Đối với Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm SàiGòn tại Hà Nội là một đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa trựcthuộc tổng Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 9
1 Thị trường xuất khẩu hàng hóa 9
1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường xuất khẩu 9
1.1.1 Khái niệm 9
1.1.2 Đặc điểm các yếu tố cấu thành thị trường xuất khẩu 10
1.1.3 Phân loại 11
1.2 Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu 13
1.2.1 Phát triển sản phẩm 13
1.2.2 Phát triển thị trường về khách hàng 13
1.2.3 Phát triển thị trường về phạm vi địa lý ( địa bàn kinh doanh) 14
1.3 Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu 14
1.3.1 Phát triển theo chiều rộng 14
1.3.2 Phát triển theo chiều sâu 15
1.3.3 Phát triển kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu 15
1.4 Vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hóa với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 15
2 Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu 16
2.1 Khái niệm và vị trí 16
2.1.1 Khái quát về chiến lược và chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu 16
2.1.1.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 16
2.1.1.2 Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu 17
2.1.2 Vị trí của chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu trong hệ thống chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 18
2.2 Quy trình xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu 18
2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài 18
2.2.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế 18
Trang 22 1.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô trong nước 20
2.2.1.3 Các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh nội bộ ngành 23
2.2.2 Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp 25
2.2.3 Xây dựng ma trận SWOT và đưa ra các phương án chiến lược 26
2.2.4 Lựa chọn và quyết định chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu 28
2.2.5 Đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược 29
29
CHƯƠNG II 30
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TẠP PHẨM SÀI GÒN TẠI HÀ NỘI 30
1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TẠP PHẨM SÀI GÒN TẠI HÀ NỘI 30
1.1 Giới thiệu chung 30
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 30
1.2.1 Lịch sử hình thành của công ty TOCONTAP SAIGON và Chi nhánh tại Hà Nội 30
1.2.2 Quá trình phát triển của công ty TOCONTAP SAIGON và Chi nhánh tại Hà Nội 31
1.3 Cơ cấu tổ chức 32
1.4 Lĩnh vực và phương thức kinh doanh của Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội 34
1.4.1 Lĩnh vực kinh doanh 34
1.4.2 Phương thức kinh doanh 34
1.5 Thị trường của Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội 34
2 Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội 35
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2010 35
Bảng 1:Kim ngạch xuất nhập khẩu của Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội giai đoạn 2007-2010 35
BẢNG 2: DOANH THU CỦA CHI NHÁNH TOCONTAP SAIGON TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007-2010 40
Bảng 3: Báo cáo thực hiện kế hoạch của Chi nhánh giai đoạn 2007-2010 42
2.2 Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội giai đoạn 2007-2010 42
2.2.1 Những kết quả đạt được 42
2.2.2 Những mặt còn hạn chế 43
Trang 33 Thực trạng thị trường xuất khẩu của Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội 44
3.1 Thực trạng 44
BẢNG 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG CÁC THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2007-2010 44
NGUỒN: BÁO CÁO XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CÁC NĂM 2007-2010 45
3.1.1 Thị trường Nhật Bản 47
BẢNG 5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 47
3.1.2 Thị trường EU 48
BẢNG 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG SANG THỊ TRƯỜNG EU 49
3.1.3 Thị trường Mỹ 51
BẢNG 8: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 52
3.2 Đánh giá chung về thị trường xuất khẩu của Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội 52
3.2.1 Một số kết quả đạt được 53
3.2.2 Những hạn chế 53
4 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội 54
CHƯƠNG III 56
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TẠP PHẨM SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 56
1 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Chi nhánh 57
2 Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh 57
2.1 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu của Chi nhánh 57
2.1.1 Môi trường quốc tế 57
2.1.2 Môi trường vĩ mô trong nước 63
2.1.3 Các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh nội bộ ngành 67
2.2 Phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu của Chi nhánh 71
Trang 42.3 Xây dựng và phân tích SWOT 73
2.4 Lựa chọn và quyết định chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu 76
3 Các giải pháp cho Chi nhánh để thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu 78
3.1 Nâng cao hiệu quả công tác marketing 79
3.1.1.Thành lập bộ phận Marketing 79
3.1.2 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 79
3.1.3 Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và xúc tiến phát triển thị trường 80
3.2 Nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu 80
3.3 Xây dựng kế hoạch tài chính phục vụ cho thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu 82
3.4 Xây dựng kế hoạch nhân sự phục vụ cho thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu 82
3.5 Xây dựng các kế hoạch, chính sách phát triển cho từng thị trường cụ thể 83
PHẦN KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giớiWTO từ năm 2007 đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập của nềnkinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới, mở ra nhiều cơ hội về thị trường cho cácdoanh nghiệp trong hoạt động trao đổi buôn bán với nước ngoài Tuy nhiên, thamgia vào sân chơi lớn toàn cầu thì các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranhmạnh mẽ và gay gắt hơn, phụ thuộc nhiều vào môi trường thế giới Vì vậy, trongphát triển hoạt động thương mại quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựngcho mình một lộ trình, hướng đi đúng đắn, cụ thể hơn là phải hoạch định được mộtchiến lược để đảm bảo tận dụng được các cơ hội, phát huy được các điểm mạnh,tránh được sự đe dọa của các thách thức và hạn chế được các điểm yếu nhằm từngbước nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
Đối với Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm SàiGòn tại Hà Nội là một đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa trựcthuộc tổng Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn (với têngiao dịch TOCONTAP SAIGON), thị trường xuất khẩu đóng vai trò cực kỳ quantrọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh bởi lẽ thị trường xuất khẩu luôn làmục tiêu mà mỗi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mong muốn thâm nhập
và chiếm lĩnh Vì vậy, việc tìm kiếm, củng cố, mở rộng và phát triển thị trường xuấtkhẩu luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách với Chi nhánh Có nhiều giải pháp có thểgiúp Chi nhánh không ngừng củng cố và phát triển trị trường xuất khẩu Đó có thể
là các giải pháp mang tính tức thời, ngắn hạn hay các giải pháp mang tính địnhhướng, mang tầm chiến lược Tuy nhiên, đứng trước môi trường kinh doanh cónhiều biến động như ngày nay thì để đảm bảo những bước đi lâu dài và đúng đắn,đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển bền vững, cần thiết phải lựa chọn giải phápmang tính chiến lược Và một chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu được coi làmột giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững và đúng hướng cho Chi nhánh hơncả
Thêm vào đó Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội chuyên kinhdoanh xuất nhập khẩu hàng hóa, đã tách ra độc lập trong hoạt động kinh doanh vớitổng Công ty Khi mà Công ty giao khoán về vốn thì Chi nhánh tự chịu trách nhiệm
Trang 7về hoạt động kinh doanh, phải tự xác định hướng đi cho mình Tuy nhiên, tronghoạt động tìm kiếm, mở rộng, củng cố và phát triển thị trường xuất khẩu thì Chinhánh mới chỉ chú ý tới các giải pháp ngắn hạn, chưa đưa ra được các giải phápmang tính chiến lược, công tác chiến lược trong phát triển thị trường xuất khẩuchưa được chú trọng Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuấtkhẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòntại Hà Nội là cần thiết hơn cả.
Do đó, qua tìm hiểu thực tế ở Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư vàThương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội và thực tế nền kinh tế nước ta đangngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đồng thời kết hợp với kiến
thức lý thuyết đã học, em quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát
triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội)” trong
chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
Với thời gian nghiên cứu có hạn và khả năng còn hạn chế của bản thân, vìthế chuyên đề không thể tránh khỏi sai sót Rất mong được sự góp ý của thầy cô vàcác anh chị trong Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp PhẩmSài Gòn tại Hà Nội để em hoàn thiện bài hơn nữa
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Phạm Minh Thảo và các anhchị trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu
Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoànthành chuyên đề tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về thị trường xuất khẩu hàng hóa, phát triểnthị trường xuất khẩu hàng hóa và chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu
- Phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh và thực trạng thịtrường xuất khẩu của Chi nhánh Công ty TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội
- Phân tích SWOT: các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài, điểmmạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc xâydựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu
- Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh
Trang 8- Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược.
