Trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 66)

định dân sự của tòa án nƣớc ngoài

Theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài gồm các bước sau:

Bước thứ nhất, nộp đơn yêu cầu và các giấy tờ tài liệu gửi kèm theo đơn.

Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài phải được gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam và phải có các nội dung chính sau:

- Họ tên, địa chỉ, nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; - Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành án là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu còn phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài tại Việt Nam;

hành u cầu của người được thi hành án; trường hợp bản án, quyết định của tòa án nước ngoài đã được thi hành một phần thì người được thi hành phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành là giấy tờ bắt buộc phải có, ngoài ra người có yêu cầu còn phải nộp kèm theo đơn là các giấy tờ tài liệu được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp không có điều ước quốc tế thì kèm theo đơn phải có bản sao hợp pháp bản án, quyết định của tòa án nước ngoài; văn bản xác nhận

chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam trừ trường hợp trong bản án, quyết định đã ghi rõ vấn đề này; văn bản xác nhận việc đã gửi cho người phải thi hành bản sao, bản án quyết định đó. Trường hợp người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên tòa của tòa án nước ngoài thì phải có văn bản xác nhận người đó đã được triệu tập hợp lệ. Đơn yêu cầu và tất cả các giấy tờ tài liệu gửi kèm theo đơn bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Sau khi nhận đơn, Bộ Tư pháp sẽ kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ và hướng dẫn thu nộp lệ phí công nhận, việc nộp lệ phí sẽ được thực hiện tại Bộ Tư pháp. Mức lệ phí đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được áp dụng theo Danh mục án phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009, cụ thể như sau: Mức nộp 2.000.000 đồng đối với người yêu cầu là cá nhân thường trú tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam; mức nộp 4.000.000 đồng đối với người yêu cầu là cá nhân không thường trú tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam. Đối với yêu cầu của công dân, pháp nhân nước có điều quốc tế với Việt Nam về vấn đề này có quy định chế độ miễn cược án phí thì sẽ không phải đóng khoản lệ phí trên.

Sau khi nhận được đơn và các giấy tờ tài liệu, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ, giấy tờ, hướng dẫn thu nộp lệ phí công nhận, trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ, tài liệu có liên quan Bộ Tư pháp phải chuyển hồ sơ đến tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Bước thứ hai, thụ lý và chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, tòa án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Sau khi xem xét hồ sơ nếu thấy có vấn đề gì chưa rõ trong bản án, quyết định, tòa án có quyền yêu cầu người gửi đơn, tòa án nước ngoài đã ra bản án, quyết định giải thích về những điểm chưa rõ ràng trong hồ sơ, văn bản yêu cầu giải thích và văn bản trả lời được gửi qua Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày thụ lý hoặc trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày thụ lý đối với trường hợp tòa án yêu cầu người gửi đơn, tòa án nước ngoài giải thích đơn, bản án, tùy từng trường hợp mà tòa án phải ra một trong các quyết định sau:

- Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người gửi đơn rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành án đã tự nguyện thi hành hoặc người phải thi hành là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của người đó không được thừa kế hoặc nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan tổ, chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc không xác định được địa chỉ của người phải thi hành hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành;

- Mở phiên họp xét đơn yêu cầu nếu không có căn cứ để ra các quyết định trên.

Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu trong thời hạn một tháng, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu và phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trước ngày mở phiên họp.

Bước thứ ba, phiên họp xét đơn yêu cầu

Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại một phiên họp do một Hội đồng xét đơn gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa. Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.

Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người phải thi hành hoặc đại diện hợp pháp của họ, nếu họ vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp. Việc xét đơn vẫn được tiến hành nếu người nếu họ có yêu cầu xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Khi xét đơn yêu cầu Hội đồng xét đơn không xét xử lại vụ án mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, các giấy tờ tài liệu kèm theo đơn với các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan để ra quyết định.

Sau khi xem xét đơn, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, Kiểm sát viên, Hội đồng xét đơn thảo luận và quyết định theo đa số. Hội đồng có thể ra quyết định công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

Sau khi ra quyết định, tòa án gửi cho các đương sự viện kiểm sát cùng cấp quyết định đó, nếu đương sự ở nước ngoài thì quyết định được gửi thông qua Bộ Tư pháp.

* Thủ tục kháng cáo, kháng nghị các quyết định của tòa án về việc

công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Đương sự có quyền kháng cáo, viện kiểm sát có quyền kháng nghị các quyết định của tòa án về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, bao gồm:

Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;

Quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

Quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.

Việc kháng cáo, kháng nghị được thực hiện trong thời hạn luật định. Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày kể từ ngày tòa án ra quyết định, nếu đương sự không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì hời hạn tính từ ngày nhận được quyết định của tòa án. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ba mươi ngày kể từ ngày tòa án ra quyết định.

Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét đơn kháng cáo của đương sự, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát. Hội đồng xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.

Thủ tục phiên họp xét kháng cáo, kháng nghị được tiến hành như phiên họp tại cấp sơ thẩm. Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị có quyền:

- Giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của tòa án cấp sơ thẩm; - Đình chỉ việc xét kháng cáo nếu đương sự rút kháng cáo, viện kiểm sát rút kháng nghị hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi hành, hoặc người thi hành là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế hoặc tổ chức phải thi hành bị phá sản, giải thể mà quyền và nghĩa vụ của cơ quan tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng.

Như vậy, đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được giải quyết qua hai cấp xét xử. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị không có quyền hủy quyết định của cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ về cho tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại theo quy định của pháp luật.

Bước thứ tư, thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của Tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật. Việc thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam được tuân theo các quy định về thi hành án dân sự của Việt Nam, trong trường hợp có điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài về vấn đề này thì áp dụng theo điều ước quốc tế.

Về nguyên tắc bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Những bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không

được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành sẽ không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. Đây là nguyên tắc có tính tuyệt đối và không có ngoại lệ.

Quyết định đã có hiệu lực của Tòa án Việt Nam về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cần được các đương sự nghiêm chỉnh chấp hành, các cơ quan tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Điều đó có nghĩa là nếu tổ chức, cá nhân phải thi hành không tự nguyện thi hành thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi thi hành, cơ quan thi hành án có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam có thẩm quyền công nhận và cho thi hành.

Nhà nước Việt Nam đảm bảo việc chuyển tiền và tài sản thi hành bản án bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài từ Việt Nam ra nước ngoài. Việc chuyển tiền và tài sản được tuân theo pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)