Thi hành quyết định công nhận và cho thi hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 51)

Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước bên ký kết này đã được tòa án nước bên ký kết kia công nhận và cho thi hành thì sẽ có hiệu lực thi hành như bản án, quyết định của tòa án nước ký kết nơi cần được thi hành ban hành. Việc thi hành án được tiến hành theo quy định pháp luật của bên ký kết nơi thi hành (Điều 48 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cộng hòa Mông Cổ; Điều 28 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cộng hòa Kazakhtan…). Nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành thích hợp để bảo vệ quyền và lợi ích của bên được thi hành. Nhà nước bên ký kết đảm bảo cho việc chuyển tiền, tài sản thi hành án ra nước ngoài.

Qua nghiên cứu các điều, khoản về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam với các nước có thể thấy:

Việc ký kết các hiệp định đều xuất phát từ sự thỏa thuận, thống nhất trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp, và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Các quy định về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong các hiệp định là khá đầy đủ, chi tiết và cơ bản đã đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ. Góp phần tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan tư pháp hai nước, tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh việc xử lý các yêu cầu công nhận và cho thi hành.

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm trên, các quy định hiện tại trong các hiệp định về vấn đề này còn có những điểm hạn chế, đó là:

Về bố cục vấn đề công nhận trong các hiệp định, là không giống nhau.

Có những hiệp định quy định vấn đề tại chương, mục, điều khoản cụ thể như: Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Đức, Ba Lan, Nga, Kazakhtan... Nhưng cũng có hiệp định chỉ quy định vấn đề tại các điều luật như: Hiệp định

giữa Việt Nam với Slovakia... Có hiệp định phân loại thành công nhận và cho thi hành quyết định mang tính chất tài sản và không mang tính chất tài sản (Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Nga, Bungary…), song cũng có hiệp định không phận loại như trên (Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Đức, Ba Lan…).

Về phạm vi công nhận, các hiệp quy định không giống nhau. Ngoài

các quy định chung là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, phần dân sự trong bản án hình sự, hành chính, trong một số hiệp định còn đưa các vấn đề khác như: quyết định về án phí, biên bản hòa giải vào phạm vi công nhận (Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Ba Lan; Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Bungary).

Về điều kiện công nhận và cho thi hành, là chưa thống nhất. Có những

hiệp định quy định cụ thể điều kiện công nhận và thi hành (Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Liên bang Nga; Hiệp định giữa Việt Nam và Kazakhtan…), song có hiệp định lại không quy định cụ thể (Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cu Ba; Hiệp định giữa Việt Nam - Hungary...). Đặc biệt trong một số hiệp định còn quy định một số điều kiện không phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn pháp quốc gia Việt Nam như Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào quy định: "Bản án, quyết định về dân sự của nước ký kết có yêu cầu có hiệu lực pháp luật mà không trái với pháp luật nước ký kết được yêu cầu", điều kiện này đã hạn chế rất nhiều cho việc giải quyết các đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại hai nước Việt Nam - Lào.

Về khái niệm bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, các

hiệp định chưa thống nhất. Có hiệp định chỉ rõ là bản án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình; các quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính; các thỏa thuận, hòa giải của đương sự do tòa án tuyên; văn bản công chứng có hiệu lực thi hành. Nhưng có hiệp định lại quy định thêm cả các quyết định về vụ kiện hôn nhân gia đình, lao động của các cơ quan khác không phải là tòa án, của bên ký kết này được công nhận trên lãnh thổ bên ký

kết kia (Điều 56 hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Belarus; Điều 41 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ucraina). Đặc biệt, có hiệp định còn quy định bản án, quyết định mang tính chất tài sản và không mang tính chất tài sản mà không biệt đó là bản án, quyết định dân sự về vấn đề gì, của cơ quan nào (Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Liên bang Nga; Hiệp định giữa Việt Nam và Mông Cổ).

Về vấn đề thi hành bản án, quyết định sau khi đã được công nhận, các

hiệp định chủ yếu chỉ đề cập đến vấn đề trình tự, thủ tục, điều kiện công nhận mà không đề cập đến vấn đề cơ chế phối hợp thi hành. Mặc dù, việc thi hành tuân theo pháp luật nước nhận được yêu cầu công nhận và cho thi hành, nhưng trong một số trường hợp cần chuyển tiền và tài sản đã được thi hành ra nước ngoài thì các cơ quan chuyên môn hai nước phải phối hợp giải quyết ra sao. Vấn đề này chỉ được một số hiệp định đề cập (Hiệp định giữa Việt Nam với Bungary; Hiệp định giữa Việt Nam với Liên bang Nga…), còn đa số các hiệp định không quy định.

Về thuật ngữ sử dụng, thấy rằng, chưa có sự thống nhất trong các hiệp

định và cũng chưa phù hợp với các quy định tại phần thứ sáu Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam. Nhiều hiệp định chỉ quy định tòa án hai bên ký kết được công nhận các quyết định của tòa án nước ngoài, trong khi đó theo quy định tại khoản 1 Điều 342 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam thì Tòa án Việt Nam được phép công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.

Về lệ phí công nhận và cho thi hành, về nguyên tắc lệ phí công nhận

và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài sẽ do người yêu cầu chi trả. Riêng trường hợp công nhận và cho thi hành các quyết định về án phí, lệ phí của tòa án nước ngoài thì sẽ được miễn nộp. Tuy nhiên, theo một số hiệp định, đương sự sẽ được miễn nộp một số lệ phí liên quan đến việc công nhận như: chi phí dịch tài liệu; chi phí chuyển giao giấy tờ, tài liệu; chi phí xác nhận quyết định đã có hiệu lực và cần thi hành (Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Belarus; Hiệp định tương trợ tư

pháp giữa Việt Nam với Nga...). Nhưng vẫn còn một số hiệp định chưa quy định rõ về vấn đề trên (Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Pháp...). Điều này đã gây khó khăn cho việc thu nộp, lệ phí liên quan đến hoạt động công nhận và cho thi hành.

