ hoạt động tại thương cảng Sài Gòn gia tăng mạnh mẽ
Lý do để giải thích tình trạng này trong giai đoạn đầu là vì nền kinh tế tại ĐôngDương không bị ảnh hưởng bởi cuộc đệ nhị thế chiến Trong giai đoạn thứ nhì tráilại, cuộc chiến tranh Việt Pháp và những nhu cầu quân sự đã gia tăng khối lượnghàng hóa nhập khẩu thương cảng Sài Gòn Vấn đề canh tân và thiết trí dụng cụmới vì vậy mà đã phải đặt ra
Tóm lại: Cho đến khi người Pháp chuyển giao cho chính phủ Việt Nam năm
1955 Cảng Sài Gòn vẫn còn giữ vững địa vị hàng đầu trong toàn cõi Đông Nam Á
2.1.2.2 Quá trình phát triển của Cảng Sài Gòn.
Thương cảng Sài Gòn từ khi người Pháp chuyển giao (1955).
Thương cảng Sài Gòn do chính phủ Pháp chuyển giao cho Việt Nam ngày1/1/1955 vẫn giữ tính cách cơ quan công lập và tự trị sắc lệnh số 5-CC/GT của tổngthống Ngô Đình Diệm
Việc quản trị thương cảng giao cho một hội đồng và một cơ quan thừa hành lànha giám đốc thương cảng Dưới thời đệ nhất cộng hòa, với một nền kinh tế chậpchững nên vấn đề phát triển và mở rộng thương cảng đã không được đặt ra Đến
Trang 29biện pháp ổn định dưới thời ông âu Trường Thanh, đã khiến Sài Gòn lâm vào tìnhtrạng kẹt bến trầm trọng Để trấn an dư luận thời đó, chính quyền đã thiết lập nhatổng giám đốc thương cảng và đặt cơ quan này trực thuộc ủy ban hành pháp Trungương thay vì thuộc quyền giám hộ của Bộ Giao Thông công chánh như thương cảngSài Gòn và thương cảng Đà Nẵng.
Theo một sắc lệnh của thủ tướng chính phủ ngày 17/4/1971, việc quản trị tất cảthương cảng tại Việt Nam trong đó có thương cảng Sài Gòn được giao phó cho một
cơ quan quản trị duy nhất đặt dưới sự chủ tọa của ông bộ trưởng phủ thủ tướng.Cảng Sài Gòn trước đây hoạt động dưới hình thức của một cơ quan hành chánh,chủ yếu hoạt động về kinh tế theo kiểu tự trị, nguồn thu chủ yếu là dựa vào tiền chothuê cầu bến kho bãi, còn mọi mặt hoạt động khác đều do nhà thầu cùng các chủhàng hoạt động và quản lý
Cảng Sài Gòn sau ngày đất nước thống nhất đến nay.
Sau 30/04/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng Việt Nam bước vào kỷnguyên mới : Thời kỳ ổn định về chính trị và khôi phục kinh tế sau hàng chục nămkháng chiến Từ đây Nhà thương cảng Sài Gòn được đổi tên thành Cảng Sài Gòntheo quyết định số 28/TC của Tổng cục đường biển (23/07/1975) trở thành một xínghiệp quốc doanh với chức năng kinh tế và xã hội
Lúc này đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, Cảng Sài Gòn cũngnhư tất cả các xí nghiệp khác, phải chịu hậu quả của một nền kinh tế tập trung baocấp, đất nước đang thời bị cấm vận … và một số cơ sở vật chất của cảng đang trongtình trạng xuống cấp Mặc dù vậy, đội ngũ cán bộ vẫn cố gắng hết sức mình để đưacảng đi lên theo đúng nghĩa của nó nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước
và phát triển các ngành kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa
Ngay từ những ngày đầu sau khi đất nước thống nhất, CB-CNV Cảng đã xâydựng bộ máy quản lý, tiến hành nạo vét, khai thông thêm luồng lạch, phá chướngngại vật, sửa chữa cầu bến, kho tàng, phương tiện xếp dỡ đi vào hoạt động bìnhthường Ngày 13/5/1975, tàu Sông Hương có sức chở 10.000 tấn đã cập bến Cảng
Trang 30Sài Gòn, tiếp đó là tàu Đồng Nai từ Cảng Hải Phòng đưa hàng trăm cán bộ vàchuyển hàng ngàn tấn hàng chi viện cho miền Nam.
