Đặc biệt hơn nữa trong thời đại ngày nay, điển cố, điển tích không còn là tài sản riêng của văn học mà đã được dẫn ra trong các tài liệu chính trị-xã hội, triết học, kinh tế… D
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HOÀNG THỊ NGA
ĐIỂN CỐ, ĐIỂN TÍCH TRONG KHO TÀNG
CA DAO NGƯỜI VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN H ỌC
Hà Nội – 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HOÀNG THỊ NGA
ĐIỂN CỐ, ĐIỂN TÍCH TRONG KHO TÀNG
CA DAO NGƯỜI VIỆT
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 36
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Xuân Kính
Hà Nội - 2012
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1.1 Bảng tên sách Hán Nôm dùng để biên soạn Kho tàng ca dao người Việt 1.2 Bảng tên sách Quốc Ngữ dùng để biên soạn Kho tàng ca dao người Việt
2.1 Bảng tần số sử dụng điển cố , điển tích Trung Hoa
2.2 Bảng tần số sử dụng điển cố , điển tích Việt Nam
Phụ lục
1 Bảng khảo sát điển cố điển tớch Trung Quốc
2 Bảng khảo sát điển cố, điển tớch Việt Nam
3 Bảng điển cố, điển tích về nhân vật Trung Hoa
4 Bảng điển cố, điển tích về địa danh Trung Hoa
5 Bảng điển cố, điển tích sử dụng tích truyện Trung Hoa
6 Bảng điển cố, điển tích sử dụng kinh điển Nho gia của Trung Hoa
7 Bảng điển cố, điển tớch về nhõn vật Việt Nam
8 Bảng điển cố, điển tớch về địa danh Việt Nam
Trang 4DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3 Tình hình nghiên cứu
4 Phạm vi đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Cấu trúc luận văn
Chương 1 : Giới thuyết khái niệm và phạm vi tư liệu
1.1 Giới thuyết khái niệm về điển cố, điển tích
1.2 Giới thuyết về tư liệu nghiên cứu
Chương 2 : Mô tả và phân loại điển cố, điển tích trong Kho tàng ca dao
người Việt
2.1 Kết quả khảo sát và phân loại những bài ca dao sử dụng điển cố, điển tích
trong Kho tàng ca dao người Việt
2.2 Bước đầu nhận xét về tần số sử dụng điển và lí giải nguyên nhân của sự trùng
lặp điển trong Kho tàng ca dao người Việt qua việc so sánh về số lượng
2.3 Một số vấn đề về nội dung các bài ca dao sử dụng điển cố, điển tích trong
Kho tàng ca dao người Việt
2.4 So sánh và nhận xét về điển cố điển tích Trung Hoa và Việt Nam
Chương 3: Tác dụng, ý nghĩa và hạn chế của việc dùng điển cố, điển tích
trong Kho tàng ca dao người Việt
3.1 Tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng điển cố, điển tích trong Kho tàng ca dao
Trang 6MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Ca dao là một thể loại tiêu biểu trong các sáng tác dân gian, sự tiêu biểu thể hiện ở cả phương tiện nội dung và hình thức nghệ thuật Về nội dung, tuy chưa có sức khái quát tổng hợp như một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống nhưng ca dao chứa đựng khá đầy đủ những tri thức về tự nhiên, xã hội, về đời sống tình cảm, về nhân tình thế thái, về triết lý cuộc đời… Về hình thức nghệ thuật, ca dao tập hợp trong đó những phương thức, biện pháp, phương tiện nghệ thuật truyền thống độc đáo, đặc thù Bởi vậy, tiến hành nghiên cứu ca dao, chúng ta sẽ tiếp cận được những vấn đề khoa học có giá trị và mang nhiều ý nghĩa
Là viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian, bên cạnh những yếu tố đặc sắc về nội dung, ca dao Việt Nam còn sử dụng nghệ thuật phong phú và độc đáo Trong các yếu tố nghệ thuật ấy, không thể không kể đến nghệ thuật
dùng điển “ Điển” là một khái niệm rộng bao gồm điển tích, điển cố được
biểu hiện trong tác phẩm văn học dưới hình thức một chữ, một ngữ hay một câu, được tác giả rút gọn từ những chuyện xưa, tích cũ, câu thơ, câu văn trong kinh, sách đời trước Nhờ sự “giải mã” người đọc sẽ thấy được ý nghĩa biểu trưng của điển thể hiện trong tác phẩm cũng như thấy được ngụ ý của tác giả chuyển tải thông qua điển Điển được coi là biện pháp tu từ được vận dụng vào sáng tác văn chương Điển giữ vị trí, vai trò quan trọng trong việc giúp người sáng tác xây dựng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, tượng trưng và sinh động, sử dụng ngôn từ cô đọng hàm súc, ý tại ngôn ngoại, kết cấu đảm bảo ngắn ngọn, súc tích, hợp lý Chúng tôi lựa chọn điển cố, điển tích gắn với văn hoá, văn học Trung Hoa , Việt Nam làm đối tượng khảo sát ,
