0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm tác động đến tăng trưởng và

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 39 -44 )

gắn đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp đồng bộ hóa với phát triển công nghiệp chế biến. Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển hạ tầng đô thị.

Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện , nâng cấp và tăng cường đầu tư thiết bị giáo dục.

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm tác động đến tăng trưởng và pháttriển. triển.

Từ cơ sở lý thuyết và thực trạng của nền kinh tế Việt Nam,cộng với quá trình tìm kiếm,tham khảo,các thành viên trong nhóm 3 xin đưa ra một số kiến nghị,giải pháp cho những vấn đề còn bất cập,chưa hợp lý mà trong đề tài đã đề cập đến.

1. Cải thiện môi trường đầu tư

Trong những năm gần đây Việt Nam luôn được đánh giá là một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư,đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài.Tuy vậy,môi trường đầu tư của Việt Nam đã thực sự tốt?Hiện,chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta chưa cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 30%, cán bộ, kỹ sư lành nghề phục vụ cho công nghệ cao còn yếu; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ,còn thiếu và yếu;chi phí chi phí để có mặt bằng trong đầu tư phát triển rất cao,thủ tục hành chính còn rườm rà….đó chính là một phần thực trạng môi trường đầu tư của Việt Nam.Theo báo cáo của ngân hàng thế giới đầu năm 2007 về môi trường kinh doanh Việt Nam xếp 104/175 nền kinh tế giảm 6 bậc so với năm 2005 và sang đến đầu năm 2009,Việt Nam xếp 113.Như vậy,những năm qua,môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Một số giải pháp:

- Tăng cường sự ổn định và an ninh:ổn định kinh tế,an ninh chính trị xã hội là yêu cầu trước hết để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư,có thể dự kiến và thực thi những dự án dài hạn,giảm bớt rủi ro trong đầu tư. Trong đó ổn định về giá cả ổn định về lạm phát cũng sẽ tạo ra môi trường hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư,vì lạm phát có liên quan đến giá trị của đồng tiền sau này họ thu được từ vốn đầu tư hiện nay vì nếu lạm phát cao thì để đạt được kết quả như ban đầu đề ra thi doanh nghiệp phải có kết quả cao hơn nhiều như vậy là khó khả thi.Do vậy sẽ không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.Bởi vậy để thu hút đầu tư thì chính phủ phải có những chính sách hạn chế lam phát ổn định giá cả.

-Hoàn thiện hệ thống chính sách,pháp luật:

Xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế thấp, lại trải qua nhiều năm trong cơ chế kế hoạch tập trung, bao cấp, Việt Nam phải vượt qua nhiều khó khăn để thắng sức ỳ của thói quen và tâm lý trong quá trình cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Hiện nay, cơ chế một cửa đã được

thiết lập ở hầu hết các cơ quan Trung ương, các tỉnh và thành phố trong việc giải quyết các thủ tục hành chính như thủ tục gia nhập thị trường đã được tinh giản đáng kể, cho phép doanh nghiệp đa dự án và mở rộng diện áp dụng chế độ đăng ký thay cho cấp phép và ứng dụng công nghệ thông tin để cải tiến mạnh mẽ quy trình và thủ tục này. Trong quá trình thực hiện đầu tư, những tranh chấp giữa các bên có thể xảy ra, tuy không mong muốn song không thể loại trừ…Tuy nhiên,các cơ chế,thủ tục ở Việt Nam vẫn còn quá rườm ra,cồng kềnh so với nhiều nước.Vì vậy muốn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư cần phải cải cách theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính.

-Xây dựng,nâng cấp,đồng bộ cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng có thể bao gồm nhiều vấn đề,tuy nhiên 4 vấn đề lớn nhất chính là:điện,nước,thông tin liên lạc và hệ thống giao thông vận tải.Cả 4 vấn đề này ở nước ta vẫn còn yếu,thiếu nên cần đầu tư gấp để hoàn thiện cơ sở hạ tầng,đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư.

