Điều kiện công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 71 - 80)

sự của tòa án nƣớc ngoài

Hiện nay, tư pháp quốc tế có ba mô hình điều chỉnh vấn đề điều kiện công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, gồm:

Mô hình thứ nhất, liệt kê những điều kiện mà một bản án, quyết định

của tòa án nước ngoài phải đáp ứng nếu muốn được công nhận tại nước sở tại;

Mô hình thứ hai, liệt kê những trường hợp không công nhận và cho thi hành; Mô hình thứ ba, vừa liệt kê những điều kiện mà một bản án, quyết

định của tòa án nước ngoài phải đáp ứng nếu muốn được công nhận và cho thi hành, vừa liệt kê những trường hợp không công nhận và cho thi hành [1].

Điều 356 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam đã áp dụng mô hình liệt kê những trường hợp không công nhận và cho thi hành. Theo quy định của Điều luật trong những trường hợp sau thì bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

* Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định đó

Về nguyên tắc, một bản án, quyết định phải có hiệu lực pháp luật thì mới có giá trị bắt buộc đối với các bên. Tòa án Việt Nam chỉ xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật của nước ban hành ra bản án, quyết định dân sự đó. Do vậy, một bản án, quyết định dân sự của tòa nước ngoài chưa có hiệu lực pháp luật theo pháp của nước đã tuyên thì sẽ không được công nhận tại Việt Nam.

Tuy nhiên, tại một số hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với các nước còn quy định trong một số trường hợp đặc biệt bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ nước ký kết kia, ví dụ: Điều 21 Hiệp định giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp quy định: "Đối với các vấn đề về cấp dưỡng, quyền nuôi dưỡng hoặc quyền thăm nom người chưa thành niên, thì bản án quyết định dân sự có thể chưa có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn được thi hành ngay trên lãnh thổ của nước đã ra bản án, quyết định dân sự đó" [4]; hay Điều 53 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga quy định: "Đối với các vụ kiện về cấp dưỡng cần thi hành ngay, không kể bản án, quyết định dân sự đó đã có hiệu lực pháp luật hay chưa nhưng được công nhận và thi hành trên lãnh thổ của nước ký kết kia" [4].

* Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa của tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ

Trong tố tụng dân sự, tòa án luôn đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của đương sự; nguyên tắc quyền bảo vệ của đương sự. Để thực hiện tốt nguyên tắc trên đương sự phải được triệu tập hợp lệ đến phiên tòa, trong trường hợp họ vắng mặt tại phiên tòa của tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ thì bản án, quyết định dân sự đó được coi là vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng, không có hiệu lực pháp luật và sẽ không được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.

Pháp luật về thủ tục triệu tập tham gia tố tụng dân sự tại các nước khác nhau, trong khi đó khoản 2 Điều 356 Bộ luật Tố tụng dân sự chỉ quy định một cách chung chung, không quy định rõ việc không được triệu tập hợp lệ được thực hiện theo pháp luật nước đã tuyên bản án, quyết định đó hay theo pháp luật Việt Nam.

* Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam

Đối với các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định tại Điều 411 Bộ luật Tố tụng dân sự, mà không được khởi kiện, giải quyết tại Việt Nam thì sẽ không được Tòa Việt Nam công nhận và cho thi hành.

Quy định này đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người yêu cầu công nhận và cho thi hành, nhưng lại phù hợp với nguyên tắc xác định thẩm quyền quốc tế của tòa án, đảm bảo được chủ quyền quốc gia. Trên thực tế, điều kiện này được pháp luật một số nước trên thế giới áp dụng.

* Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc của tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử nước ngoài thụ lý vụ án, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó

Theo quy định này, Tòa án Việt Nam sẽ từ chối việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nếu như về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc của tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử nước ngoài thụ lý vụ án, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó. Điều kiện này đã thể hiện được sự tôn trọng giá trị pháp lý của các quyết định do Tòa án Việt Nam tuyên.