phân tích Kết quả này sẽ có giá trị cho việc nghiên cứu không chỉ Kho tàng
Trang 7ca dao người Việt mà sẽ còn có giá trị trong việc nghiên cứu thơ ca, văn học
nói chung, trong việc nghiên cứu văn hoá và giao lưu văn hoá Trung-Việt, tìm hiểu bản sắc văn hoá trong quá trình giao lưu với các nền văn hoá khác
Những tác dụng và ý nghĩa của việc dùng “điển” trong văn chương cũng
là một lý do quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài này Dùng điển là nét đặc thù trong văn học cổ trung đại phương Đông nói chung và văn học trung đại Việt Nam nói riêng Văn học thời ấy quan niệm việc dùng điển trong sáng tác giúp tác giả tránh được “bệnh quê mùa”, bệnh thô phác, thể hiện được sự uyên bác và tài năng của bản thân Đây là loại ngôn ngữ văn hoá có chọn lọc, được rút ra từ sử sách, do đó nó chỉ thực sự quen thuộc với tầng lớp độc giả tinh thông Hán học Người dùng điển phải có kiến văn sâu rộng và rung động thực sự Nếu điển vào tay những người không rung động mà cứ muốn làm thơ thì dùng điển trở thành trò chơi đố chữ Nhưng điều đặc biệt là tại sao ca dao - loại thơ ca bình dân lại cũng dùng điển với một số lượng lớn? Hơn nữa với hơn một nghìn năm Bắc thuộc đến nay, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn
của văn hoá và văn học Trung Hoa Vậy việc sử dụng điển trong Kho tàng ca dao người Việt có gì khác so với điển cố nguyên gốc của nó, có sự tiếp thu
một cách sàng lọc, sáng tạo và được Việt hoá hay không? Sử dụng điển trong
ca dao có những hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Đi vào tìm hiểu và lý giải những hiện tượng ấy sẽ đem lại những khám phá có ý nghĩa khoa học và nhiều thú vị
Trong Kho tàng ca dao người Việt, những bài ca dao sử dụng điển cố,
điển tích chiếm một vị trí quan trọng cả về mặt chất lượng và đặc biệt biểu hiện rõ ở mặt số lượng với hơn một nghìn lời ca dao Đã có không ít những chuyên luận, luận án hay sách kiểu từ điển viết về điển cố, điển tích của nhiều tác giả Nhưng riêng viết về điển cố, điển tích trong ca dao thì chưa thấy có một tác giả nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hoặc trình bày một cách có hệ
Trang 8thống, chi tiết trong một công trình có bề dày Trong khi đó điển cố, điển tích lại được sử dụng trong ca dao với một số lượng lớn và gây không ít khó khăn đối với độc giả, đặc biệt là độc giả bình dân khi muốn tìm hiểu, giải thích nội dung, ý nghĩa của tác phẩm ca dao ấy
Đặc biệt hơn nữa trong thời đại ngày nay, điển cố, điển tích không còn là tài sản riêng của văn học mà đã được dẫn ra trong các tài liệu chính trị-xã hội, triết học, kinh tế… Do tính hàm súc, cô đọng ở mức độ rất cao, khả năng kích thích liên tưởng mạnh mẽ nên điển không chỉ được các nhà văn nhà thơ, nhà chính luận mà cả các nhà kinh tế sử dụng trong các tác phẩm của mình Ngôn ngữ hàng ngày cũng không xa lạ với điển cố, điển tích
Chính vì những lẽ đó, chúng tôi đã chọn Điển cố, điển tích trong Kho
tàng ca dao người Việt làm đề tài nghiên cứu để khám phá vẻ đẹp của những
bài ca dao sử dụng điển cố, điển tích đầy hàm súc, lời ít, ý nhiều Công việc ấy hứa hẹn nhiều điều lí thú và bổ ích
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Tập hợp, dẫn dụ tương đối đầy đủ những cách hiểu về khái niệm điển cố, điển tích, đi đến một khái niệm dễ hiểu và cụ thể nhất
- Mô tả và phân loại điển cố, điển tích trong Kho tàng ca dao người Việt,
tập hợp những bài ca dao có sử dụng điển cố, điển tích, đưa ra một cái nhìn định lượng và nhận xét bước đầu
- Trong phạm vi tài liệu có thể tiếp cận được, chúng tôi tiến hành phân tích nội dung của ca dao sử dụng điển cố, điển tích, phân loại nó và đưa ra những so sánh, nhận xét ban đầu