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích các số liệu liên quan đến pháttriển thị trường xuất khẩu của Chi nhánh
- Phương pháp SWOT: là phương tiện để phân tích tình trạng hiện tại và lậpcác chiến lược bằng việc phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bênngoài ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu của Chi nhánh Từ đó tổng hợp
và rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức làm cơ sở để xây dựngchiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công tyTOCONTAPSAIGON tại Hà Nội
- Phương pháp so sánh: để đối chiếu, so sánh kim ngạch cũng như thị trườngxuất khẩu hàng hóa của Chi nhánh trong các năm khác nhau
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của Chi
nhánh Công ty TOCONTAPSAIGON tại Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: thị trường xuất khẩu của Chi nhánh bao gồm cả thị trườngtruyền thống, thị trường mới, thị trường tiềm năng nước ngoài mà Chi nhánh có thểthâm nhập và mở rộng
Về thời gian: nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu của Chi nhánh qua cácnăm 2007, 2008, 2009, 2010
5 Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và sơ đồ, danh mục từ viếttắt, danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường xuất khẩu và chiến lược phát triển thịtrường xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và thị trường xuất khẩu của Chinhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội
Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chinhánh Công ty Cổ Phần Đầu tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội
Trang 9CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1 Thị trường xuất khẩu hàng hóa
1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm
Thị trường là một phạm trù không thể thiếu của nền kinh tế hàng hoá Banđầu, thị trường được xem là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá
Do sự phát triển của sản xuất mà quá trình lưu thông hàng hoá, các mối quan
hệ mua bán được tiến hành đa dạng, phong phú nhưng cũng rất phức tạp, dẫn đếnquan niệm về thị trường được mở rộng hơn Thị trường là “một quá trình mà ngườimua, người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá traođổi”
Thị trường của doanh nghiệp thông thường được phân thành thị trường đầuvào và thị trường đầu ra Thị trường đầu vào liên quan đến khả năng và các yếu tốảnh hưởng đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp Trong khi
đó, thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp Để nhận biết rõ hơn, người ta thường mô tả thị trường đầu ra của doanhnghiệp bằng cách sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp một số tiêu thức cơ bản như sảnphẩm, địa lý và khách hàng
Theo tiêu thức sản phẩm, thị trường của doanh nghiệp thường được xác địnhtheo ngành hàng (dòng sản phẩm) hay nhóm hàng mà doanh nghiệp đang sản xuấtkinh doanh
Theo tiêu thức địa lý, thị trường chính là phạm vi không gian mà doanhnghiệp có thể thoả mãn được Ở cấp độ rộng hẹp khác nhau mà thị trường củadoanh nghiệp được chia thành thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu Tiếp đó cóthể phân chia thành những khu vực nhỏ hơn như: thị trường xuất khẩu có thể đượcphân chia thành thị trường châu lục, thị trường khu vực
Việc mô tả thị trường theo 2 tiêu thức trên vẫn ở mức khái quát cao và điềunày có thể dẫn đến việc bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh cũng như cách thức ứng xử củadoanh nghiệp không phù hợp với thị trường do thông tin dễ bị sai lạc, thiếu chínhxác
Sử dụng tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ sẽ phần nào chính xác hơn
Trang 10vì nó cho phép doanh nghiệp xác định cụ thể nhóm khách hàng (bao gồm hiện tại vàtiềm năng) mà doanh nghiệp hướng tới để thoả mãn Lúc này doanh nghiệp có thểquan tâm đến những nhu cầu cụ thể của các nhóm khách hàng riêng biệt, từ đó hìnhthành nên thị trường thích hợp - những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có khảnăng chinh phục.
Khi đó “Thị trường có thể được hiểu là một nhóm khách hàng tiềm năng vớicác nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra những sản phẩmkhác nhau với những cách thức khác nhau để thoả mãn những nhu cầu đó”
Trên thực tế, để xác định thị trường, doanh nghiệp nên kết hợp cả 3 yếu tốtrên Trong đó tiêu thức khách hàng được dùng làm tiêu thức chủ đạo, tiêu thức sảnphẩm để chỉ rõ cách thức cụ thể mà doanh nghiệp đưa ra phục vụ khách hàng vàtiêu thức địa lý để giới hạn phạm vi không gian mà doanh nghiệp có thể thoả mãn
Vì vậy, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chính là thị trường bên ngoài biên giới quốc gia, mà ở đó doanh nghiệp cùng những người bán khác cạnh tranh với nhau bằng những sản phẩm khác nhau, phương thức khác nhau trong quá trình hướng đến việc thoả mãn những nhu cầu tương tự nhau của nhóm khách hàng nước ngoài tiềm năng.
1.1.2 Đặc điểm các yếu tố cấu thành thị trường xuất khẩu
Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng phạm vi hoạt độngcủa mình bằng cách xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường thế giới Thông qua cáchnày, doanh nghiệp có thể giải quyết được tình hình khó khăn tại thị trường nội địa,tìm được các khách hàng mới và tăng được lợi nhuận Cũng như thị trường nội địa,thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cũng bao gồm các yếu tố cung cầu, giá cả vàcạnh tranh, tuy nhiên chúng biến động rất phức tạp do quy mô thị trường rất rộnglớn và có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động
Cầu là yếu tố người mua hay tiêu thụ hàng hóa trên thị trường Đó là nhu cầu
có khả năng thanh toán, có đồng tiền đảm bảo Cầu về một loại hàng hoá trên thịtrường xuất khẩu thường rất lớn Phần lớn người nhập khẩu là những nhà sản xuấthoặc kinh doanh thương mại - người tiêu thụ trung gian - nên khối lượng mua lớn.Nhu cầu của họ về một loại sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thânmặt hàng đó mà còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của họ được mở rộng haythu hẹp Mặt khác, do khoa học kỹ thuật phát triển, rất nhiều sản phẩm có khả năngthay thế lẫn nhau ra đời Các sản phẩm này liên quan trực tiếp đến vòng đời và nhucầu về mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh Khi giá một mặt hàng tăng lên
Trang 11các nhà nhập khẩu sẽ xem xét khả năng thay thế bằng những sản phẩm khác có mứcgiá thấp hơn Nhu cầu về sản phẩm trên các thị trường xuất khẩu nhiều khi rất khácnhau do mỗi quốc gia, mỗi khu vực có các yếu tố văn hoá xã hội truyền thống, tậpquán tiêu dùng khác nhau, có trình độ phát triển khác nhau Để đáp ứng nhu cầuphong phú và biến đổi không ngừng, các nhà sản xuất nội địa, các nhà xuất khẩu từnhiều quốc gia đưa ra một khối lượng lớn các sản phẩm tạo nên yếu tố cung Trênthị trường xuất khẩu, số lượng các nhà cung ứng là rất lớn, vì vậy mức độ cạnhtranh ở đó rất gay gắt Cạnh tranh với nhau các nhà doanh nghiệp có thể lựa chọnhình thức cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ Đốivới những nước có trình độ công nghệ cao, các biện pháp cạnh tranh tập trung vàoyếu tố sản phẩm, chất lượng sản phẩm Trong khi đó các nước đang phát triển nhưViệt Nam năng lực sản xuất còn kém nên chủ yếu cạnh tranh bằng giá cả
1.1.3 Phân loại
Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thì việc phân loại thịtrường xuất khẩu là cần thiết Dưới các góc độ nhìn nhận khác nhau doanh nghiệpchia toàn bộ thị trường của mình thành các nhóm nhỏ hơn có một hay một số đặctính giống nhau rồi từ đó đưa ra phương thức kinh doanh phù hợp Có nhiều cáchphân loại thị trường khác nhau
Căn cứ vào mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng: ta có thị
trường xuất khẩu trực tiếp và thị trường xuất khẩu gián tiếp Thị trường xuất khẩutrực tiếp là thị trường mà tại đó doanh nghiệp trực tiếp tiến hành hoạt động xuấtkhẩu vào thị trường mà không phải qua các trung gian xuất nhập khẩu Còn nếu khidoanh nghiệp không có quyền hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp thì cóthể thông qua các trung gian như hãng xuất khẩu trong nước, đại lý, hiệp hội xuấtkhẩu, Lúc này doanh nghiệp phải trả một khoản tiền cho trung gian xuất khẩugọi là phí uỷ thác
Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ với khách hàng: ta có thị trường
xuất khẩu truyền thống và thị trường xuất khẩu mới Thị trường xuất khẩu truyềnthống là thị trường mà doanh nghiệp đã từng có quan hệ cộng tác trong một thờigian dài Thông thường đối với những bạn hàng truyền thống, doanh nghiệp thường
có những ưu đãi như dành sự ưu tiên mua hàng hay bán cho khách hàng Còn thịtrường mới là thị trường doanh nghiệp mới phát triển được, thị phần của doanhnghiệp trên thị trường mới thường nhỏ Những hợp đồng đặt hàng đầu tiên thườngmang tính chất thăm dò Nếu doanh nghiệp tạo được một hình ảnh tốt đối với khách
Trang 12hàng thì sẽ có cơ sở để mở rộng quan hệ buôn bán.