Ngày 7/6/1976, Cảng đã đón tàu International trọng tải 20.000 tấn của Liên Xôchở hàng viện trợ cho nước ta nhằm khắc phục vết thương chiến tranh, ổn định đờisống kinh tế xã hội cho đất nước vừa mới thống nhất Hàng vạn lượt tàu lần lượt ravào Cảng, trong đó tàu có trọng tải lớn nhất là 30.000 tấn, dài 200 mét cập cầu cảng
an toàn trong thời kỳ này, Cảng đã phục vụ tốt các chiến dịch vận tải gạo ra Bắc, ximăng, sắt thép từ Bắc vào Nam phục vụ lưu thông hàng hóa hai miền
Cảng tiếp tục hoạt động dưới hình thức nhà nước quản lý toàn diện, nhưng cơ
sở vật chất thì vẫn còn nằm trong tay tư nhân quản lý Dần dần, cảng tiếp nhận bộphận hoa tiêu Sài Gòn, Cửu Long và trực tiếp lãnh đạo trong việc đưa đón tàu bè
Từ năm 1977, các đội bốc xếp sát nhập trở về cảng, từ đây cảng hoạt động toàn diệntheo chức năng, nhiệm vụ được giao Trong thời tập trung bao cấp vai trò của cảngSài Gòn chủ yếu hoạt động dựa trên những chỉ tiêu, những công việc do nhà nướcgiao, tất cả các khoản thu chi đều phải thông qua nhà nước Cảng phải phối hợp vớicác ngành xuất nhập khẩu và lưu thông trong nước nhằm không ngừng nâng caochất lượng bốc xếp và tiếp nhận hàng hóa, phục vụ đặc lực cho công cuộc xây dựng
và phát triển kinh tế cho các tỉnh phía Nam và cả nước
Từ năm 1986, theo chủ trương đổi mới của Đảng, Cảng Sài Gòn chuyển dầnsang chế độ hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa Trên tinh thần này, Cảng xóa
bỏ hàng loạt hình thức quản lý trung gian và thành lập các xí nghiệp thành viên, traoquyền chủ động cho từng giám đốc xí nghiệp Các phòng ban cũng được tinh giảngọn nhẹ, đảm bảo sự quản lý và vận hành có hiệu lực Giai đoạn 1989 - 1991, cấptrên cho phép tự trang trải, Cảng mạnh dạn áp dụng các hình thức hoạt động mới,đổi mới cơ chế sản xuất kinh doanh, chi trả lương theo hao phí lao động dưới cáchình thức khoán
Kết quả, Cảng Sài Gòn đã hoàn hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo nghĩa
vụ nộp ngân sách, kinh doanh có lãi, nâng dần đời sống của CB-CNV, tích lũy vốn,
Trang 31phát triển quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh Từ năm 1992 đến nay, cácnguồn vốn mới tích luỹ và vay từ nhiều nguồn khác nhau được dồn vào việc nângcấp để hiện đại hóa thêm một bước bến bãi, cầu tàu và trang bị kỹ thuật Hiện nay,hầu hết công việc đã được cơ giới hóa, giảm bớt lao động thủ công Bên cạnh đó,Cảng đã tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CB-CNV nhằm thích ứng với quátrình cơ giới, tiến dần lên hiện đại hóa, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinhdoanh.