- Nêu ra được những tác dụng và hạn chế cơ bản của việc sử dụng điển cố, điển tích trong Kho tàng ca dao người Việt
- Thiết lập từ điển điển cố, điển tích trong Kho tàng ca dao người Việt
làm công cụ tra cứu Từ điển này sẽ có giá trị cho việc nghiên cứu không chỉ
Trang 9Kho tàng ca dao người Việt mà sẽ còn có giá trị trong việc nghiên cứu thơ ca,
văn học nói chung, trong việc nghiên cứu văn hoá và giao lưu văn hoá Trung – Việt, tìm hiểu bản sắc văn hoá trong quá trình giao lưu với các nền văn hoá khác
3 Tình hình nghiên cứu
Lịch sử nghiên cứu văn điển cố , điển tích văn học Trung Hoa và Việt
Nam đã có từ rất lâu , từ thế kỷ XVIII nhưng chủ yếu là nghiên cứu việc sử dụng điển trong văn học viết
Từ khoảng những năm đầu thế kỷ XX , đặc biệt là từ 1993 đến nay xuất hiện nhiều loại từ điển chú giải điển cố , điển tích của gần 20 tác giả như
Nguyễn Ngọc San – Đinh Văn Thiện (1998) với Từ điển điển cố văn học trong nhà trường, Long Điền Nguyễn Văn Minh (1999), với Từ điển văn liệu ,
Lê Huy Tiêu , nhóm tác giả Nguyễn Như Ý - Nguyễn Văn Khang-Phan Xuân
Thành (1997) với Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán, Mai Thục – Đỗ Đức Hiểu với Điển tích văn học - Một trăm truyện hay đông tây kim cổ, Đinh Gia Khánh (1997) với Điển cố văn học, Đặng Đức Siêu (1999) với Ngữ liệu văn học, Nguyễn Tử Quang (2001) với Điển tích hay lạ, Diên Hương (2003) với
Từ điển thành ngữ điển tích …vv Những từ điển này chủ yếu đi sâu vào c hú
giải các điển chứ không nghiên cứu một tác phẩm nào cụ thể
Một số luận văn , khóa luận bắt đầu đi sâu tìm hiểu điển cố , điển tích trên những cứ liệu cụ thể trong đó tiêu biểu có luận văn của Nguyễn Văn Chiến
(2002) là Điển cố với các đặc trưng ngôn ngữ và nội hàm văn hoá của chúng (Trên cứ liệu điển cố Nga, Anh, Việt) và khóa luận của Hoàng Hồng Sơn (2003), Tổng hợp tình tình chú giải từ ngữ điển tích điển cố Truyện Kiều
Một số bài viết trên cá c sách báo tạp chí , đáng chú ý của các tác giả Tạ
Đặng Tuyên (1999) với Ca dao nửa Việt nửa Hán trong Kho tàng ca dao người Việt, Trần Văn Nam (2003), Điển tích trong ca dao Nam Bộ: tiếp nhận
Trang 10và cách tân, Vũ Tố Hảo (1986), Tìm hiểu một số trường hợp dùng chữ Hán và điển tích trong ca dao dân ca, Nguyễn Xuân Kính (2007) với bài viết ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc với thơ ca dân gian người Việt … đã
bước đầu tìm hiểu điển cố , điển tích trong ca dao nhưng chưa thấy có một tác giả nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hoặc trình bày một cách có hệ thống, cụ thể, chi tiết trong một công trình có bề dày
4 Phạm vi đề tài
Chúng tôi xem xét hơn một nghìn lời ca dao về điển cố điển tích trong
cuốn Kho tàng ca dao người Việt do tác giả Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng
Nhật chủ biên Đây là tài liệu chính để tiến hành phân tích, khảo sát Tư liệu ấy đã được tập hợp từ tất cả 40 cuốn sách (gồm 49 tập) được biên soạn từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1975 Chúng tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần cùng với các công trình nghiên cứu khác khắc hoạ rõ nét hơn về một nét nghệ thuật đặc sắc của ca dao trong folklore Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng nhiều phương pháp: phương pháp so sánh, đối chiếu văn bản, phương pháp phân tích, miêu tả, thao tác thống kê phân loại, kết hợp phân tích tổng hợp với phân tích kỹ, hiểu sâu từng tác phẩm ca dao cụ thể… những thao tác ấy giúp cho những nhận xét, kết luận trong bài có cơ sở khoa học và tính thuyết phục Đối với việc nghiên cứu văn học dân gian thì phương pháp thống kê nếu được sử dụng tốt, sẽ đem lại hiệu quả khả quan Mặc dù biết được những khả năng to lớn của việc sử dụng các phương pháp phân tích chính xác, nhưng ta vẫn thấy
rõ những giới hạn của chúng như Prop đã từng nhận xét những phương pháp này: “Chỉ có thể được áp dụng và đem lại kết quả ở những nơi mà sự lặp lại