-Nâng cao trình độ,năng lực của nguồn nhân lực:hiên nay chỉ có khoảng 30%lao động qua đào tạo.Đó là con số rất ít đối với đất nước đông dân như nước ta.Một thực tế đang diễn ra là các doanh nghiệp vẫn thiếu lao động trong khi đó người lao động lại không tìm được việc do không có trình độ không đáp ứng yêu cầu.Do đó,cần đầu tư tích cực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả

Trước hết, đối với DNNN, kiên quyết xóa bỏ các loại bảo hộ bất hợp lý như khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ cấp vốn tín dụng ưu đãi tràn lan đối với các hoạt động kinh doanh của DNNN. Thực hiện đầu tư vốn thông qua các Công ty đầu tư tài chính của Nhà nước. Từ thực tế hiện nay, vẫn còn nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách trong quá trình thực hiện chưa được tháo gỡ, tiến độ thực hiện chậm, hiệu quả hoạt động của nhiều DNNN còn thấp, tình trạng thất thoát, lãng phí và tham nhũng chưa được khắc phục.Nhiều doanh nghiêp nhà nước hoạt động chưa hiệu quả.Bên cạnh đó,tham nhũng là 1 rào cản đối với sự phat triển của đát nước .Một khi còn tham nhũng thi đất nước không thể phát triển nhanh được .Vì vậy cần chống tham nhũng từ tất cả các cấp các ngành và coi đó là việc cấp bách hiên nay nhăm đưa đat nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo.

Thứ hai, đối với các DNNN đã, đang và sẽ sắp xếp lại để cổ phần hóa, các ngân hàng thương mại chủ động tham gia xây dựng và quyết định phương án sắp xếp lại DNNN với vai trò là chủ nợ, phù hợp với chính sách và giải pháp tiếp tục đổi mới DNNN. Đồng thời, tiếp tục mở rộng đầu tư vốn tín dụng để giúp cho các DN đổi mới công nghệ bằng nguồn vốn trung dài hạn để mua sắm các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và xây dựng nhà xưởng để DN có đủ sức cạnh tranh cao, phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế.

Thứ ba, đối với tín dụng ngân hàng cần tập trung đầu tư vốn vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có dự án khả thi và có khả năng trả nợ.đòi hỏi các ngân hàng phải nghiên cứu xem xét phân tích kĩ từng dự án những điều kiện thuận lợi khó khăn mà các doanh nghiềp có thể gặp phải cũng như các rủi ro khi ngan hàng cháp nhận cho vay

Thứ tư, tăng cường đôn đốc thu hồi nhanh vốn nhanh, thực hiện phương thức "tiền vào hàng ra, tiền trao cháo múc" hạn chế tối đa nhất các khoản vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng trong thanh toán. Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm .đổi mới công nghệ vừa nâng cao năng suất vừa nâng cao chất lượng ,chi phí sản xuất giảm vì vậy giá thành sản phẩm giảm nâng cao sức canh tranh của doanh nghiểp trên cơ sở đó tạo ra lợi nhuận trong DN, nâng cao đời sống của người lao động

Thứ năm là phát triển mạnh các DN vừa và nhỏ, khuyến khích đầu tư cho các DN tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, cần phát triển mạnh mẽ các mô hình DN tư nhân, mô hình này rất thích hợp với nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Tuyên truyền, vận động để thống nhất quan điểm chỉ đạo; nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị kinh tế tư nhân hiện có; tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành, phát triển những đơn vị kinh tế tư nhân mới; thực hiện các chủ trương, chính sách giúp các doanh nghiệp tư nhân liên doanh, liên kết, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển; tăng cường vai trò quản lí Nhà nước và vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với thành phần kinh tế tư nhân trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

3. Tăng trưởng bền vững.

Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục, tập trung rà soát lại các thị trường, bảo đảm môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng trog kinh doanh của các thành phần kinh tế, bảo đảm sự phù hợp với luật phápvà tập quán quốc tế trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, không gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân

Thứ hai,tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, bảo đảm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Đồng thời, đảm bảo vững chắc an ninh, quốc phòng, thực hiện công bằng xã hội. Các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng các đề án, dự án cụ thể và chú trọng thu hút mạnh mẽ đầu tư của các tầng lớp nhân dân và của các nhà đầu tư nước ngoài

Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách xã hội, văn hoá, giáo dục-đào tạo, xoá đói giảm nghèo, chăm lo cho đồng bào các dân tộc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang được triển khai mạnh mẽ, do vậy phải có đề án và giải pháp cụ thể đào tạo nguồn nhân lực.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính,nâng cao hiệu quả,hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước.

Thứ năm, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; nâng cao ý thức, trách nhiệm.Nhanh chóng thiết lập chế độ quản lý tiền tệ và thanh toán qua hệ thống ngân hàng nhằm mục đích kiểm soát và minh bạch hóa thu nhập và tài sản của cán bộ, công chức. Từ đó thực hiện nghiêm, triệt để chế độ kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức

Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, thanh tra của Nhà nước đối với đội ngũ đảng viên, cán bộ công chức. Xử lý thật nghiêm những vụ việc tham nhũng, xem đó là sự răn đe cho những kẻ lợi dụng chức vụ, quyền hạn mưu đồ lợi ích cá nhân.

Thứ sáu:tăng trưởng và phát triển phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường.Tài nguyên có hạn đến 1 lúc nào đó sẽ can kiệt vì vậy chúng ta phải sử dụng hơp lý nguồn tài nguyên hiện có để không ảnh hưởng đến tới thế hệ tương lai .tăng trưởng cũng đi đôi với ô nhiễm môi trường do đố để đảm bảo cho cuọc sống hôm nay và mai sau cần sử dung công nghệ giảm ô nhiễm co các biện pháp xử lý chất thải cho từng DN. Nhà nước cũng có biện pháp xử lý đối với các DN gây ô nhiễm quá mưc cho phép như

đánh thuế,phạt hành chính…

KẾT LUẬN


Trong thời gian qua, với việc thực hiện những mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, Việt Nam đã dẫn tạo được chỗ đứng của mình trong trên trường

quốc tế và trong lòng bạn bè năm châu. Tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng, ổn định trong thời gian dài hướng đất nước đến mục tiêu phát triển bền vững.

Tình hình thu hút đầu tư , và kết quả của hoạt động đầu tư cũng bước đầu đạt được những thành tựu như : vốn đầu tư cam kết , số vốn thực hiện trên đầu tư cam kết ngày càng tăng, đồng thời thông qua hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được xây mới, cải tạo; nguồn nhân lực được đào tạo có bài bản, chất lượng ngày càng cao;tiếp nhận khoa học kĩ thuật, công nghệ mới.Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư cũng được đổi mới liên tục, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư , thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, làm cho việc sử dụng vốn đầu tư không được hiệu quả, dàn trải, thiếu hệ thống…gây lãng phí thất thoát.

Vì thế trong tương lai chúng ta cần quan tâm hơn đến vấn đề này nhắm đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả.

Đề tài còn nhiều thiếu sót trong vấn đề lý luận, cách thức trình bày, diễn đạt, tập thể nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, xây dựng nhằm hoàn thiện đề tài từ phía giáo viên và toàn thể các bạn.

Xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Các Giáo trình của NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

-Kinh Tế Đầu Tư – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang PhươngGiáo -Lập dự án đầu tư-PGS.TS NGuyễn Bạch Nguyệt NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. -Quản lý công nghệ

-Kinh tế phát triển -Kinh tế Vĩ mô

• Văn kiện Đại hội Đảng X

• Niên giám thống kê 2007 – NXB Thống kê

• Dụ báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 NXB Hà Nội.

• Tài liệu từ một số trang web:

http://saga.vn

www.mpi.gov.vn

www.gso.gov.vn

www.neu.edu.vn

www.mofa.gov.vn

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 39 -44 )

×