năm 2010.
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 như sau: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đạt được những chuyển biến quan trọng theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất , văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy nhanh công nghiệp hóa,hiện đại hóa và từng bước phát triển kinh tế tri thức. Giữ ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010.
1.1.Về kinh tế:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp 2,1 lần sao với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kì 2006-2010 đạt 7,5- 8%, trong đó nông lâm ngư ngiệp tăng 3-3,2%, công nghiệp và xây dựng tăng 10- 10,2%, dịch vụ tăng 7,7-8,2%
Quy mô GDP đến năm 2010đạt khoảng 1.530-1.600 nghìn tỷ đồng ( theo giá hiện hành) tương đương 85-89 tỷ USD và GDP bình quân đầu người khoảng 950- 1.000 USD.
Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt khoảng 21-22% GDP.
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến : nông nghiệp , lâm nghiệp và thủy sản khoảng 15-16%; công nghiệp và xây dựng khoảng 42-43%; các ngành dịch vụ khoảng 41-42%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 14-16%/năm.
Tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 1.850-1.960 nghìn tỷ đồng ( theo giá năm 2005), tương đương 117-124, chiếm khoảng 37-38% GDP.
1.2.Về vấn đề việc làm :
Tạo việc làm , giải quyết thêm việc làm cho thêm trên 8 triệu lao động, bình quân mỗi năm trên 1.6 triệu lao động nâng tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới lên 50% vào năm 2010; dạy nghề cho 7,5 triệu lao động, trong đó 25-30% dài hạn. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 5%.
Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Năm 2010 , lao động nông nghiệp chiếm 50% lao động xã hội.
2. Mục tiêu và kế hoạch huy động vốn đầu tư đến năm 2010.
2.1. Kế hoạch huy động nguồn lực:
Để thực hiện được mục tiêu phát triên kinh tế xã hội trên và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,5-8%, tỷ lệ đầu tư trên GDP trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 phải tăng so với 5 năm 2001-2005 , từ 35% lên 37-38%. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 theo giá năm 2005 đạt khoảng 1.850-1.960 nghìn tỷ đồng, tương đương với 117-124 tỷ USD, tăng khoảng 8%/ năm, đảm bảo được tốc độ tăng trưởng kinh tế đề ra.
Trong tổng số nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khả năng huy động vốn theo từng nguồn vốn như sau:
Ước TH
2001-2005 Kế hoạch 2006-2010 Tốc độ
tăng ( lần) Tổng
sổ cấu(%)Cơ Tổng số Cơ cấu(%)
Tổng số 1.235 100 1.850-1.960 100 1,5-1,6
1.Vốn ngân sách nhà
nước 277,9 22,5 409-417 21,3-22,1 1,47-1,5
2.Vốn tín dụng nhà nước 164,3 13,3 166,1-176,2 9,0 1,01-1,07
3.Vốn đầu tư của DNNN 226.0 18,3 336,5-356,0 18,2 1,49-1,58
4.Vốn ĐT của dân cư và
tư nhân 328,5 26,6 568,0-607,1 30,7-31,0 1,73-1,85
5.Vốn ĐT trực tiếp nước ngoài
206,0 16,6 252,7-277,5 13,7-14,2 1,23-1,35
6.Nguồn vốn khác 33,3 2,7 117,7-126,2 6,4 3,53-3,79
Trong nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, dự kiến nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 72%, nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 28%. Đầu tư cho lĩnh vực kinh tế dự kiến chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): đến năm 2010 dự kiến huy động được 17 tỷ USD vốn cam kết. Nguồn vốn ODA giải ngân tính trong ngân sách dự kiến tăng từ 1,7 tỷ USD năm 2005 lên 2,3 tỷ USD năm 2010; tính chung tổng nguồn vốn ODA giải ngân thực hiện trong 5 năm 2006-2010 khoảng 10,9 tỷ USD.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): dự kiến thực hiện nguồn vốn này tới năm 2010 đạt từ 17,5-19,5 tỷ USD, trong đó công nghiệp chiếm 72-75%, nông, lâm ngư nghiệp chiếm 5-6,5% và dịch vụ chiếm khoảng 20-21,5%.
Ngoài hai nguồn vốn nước ngoài kể trên, còn có thể huy động thêm một số loại vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu , cổ phiếu ra nước ngoài, huy động qua thị trường chứng khoán và các nguồn vay khác để đầu tư trung và dài hạn; vay dự kiến có thể huy động được khoảng 4,3 tỷ USD trong cả 5 năm 2006-1010.
2.2. Mục tiêu đầu tư xã hội:
Với mục tiêu tiếp tục tập trung đầu tư nhằm chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả, phát huy được lợi thế từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm;
tăng cường trang thiết bị có công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuất công nghiệp, trước hết tập trung các ngành và sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng các ngành kinh tế- xã hội, tập trung lĩnh vực