có trong một phạm vi lớn Điều này chúng ta có ở trong ngôn ngữ, điều này chúng ta có ở trong văn học dân gian” [ 35; tr.18 ]
Trang 116 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu; phần Kết luận; phần Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục ; Luận văn của chúng tôi gồm có ba chương:
Chương 1 : Giới thuyết khái niệm và phạm vi tư liệu
Chương 2 : Mô tả và phân loại điển cố, điển tích trong Kho tàng ca dao
người Việt
Chương 3 : Tác dụng và hạn chế của việc sử dụng điển cố, điển tích trong
Kho tàng ca dao người Việt
Trang 12Chương 1: GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ PHẠM VI TƯ LIỆU
1 1 Giới thuyết khái niệm về điển cố điển tích
Có rất nhiều nhà nghiên cứu văn học, nghiên cứu ngôn ngữ học đã đưa ra các định nghĩa của mình nhằm xác định khái niệm thuật ngữ “điển cố, điển tích”:
1.1.1 Định nghĩa về điển cố
- Nguyễn Văn Chiến trong Luận văn của mình cho rằng: “Điển cố”:
“chiết tự là sự kiện trong sách Kinh điển được người đời dùng bám theo và
câu chuyện, sự việc đời xưa Điển cố hàm chứa những câu chuyện dài mà nếu kể ra thì phải tốn khá nhiều giấy mực, thì giờ, song sự cô đọng, súc tích của điển cố đã khiến sự liên tưởng và kí ức của người đọc, người nghe thông qua hoạt động và thấu hiểu được nhiều lẽ mang ý nghĩa văn chương và triết lý” [7,
tr.21]
- Lê Huy Tiêu không tách bạch điển cố ra mà gọi đó là thành ngữ điển cố khi coi đó là loại thành ngữ có cốt truyện thường có xuất xứ từ truyện lịch sử,
cổ tích, ngụ ngôn hay văn thơ của các tác giả nổi tiếng Ông cho rằng vì vậy
đọc điển cố trở nên lí thú và hấp dẫn Lời tựa nhà xuất bản trong cuốn Từ điển thành ngữ điển cố Trung Quốc của ông là xác đáng khi nhận xét: “Khi
đọc một văn bản Hán văn, người ta thường gặp không ít thành ngữ, thành ngữ vốn đã súc tích mà thành ngữ điển cố càng súc tích hơn và được viết bằng cổ văn rất khó hiểu” [44, tr.5] Định nghĩa của Lê Huy Tiêu coi điển cố là thành ngữ có lẽ do hầu hết các đơn vị điển cố Trung Quốc của ông sưu tập và tường
Trang 13giải đều có hình thức của một đơn vị thành ngữ Ví dụ: “Khô mộc phùng xuân” (Cây khô gặp mùa xuân), “Bạch bích vi hà” (Ngọc trắng có tì vết) Qủa thực những điển cố này không khác những thành ngữ gốc Hán khác về mặt hình thức : “Dương chất hổ bì” (Mình dê da cọp), “Thuỷ trích thạch xuyên” (Nước chảy đá mòn)
-Trác Hiên Triệu Hữu Lập viết : Mấy lời của người hiệu đính in trong sách Từ điển văn liệu của Long Điền Nguyễn Văn Minh có đề cập đến định
nghĩa điển cố : “Người ta làm văn tất cũng phải có văn liệu, nghĩa là phải
dùng chữ, dùng điển ở trong Tứ Thư, Ngũ Kinh, Chư sử, các chuyện để phụ
diễn ra thành văn thì lời văn mới hay mới đẹp, lời nói châu ngọc hàng hàng gấm thêu” [27, tr.7] Khi làm sách này, tác giả và người phụ giúp ấn loát đều nhận thấy một tình trạng Hán học bị suy sút khi Quốc ngữ phát triển, song vốn học của cha ông cần được giữ gìn và phát huy nên cần có những sách kê biên khảo cứu như từ điển, chuyên luận về điển cố, điển tích Trong cách hiểu về văn liệu ở đây có hai yếu tố là “chữ” và “điển” tức là điển cố và điển tích Đặc trưng của “chữ” và “điển” là sẵn có vì được trích dẫn từ các sách xưa, từ truyện, từ sử để dùng trong thơ văn
- Cũng là một loại từ điển văn liệu, nhưng cuốn Ngữ liệu văn học của
Đặng Đức Siêu có lời giải thích cụ thể hơn Khi tác giả coi ngữ liệu ở đây bao gồm từ điển cố, từ ngữ, thành ngữ, nhân danh, danh ngôn vốn mang ý nghĩa biểu trưng cho tới các từ ngữ, từ cổ rút ra từ ca dao ngạn ngữ được các tác giả thơ văn Việt Nam xưa kia dẫn trong tác phẩm dưới hình thức điển cố từ viện dẫn Đồng thời trong sách còn có một số từ ngữ, điển cố Phật giáo Một ý kiến trong phần “Lời nói đầu” có thể coi là một phần trong định nghĩa về điển cố : “Nhiều từ trong các tác phẩm văn học nổi tiếng đã trở thành những ngữ liệu quan trọng, góp phần làm phong phú thêm hệ thống ngôn ngữ văn học trong tiếng Việt thời Trung đại, được vận dụng linh hoạt và định hình trong