Về nội dung các hiệp định, các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt

Nam với các nước trước đây chủ yếu được ký vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khi thể chế pháp luật của chúng ta về tương trợ tư pháp còn rất sơ sài. Do đó, đa số hiệp định có phạm vi rộng, quy định đầy đủ các lĩnh vực dân sự, hình sự và dẫn độ (13 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước gồm: Liên xô cũ, Đức; Cu Ba,Tiệp khắc, Hunggary, Bungary, Ba Lan, Lào, Nga, Ucraina, Mông Cổ, Bê-la-rút, Triều Tiên). Số hiệp định quy định riêng về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại khá hạn chế (05 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Pháp, Trung Quốc, Angeri, Đài Loan, Kazakhtan). Điều này đã hạn chế việc quy định về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong các hiệp định. Trong khi đó xu hướng chung của thế giới hiện nay là các quốc gia ký kết các Hiệp định tương trợ theo từng lĩnh vực cụ thể.

Nguyên nhân của các hạn chế trên:

Mặc dù Việt Nam đã ký kết được 18 hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại với các nước, nhưng đa số các hiệp định này do phía nước ngoài chủ động đề nghị, soạn thảo, chúng ta chỉ tham gia đóng góp sửa đổi, bổ sung. Do đó, về bố cục, nội dung, phạm vi điều chỉnh… không thống nhất, quy định xen kẽ, lồng ghép nhiều lĩnh vực (dân sự, hình sự, dẫn độ). Trong một số hiệp định còn thiếu nhiều quy định về vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, đặc biệt một số hiệp định còn quy định các nội dung không phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Đa số các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước được ký kết từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhưng việc thường xuyên, liên tục đánh giá, rà soát tình hình thực hiện, sửa đổi, bổ sung, thậm chí thay

thế các hiệp định chưa được chú trọng. Trong khi đó pháp luật các nước về công nhận và cho thi hành đều có nhiều thay đổi, một số quy định của các hiệp định không còn phù hợp.

Mặt khác, trong quá trình giải quyết các yêu cầu công nhận của đương sự, Tòa án Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn trong việc áp dụng các quy định hiệp định vào thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan nào giải thích điều các điều ước quốc đã ký kết, việc đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành của các cơ quan có thẩm quyền, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, pháp nhân.

Hiện nay, chúng ta chưa xác định rõ vị trí, vai trò của các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc áp dụng trực tiếp các quy định điều ước khi giải quyết các yêu cầu công nhận còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, vấn đề chuyển hóa các quy định trong các điều ước vào pháp luật Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Bởi lẽ, một điều ước không thể giải quyết hết mọi nội dung liên quan đến vấn đề này, ngay cả khi vấn đề đó đã được điều ước quy định khá cụ thể thì vẫn cần sự cụ thể hóa trong văn bản pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh đó nhận thức, trình độ hiểu biết pháp luật quốc tế nói chung và tư pháp quốc tế nói riêng, kỹ năng đàm phán của đội ngũ cán bộ nước ta còn nhiều hạn chế so với các nước. Số lượng cán bộ đủ năng lực chuyên môn và ngoại ngữ còn ít. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần sớm có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cáo trình độ nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật cho đội ngũ cán bộ là công tác liên quan đến vấn đề này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn lại chặng đường hơn 30 mươi năm thực hiện tương trợ tư pháp với các nước của Việt Nam. Có thể thấy, hiện nay, Việt Nam chưa ký kết được nhiều hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự trong đó có quy định vấn đề công nhận và thi hành với một số nước láng giềng, các nước trong khu vực và một số nước có quan hệ truyền thống với Việt Nam, đặc biệt là các nước có

đông công dân Việt Nam sinh sống, lao động và học. Về hợp tác đa phương trong lĩnh vực này thì chưa được chú trọng, cho đến nay, Việt Nam chưa tham gia một thiết chế đa phương nào mang tính chất khu vực và toàn cầu về vấn đề này. Đối với các nước trong khối ASEAN hiện nay, cơ chế hợp tác về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Mặc dù, một số nước thành viên và Việt Nam đã chủ động đưa ra những đề xuất, sáng kiến để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Tuy nhiên, cho đến nay các nước thành viên khối ASEAN vẫn chưa ký kết một điều ước nào về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại trong đó quy định vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài. Sự đềp tác giữa các nước trong khối chỉ mới tiến hành trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

Qua phân tích thực trạng các quy định pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, có thể thấy:

Việc ký kết và thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp có nhiều ý nghĩa quan trọng, góp phần mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan tư pháp các bên. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, của cá nhân, pháp nhân. Đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, góp phần tích cực hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự quốc tế

Với một số lượng khá lớn các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý mà Việt Nam đã ký kết, có thể thấy hoạt động này đã có nhiều thay đổi tích cực, đã tạo điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng cho Việt Nam, khẳng định được tinh thần hội nhập quốc tế, sẵn sàng hợp tác, làm bạn với các nước của Việt Nam.

Tuy nhiên, qua nhiều năm thi hành, một số quy định trong các hiệp định đã bộ lộ nhiều hạn chế, bất cập không phù hợp, quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước có nhiều thay đổi. Vì vậy, việc đàm phán, sửa đổi, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong đó có quy định vấn đề

công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam là cần thiết.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 51)