Căn cứ vào hình thức sản xuất hàng xuất khẩu: phân chia thành thị trường
xuất khẩu hàng gia công và thị trường xuất khẩu hàng tự doanh
Thị trường xuất khẩu hàng gia công là trường hợp hàng xuất đi dưới dạnghàng gia công Doanh nghiệp xuất khẩu là bên nhận gia công, khách hàng là bên đặtgia công Doanh nghiệp sẽ nhận toàn bộ hoặc một phần nguyên vật liệu cùng các tàiliệu kỹ thuật từ đối tác rồi tiến hành sản xuất theo yêu cầu đã ký kết Sau đó, doanhnghiệp giao thành phẩm cho bên đặt và nhận tiền thù lao gia công Thực hiệnphương thức kinh doanh này, doanh nghiệp không phải lo lắng về khâu tiêu thụ sảnphẩm, độ rủi ro thấp nhưng thu nhập thu được không cao vì phí gia công thườngthấp
Thị trường xuất khẩu hàng tự doanh: mặt hàng xuất khẩu do doanh nghiệp tựsản xuất hoặc tự thu mua rồi xuất ra thị trường
Căn cứ vào mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp: doanh nghiệp có thể
phân chia thành thị trường xuất khẩu hàng nông sản, thị trường xuất khẩu hàng thủcông, thị trường xuất khẩu hàng may mặc,
Căn cứ mức độ hạn chế xuất khẩu: gồm thị trường có hạn ngạch và thị
trường phi hạn ngạch Hạn ngạch là quy định của nhà nước về số lượng, chất lượnghàng hóa xuất nhập khẩu với mục đích hạn chế xuất nhập khẩu, bảo hộ sản xuấttrong nước Thị trường nhập khẩu có thể áp dụng “hạn chế xuất khẩu tự nguyện”đòi hỏi quốc gia xuất khẩu chỉ được xuất sang nước mình một lượng hàng nhấtđịnh Muốn xuất sang thị trường đó, doanh nghiệp cần phải xin hoặc mua hạnngạch, xuất hàng theo hạn ngạch được cấp Khi đó thị trường này được gọi là thịtrường có hạn ngạch
Đối với thị trường phi hạn ngạch, doanh nghiệp có thể xuất hàng với sốlượng không giới hạn, tuỳ theo khả năng của mình
Căn cứ vào mức độ quan trọng của thị trường: người ta chia thành thị
trường xuất khẩu chính (thị trường trọng điểm) và thị trường xuất khẩu phụ
Thị trường xuất khẩu chính là thị trường mà kim ngạch xuất khẩu của doanhnghiệp sang đó chiếm tỷ trọng là chủ yếu Nếu doanh nghiệp dựa chủ yếu vào mộtthị trường thì dễ gặp rủi ro vì bất cứ một thay đổi nào trên thị trường này cũng ảnhhưởng mạnh tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do đó doanhnghiệp trong quá trình hoạt động phải đa dạng hoá thị trường kinh doanh bằng cách
mở những thị trường mới, tăng thị phần trên những thị trường xuất khẩu phụ
Trang 13Căn cứ vào vị trí địa lý: thị trường được phân ra theo khu vực, theo nước
như thị trường EU, thị trường Bắc Mỹ, thị trường Nhật, thị trường Đông Nam Á, thịtrường Trung Quốc, Việc phân chia thị trường theo lãnh thổ, khu vực là hết sứcquan trọng vì những nước có vị trí địa lý gần nhau thường có nét tương đồng về thịhiếu, tập quán tiêu dùng, kinh doanh Việc phân chia đúng sẽ góp phần sử dụnghiệu quả các chính sách, giảm được các chi phí không cần thiết
1.2 Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu
1.2.1 Phát triển sản phẩm
Phát triển sản phẩm là đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ của thị trường, đặcbiệt là sản phẩm mới – chất lượng cao Đó chính là phương thức kinh doanh có hiệuquả và cũng là phương thức thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Có thể phát triển sản phẩm theo hai hướng sau 1 :
- Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn: có thể phát triển sản phẩm mới hoàntoàn theo công năng và giá trị sử dụng hoặc phát triển thế hệ sản phẩm mới theo ý
đồ và thiết kế mới Tuy nhiên với doanh nghiệp thương mại các sản phẩm này cónguồn gốc từ sản xuất, do vậy mà khi đưa sản phẩm mới này vào thị trường cần tìmkiếm đánh giá và lựa chọn kỹ để đưa ra thị trường
- Cải tiến, hoàn thiện sản phẩm, thay thế sản phẩm hiện có, bao gồm việc cảitiến chất lượng, kiểu dáng sản phẩm, thay đổi tính năng, tìm ra giá trị sử dụng mớicho sản phẩm, đổi mới và hoàn thiện dịch vụ liên quan đến sản phẩm
Thứ hai, phát triển khách hàng về chất lượng
Tăng cường khách hàng về chất lượng thông qua tăng sức mua sản phẩm củakhách hàng thông qua tăng tần suất mua hàng và khối lượng sản phẩm mỗi lần mua
1 Nguồn: PGS.TS Hoàng Minh Đường và PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại tập 1, NXB Lao Động Xã Hội, 2005
Trang 14Đồng thời chú ý tăng cường khách hàng mua với khối lượng lớn, ổn định thườngxuyên và những khách hàng có quan hệ truyền thống với doanh nghiệp Tỷ trọngcủa những khách hàng này trong tổng số là những chỉ tiêu đánh giá chất lượngkhách hàng của doanh nghiệp.
Phát triển thị trường của doanh nghiệp trên góc độ khách hàng là phát triểnkhách hàng cả về số lượng, chất lượng, phạm vi, không gian, thời gian, địa điểm, cảkhách hàng bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng và người tiêu dùng trunggian, khách hàng mới và khách hàng truyền thống
1.2.3 Phát triển thị trường về phạm vi địa lý ( địa bàn kinh doanh)
Nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sẽ mua, đượcmua bởi một nhóm khách hàng đã xác định, trong một vùng xác định, trong mộtthời điểm và một môi trường xác định Như vậy, phát triển thị trường của doanhnghiệp không chỉ là phát triển về sản phẩm, về khách hàng mà cả về mặt không gian(địa lý) Phát triển thị trường về mặt không gian là mở rộng và phát triển thị trườngtheo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau
Phát triển thị trường về không gian còn được thực hiện thông qua lựa chọncác kênh phân phối thích hợp Tùy vào mục tiêu chiến lược bán hàng, các doanhnghiệp có thể quan hệ với người bán lẻ, người bán buôn và cả người trung gian để
mở rộng phạm vi bán hàng
1.3 Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu
1.3.1 Phát triển theo chiều rộng
Phát triển theo chiều rộng đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường theo phạm
vi địa lý ra nhiều quốc gia hơn, đòi hỏi không ngừng nghiên cứu xu thế biến độngcủa thế giới, các thị trường nước ngoài để tiến hành thâm nhập vào các thị trường
đó, tăng quy mô sản xuất và kinh doanh, mở rộng chủng loại sản phẩm bán ra, tăng
số lượng khách hàng hay nói cách khác nó là hình thức phát triển thị trường tiêu thụsản phẩm về mặt lượng, thích hợp trong trường hợp ngành không tạo cho doanhnghiệp khả năng phát triển hơn nữa hay những khả năng phát triển ở ngoài ngànhhấp dẫn hơn2 Nói cách khác phát triển theo chiều rộng chính là phát triển quy môtổng thể thị trường trên cả thị trường hiện tại và thị trường mới, có thể tăng thịphần, tăng số lượng khách hàng bằng cách thu hút khách hàng chưa sử dụng sảnphẩm của doanh nghiệp thông qua nỗ lực marketing Điều này áp dụng trong trường
2 Nguồn: PGS.TS Hoàng Minh Đường và PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại tập 1, NXB Lao Động Xã Hội, 2005
Trang 15hợp doanh nghiệp chưa khai thác hết thị trường hiện tại Có thể kinh doanh sảnphẩm mới, lĩnh vực mới trên địa bàn thị trường cũ hoặc với địa bàn mới mở rộngphạm vi kinh doanh.
1.3.2 Phát triển theo chiều sâu
Phát triển thị trường theo chiều sâu chính là sự nâng cao chất lượng hiệu quảcủa thị trường Chất lượng hiệu quả của thị trường có thể được đánh giá qua một sốchỉ tiêu như uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp, chỉ tiêu tăng doanh thu (sảnlượng), lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, sự thỏa mãn, sự trung thành của khách hàngvới sản phẩm Để thực hiện theo hướng này doanh nghiệp cần chú trọng nâng caochất lượng sản phẩm, hoàn thiện hệ thống phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ
để tạo sự hấp dẫn với nhiều khách hàng Có thể có ba hình thức thể hiện phát triểntheo chiều sâu:
- Thâm nhập sâu vào thị trường: là việc doanh nghiệp tìm kiếm tăng mứctiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hiện có của mình trên những thị trường đã có bằngmarketing mạnh mẽ hơn
- Mở rộng thị trường: là việc doanh nghiệp tìm cách tăng mức tiêu thụ bằngcách đưa những sản phẩm, dịch vụ hiện có của mình vào thị trường mới
- Cải tiến hàng hóa: là việc doanh nghiệp tăng mức tiêu thụ bằng cách tạo ranhững hàng hóa mới hay đã được cải tiến cho những thị trường hiện tại
Như vậy phát triển thị trường theo chiều sâu làm cho doanh số bán tăng lênđồng thời với việc tỷ suất lợi nhuận doanh số bán ra cũng tăng lên, sản phẩm củadoanh nghiệp có tính cạnh tranh cao, thị phần của doanh nghiệp tăng cả về mặt giátrị lẫn tỷ trọng trong ngành, nâng cao uy tín và vị thế trong cạnh tranh
1.3.3 Phát triển kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu
Khi doanh nghiệp đã có vị trí vững chắc trên thị trường và có điều kiện tiềmnăng về vốn, cơ sở vật chất và năng lực quản lý có thể phát triển theo hướng kếthợp phát triển thị trường theo chiều rộng và chiều sâu để mở rộng quy mô kinhdoanh với hiệu quả cao3
1.4 Vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hóa với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
3 Nguồn: PGS.TS Hoàng Minh Đường và PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại tập 1, NXB Lao Động Xã Hội, 2005
Trang 16Thị trường xuất khẩu là một bộ phận trong thị trường nói chung của doanhnghiệp Đặc biệt, với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thì thị trường xuấtkhẩu được ví như mảnh đất nuôi sống doanh nghiệp, đem lại nguồn thu lớn từ việcquan hệ buôn bán với nước ngoài Thị trường xuất khẩu vừa là mục tiêu vừa là đốitượng phục vụ của doanh nghiệp, nó hướng dẫn hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Căn cứ vào điều tra, thu thập thông tin thị trường để quyết định kinh doanhmặt hàng gì? Cho ai? Bằng phương thức kinh doanh gì? Doanh nghiệp chỉ tồn tạikhi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được thị trường thừa nhận, được thực hiện
về giá trị Khi đó thị trường sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn bỏ ra, bù đắp chi phí
và có lãi để mở rộng kinh doanh
Thị trường xuất khẩu là cầu nối giữa khách hàng nước ngoài với doanhnghiệp Là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm các chủ trương, chính sách củamình Trong môi trường kinh tế toàn cầu, hội nhập và phát triển thì cạnh tranh là tấtyếu Thị trường được chia sẻ cho nhiều doanh nghiệp, doanh nghiệp nào giữ vững
và phát triển được thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển Ngược lại
sẽ dẫn đến đình trệ phá sản Bởi vậy, mà doanh nghiệp phải không ngừng tìm kiếm,
2.1.1.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Thuật ngữ chiến lược xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực quân sự Sau nàyđược sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh Có nhiều định nghĩa khác nhau vềchiến lược kinh doanh:
“Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanhnghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tàinguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó” (Alfred Chandler – Đại học Havard)
“ Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêuchính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính lại vớinhau” (James B.Quinn – Đại học Dartmouth)
“Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tínhphối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng, các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽđược thực hiện” (William J.Glueck)
Trang 17Theo M.Porter chiến lược để đương đầu với cạnh tranh là sự kết hợp giữamục tiêu cần đạt tới và các phương tiện mà doanh nghiệp cần tìm để thực hiện cácmục tiêu.