Trang 14các tác phẩm văn thơ Hán Nôm tiêu biểu, một phần không nhỏ cũng đã trở nên thông dụng trong lời nói hàng ngày” [40, tr.3] Như vậy một tính chất quan trọng của điển cố, điển tích là nguồn gốc từ các tác phẩm nổi tiếng của văn và thơ và các từ ngữ đó đã được định hình, có tính chất cố định trong sử dụng ở sáng tác của các tác giả Việt Nam
- Nguyễn Ngọc San trong cuốn Từ điển điển cố văn học trong nhà trường đã đưa ra một định nghĩa khá bao quát về điển cố : “Điển cố là viết
gọn chuyện cũ người xưa” [ 36, tr.23 ] thành đôi ba chữ để đưa vào văn chương làm cho câu văn hàm súc ngắn gọn, lời ít ý nhiều Do quan điểm thẩm
mĩ của người xưa là chuộng “tập cổ” (ưa bắt chước người xưa), câu văn càng
cổ, càng dẫn nhiều chuyện cổ, câu nói cổ của thánh hiền thì càng hay càng mang tính chất mẫu mực nên văn chương xưa thường dùng nhiều điển cố ở đủ các thể loại: thơ, phú, truyện kí, biền văn, văn xuôi… Nhưng nói chung, nó được sử dụng nhiều nhất ở câu văn đối ngẫu vì văn đối ngẫu bị gò ép ở số lượng âm tiết nên thường được khắc phục bằng cách sử dụng điển cố Ví dụ trong phú đời Hán số lượng điển cố thường có một tỉ lệ rất cao Do xu hướng chuộng cổ bắt chước người xưa vốn là truyền thống của văn chương xưa kia nên điển cố ngày càng được vận dụng rộng rãi đến mức không thuộc điển cố người đọc nhiều khi không hiểu được ý nghĩa của câu thơ văn cổ Nguồn khai thác điển cố chủ yếu là các sự tích thời Xuân Thu Chiến Quốc được ghi chép trong các trước tác Tiên Tần và văn thơ đời Đường, Tống, ngoài ra còn có thể kể đến Kinh sử hay thư tịch nổi tiếng các đời khác
Khi các từ ngữ này trở thành điển cố và được đưa vào sáng tác với cấp độ
ý nghĩa thứ hai, tức là cấp độ biểu trưng để thay thế cho một sự tích, một câu nói, một tứ thơ thì nó được gọt giũa thêm để trở nên hàm súc hơn, ý tại ngôn ngoại, tức là cố gắng chuyển tải được một nội dung lớn hơn nhiều so với sức hàm chứa của bản thân từ ngữ Điển cố thì ngược lại, bao giờ nó cũng bao hàm
Trang 15hai cấp độ nghĩa: Tính lịch sử cụ thể và tính biểu trưng hay giá trị phong cách học
- Đinh Gia Khánh cũng phần nào định nghĩa điển cố khi ông giải thích
cách thức lựa chọn các đơn vị mục từ trong cuốn Điển cố văn học xuất bản
năm 1977 Ông cho biết các điển cố trong sách là thông dụng để xây dựng hình tượng trong văn học cổ, chúng bao gồm các sự tích như “gác vàng”,
“Chương Đài”…, những nhân vật như Di Tề, Tô Tần…, những thành ngữ như “Quạt nồng ấp lạnh”, “Sửa dép vườn dưa”… Bên cạnh đó còn một số từ ngữ Hán học như “Ngũ giới”, “lục cục” , “hoa đàm”…vv [19, tr.8]
Từ điển này thu thập các đơn vị điển cố Hán học sử dụng trong văn thơ Nôm, một số dùng trong văn học viết bằng chữ Hán thời xưa, cũng như trong văn học dân gian Tuy chưa có định nghĩa cô đọng nhưng qua giải thích cũng thấy rõ quan niệm về điển cố là gồm các điển tích (sự tích), danh nhân, các đơn vị có hình thức giống thành ngữ Do khuôn lại trên cơ sở cách hiểu như trên nên nhiều đơn vị điển cố khác không được đưa vào từ điển
- Hai tác giả Nguyễn Thạch Giang và Lữ Huy Nguyên khi đưa ra các
nhận xét về thư tịch Hán Nôm được dùng để biên soạn cuốn Từ điển cố văn học xuất bản năm 1999 có đề cập đến diện mạo của điển cố trong nhận xét
rằng: Mọi mặt sinh hoạt của dân chúng được bộc lộ “bằng cách mượn những điển cố điển tích, những chữ sách và những từ Hán lấy trong các thư tịch cổ Trung Quốc… Nói chung, những điển, những chữ sách này đều được rút ra từ truyện một số nhân vật, một số sự kiện nhất định được ghi lại trong nhiều sách khác nhau [11, tr.9] Ở đây dùng ba thuật ngữ “điển” và “chữ sách”, “từ Hán” để bao quát khái niệm điển cố Đây thực sự là một từ điển văn liệu quý giá tuy nhiều đơn vị điển cố thông dụng đã thiếu vắng
- Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường, viết trong Từ điển văn
học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX : "Điển cố: Thuật ngữ của giới