Để thực hiện quy định trên đòi hỏi Tòa án Việt Nam khi giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phải tiến hành rà soát xem về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt

này hoặc của tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử nước ngoài thụ lý vụ án, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó hay chưa để ra quyết định công nhận. Đòi hỏi này đối với Tòa án Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là quá cao, chưa mang tính khả thi [23, tr. 42].

Mặt khác, tại khoản 4 Điều 356 Bộ luật Tố tụng dân sự chỉ nhắc đến trường hợp bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận mà không xem xét đến trường hợp đang được Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành.

* Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật Việt Nam

Thời hiệu thi hành án là một khoảng thời gian xác định, hết khoảng thời gian đó mà người được thi hành án không có yêu cầu thi hành án thì sẽ mất quyền yêu cầu của mình. Việc xác định thời hiệu thi hành án được xác định theo pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự. Trong trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định hoặc không thể xác định được thời hiệu thi hành án theo pháp luật nước ngoài thì việc xác định thời hiệu sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam.

* Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

Nhằm đảm bảo nguyên tắc "bảo lưu trật tự công cộng", tức là, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Tòa án Việt Nam sẽ không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nếu việc công nhận đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Điều kiện này được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, về câu chữ tại khoản 6 Điều 356 Bộ luật quy định chưa chính xác, dễ gây hiểu nhầm. Theo câu chữ "việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam" thì có thể

hiểu hành vi công nhận và thi hành trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Trong khi đó, điều luật cần hiểu "hậu quả của việc công nhận trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam".

Qua các phân tích trên, có thể thấy hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là một lĩnh vực khá mới mẻ của pháp luật Việt Nam. Việc ghi nhận các quy phạm pháp luật về vấn đề này tại một số văn bản pháp luật quốc gia là một cố gắng rất lớn của Nhà nước ta trên con đường hội nhập quốc tế. Các quy định của pháp luật quốc gia Việt Nam về vấn đề này về cơ bản đã phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, phù hợp với thực tiễn pháp luật nhiều nước và các điều ước quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh các thành quả tích cực thì hiện nay các quy định trong pháp luật Việt Nam đã dần bộc lộ các hạn chế, bất cập. Cụ thể:

* Về cơ sở pháp lý cho hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.

Qua nghiên cứu thấy, pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn thiếu văn bản hướng dẫn thi hành, như văn bản hướng dẫn một số quy định tại phần thứ sáu Bộ luật Tố tụng dân sự; văn bản hướng dẫn việc thi hành án…. Hiện nay, khi giải quyết đơn yêu cầu công nhận của đương sự, trong một số trường hợp các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam vẫn phải sử dụng các văn bản hướng dẫn đã hết hiệu lực như: Thông tư liên bộ số 139 ngày 12/3/1984; Thông tư liên ngành số 04 ngày 24/7/1993.

* Về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành.

Hiện nay, các quy định pháp luật về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động này chưa được quy định đầy đủ. Điều đó đã dẫn đến cơ chế phối hợp giữa các cơ quan còn lỏng lẻo, chưa ăn khớp trong việc thực thi các quy định pháp luật về vấn đề này. Theo phản ánh của Bộ Tư pháp cho thấy, mặc dù, Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối, trực tiếp tiếp nhận hồ sơ từ

đương sự, hướng dẫn thu nộp lệ phí và có trách nhiệm như là cầu nối giữa tòa với người yêu cầu, tòa án nước ngoài. Nhưng các có một thực tế là trong quá trình tòa án giải quyết đơn yêu cầu nhiều đơn vị không thông báo cho Bộ Tư pháp về hoạt động của mình, dẫn đến việc Bộ Tư pháp hoàn toàn bị động trước các vấn đề mà cá nhân, tổ chức nước ngoài hỏi hoặc yêu cầu.