Song có thể hiểu chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêucủa doanh nghiệp cho một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, biện pháp, điềukiện để thực hiện các mục tiêu đề ra
Tiếp cận chiến lược kinh doanh theo phân cấp quản trị doanh nghiệp có thểchia thành chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp (tổng công ty, công ty mẹ, công
ty, doanh nghiệp); Chiến lược kinh doanh của các đơn vị trực thuộc (Chi nhánh, xínghiệp) và chiến lược kinh doanh của các bộ phận chức năng Trong đó, chiến lượckinh doanh cấp doanh nghiệp là chiến lược kinh doanh tổng thể của cả doanhnghiệp Chiến lược kinh doanh tổng thể đề cập tới những vấn đề thiết yếu nhất củadoanh nghiệp như ngành kinh doanh nào cần tiếp tục, ngành kinh doanh nào cầntham gia, ngành kinh doanh nào cần loại bỏ và làm cơ sở để lập chiến lược kinhdoanh của các đơn vị trực thuộc và của các bộ phận chức năng4
Cũng như chiến lược công ty, mọi công ty đều phải đề ra chiến lược của cácđơn vị trực thuộc và bộ phận chức năng Đối với các công ty đa doanh nghiệp thìchiến lược của mỗi doanh nghiệp thành viên là khác nhau Mỗi đơn vị trực thuộccần hoạch định các chiến lược nhằm hoàn thành và hậu thuẫn cho các chiến lược vàcác mục tiêu được đề ra ở công ty Tuy quy trình hoạch định chiến lược ở các đơn
vị trực thuộc cũng bao gồm các bước cơ bản như ở cấp công ty song các chi tiết cụthể có khác nhau về bản chất Ở cấp đơn vị trực thuộc trước hết phải chú ý đến cácchiến lược tập trung vì rằng đối tượng trọng tâm của các chiến lược này là sản phẩm
và thị trường Ba chiến lược tăng trưởng tập trung là thâm nhập thị trường, pháttriển thị trường và phát triển sản phẩm
Chiến lược cấp chức năng là nơi tập trung hỗ trợ chiến lược của công ty vàchiến lược cấp đơn vị kinh doanh trực thuộc
2.1.1.2 Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu
Quá trình hội nhập và phát triển mạnh mẽ như ngày nay đã làm cho thịtrường ngày càng được mở rộng, thị trường của doanh nghiệp không bó gọn trongmột nước, một quốc gia mà mở ra trên toàn thế giới Do vậy những chiến lược vềphát triển thị trường xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng với doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cũng
4 Nguồn: Cẩm nang chiến lược và chính sách kinh doanh, Bùi Văn Đông và Hoàng Anh (biên dịch), NXB Thống Kế, 2008
Trang 18không nằm ngoài mục đích xác định hướng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệpnhằm mục tiêu xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, thực hiện mục tiêu của doanhnghiệp Thông qua việc nghiên cứu thị trường nước ngoài và nhu cầu tiêu dùngcũng như khả năng đáp ứng của mình, doanh nghiệp sẽ hình thành chiến lược pháttriển thị trường xuất khẩu để mở rộng thị phần trên toàn thế giới, hội nhập kinh tếquốc tế, giảm khoảng cách với các quốc gia trên thế giới
Có thể nói: Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu là chiến lược chuyên sâu, định hướng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp, nó luôn đặt
ra câu hỏi doanh nghiệp nên duy trì thị trường nào, thâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường nước nào để đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo sự phát triển bền vững trên cơ sở phù hợp với các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu có mối quan hệ chặt chẽ với các chiến lược bộ phận khác tạo nên chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
2.1.2 Vị trí của chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu trong hệ thống chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Trên cơ sở nội dung của chiến lược tổng quát, cấp công ty, cấp đơn vị kinhdoanh trực thuộc cần triển khai xây dựng các chiến lược bộ phận, chiến lược chuyênsâu nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược tổng quát Chiến lược về thị trường làmột trong những chiến lược chuyên sâu của doanh nghiệp nhằm thực hiện chứcnăng về thị trường, đồng thời góp phần thực hiện chiến lược tổng quát Với doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ đi cụ thể hơn vào thị trường xuất khẩu vàmột chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu là nội dung trong chiến lược chuyênsâu của doanh nghiệp
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu đóng vai trò quan trọng và quyếtđịnh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, tácđộng trực tiếp đến thị trường đầu ra là nơi tiêu thụ sản phẩm, nơi đảm bảo hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp được tiếp tục
2.2 Quy trình xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu
2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài
2.2.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế
Môi trường quốc tế bao gồm mọi nhân tố nằm ngoài biên giới quốc gia tácđộng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu
tố trong môi trường quốc tế bao gồm: nền chính trị thế giới, các quy định luật phápcủa các quốc gia, các yếu tố kinh tế quốc tế, kỹ thuật – công nghệ, văn hóa – xã hội
Nền chính trị thế giới, chúng tác động trên các khía cạnh sau:
Trang 19- Quan hệ chính trị hình thành trên thế giới và ở từng khu vực như vấn đềtoàn cầu hóa, vấn đề hình thành, mở rộng hay phá bỏ các hiệp ước liên minh đaphương và song phương…Các quan hệ này tác động ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Chẳng hạn đối với vấn đề hội nhập, nếu tácđộng theo hướng tích cực thì sẽ làm mở rộng thị trường, tăng thu hút đầu tư, nângcao vị trí quốc tế, nếu theo hướng tiêu cực thì nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệtvới các nước trên thế giới.
- Sự thay đổi thể chế chính trị của một nước sẽ ảnh hưởng đến quan hệ làm
ăn giữa các doanh nghiệp của các nước khác và nước đó
- Chiến tranh xảy ra ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp của các nước có liên quan
- Khủng hoảng chính trị và tình hình thiên tai diễn ra ở các nước trên thếgiới, đặc biệt như trong những năm gần đây cũng ảnh hưởng khá lớn đến tình hìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các quy định pháp luật của các quốc gia, luật pháp và các thông lệ quốc tế
- Tác động của pháp luật các quốc gia: đối với doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu thì khi xuất hàng hóa sang thị trường nước bạn hàng thì sẽ chịu ảnhhưởng của các quy định trong luật pháp chính sách về thuế quan, phi thuế quan, hạnngạch của nước bạn hàng đối với các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Nếucác quy định trong luật pháp của các nước nhập khẩu là hạn chế nhập các mặt hàngcủa doanh nghiệp thì đó sẽ là một khó khăn lớn trong việc tìm kiếm, mở rộng vàphát triển thị trường ở quốc gia đó
- Tác động của luật pháp và các thông lệ quốc tế: trong hoạt động phát triểnthị trường xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải quan tâm đến thể chế, chính sách,luật pháp quốc tế, các thể chế áp dụng cho hoạt động xuất khẩu của các tổ chức kinh
tế thế giới mà quốc gia đó là thành viên Khi tham gia vào thị trường quốc tế thìdoanh nghiệp sẽ phải chịu sự điều hành của luật pháp quốc tế, doanh nghiệp cầnphải nghiên cứu kĩ luật pháp quốc tế, cũng như các chính sách của nước nhập khẩu
để có được những quyết định sáng suốt nhất trong việc thúc đẩy xuất khẩu hànghóa Đôi khi những điều luật đó có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp và một khidoanh nghiệp hiểu không rõ sẽ dễ bị đưa ra kiện tụng, nó sẽ ảnh hưởng nhiều mặttới doanh nghiệp Do vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và tuân thủnghiêm ngặt các điều luật quốc tế trong hoạt động xuất khẩu
Yếu tố kinh tế quốc tế
Trang 20- Mức độ thịnh vượng của nền kinh tế thế giới, thể hiện thông qua các chỉ
tiêu GDP, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, TNQD bình quân đầu người Khi nền kinh tếphát triển, cầu hàng hóa có xu hướng tăng và đó sẽ là một tín hiệu tốt với doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc phát triển thị trường xuất khẩu
- Khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới Cuộc khủng hoảng này mang tínhchất dây chuyền nên nó có tác động đến nền kinh tế của hầu hết các quốc gia Việccác quốc gia rơi vào khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng, người dân có xuhướng thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ khủng hoảng và đó là một tín hiệu xấu với cácdoanh nghiệp xuất khẩu
Yếu tố kỹ thuật công nghệ
Yếu tố kỹ thuật công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp và sự thay đổi của nó mang tính chất dây chuyền.Công nghệ tiến bộ có thể tác động đến các công nghệ khác hoặc làm xuất hiện sảnphẩm mới hoặc làm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hiện tại
Yếu tố văn hóa xã hội
Yếu tố văn hóa xã hội của nước nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tới thị hiếu tiêudùng của người dân nước đó Doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường nướcngoài thì phải nghiên cứu rõ về đặc điểm văn hóa, xã hội, lối sống, từ đó lựa chọnmột đoạn thị trường mục tiêu, thiết kế sản phẩm, kênh phân phối, xúc tiến phù hợp
để đáp ứng nhu cầu của đoạn thị trường đó
Tóm lại, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới và do vậy các yếu tố của môitrường quốc tế sẽ có tác động và ảnh hưởng lớn tới phát triển thị trường xuất khẩucủa doanh nghiệp
2 1.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô trong nước
Một số nhân tố thuộc môi trường vĩ mô trong nước chủ yếu ảnh hưởng đếnphát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp: các nhân tố kinh tế, chính sách vàluật pháp của nhà nước, khoa học – công nghệ
Các nhân tố kinh tế: Các yếu tố của môi trường kinh tế như: tốc độ tăng
trưởng nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát đều tác động đến côngtác xây dựng chiến lược phát triển thị trường
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khác nhautrong từng giai đoạn khác nhau có ảnh hưởng đến chi tiêu dùng Nền kinh tế ở giaiđoạn tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của
Trang 21doanh nghiệp Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêudùng đồng thời tăng các lực lượng cạnh tranh và làm cho công tác hoạch định thịtrường gặp nhiều khó khăn.