Trang 16nghiên cứu nhằm mô tả một trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng văn học cổ và trung đại Trung Hoa Do những nguyên nhân khác nhau, đã hình thành một tâm thế, một phong cách của những người làm văn: trong hành văn thường hay nhắc đến một sự tích xưa hoặc một vài câu thơ, câu văn cổ để diễn tả ý mình, nhưng đây không phải là trích dẫn nguyên văn, mà là lối dùng lại vài chữ cốt gợi nhớ được đến tích cũ ấy, câu văn cổ ấy Lối này được gọi chung là dùng điển cố, bao gồm
phép dùng điển và dùng chữ" [4, tr.142] Thực tế là khái niệm "văn" trong
các nền văn hoá chịu ảnh hưởng của Trung Quốc rộng hơn nhiều so với khác niệm "văn học" trong các nền văn hoá phương Tây Vì lẽ đó, nếu trong luận văn này chúng tôi dùng thuật ngữ "điển cố, điển tích " thì cũng xin được hiểu theo nghĩa rộng hơn này
- Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu, chương viết về
điển cố đã định nghĩa: “Điển (nghĩa đen là việc cũ) là một chữ hoặc một câu có ám chỉ một việc cũ, một tích xưa khiến cho người đọc sách phải nhớ đến việc ấy mới hiểu ý nghĩa và cái lý thú của câu văn Dùng điển chữ nho gọi là dụng điển hoặc sử sự, nghĩa đen là khiến việc, ý nói sai khiến việc đời xưa cho nó có thể ứng dụng vào bài văn của mình” [57] Ông còn nói các văn sĩ của ta và của Trung Quốc thường mượn một số sự tích xưa hoặc một câu văn, câu thơ cổ diễn tả ý tình Các điển cố có thể ám chỉ đến các việc thực được chép từ sử, truyện, hoặc là những chuyện hoang đường, được chép từ truyện
cổ tích, ngụ ngôn, có khi là một vài chữ từ câu văn, câu thơ cổ
1.1.2 Định nghĩa điển tích
- Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên coi điển cố là sự việc câu
chữ trong sách đời trước, được dẫn lại trong thơ văn và coi điển tích là câu chuyện trong sách đời trước được dẫn lại cô đúc trong tác phẩm [31, tr.138] Định nghĩa này phản ánh chính xác bản chất của điển cố và điển tích Điển cố
Trang 17bao gồm các sự kiện vấn đề, từ ngữ, câu chữ từng được ghi trong các thể loại văn học thời xưa được dẫn nguyên hay thu gọn lại Tích chính là chuyện, là sự tích từng được kể trong sách xưa được tóm tắt thật ngắn gọn, trong một vài
từ Tuy nhiên mối liên hệ giữa điển cố và điển tích chưa được làm rõ
- Mộng Bình Sơn không phân biệt điển cố và điển tích mà gọi gộp chung hai khái niệm này là điển tích Ông viết : “Điển tích là những câu nói ngắn hoặc những câu chuyện trong sách đời trước chứa đựng một nội dung xã hội và văn học sâu sắc được lưu truyền qua sử sách và được các học giả của mọi thời kỳ thừa nhận giá trị điển tích của nó” [38, tr.7] Ông cho rằng do trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cách tân mà văn học đã dần dần loại bỏ nhiều điển tích ( theo cách hiểu của Mộng Bình Sơn) Ông lưu ý bạn đọc rằng ngày nay ít thấy điển tích vận dụng trong các tác phẩm văn chương hiện đại để thể hiện, diễn đạt ý tưởng tình cảm Tuy nhiên khi ông cho “Điển tích cũng dần biến dạng trong văn chương” thì ý kiến này khá lờ mờ trong nhận xét vì :
“Biến dạng” có thể hiểu là được nói bằng ngôn ngữ hiện đại hoặc một cách truyền diễn nội dung mới Song nhận xét tiếp theo của ông là đúng : “Văn thơ
cổ là một bộ phận của lịch sử văn học dân tộc mà chúng ta không thể tách rời khi nghiên cứu văn học sử…Vì vậy, việc tìm hiểu điển tích trong thi văn cổ là điều cần thiết” Ý kiến này chính xác vì xưa kia các bậc cự nho thường rất tinh thông điển tích và họ dùng rất thường xuyên và thâm thuý trong tác phẩm của mình để tạo nên những hiệu quả thẩm mĩ, tình cảm mạnh mẽ và sâu sắc
Hai tập cuốn Điển tích chọn lọc của ông tập trung nhiều điển cố và điển tích
căn bản của Hán văn cổ như “Kết cỏ ngậm vành”, “Nằm gai nếm mật”,
“Đằng Vương các”
1 1.3 Rút ra định nghĩa chung về điển cố, điển tích
Từ những định nghĩa, nhận xét đã dẫn của nhiều học giả, có thể tạm thời đưa ra một định nghĩa chung, dễ hiểu về điển cố, điển tích :