Ngày 12/5/1993 Bộ Giao Thông Vận tải căn cứ theo Nghị Định 388/HĐBT củaHội Đồng Bộ Trưởng ra Quyết Định số 886/QĐ-TCCB-LĐ quyết định thành lậpdoanh nghiệp nhà nước Cảng Sài Gòn - có tên giao dịch quốc tế là SAIGON PORT
- trực thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam Từ ngày 1/1/1996, Cảng Sài Gòn trực thuộcTổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam Ngày 23/1/2008, Cảng Sài Gòn mang tên mới
là Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
và nay Cảng Sài gòn đã chọn là Ngày Truyền Thống của mình Đầu năm 1997, quaquá trình lao động, sáng tạo và liên tục phát triển, tập thể CB-CNV Cảng Sài Gòn
đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG Sauhơn 150 năm hoạt động, Cảng Sài Gòn đã và đang khẳng định vai trò đầu mối giaothông hết sức quan trọng của Việt Nam và quốc tế
Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế,cảng chính của miền Nam Việt Nam Tổng diện tích mặt bằng là 570.000 m2 gồm 4bến cảng (Nhà Rồng - Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với2.830 m cầu tàu, 250.000 m2 bãi, và 80.000 m2 kho hàng
Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội là một trong 13 thành viên của công ty TNHHMTV Cảng Sài Gòn và là một trong 3 cảng thành phần đây là đơn vị xếp dỡ chủlực của công ty TNHH MTV cảng Sài Gòn Sản lượng hàng hóa xếp dỡ và doanhthu chiếm khoảng 40% toàn cảng trong 1 năm
Trang 32Ngày 16/5/2009, TP.HCM bắt đầu chuyến di dời các cảng trong hệ thống cảngSài Gòn ra cảng Hiệp Phước ( Nhà Bè ) và sau đó sẽ hình thành nên 1 Khu đô thịcảng Hiệp Phước hiện đại Ngoài ra cũng trong tháng 5/2009, TP.HCM đã bắt đầunạo vét luồng Soài Rạp (trong hệ thống sông Đồng Nai) sâu đến 9m trong năm 2010
để khi cảng Hiệp Phước đưa vào hoạt động sẽ có thể đón các tàu 50.000 tấn (DWT)
và sau 2010 sẽ nạo vét sâu đến hơn 12m để có thể đón các tàu 70.000 tấn (DWT)qua đó có thể nâng công suất của cảng Hiệp Phước lên đến 250 triệu tấn/1 năm Dựkiến đây sẽ là khu cảng hiện đại nhất Việt Nam cùng với cảng Cát Lái và Cái Mép-Thị Vải
Trong tương lai, cụm cảng ở (Cái Mép)-Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và cảngHiệp Phước với năng lực đón tàu 50.000-70.000 tấn cập cảng sẽ là cảng nước sâuchính của khu vực Nam Bộ
Tuy nhiên, ra Hiệp Phước, nơi đất đai rộng rãi, có luồng tàu biển Soài Rạp đangđược TPHCM nạo vét sâu đến -9,5m và sắp tới là -12m, Cảng Sài Gòn sẽ có điềukiện tốt hơn để phát triển Hiện tại khu cảng chính của Cảng Sài Gòn là Cảng NhàRồng và Khánh Hội ở trong nội thành đã không còn đất để mở rộng trong khi hànghóa về cảng ngày một tăng
Luồng tàu biển Lòng Tàu dẫn vào 2 cảng này chỉ sâu khoảng -8,5m, các tàu lớnrất khó ra, vào Hơn nữa, trục giao thông đường bộ chính lưu thông hàng hóa củacảng là đường Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh luôn trongtình trạng quá tải
Tại Hiệp Phước, Cảng Sài Gòn đã được TPHCM giao 100ha đất để xây dựngcảng mới Khu cảng này sẽ có 3 cầu cảng dài khoảng 800m, có khả năng thay thếCảng Nhà Rồng - Khánh Hội tiếp nhận hàng hóa với sản lượng hàng hóa thông quahàng năm ước đạt 8,7 triệu tấn (tương đương lượng hàng đang được Cảng NhàRồng và Khánh Hội tiếp nhận)
Cảng Sài Gòn phấn đấu đến cuối năm 2010 sẽ đưa 200m cầu cảng trong 800m
Trang 33Khánh Hội sẽ dần được chuyển ra Hiệp Phước Giai đoạn 2 của Cảng Sài Gòn Hiệp Phước còn đang trong giai đoạn làm thủ tục cấp đất.