- Yếu tố lãi suất: lãi suất tăng hay giảm sẽ tác động đến chi phí vốn củadoanh nghiệp Lãi suất ở trong nước thấp sẽ khuyến khích các doanh nghiệp xuấtkhẩu đầu tư vào hàng hóa xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh Ngược lại, lãisuất ở trong nước cao sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinhdoanh
- Tỷ giá hối đoái: ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu củadoanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và kéo theo sự điều chỉnh của chi nhánh
về chiến lược thị trường: quyết định lựa chọn đầu tư vào thị trường nào khi tỷ giáhối đoái thay đổi
- Tỷ lệ lạm phát: Khi tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công
có thể không làm chủ được, các dự án đầu tư trở nên rủi ro mạo hiểm hơn và chiếnlược đầu tư cho thị trường cũng hạn chế
Nhân tố luật pháp, chính sách của nhà nước 5
Các công cụ chính sách trong nước có ảnh hưởng lớn tới hoạt động phát triểnthị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
Thứ nhất: các công cụ thương mại thuộc về thuế quan Thuế xuất khẩu được
dùng làm công cụ để điều tiết và quản lý xuất khẩu Thuế này được đánh vào hànghóa xuất khẩu nhằm hạn chế hay khuyến khích xuất khẩu Trong nền kinh tế hộinhập với việc buôn bán tự do giữa các nước có sự cạnh tranh gay gắt về giá cả vàchất lượng hàng hóa thì việc sử dụng thuế như một công cụ quản lý xuất khẩu sẽkhông còn hữu hiệu Bởi, thuế xuất khẩu luôn làm cho giá cả hàng hóa tăng cao sovới khi không đánh thuế hoặc thuế suất bằng 0
Thứ hai: các công cụ chính sách thương mại phi thuế quan.
Quan hệ chính trị ngoại giao: Quốc gia muốn phát triển thị trường hàng hóaxuất khẩu thì trước hết phải có đường lối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới mộtcách nhất quán và ổn định lâu dài có quan hệ ngoại giao ngoại thương thông quacác hiệp định được ký kết và triển khai cụ thể cho từng thời kỳ Sự thiết lập quan hệngoại giao, ngoại thương giữa các nước đóng một vai trò quan trọng trong việc thúcđẩy xuất khẩu Nó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và tìm kiếm thịtrường đối tác
5 Nguồn: Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu_Nguyễn Duy Bột_NXB Thống Kê 2003
Trang 22Chính sách thương mại của nhà nước: bao gồm 2 loại chính sách là mậudịch tự do và bảo hộ mậu dịch Mỗi chính sách có những ưu điểm và nhược điểmriêng Tùy theo điều kiện kinh tế của từng nước và dưới từng xu thế nhất định củathế giới nên hai loại chính sách thương mại này được áp dụng cùng một lúc vớinhau, các nước phát triển và đang phát triển sử dụng các chính sách này một cáchhòa hợp với nhau trong các ngành, các lĩnh vực.
Quy định hải quan: Hàng hóa xuất khẩu phải được thông quan một cáchnhanh chóng Nếu hoạt động hải quan phức tạp gây nhiều phiền hà cho người xuấtkhẩu thì sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp Muốn vậy phải hoànthiện quy trình nghiệp vụ hải quan, áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, phânloại hàng hóa theo mức độ quan trọng để từ đó thông quan nhanh những hàng hóathông thường
Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu: Chính phủ đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kỹthuật thu thập thông tin thị trường thế giới hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, giúpcác doanh nghiệp giao lưu với các đối tác nước ngoài để tìm kiếm thị trường và cơhội kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa như tham gia hội chợ quốc
tế, gặp gỡ trao đổi thông tin thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài Cần cónhiều hình thức khuyến khích xuất khẩu thông qua việc phát triển quỹ hỗ trợ chohoạt động xuất khẩu của nhà nước Vấn đề xúc tiến xuất khẩu phải được Nhà nướcquan tâm thích đáng và trực tiếp thực hiện bởi lẽ mỗi doanh nghiệp riêng lẻ khôngthể làm tốt hoạt động mang tính chất vĩ mô này
Tín dụng xuất khẩu: Nhà nước sử dụng công cụ tín dụng như điều chỉnh lãisuất theo hướng khuyến khích cho vay đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu, hìnhthành quỹ hỗ trợ xuất khẩu, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các đối tượng vaylàm hàng xuất khẩu Cần có các chính sách tín dụng dài hạn cho các dự án sản xuất
và kinh doanh hàng xuất khẩu đối với những sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài
Nhân tố kỹ thuật – công nghệ
Khoa học công nghệ sẽ có tác động mạnh tới hàng hóa xuất khẩu cả về sốlượng và chất lượng Phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng khoa học kỹthuật cao luôn là một hướng đi ưu tiên trong phát triển xuất khẩu Khoa học côngnghệ phát triển sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc
tế, thu được giá trị gia tăng cao hơn và làm giảm chi phí trung gian Xu hướng khoahọc công nghệ phát triển sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí trong tìmkiếm, phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu
Trang 232.2.1.3 Các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh nội bộ ngành
Đối thủ cạnh tranh hiện tại: bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tham gia vào
thị trường kinh doanh một sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cụ thể nào đó (hoặc đangtham gia hoặc tiếp tục tham gia) đều cần phải có sự hiểu biết và tính toán đến cácđối thủ cạnh tranh hiện hữu trên thị trường hàng hóa và dịch vụ mình kinh doanh
Đó là toàn bộ các doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh loại hàng hóa và dịch
vụ hoặc hàng hóa và dịch vụ có thể thay thế nhau được cho cùng một nhu cầu nào
đó của người tiêu dùng Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu quyết định tính chất vàmức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành Số lượng của các đối thủcạnh tranh càng nhiều, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, giá cạnh tranh sẽgiảm kéo theo lợi nhuận giảm Có ba nhân tố quan trọng tạo thành mức độ cạnhtranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành là: cơ cấu cạnh tranh, tình hìnhnhu cầu thị trường về mặt hàng kinh doanh, các rào cản ngăn chặn việc nhập ngànhhoặc xuất ngành của các doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới: bao gồm những doanh nghiệp mới tham gia
kinh doanh do họ đưa vào khai thác các năng lực kinh doanh mới và mong muốngiành được thị phần và khách hàng trên thị trường Sự xuất hiện đối thủ cạnh tranhtiềm ẩn mới nhanh hay chậm chủ yếu do rào cản ngăn chặn sự gia nhập vào ngànhkinh doanh và việc bảo vệ vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp lớn nhất trên thịtrường Những rào cản chính để ngăn chặn sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh mớilà: sự trung thành của khách hàng với nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp có uytín đã đứng vững trên thị trường; lợi thế tuyệt đối về mạng lưới quầy hàng, cửahàng, siêu thị phân bố rộng khắp trên thị trường và có đường giao thông thuận lợi,lợi thế về sự chuyển đổi đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa, nguồn tài chính, nhân sự
và quan hệ với chính quyền địa phương
Nhà cung ứng: đây là một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển thị
trường, phân tích nhân tố này giúp doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nhà cung cấptốt nhằm nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu.Doanh nghiệp cần phải quan hệ với các nhà cung ứng khác nhau về hàng hóa vàdịch vụ như các loại hàng hóa, sức lao động, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ vận chuyển
và tài chính Đó là các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp Trong số những yếu tốđầu vào, đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thìvấn đề nguồn hàng của doanh nghiệp là hết sức quan trọng Việc nghiên cứu, tìmhiểu các nguồn cung ứng với loại hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng,
Trang 24chất lượng hàng hóa và khối lượng hàng hóa có khả năng đáp ứng trong từng thờigian cũng như giá cả hàng hóa, chi phí vận chuyển hàng hóa từ nơi mua về đếndoanh nghiệp là vấn đề cần phải cân nhắc để đảm bảo hiệu quả kinh doanh Doanhnghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của nguồn cung ứng hàng hóa Nếu số lượng nhàcung ứng ít, nguồn hàng không nhiều, không có mặt hàng thay thế khác, nhà cungứng có thể gây sức ép bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc mức độdịch vụ đi kèm Nếu số lượng các nhà cung ứng nhiều, nguồn hàng phong phú, cómặt hàng thay thế khác, doanh nghiệp thương mại có thể lựa chọn nguồn cung ứnghàng hóa với giá cả phải chăng, chất lượng tốt và dịch vụ thuận lợi
Sản phẩm thay thế: là những sản phẩm cũng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng như đối với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp Sản phẩm thay thế tạo nênsức ép cạnh tranh với doanh nghiệp, từ đó tác động đến doanh thu và lợi nhuận củadoanh nghiệp Ngành càng có nhiều sản phẩm thay thế thì sức ép của sản phẩm thaythế lên doanh nghiệp càng lớn
Khách hàng: đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua Người
mua có thể được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệpgiảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn Ngược lại, khi ngườimua yếu sẽ mang đến cho doanh nghiệp một cơ hội để tăng giá kiếm được lợi nhuậnnhiều hơn Người mua gồm: người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối (bánbuôn, bán lẻ) và các nhà mua công nghiệp
Áp lực của khách hàng thường được thể hiện trong các trường hợp sau:+ Mức độ tập trung của khách hàng: khách hàng là tập trung hay phân tán.Nếu có nhiều nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp Trong khi
đó người mua là một số ít và có quy mô lớn Hoàn cảnh này cho phép người muachi phối các công ty cung cấp
+ Tỷ trọng mua sắm của khách hàng: Khách hàng mua một khối lượng lớn.Trong hoàn cảnh này người mua có thể sử dụng ưu thế mua của họ như một ưu thế
để mặc cả cho sự giảm giá không hợp lý
+ Ngành cung cấp phụ thuộc vào khách hàng với tỷ lệ phần trăm lớn trongtổng số đơn đặt hàng
+ Khách hàng có thể vận dụng chiến lược liên kết dọc, tức là họ có xu hướngkhép kín sản xuất, tự sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết, bán sản phẩm chomình
+ Khách hàng có đầy đủ các thông tin về thị trường, nhu cầu, giá cả…của
Trang 25các nhà cung cấp thì áp lực mặc cả của họ càng lớn.
+ Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp: nếu chi phí chuyển đổi nhà cung cấp màthấp thì khách hàng có quyền đám phán và ra áp lực với doanh nghiệp nhiều hơn
2.2.2 Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp
Nguồn nhân lực: Quản trị nhân sự và nguồn nhân lực có vai trò quyết định
đến thành công của doanh nghiệp “Dụng nhân như dụng mộc”, suy cho cùng thìmọi quản trị đều có liên quan đến quản trị nhân sự Quản trị nguồn nhân lực có chứcnăng: kế hoạch hóa nguồn nhân lực, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực, phân bốnguồn nhân lực, hệ thống thông tin nguồn nhân lực Đối với doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu trong nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển thị trườngxuất khẩu, nguồn nhân lực cần phải đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đảmbảo thực hiện và tổ chức triển khai chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu Nhânlực trong doanh nghiệp cần giỏi và thành thạo về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhậpkhẩu, yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ, có khả năng đàm phán giao dịch với kháchhàng nước ngoài, tìm kiếm và mở rộng đối tác làm ăn, kinh doanh
Tình hình tài chính: các yếu tố tài chính, kế toán có liên quan và ảnh hưởng
sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Từ chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp đến các kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp đều có liên quan đến nguồn lực tài chính và hoạt động của bộ phận tài chínhcủa doanh nghiệp
Hoạt động marketing: Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các
ý tưởng liên quan đến việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hànghóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của mọi cá nhân và
tổ chức Hoạt động marketing trong doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến công tácxây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng
hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, đượcchuyên môn hóa, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trítheo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp Công tác xâydựng chiến lược không phải chỉ xây dựng dựa vào các thành viên đơn lẻ, mà nóđược thực hiện trên sức mạnh tổng hợp từ các thành viên trong doanh nghiệp, từban giám đốc, đến các bộ phận phòng ban, các phân xưởng và các cá nhân Nhưvậy, nếu công tác tổ chức quản lý trong doanh nghiệp không tốt, không kết nối đượccác thành viên trong doanh nghiệp thì sẽ trực tiếp làm cho các hoạt động trong
Trang 26doanh nghiệp trở nên rời rạc, không hiệu quả.
Nghiên cứu và phát triển: Kinh doanh là sáng tạo Việc đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển thường đem lại những kết quả ngoạn mục nhất Trong lĩnh vựchoạt động kinh doanh thương mại, việc nghiên cứu và phát triển thường tập trungvào những hướng chính sau:
+ Đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển kinh doanh nhữngsản phẩm tiên tiến, hiện đại: để làm việc này cần đầu tư để tìm hiểu nguồn hàng từcác xí nghiệp sản xuất cung ứng, các nguồn hàng nhập khẩu, xu hướng phát triểncủa công nghệ mới, để tạo nguồn và đưa vào kinh doanh
+ Nghiên cứu thị trường những máy móc, thiết bị để mua sắm, trang bị chodoanh nghiệp những máy móc, thiết bị mới, hiện đại những trang thiết bị để giaonhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh, để đảm bảocung ứng đầy đủ số lượng, chất lượng và nhanh chóng cho khách hàng với dịch vụvăn minh
+ Tổ chức đào tạo, đào tạo lại hoặc tham quan, trao đổi các đoàn khảo sátnhững doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh ở những nước tiên tiến, để nâng caotrình độ nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp về cả kỹ thuật,nghiệp vụ, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ…
Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thương mại: sản
phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp thương mại kinh doanh là ngành hàng mà doanhnghiệp làm chức năng lưu thông hàng hóa Để thực hiện chức năng lưu thông hànghóa, doanh nghiệp thương mại phải có thị trường bán hàng hóa Thị trường bánhàng là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Mặt khác, nguồn hàng củadoanh nghiệp thương mại và những yếu tố của thị trường đầu vào (nguồn cung ứng)
là điều kiện của thị trường đầu ra và quyết định chi phí của hoạt động kinh doanh
Để ổn định hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thương mại phải phát triển mạnglưới kinh doanh, hệ thống cơ sở vật chất của kinh doanh như kho tàng, cửa hàng,nơi tiếp nhận hàng hóa, nơi dự trữ, bảo quản hàng hóa và các mối quan hệ kinh tế -
kỹ thuật – thương mại với các đơn vị nguồn hàng để tạo nguồn hàng, khai thác tối
đa lợi thế của nguồn hàng để vừa nắm chắc nguồn hàng vừa có thể ổn định và pháttriển khối lượng cùng chất lượng các mặt hàng thu mua
2.2.3 Xây dựng ma trận SWOT và đưa ra các phương án chiến lược
Với kết quả phân tích và dự báo môi trường bên trong doanh nghiệp, chúng
ta tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Với kết quả phân tích và
Trang 27dự báo môi trường bên ngoài doanh nghiệp chúng ta xác định được khả năng xuấthiện cũng như mức độ tác động của các cơ hội và nguy cơ đối với thị trường xuấtkhẩu của doanh nghiệp6 Ma trận SWOT thể hiện rõ các cơ hội, nguy cơ, điểmmạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trên đó và là công cụ để đưa ra các phương ánchiến lược Ma trận SWOT được xây dựng như sau:
- Liệt kê theo hàng các cơ hội chính từ môi trường bên ngoài
- Liệt kê theo hàng các nguy cơ chủ yếu từ môi trường bên trong
- Liệt kê theo cột những điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp
- Liệt kê theo cột những điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp
Như vậy, ma trận SWOT sẽ bao gồm 4 ô là SW, WO, ST và WT Bốn ô này
sẽ giúp doanh nghiệp hình thành các ý tưởng chiến lược nhờ sự kết hợp tác độngcủa các nhân tố bên trong và bên ngoài
S: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu
2.
…….
WO: Các chiến lược khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội 1.
1.
2.
……
WT: các chiến lược khắc phục điểm yếu để giảm bớt nguy cơ 1.
6 Nguồn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (Chủ biên), Giáo trình chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2009
:
Trang 28bên trong Với tình huống ST, doanh nghiệp đang gặp khó khăn từ môi trường bênngoài nhưng bản thân lại có những tiềm lực mạnh mẽ Doanh nghiệp có thể sử dụngcác chiến lược cạnh tranh nhằm tận dụng tối đa các sức mạnh bên trong để chiếnthắng nguy cơ từ bên ngoài Với tình huống WT, doanh nghiệp không có những mặtmạnh cơ bản để chiến thắng những nguy cơ từ bên ngoài, các chiến lược phòng thủ
là thích hợp đối với doanh nghiệp
2.2.4 Lựa chọn và quyết định chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu
Khi tiến hành lựa chọn chiến lược, doanh nghiệp thường dựa trên một số căn
cứ sau đây:
Thứ nhất, dựa vào định hướng phát triển chung của ngành, mục tiêu chiến
lược của doanh nghiệp mà chủ yếu là mục tiêu dài hạn
Thứ hai, dựa vào kết quả phân tích môi trường kinh doanh và dự báo chiếnlược Đây là yếu tố có tác động lớn tới quá trình lựa chọn chiến lược
Thứ ba, dựa vào các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện chiến lược: cácnguồn lực về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, quan điểm của ban giám đốc, điềukiện trình độ đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ cấu tổ chứctrong doanh nghiệp, yếu tố văn hóa trong công ty
Thứ tư, dựa vào thái độ và sự phản ứng của các đối tượng hữu quan: các đốitượng này có thể buộc các doanh nghiệp không thể lựa chọn các chiến lược theomong muốn mà phải lựa chọn chiến lược dung hòa và giải quyết được các mâuthuẫn đặt ra
Thứ năm, dựa vào yếu tố thời điểm: độ chín muồi trong kinh doanh và thờiđiểm triển khai kết thúc việc thực hiện chiến lược Xác định đúng đắn thời điểm sẽ
là một yếu tố tạo sự thành công cho doanh nghiệp
Dựa vào các căn cứ trên và theo phân tích SWOT như trên, doanh nghiệp sẽđánh giá ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương án chiến lược rồi chọn cho mìnhmột chiến lược phù hợp
Có thể có các phương án chiến lược như:
- Chiến lược chuyên sâu: thị trường mục tiêu là những khách hàng cũ củadoanh nghiệp, tập trung vào đoạn thị trường này nhằm gia tăng khối lượng hàng hóabán ra
- Chiến lược theo chiều rộng: thị trường mục tiêu là những khách hàng mớichưa được khai thác của doanh nghiệp, tăng lượng bán hàng nhờ vào mức tiêu thụcủa thị trường mới này
Trang 29- Chiến lược thu hẹp thị trường: thu hẹp thị trường hiện tại do tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp quá khó khăn, điểm yếu quá nhiều và thách thức bên ngoàicũng lớn.