Trang 18- Điển cố là những câu chuyện từ ngữ trong sách, là những phát ngôn hành động, tên của các nhân vật văn chương và sự thực lịch sử, là những sự kiện chính trị, chiến tranh tôn giáo… trong tiến trình phát triển xã hội được viết gọn, cô đọng, hàm súc, lời ít, ý nhiều
- Điển tích là những cốt truyện, diễn trình của các sự kiện nổi bật trong văn chương, trong lịch sử được dẫn lại cô đọng trong ngôn bản
Như vậy điển cố bao hàm điển tích Chẳng hạn điển cố : “Ngưu Chức”: có
ý nghĩa chỉ tình vợ chồng phải chịu xa cách Tích truyện của điển cố được rút
ra từ Kinh sở tuế thời kí: Chức nữ là tên một ngôi sao ở Phía Bắc sông Ngân
Hà, đối diện với sao Khiên Ngưu, Chứu Nữ (ả Chức) là cháu Trời, làm nghề dệt vải rất siêng năng Trời đem gả cho Khiên Ngưu (Chàng Ngưu) làm nghề chăn trâu Hai vợ chồng quá âu yếm nhau không giữ đúng phép trời Trời phạt đem đày mỗi người ở một bên sông Ngân Hà Mỗi năm, Trời chỉ cho phép hai vợ chồng qua sông gặp nhau một lần vào đêm mồng bảy tháng bảy âm lịch (thất tịch) đi qua cái cầu của chim Ô Thước (Chim quạ và chim khách) bắc (cầu Ô) Vợ chồng gặp nhau than khóc về cảnh li biệt, nước mắt chan chứa rơi xuống trần gian thành mưa dầm tầm tã tục gọi là “mưa ngâu tháng bảy
Thực ra khái niệm điển cố gồm hai vế “điển” và “cố” “Điển” là những gì mà trong định nghĩa điển cố đã nêu, còn “cố” chính là nội dung của điển tích Điển cố nào cũng có xuất xứ, nguồn gốc hoặc trong sách xưa thuộc văn chương, kinh bổn, hoặc các sự kiện từng diễn ra trong lịch sử
1.1.4 Nguồn gốc của việc sử dụng điển cố, điển tích
Sau khi không thắng nổi nước Âu Lạc trong cuộc tấn công năm 210 TCN (trước công nguyên), Triệu Đà rắp tâm xâm lược một lần nữa Năm 207 TCN, y bất ngờ đem binh lính tập kích An Dương Vương và chiếm Âu Lạc rồi sáp nhập vào quận Nam Hải của mình, bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc, một thời
kỳ lịch sử nước ta bị các thế lực phong kiến Trung Quốc đô hộ Cũng từ thời
Trang 19điểm đó, Nho giáo được truyền bá vào nước ta kéo theo những kênh giao lưu, sự tiếp xúc về văn hoá, văn học giữa Vịêt Nam và Trung Quốc Theo hầu hết các nhà nghiên cứu, có các lí do chủ yếu sau khiến Nho giáo có thể được tiếp nhận ở Vịêt Nam:
- Việc truyền bá này mang tính chất lợi dụng, đồng thời bộc lộ tính áp đặt
từ phía chính quyền đô hộ của phong kiến Trung Quốc:
Vào cuối đời Tây Hán và đầu đời Đông Hán, cùng với chính sách cai trị và "Hán hóa" vùng đất nước cổ Việt Nam thời đó gọi là Giao Chỉ, Cửu Chân, văn hóa Hán bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam, với tên tuổi hai viên quan mà sử sách Việt Nam cũng như sử sách Trung Quốc đều ca ngợi có công lao trong việc "khai hóa" lễ nghĩa, mở mang phong tục mới là Tích Quang và Nhâm Diên Nho giáo là một thành phần của văn hóa Hán, tất nhiên cũng sớm có mặt tại Việt Nam như là một công cụ Hán hóa nước Việt Nhưng sự hiện diện tương đối rõ nét của Nho giáo ở nước ta có lẽ chỉ thật sự bắt đầu vào cuối đời Đông Hán với vai trò tích cực của Sĩ Nhiếp (187-226 CN) trong việc làm cho nước ta "thông thi thư, tập lễ nhạc" như sử thần Ngô Sĩ Liên (thế kỷ
XV) từng bình luận trong sách Đại Việt sử ký toàn thư
Trong hơn nghìn năm bị lệ thuộc phong kiến phương Bắc, Nho giáo được đưa vào Việt Nam chủ yếu với tư cách là công cụ phục vụ cho chính sách cai trị và đồng hóa Việt Nam về văn hóa, nghĩa là người Việt Nam tiếp nhận Nho giáo vẫn với thái độ thụ động Nho giáo chỉ được người Việt Nam chủ động thừa nhận như là một văn hóa chủ thể và xác lập địa vị cao sang của nó khi nền độc lập dân tộc được hoàn toàn ổn định vững chắc và đi vào phục hưng dân tộc ở vương triều Lý bắt đầu từ năm 1010 – năm triều Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay)
- Nho giáo vào nước ta cũng bởi các hoạt động mang tính tự phát của
nhiều Nho gia thất thế từ Trung Quốc bị đày ải hay di cư, lánh nạn sang Việt
Trang 20Nam Vốn từ ngữ về chính trị, học thuật của Trung Hoa được họ mang sang truyền bá rộng rãi trong nhân dân Do đó tiếng Việt đã chịu ảnh hưởng sâu sắc tiếng Hán và tiếp thu một cách thành thục một số lớn từ ngữ tiếng Hán
