Các giải pháp về xây dựng pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 98 - 117)

thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam

Thứ nhất, ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định tại phần thứ sáu của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của tạing tài nước ngoài.

Nghị quyết số 32/2004/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tự mình hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức việc rà soát các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành để hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Nhưng hiện nay, pháp luật Việt

Nam về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam mới chỉ được quy định trong một số hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với các nước; phần thứ sáu Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004; Luật thi hành án dân sự năm 2008; Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009. Các văn bản quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết thi hành các Luật, Pháp lệnh trên về vấn đề này là chưa có. Các cơ quan chức năng vẫn phải áp dụng các quy định vẫn còn phù hợp trong các văn bản hướng dẫn cũ như Thông tư liên bộ số 139-TT/LB ngày 12/3/1984; Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 24/7/1993… về vấn đề này.

Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, cần sớm thống nhất ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về vấn đề này.

Thứ hai, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, thay thế mới một số hiệp

định tương trợ pháp Việt Nam ký kết với các nước.

Các điều ước quốc tế có vai trò quan trọng trong hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Chúng không chỉ trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến công nhận và cho thi hành mà còn đặt ra nghĩa vụ pháp lý quốc gia trong việc thực thi và đảm bảo việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án quốc gia ký kết trên lãnh thổ quốc gia mình.

Ở nước ta, tính đến thời điểm này về hợp tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, Việt Nam đã ký kết được 18 hiệp định và thỏa thuận tương trợ tư pháp song phương với các nước quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Tuy nhiên, đa phần các hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với các nước đều vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi thể chế về tương trợ tư pháp của nước ta còn rất sơ sài,

nhu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung, thậm chí thay thế các hiệp định tương trợ tư pháp là cần thiết để phù hợp với tình hình hiện nay. Do vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là chúng ta cần chủ động, nhanh chóng chuẩn bị các điều kiện, thủ tục cần thiết để triển khai việc rà soát lại, đánh giá kết quả thực hiện toàn bộ các hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với các nước. Đồng thời, đẩy mạnh việc đàm phán, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế mới các hiệp định đã ký kết cho phù hợp với xu thế chung của thế giới là "đơn giản hóa " và có thể nhanh chóng tạo sự đồng thuận giữa các quốc gia ký kết về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.

Thứ ba, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác, đàm phán, ký kết các hiệp

định song phương, xúc tiến việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự.

Qua thực tiễn giải quyết các yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam, có thể thấy hầu hết các bản án, quyết định đương sự đề nghị công nhận và cho thi hành tại Việt Nam đều được tuyên bởi các nước chưa có điều ước quốc tế với Việt Nam về vấn đề này. Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc tiến hành đàm phán ký kết một số hiệp định tương trợ tư pháp song phương trong lĩnh vực dân sự trong đó có quy định vấn đề công nhận và thi hành với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có quan hệ truyền thống, các nước có đông công dân Việt Nam cư trú, học tập, làm việc như Anh, Hàn Quốc, Camphuchia, Ấn Độ, Nhật Bản, Ôtrâylia...

Hiện nay, cơ chế hợp tác đa phương đang là sự lựa chọn ưu tiên của các quốc gia trên thế giới, nó mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho các nước cùng một lúc có thể hợp tác với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tại Việt Nam về hợp tác đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự, đặc biệt là hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài thì chưa được chú trọng, cho đến nay Việt Nam chưa tham gia một thiết chế đa phương nào mang tính chất khu vực và toàn cầu về vấn đề này.

Thực tiễn nghiên cứu pháp luật các nước cho thấy, họ rất chú trọng đến vấn đề tương trợ tư pháp có tính chất khu vực và toàn cầu đặc biệt là các nước Liên minh Châu Âu và các nước phát triển. Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế cho đến nay đã xây dựng được 38 Công ước La Hay và có 70 quốc gia thành viên chính thức, 60 quốc gia khác tuy chưa phải là thành viên chính thức nhưng là thành viên của một trong 38 Công ước La Hay. Công ước La Hay năm 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết định về cấp dưỡng, Công ước La Hay năm 1966 về công nhận và cho thi hành các bản án của Tòa án trong lĩnh vực dân sự, buôn bán và Nghị định thư bổ sung công ước, Công ước La Hay ngày 01/02/1971 về công nhận và thi hành bản án nước ngoài trong các lĩnh vực dân sự và thương mại và Nghị định thư bổ sung công ước đã có hiệu lực, các công ước trên đã có ảnh hưởng to lớn đối với hoạt động tương trợ tư pháp của nhiều nước trên thế giới. Nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn chưa là thành viên của các Công ước này. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần nghiên cứu, xem xét, quyết định việc gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và các Công ước của tổ chức này, trước mắt là Công ước La Hay năm 1958, 1966, 1971 về công nhận và thi hành các bản án, quyết định về dân sự, thương mại và các Nghị định thư bổ sung công ước. Việc tham gia vào các công ước trên sẽ đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân, pháp nhân Việt Nam cũng như các nước có liên quan, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với nhiều nước trên thế giới.