- Chiến lược tổng hợp: chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường hiện có vàphát triển thị trường mới Chiến lược này là sự kết hợp giữa chiến lược phát triểntheo chiều rộng và chiều sâu
Doanh nghiệp sẽ phân tích, nghiên cứu và lựa chọn ra một chiến lược thíchứng được môi trường, phù hợp với nguồn lực, mục tiêu của doanh nghiệp
2.2.5 Đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược
Sau khi đã lựa chọn được chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu thì bướctiếp theo trong quy trình xây dựng chiến lược là đưa ra các giải pháp để tổ chức vàthực hiện chiến lược Các giải pháp được đưa ra để thực hiện chiến lược là các kếhoạch hành động như kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, dự trữ và cung ứngsản phẩm, kế hoạch nguồn nhân sự, kế hoạch tài chính Các kế hoạch này sẽ hỗ trợcho việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu Bên cạnh đó,doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách phát triển thị trường cho từng khu vựcthị trường cụ thể của doanh nghiệp Một yếu tố quan trọng cũng cần đề cập tới khiđưa ra giải pháp chiến lược là việc thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp với việc thựchiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
Trang 30
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ THƯƠNG MẠI TẠP PHẨM SÀI GÒN TẠI HÀ NỘI
1 Khái quát về Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội
1.1 Giới thiệu chung
Tổng Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn(TOCONTAP SAIGON JSC) là một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành: kinhdoanh xuất nhập khẩu hàng hóa, sản xuất hàng may mặc phục vụ cho hoạt độngxuất khẩu, xuất khẩu lao động, kinh doanh phát triển nhà văn phòng cho thuê Tổngcông ty có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại
Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) là một trong những đơn vị trực thuộctổng Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn, đảm nhiệmmảng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa ở khu vực miền Bắc của tổngcông ty
Một số thông tin chi tiết về Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và
Thương Mại Sài Gòn tại Hà Nội:
Địa chỉ : 13 Nguyễn Chế nghĩa, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
ĐT : 84-4-3943 5813 Fax : 84-4-39435802
Email : TOCONTAP SAIGON@fpt.vn
Giám đốc Chi nhánh : Ông Đặng Trí Nghĩa
Công ty tiến hành cổ phần hóa vào tháng 4 năm 2005 theo Quyết định số
Trang 311801/QĐ-BTM ngày 03/12/2004 của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) vềviệc chuyển Công ty Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh thànhCông ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm Sài Gòn.
Thực hiện Nghị quyết của Đại Hội cổ đông thường niên năm 2009 ngày10/04/2009, Công ty đã chính thức đổi tên thành: Công ty Cổ Phần Đầu Tư vàThương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn (TOCONTAP SAIGON JSC) kể từ tháng 06/2009
Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại
Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1996, là một trong các đơn vịkinh doanh xuất nhập khẩu trực thuộc TOCONTAP SAIGON Chi nhánh thực hiệntheo cơ chế khoán của công ty nghĩa là Công ty giao khoán vốn kinh doanh cho Chinhánh, Chi nhánh sẽ tập trung vào công tác kinh doanh, tự quản lý và chịu tráchnhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình, cuối năm phải có trách nhiệm hoàntrả vốn và nộp lãi về cho công ty
1.2.2 Quá trình phát triển của công ty TOCONTAP SAIGON và Chi nhánh tại Hà Nội
Được thành lập vào năm 1956 và là một trong 13 đầu mối xuất nhập khẩucủa cả nước vào thời điểm đó, Công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặthàng thiết yếu như: hàng gia dụng, giày da, sản phẩm cao su, quần áo và thực hiệncác hợp đồng hàng đổi hàng với các nước trong khối Đông Âu
Từ năm 1989-1990, hòa vào xu thế mở cửa của đất nước, Công ty đã chuyểnsang lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, đa dạng hóa các mặt hàng xuấtkhẩu: thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, nông sản, hải sản và mở rộng các thịtrường: Châu Á, Châu Âu, Mỹ, Canada, Úc Bên cạnh đó, Công ty cũng đã xâydựng hệ thống các xí nghiệp may mặc, xí nghiệp may Kimono được đối tác baotiêu sản phẩm
Năm 2002, Công ty mở rộng phạm vi hoạt động trên lĩnh vực xuất khẩu laođộng, kinh doanh phát triển nhà và văn phòng, kinh doanh kho bãi, và các dịch vụ
hỗ trợ giáo dục Với thị trường truyền thống là Nhật, nay Công ty đã khai thác thêmđược thị trường Trung Đông thông qua việc cung ứng lao động ngành xây dựng,ngành điện và hiện đang đàm phán, giao dịch với các đối tác để cung ứng laođộng sang các thị trường mới: Macau, Đài Loan, Sip, và hướng tới việc mở rộngcung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cao sang các thị trường có mức thu nhập cao
Trang 32như Mỹ, Úc, Canada
Đối với Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội, từ khi được thành lập
và đi vào hoạt động, Chi nhánh chủ yếu tập trung vào kinh doanh xuất khẩu các mặthàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ và nhập khẩu các mặt hàng như máy mócthiết bị, văn phòng phẩm, nguyên vật liệu… Chi nhánh ngày càng đa dạng các hìnhthức kinh doanh xuất nhập khẩu Kinh doanh xuất khẩu trực tiếp và liên doanh, gópvốn cổ phần làm hàng gia công xuất khẩu Trong nhập khẩu, Chi nhánh đứng ranhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu theo các hợp đồng ủy thác
Tuy nhiên để đảm bảo hoạt động kinh doanh mang tính ổn định, Chi nhánh
đã tập trung chủ yếu vào làm gia công hàng may mặc xuất khẩu và đã chủ động liêndoanh góp vốn với Công ty Cổ Phần May Hưng Việt từ năm 2000 để tạo nguồnhàng xuất khẩu Bên cạnh việc tập trung vào hàng may mặc thì Chi nhánh vẫn luôncoi trọng việc kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng tạp phẩm khác mà không bịpháp luật cấm
1.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của tổng công ty
Nguồn: Website công ty TOCONTAP SAIGON
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương
Trang 33Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội
Nguồn: Tài liệu giới thiệu về Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty tới sơ đồ cơ cấu tổ chức củaChi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội ta thấy được: Sơ đồ cơ cấu tổ chứccủa tổng công ty là một cơ cấu tổ chức hỗn hợp có bố trí các phòng ban chức năng
và bố trí các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc ở trong và ngoài nước Các đơn vị Chinhánh kinh doanh chuyên sâu một số mảng, được đặt ở các vùng khác nhau trong cảnước và thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập với tổng công ty Như Chi nhánh
Hà Thành có văn phòng tại Hà Nội thực hiện kinh doanh dịch vụ xuất khẩu laođộng, Chi nhánh công ty tại Hà Nội thì chuyên sâu kinh doanh xuất nhập khẩu cácmặt hàng chủ yếu như hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ Chi nhánh ĐồngTháp cùng với các phòng ban trong công ty đảm nhiệm công việc kinh doanh xuấtnhập khẩu tạp phẩm ở khu vực phía Nam
Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội là một đơn vị trực thuộc đảmnhiệm mảng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tạp phẩm khu vực phía Bắc Sơ
đồ tổ chức của Chi nhánh hết sức đơn giản cũng bởi vì là một đơn vị trực thuộcchuyên kinh doanh xuất nhập khẩu, Chi nhánh công ty chỉ gồm một số phòng banchức năng nhất định đảm nhiệm các công việc phục vụ cho hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu của Chi nhánh Bên cạnh đó, Chi nhánh còn liên doanh, góp vốn
Trang 34vào Công ty Cổ Phần May Hưng Việt tại Hưng Yên để tạo nguồn hàng phục vụxuất khẩu.