-Tuy nhiên, Cảng Sài Gòn đã có kế hoạch xây dựng tại đây 1.000m cầu cảng vớikhả năng tiếp nhận khoảng 10 triệu tấn hàng hóa/năm Con số này đã được tính trên
cơ sở đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của TPHCM và khu vực phía Nam trongnhững năm tới
Đến nay, Tân Cảng đã hoàn thành công tác này và cũng giống như Cảng SàiGòn, Tân Cảng di dời ra Cát Lái vẫn thuộc TPHCM Chỉ có Nhà máy Đóng tàu BaSon ra Cái Mép - Thị Vải thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Cảng Tân Thuận Đông cũng
di dời ra Hiệp Phước còn Cảng Rau Quả sẽ tiến hành chuyển đổi công năng tại chỗ.Không chỉ ra Hiệp Phước mà Cảng Sài Gòn còn liên doanh, liên kết với nhiềutập đoàn cảng biển lớn trong và ngoài nước để xây dựng cảng nước sâu, cảngcontainer lớn ở Cái Mép-Thị Vải nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương laicủa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thu hút lượng hàng trung chuyển từ cácnước trong khu vực
Đó là Cảng quốc tế SP-PSA do Cảng Sài Gòn liên doanh với Tập đoàn Cảngbiển PSA (Singapore) và Vinalines, Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) do Cảng SàiGòn liên doanh với Vinalines và Tập đoàn Maersk (Đan Mạnh), Cảng containerquốc tế Sài Gòn-SSA do Cảng Sài Gòn liên doanh với Tập đoàn SSA (Hoa Kỳ)…
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trang 352.1.3 Các phòng ban
Qua quá trình phân chia sát nhập, hiện nay có 8 đơn vị trực thuộc dưới sự quản
lý của Ban Giám Đốc Các đơn vị này chia làm ba khối chính: khối quản lí chứcnăng, khối sản xuất kinh doanh cơ bản, khối kinh doanh ngoài cơ bản
Khối quản lý chức năng
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành công ty:
6/Bộ máy giúp việc Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc
7/Các đơn vị phụ thuộc chi nhánh văn phòng đại diện của Công ty
1 Hội đồng thành viên:
Hội đồng thành viên là cơ quan quản lí cao nhất của Công ty, có chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của Điều lệ Công ty và Quy chế hoạt động do Hộiđồng thành viên ban hành
2 Kiểm soát viên:
Kiểm soát viên kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồngthành viên và Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện các quyền của Chủ sỡ hữuNhà nước; trong quản lý, điều hành hoạt động của Công ty
3 Tổng giám đốc:
Trang 36Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hằng ngàycủa Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn Tổng giám đốc chịu trách nhiệmtrước Hội đồng thành viên Cảng Sài Gòn và trước pháp luật về việc thực hiện quyền
và nhiệm vụ được giao
6 Bộ máy giúp việc Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc
Gồm các phòng , bộ phận chuyên môn nghiệp vụ:
Phòng Kinh doanh khai thác, Phòng Tổ chức tiền lương, Phòng Pháp chế thanhtra,Phòng Dự án đầu tư, Phòng đối ngoại,Phòng Tài chính kế toán, Phòng Hànhchính tổng hợp, Phòng Kỹ thuật công nghệ, Phòng Bảo hộ lao động, Phòng Bảo vệ
Chức năng của các phòng như sau:
- Phòng Dự án đầu tư: tham mưu cho Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc
vè các dự án đầu tư, phương án di dời, chuyển đổi công năng trong việc thựchiện quản lí đầu tư xây dựng của Công ty ; trong việc quản lý đất đai; côngtrình xây dựng, vật kiến trúc và công tác đo đạc bản đồ
Trang 37- Phòng Tổ chức tiền lương: Tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, Hội đồng
thành viên và Tổng giám đốc về xây dựng, sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý,điều hành của công ty và các đơn vị trực thuộc trong từng thời kì cho phùhợp với chính sách đổi mới của Nhà nước và định hướng phát triển của công
ty ; công tác tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán
bộ công nhân viên; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác quản lý laođộng, tiền lương của Công ty và các đơn vị trực thuộc
- Phòng Kinh doanh khai thác: tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên
và Tổng giám đốc về công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh vàthống kê; công tác xây dựng giá cước dịch vụ; công tác thương vụ; công táctiếp thị, chăm sóc khách hàng; công tác tổ chức, điều hành hoạt động sảnxuất kinh doanh, khai thác của công ty
- Phòng Kỹ thuật công nghệ: tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực
khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, trong nghiên cứu ứng dụng công nghệmới và các dự án đầu tư mua sắm và trong việc sử dụng khai thác phươngtiện, thiết bị xếp dỡ, cơ khí; trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ứng dụng tinhọc phục vụ công tác quản lý,điều hành và sản xuất kinh doanh của công ty
Tổ chức, triển khai và quản lí việc thực hiện các dự án trang bị mới thiết bịtin học cho các đơn vị trực thuộc Công ty, hướng dẫn chuyên môn cho bộphận công nghệ thông tin cho các đơn vị trực thuộc Công ty
- Phòng Tài chính kế toán: tham mưu cho Hội đồng thành viên và Tổng giám
đốc về công tác quản lí tài chính, quản lí sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn
và phát triển các nguồn vốn trong phạm vi quản lí của Công ty Hướng dẫn,theo dõi kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện đúng, đủcác chế độ của Nhà nước và Chủ sỡ hữu nhà nước trong lĩnh vực quản lý tàichính kế toán.Tham mưu cho Tổng giám đốc
- về công tác tổ chức kế toán phù hợp với các hình thức tổ chức kinh doanhcủa Công ty theo nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý, không ngừng cải tiến tổchức bộ máy và công tác kế toán
Trang 38- Phòng Pháp chế thanh tra: tham mưu, tư vấn về mặt pháp lý cho Hội đồng
thành viên và Tổng giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm bảo
vệ quyền lợi hợp pháp cho Công ty theo qui định của pháp luật; công tácthanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.Nắm tình hình, phản ảnh và đềxuất ý kiến cho Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc về việc chấp hànhchủ trương, đường lối chính sách Đảng và pháp luật của Nhà nước trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Công ty
- Phòng Hành chính tổng hợp: thực hiện chức năng quản trị hành chính văn
phòng, phục vụ lễ tân, công tác thi đua khen thưởng, tuyên truyền cổ động vàmột số công tác khác do Tổng giám đốc giao Hướng dẫn công tác chuyênmôn về soạn thảo văn bản và công tác văn thư lưu trữ tại các đơn vị trựcthuộc và công tác đối ngoại
- Phòng Bảo hộ lao động: tham mưu, giúp việc cho Tồng giám đốc trong công
tác đảm bảo an toàn lao động bao gồm: kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, y
tế cơ quan, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện bảo hộ lao đồng, trang bịphòng hộ lao động, bồi dưỡng ca ba độc hại Quản ký sức khỏe người laođộng của Công ty và tổ chức việc thực hiện các nội dung của y tế cơ quan.Kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn và các hoạt động về kỹ thuật antoàn,vệ sinh lao động, công tác y tế cho các phòng ban, đơn vị trực thuộc
- Phòng Bảo vệ: tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên và Tổng giám
đốc trong lĩnh vực bảo vệ an ninh chính trị, an ninh cảng biển, bảo vệ cơquan, bảo vệ tài sản và giữ gìn trật tự an ninh đảm bảo cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty Tổ chức thực hiện phương án bảo vệ do Tổnggiám đốc phê duyệt ban hành Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc nghiệp vụ đốivới lực lượng bảo vệ của các đơn vị trực thuộc công ty
Khối Kinh doanh Cơ bản (sản xuất chính)
Cảng Nhà Rồng- Khánh Hội
Cảng Tân Thuận
Cảng Tân Thuận 2
Trang 39Khối này được hưởng lương khoán theo doanh thu và sản lượng hàng hoá thôngqua Cảng Các xí nghiệp thành phần được giao một số quyền hành trong kinhdoanh, hạch toán và chi trả không có tư cách pháp nhân Cuối mỗi tháng- quý- năm,các xí nghiệp thành phần phải báo số liệu để các Phòng, Ban Cảng tập hợp và nắmđược tình hình hoạt động kinh doanh Giám đốc Kinh doanh Khai thác có nhiệm vụtrực tiếp chỉ đạo sản xuất kinh doanh khối này.
Khối Kinh doanh ngoài Cơ bản:
- Xí nghiệp Cơ khí và Dịch vụ Hàng Hải
- Công ty CP Xếp dỡ và Dịch vụ
- Công ty CP Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật
- Công ty CP Vận Tải và Dịch Vụ Hàng Hải Khánh Hội
Khối này hưởng quỹ lương tự trang trải, không ăn theo sản lượng hàng hoáthông qua Cảng mà hưởng theo sản xuất kinh doanh ngoài cơ bản mà đơn vị đó đạtđược Với một vai trò to lớn và đặc biệt quan trọng trong lưu thông hàng hoá trong
và ngoài nước, Cảng đã xây dựng cho mình một hệ thống các xí nghiệp thành phầnthích hợp để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh nhằm biến đổi thành mộtCảng hiện đại