Đối với các nước trong khối ASEAN cho đến nay, cơ chế hợp tác về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại vẫn chưa được coi trọng đúng mức, mặc dù trong những năm gần đây một số nước thành viên và Việt Nam đã chủ động đưa ra những đề xuất, sáng kiến để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Tuy nhiên, cho đến nay các nước thành viên ASEAN vẫn chưa ký kết một điều ước nào về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại trong đó có vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, sự hợp tác giữa các nước trong khối chỉ mới tiến hành trên cơ sở

nguyên tắc có đi có lại. Tại diễn đàn Pháp luật ASEAN lần thứ 4 được tổ chức tại Hà Nội tháng 8 năm 2008 các nước ASEAN đã thống nhất quan điểm về nhu cầu khách quan trong tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại và cũng nhất trí cho rằng các nước trong khu vực cần sớm gia nhập các Công ước La Hay về vấn đề này. Trong thời gian tới Việt Nam cần tổ chức các hoạt động nhằm xúc tiến các hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự trong khối như: tổ chức các hội nghị, hội thảo khu vực nhằm chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin pháp luật để nghiên cứu, đồng thời cũng cần phân tích đánh giá, so sánh pháp luật các nước trong khối ASEAN về vấn về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự nói chung và về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nói riêng để sớm xây dựng một hiệp định có tính chất khu vực về vấn đề này.

Thứ tư, tiếp tục việc nội luật hóa các điều ước quốc tế.

Về nguyên tắc chung, nếu một vấn đề cụ thể trong điều ước quốc tế đã được quốc gia ký kết hoặc tham gia có quy định khác với pháp luật quốc gia thì tuân theo quy định của điều ước quốc tế. Đây là nguyên tắc giải quyết xung đột điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, được thừa nhận chung trên thế giới, được ghi nhận trong các điều ước tế và trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia [20, tr. 23]. Tại Việt Nam vấn đề này được quy định tại Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân gia đình và trong nhiều văn bản khác. Theo đó, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ quốc tế nghiêm chỉnh tuân thủ các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Vấn đề nội luật hóa điều ước quốc điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết vào pháp luật trong nước được quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, theo đó:

Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định điều ước đã rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó [28]. Như vậy, theo quy định này thì có hai cách thức áp dụng quy phạm điều ước quốc tế đó là áp dụng trực tiếp các quy phạm điều ước và áp dụng gián tiếp thông việc chuyển hóa vào quy phạm pháp luật quốc gia. Đối với cách thức áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước thông qua một quyết định của cơ quan có thẩm quyền chính là một phương thức "nội luật hóa" điều ước quốc tế mà không cần thiết phải tiến hành "chuyển hóa điều ước" hay "thủ tục nội luật hóa", cách thức này sẽ giảm bớt gánh nặng cho công tác lập pháp, lập quy của Nhà nước và đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Việc chuyển hóa pháp luật sẽ được áp cho các điều ước quốc tế phức tạp, chỉ quy định nguyên tắc chung, không rõ ràng hoặc quy định trái ngược với pháp luật Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết được 18 hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự với các nước trong đó có quy định về vấn đề công nhận và cho thi hành, đây là một kết quả to lớn của các cố gắng trong hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ quan có thẩm của Việt Nam khi giải quyết yêu cầu về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam lại chưa có thói quen áp dụng trực tiếp các quy phạm điều ước quốc tế mà chỉ áp dụng các quy phạm pháp luật trong nước, mặc dù các quy phạm điều ước quy định khác với quy phạm pháp luật quốc gia hoặc các quy phạm điều ước rất rõ ràng chi tiết. Mặt khác, về cách thức áp dụng trực tiếp quy phạm điều ước như thế nào thì cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể, việc áp dụng như thế nào trên thực tế còn phụ thuộc rất nhiều vào nhiều người áp dụng. Để thúc đẩy việc nội luật hóa

điều ước nói chung và nội luật hóa điều ước trong vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nói riêng, đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng một cách thức, một nghĩa vụ và làm quen với việc áp dụng trực tiếp quy phạm điều ước quốc tế [23, tr 80.]

Đối với các điều ước chỉ quy định nguyên tắc chung, không rõ ràng hoặc quy định trái ngược với pháp luật Việt Nam về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài thì cần được chuyển hóa vào pháp luật Việt Nam thông qua việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó. Điều này sẽ làm cho pháp luật quốc gia phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thể hiện nghĩa vụ tận tâm, thiện chí thực hiện điều ước quốc tế đồng thời thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Thứ năm, cần sửa đổi, bổ sung các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân

sự về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 05/6/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005, tại phần thứ sáu Bộ luật quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. Sau nhiều năm thi hành, qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng có nhiều cách hiểu khác nhau; có những quy định chưa đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên đương sự; có quy định chưa phù hợp với cam kết quốc tế v.v. Mặc dù năm 2011 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng các quy định tại phần thứ sáu Bộ luật vẫn được giữ nguyên.

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định, thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước về vấn đề công nhận và cho thi hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 98 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)