1.4 Lĩnh vực và phương thức kinh doanh của Chi nhánh TOCONTAP
SAIGON tại Hà Nội
1.4.2 Phương thức kinh doanh
Hàng năm, nhận số vốn kinh doanh được giao khoán từ công ty và tiến hànhhoạt động kinh doanh theo chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh, cuối năm Chinhánh có trách nhiệm hoàn trả số vốn và lãi về cho công ty
Phương thức kinh doanh của Chi nhánh có bán buôn, bán lẻ, làm đại lý, nhận
ủy thác nhập khẩu, liên doanh làm hàng gia công xuất khẩu….nhằm cố gắng đạtnhững mục tiêu đã vạch ra và đáp ứng kịp thời các nhu cầu đòi hỏi khác nhau trênthị trường
Hình thức kinh doanh xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp, làm đầumối trung gian giữa khách hàng nước ngoài với các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩutrong nước
Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu theocác hợp đồng ủy thác nhập khẩu
Liên doanh, góp vốn cổ phần làm hàng xuất khẩu theo các đơn đặt hàng từnước ngoài
1.5 Thị trường của Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội
Địa bàn hoạt động của Chi nhánh là cả trong và ngoài nước
Khách hàng trong nước chủ yếu là các công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất màkhông được phép xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc không đủ kinh nghiệm để xuất nhậpkhẩu trực tiếp hay không thể tìm kiếm được thị trường
Trang 35Ở thị trường nước ngoài, bạn hàng của công ty chủ yếu là các nước trongkhối EU, Nhật Bản
2 Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2010
Hàng năm, công ty TOCONTAP SAIGON căn cứ vào thực trạng hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu của Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội nămtrước, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, biến động của thị trường, cácchính sách của nhà nước về xuất nhập khẩu… để giao chỉ tiêu xuống cho Chinhánh Việc thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu do Chi nhánh tự thựchiện, tự chịu trách nhiệm, Công ty không can thiệp vào mà chỉ giao khoán về vốncho Chi nhánh hoạt động, cuối năm căn cứ vào kết quả kinh doanh Chi nhánh sẽphải nộp số lãi về Công ty theo tỷ lệ khoán nhất định
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thếgiới WTO, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ ngoạigiao với nhiều nước tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu nói chung và Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội nói riêng
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới có nhiềudiễn biến phức tạp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008
và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009, các yếu tố vĩ mô trong nước cũng có nhiềubiến động, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn đã ảnh hưởng tới hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nói chung và Chi nhánhTOCONTAP SAIGON tại Hà Nội nói riêng Song với sự nỗ lực và cố gắng, Chinhánh đã đạt được một số kết quả như sau:
Bảng 1:Kim ngạch xuất nhập khẩu của Chi nhánh TOCONTAP
SAIGON tại Hà Nội giai đoạn 2007-2010
Trang 36Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh các năm 2007-2010
Căn cứ vào bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của Chi nhánh các năm2007-2010 ta thấy:
Qua các năm kim ngạch xuất nhập khẩu của Chi nhánh đều vượt chỉ tiêu kếhoạch đề ra Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hộicho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và Chi nhánh nói riêng,trong năm này Chi nhánh đã hoàn thành và đạt 107.6% kế hoạch đề ra, tăng lênnhiều lần so với giai đoạn trước đó
Sang năm 2008, xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới có tác động tới hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh vào những tháng cuối năm, tuy gặp phải nhiều khókhăn song có được kết quả kinh doanh ấn tượng từ những tháng đầu năm làm cho
cả năm kim ngạch xuất nhập khẩu của Chi nhánh tăng lên và đạt mức 14657 nghìnUSD, tăng 4.83% so với năm 2007
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tiếp tục kéo dài sang năm 2009, nhiềukhó khăn còn tiếp diễn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi giá cả các mặthàng xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục giảm, sức mua người tiêu dùng giảm sút
Trang 37đáng kể, nền kinh tế các nước phát triển vốn là thị trường xuất khẩu chủ yếu củaChi nhánh đều rơi vào suy thoái Đó là một trong những lý do, chỉ tiêu kế hoạch củaChi nhánh được đặt ra thấp hơn so với mức thực hiện được trong năm 2008 Kếtthúc năm 2009, mức thực hiện kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đềugiảm xuống so với mức thực hiện năm 2008 kéo theo kim ngạch xuất nhập khẩu cảnăm 2009 của Chi nhánh giảm từ mức 14657 nghìn USD năm 2008 xuống còn
13753 nghìn USD, giảm hơn 6% so với năm 2008 và thấp hơn mức đạt được trongnăm 2007
Sang năm 2010, nền kinh tế thế giới khởi sắc hơn và đang từng bước hồiphục sau khủng hoảng, giá cả các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh, nhu cầu thịtrường trong nước và thế giới đều tăng lên tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động củaChi nhánh Cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ và công nhân viên, kim ngạchxuất nhập khẩu của Chi nhánh tăng mạnh trong năm 2010 từ 13753 nghìn USD năm
2009 lên mức 15251 nghìn USD năm 2010 với tốc độ tăng 10.9%, đây được coi làmột điểm sáng của Chi nhánh trong giai đoạn này, đánh dấu một bước phát triểnmới tiếp theo sau giai đoạn khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu
Trong xuất khẩu, giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gia công luôn
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu với mức trên 95% mỗi năm Điềunày có được là do mặt hàng may mặc của Chi nhánh là mặt hàng chủ đạo trong xuấtkhẩu, Chi nhánh liên doanh, góp vốn cổ phần với Công ty Cổ Phần May Hưng Việt
để tạo nguồn hàng phục vụ xuất khẩu, hoạt động chủ yếu là làm gia công cho phíađối tác Chi nhánh đã duy trì hình thức làm ăn này và giữ được mối quan hệ với cácđối tác trong nhiều năm
Bên cạnh làm hàng gia công may mặc xuất khẩu thì Chi nhánh còn tham giaxuất khẩu trực tiếp các mặt hàng như hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ Chi nhánhtiến hành nhận các đơn hàng từ phía đối tác, sau đó tiến hành thu mua từ các cơ sởsản xuất trong nước để đáp ứng đơn hàng Qua các năm 2007-2010, ta thấy xuấtkhẩu trực tiếp của Chi nhánh luôn có sự biến động lớn và không ổn định qua cácnăm Năm 2007, xuất khẩu trực tiếp của Chi nhánh đạt hơn 260 nghìn USD thì sangnăm 2008 kim ngạch đã giảm xuống ít hơn một nửa của năm 2007 còn 105.47nghìn USD, và một mức giảm xuống dưới 100 nghìn USD vào năm 2009 còn81.880 nghìn USD Bước sang năm 2010 thì kim ngạch xuất khẩu trực tiếp đã tănglên gấp gần 4 lần trong năm 2009 và đạt mức 316.597 nghìn USD Sự biến độngtrong xuất khẩu trực tiếp của Chi nhánh trong những năm qua một phần do ảnh
Trang 38hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, một phần do xuất khẩu các mặt hàng nàycủa Chi nhánh chưa đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động marketing còn nhiều mặt yếukém: khâu nghiên cứu tiếp cận thị trường chưa được đầu tư hiệu quả, Chi nhánhchưa làm chủ được nguồn hàng mà phải thu mua từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chưaduy trì mối quan hệ làm ăn ổn định với các đối tác quốc tế.
Như vậy, trong hoạt động xuất khẩu của Chi nhánh thì chủ yếu là làm hànggia công may mặc xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may mặc luôn chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, được duy trì ổn định qua các năm vớikim ngạch đều đạt trên 6 triệu USD có đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu
Trong hoạt động nhập khẩu, Chi nhánh nhập khẩu các mặt hàng là nguyên
phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu các máy móc, thiết bị, vănphòng phẩm…đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp trong nước Trong 3 năm
2007, 2008, 2009 kim ngạch nhập khẩu có biến động nhưng không lớn: năm 2008kim ngạch nhập khẩu tăng 4.41% so với năm 2007 Sang năm 2009, kim ngạchnhập khẩu giảm 1.81% so với năm 2008, mức giảm không quá lớn Đến năm 2010,kim ngạch nhập khẩu tăng lên mức cao nhất với 13.08% và đạt 8283 nghìn USD.Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, các mặt hàng là nguyên phụ liệu sản xuất hànggia công xuất khẩu luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhậpkhẩu của Chi nhánh Cụ thể tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dùngcho sản xuất hàng gia công trong các năm 2007, 2008, 2009, 2010 tương ứng là92.78%; 92.18%; 88.76%; 85.11%
Chi nhánh cũng tiến hành nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng như đồ điện giadụng, văn phòng phẩm để bán lại cho các doanh nghiệp trong nước Kim ngạchnhập khẩu các mặt hàng này biến động tăng giảm không đều qua các năm Kimngạch nhập khẩu trực tiếp năm 2008 tăng 4.35% so với năm 2007; năm 2009 tăngtới 41.13% so với 2008 và đến năm 2010 giảm 18.21% so với 2009
Bên cạnh đó, thì Chi nhánh cũng tiến hành nhập khẩu các mặt hàng theo hợpđồng ủy thác từ các doanh nghiệp trong nước Sự đóng góp của các mặt hàng nàyvào trong tổng kim ngạch nhập khẩu là không đều qua các năm: năm 2007, kimngạch nhập khẩu các mặt hàng ủy thác của Chi nhánh đạt 108.65 nghìn USD thì đếnnăm 2008 và năm 2009 kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này bằng 0 do Chinhánh không ký được hợp đồng nhập khẩu ủy thác nào từ phía các công ty trongnước Sang năm 2010, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng theo hình thức ủy tháctăng mạnh đạt 560.36 nghìn USD gấp hơn 5 lần so với mức đạt được trong năm
Trang 392007 Thông thường các hợp đồng nhập khẩu ủy thác có giá trị rất lớn, Chi nhánhdựa trên sự am hiểu về các mặt hàng trên thị trường quốc tế để tìm ra nguồn cungphù hợp đáp ứng yêu cầu của các công ty ủy thác Nếu Chi nhánh xây dựng đượchình ảnh uy tín tốt thì sẽ nhận được nhiều hợp đồng nhập khẩu ủy thác của các công
ty trong nước
Như vậy, nhìn vào kim ngạch nhập khẩu của Chi nhánh ta thấy: trong tổngkim ngạch nhập khẩu thì kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng là nguyên phụ liệu sảnxuất hàng gia công luôn đóng góp cao nhất, kim ngạch nhập khẩu trực tiếp và nhậpkhẩu ủy thác thường không ổn định
Biểu đồ 1:Biểu đồ cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2007-2010
Qua biểu đồ về cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của Chi nhánh qua các năm 2007-2010 ta thấy: kim ngạch nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn kim
ngạch xuất khẩu, tuy nhiên mức chênh lệch không quá lớn khi mà trong kim ngạchxuất khẩu thì mặt hàng may mặc luôn chiếm tỷ trọng cao nhất còn trong kim ngạchnhập khẩu thì nhập khẩu số lượng lớn nguyên vật liệu tương ứng dùng sản xuấthàng may mặc phục vụ xuất khẩu do Chi nhánh chủ yếu làm hàng gia công maymặc
Trang 40Bên cạnh việc xem xét về kim ngạch xuất nhập khẩu thì cần phân tích thêm
sự đóng góp của xuất nhập khẩu vào kết quả kinh doanh của Chi nhánh thông quaxem xét doanh thu của Chi nhánh qua các năm:
Bảng 2: Doanh thu của Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội giai
đoạn 2007-2010
Đơn vị: triệu VNĐ
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2010 (%)
Doanh thu đạt được từ hoạt động xuất khẩu của Chi nhánh là khoản tiền thuđược tính bằng VNĐ từ việc Chi nhánh xuất khẩu tất cả các mặt hàng trong năm