* Về thẩm quyền của tòa án trong việc xét đơn yêu cầu

Qua nghiên cứu Điều 354 Bộ luật Tố tụng dân sự thấy, trong quá trình xét đơn yêu cầu tòa án không ra quyết định tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Trong khi đó, tại một số hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự Việt Nam ký kết với các nước lại quy định về vấn đề tạm đình chỉ việc xét đơn như: Điều 60 hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cộng hòa Belarus; Điều 55 hiệp định với Liên bang Nga quy định: "Nếu trên lãnh thổ của bên ký kết có tòa án đã ra quyết định, việc thi hành quyết định đã bị tạm đình chỉ, thì trên lãnh thổ của nước ký kết kia cũng tạm đình chỉ việc xem xét công nhận và thi hành quyết định nếu quyết định đang được cưỡng chế thi hành, thì cũng tạm đình chỉ việc cưỡng chế đó". Điều này đã tạo ra sự không thống nhất giữa Bộ luật tố tụng dân sự với một sô hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với các nước.

* Về thẩm quyền của Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị các quyết định của tòa án về công nhận và cho thi hành

Qua nghiên cứu các quy định về xét kháng cáo, kháng nghị tại Điều 359 Bộ luật Tố tụng dân sự có thể thấy: Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị tại cấp phúc thẩm không có quyền hủy quyết định tòa án cấp sơ thẩm về vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Pháp luật Việt Nam cũng không quy định thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về vấn đề này. Việc không quy định thủ tục tái thẩm có thể được giải thích bởi lý do, Tòa án Việt Nam khi xét đơn yêu cầu không được quyền xét lại nội dung bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mà chỉ xem xét các điều kiện có

phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hay không để công nhận hoặc không công nhận. Tuy nhiên, việc không quy định vấn đề "huỷ quyết định của khôngơ thẩm" hoặc "thủ tục giám đốc thẩm các quyết định đã có hiệu lực pháp luật" đã làm ảnh hưởng lớn đến việc tuân thủ pháp luật. Trong một số trường hợp khi phát hiện cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì không có cơ chế để giải quyết.

* Về lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Theo quy định tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 thì có hai mức thu lệ phí khác nhau đối với các đối tượng, cụ thể: Mức thu 2.000.000 đồng đối với người yêu cầu là cá nhân thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam; mức thu 4.000.000 đồng đối với người yêu cầu là cá nhân không thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam. Trường hợp kháng cáo quyết định của tòa án về việc công nhận thì người kháng cáo sẽ phải chịu lệ phí là 200.000 đồng, nếu yêu cầu kháng cáo không được chấp nhận.

Như vậy, các quy định trên đã căn cứ vào nơi thường trú, nơi có trụ sở tại Việt Nam để quyết định hai mức thu lệ phí sơ thẩm là không công bằng và bất hợp lý, không đảm bảo việc áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc quốc gia, nguyên tắc tối huệ quốc của nhà nước Việt Nam đối với người nước ngoài.

Mặt khác, Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án không quy định về vấn đề xử lý tiền lệ phí đương sự đã nộp trong trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc trả lại đơn yêu cầu. Do vậy, khi tòa án ra các quyết định trên, đã thiếu cơ sở pháp lý để xử lý tiền lệ phí đương sự đã nộp. Tòa không biết phải xử lý như thế nào, trường hợp nào phải hoàn trả, trường hợp nào buộc đương sự phải chịu. Thực tế, đã có đơn vị tiến hành trả lại lệ phí yêu cầu cho đương sự (Quyết định số 58/2007/QĐ-ST ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đình chỉ xét đơn yêu cầu công nhận và cho bản án ly hôn của tòa án nước ngoài và đã trả lại lệ phí công nhận cho đương sự).

* Về vấn đề thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài sau khi đã được Tòa án Việt Nam ra quyết định công nhận và cho thi hành

Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được coi là thi hành xong không chỉ dừng lại ở việc cơ quan thi hành án thu được một khoản tiền, tài sản của người phải thi hành, mà còn phải thực hiện việc chuyển tiền, tài sản thi hành án từ Việt Nam ra nước ngoài. Nhà nước Việt Nam đảm bảo cho việc chuyển tiền, tài sản từ Việt Nam ra nước ngoài, vấn đề này đã được quy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)