Ở Trung Quốc từ sau loạn Vương Mãng (năm 27 TCN) trở đi tới cuối đời Đông Hán, rất đông sĩ phu nhà Hán liên tục tránh nội nạn chạy sang cư trú
ở Việt Nam Thí dụ vào thời Sĩ Nhiếp có hàng trăm danh sĩ nhà Hán bỏ sang Việt Nam nương nhờ Sĩ Nhiếp Những sĩ phu trí thức này trở thành lực lượng quan trọng trong quá trình truyền bá Nho học ở Việt Nam Đến đời Đường có các nhà thơ nổi tiếng như Đỗ Thẩm Ngôn, Thẩm Thuyên Kì, Lưu Vũ Tích… trú ngụ tạm thời ở nước ta Đến thời Nam Tống, quân Nguyên xâm nhập Trung Quốc, nhiều danh sĩ Trung Quốc có khí tiết đã lánh qua nước ta để mưu tính việc khôi phục Thời nhà Thanh có phong trào những người Minh hương chống đối sự cai trị của người Mãn đã chạy sang nước ta Dù ở trên đất Việt lâu hay chóng, họ là lực lượng quan trọng hàng đầu góp phần giới thiệu văn hoá Trung Quốc cho người Việt
Không chỉ có người Trung Quốc đưa văn học sang Việt Nam mà chính người Việt cũng chủ động theo cách nào đó tiếp nhận văn học Trung Quốc Đọc những tác phẩm văn xuôi chữ Hán, những truyện Nôm bác học loại tài tử giai nhân ta dễ thấy dấu vết ảnh hưởng của tác phẩm các thể loại văn học Trung Quốc, đọc ca dao ta thấy sử dụng rất nhiều điển cố điển tích Trung Quốc…Theo nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu : Sách chữ Hán sang Việt Nam
“theo phỏng đoán lâu nay có ba con đường” : “do quan lại Trung Quốc đem sang, do lái buôn bên kia biên giới đưa tới và do các thành viên trong đoàn sứ giả mang về” [41] Theo Trần Nho Thìn, về lí thuyết, sở dĩ có hiện tượng tiếp nhận ảnh hưởng là vì dân tộc tiếp nhận có nhu cầu nội tại mà nền văn hoá có ảnh hưởng đáp ứng được nhu cầu đó Giao lưu ảnh hưởng văn học là một hiện tượng văn hoá, do đó tính chất lựa chọn một cách tự nguyện ảnh hưởng là
Trang 21hiển nhiên Chúng ta đều biết rõ là sau khi giành được độc lập, chính các triều đại phong kiến Việt Nam đã chủ động tìm đến với Nho giáo [41]
- Bản thân Nho giáo cũng như các hệ tư tưởng khác, luôn luôn vận động
ảnh hưởng tới các xứ sở lân cận Người ta không lấy làm lạ khi thấy văn hóa của một nước nhỏ chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa của một nước láng giềng lớn Văn hóa Pháp và nhiều nước Âu châu cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy- La (Hy lạp và La mã) Trong khi đó, nhiều nước Á châu (như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam) chịu ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa
- Vai trò của nhà Nho cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc đem Nho giáo
trong đó có việc sử dụng điển cố , điển tích Trung Hoa vào trong ca dao Có thể thấy thực tế số người theo học kinh điển Nho giáo rất đông Số thi đậu làm quan rất ít Đa số hoặc thi hỏng hoặc không đi thi mà làm ông đồ làng quê Họ cũng là Nho gia Số lượng của họ là bao nhiêu chưa có công trình nghiên cứu, nhưng rất lớn “Ví dụ năm 1463, 4.400 sĩ tử dự thi mà chỉ lấy 44 tiến sĩ Theo
đó số người ghi danh bảng vàng chỉ bằng 1/100 số dự thi Cứ thế suy 2.898 người đỗ đạt thì khoảng 289.800 người dự thi Có 286.902 người thi rớt về làng “gõ đầu trẻ” hay làm các việc khác sống trong lòng quảng đại quần chúng lao động Số trí thức Nho học trong triều và chốn quan trường chỉ chiếm 1%; còn 99% trí thức ở làng Chính họ là những người đã đem tri thức Tam giáo và nhất là các điển cố, điển tích văn học Trung Quốc vào kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam” [58] Trong những buổi sinh hoạt văn nghệ tập thể ở nông thôn , c ́c nhà Nho trực tếp tham gia và làm “cố vấn” cho những buổi đó Đây là một dịp để cho họ phô trương tất c ̉ những tài năng chữ nghĩa và những điều đã học được trong sách vở Hán học
Khi nói đến văn hóa dân gian nhiều người cho rằng hai chữ “dân gian” hàm ý thô lậu, là sáng tác của những người nông dân quê mùa mù chữ tuy thông minh đa tình đa cảm và đặc biệt hóm hỉnh hài hước Sự thực không
Trang 22phải như vậy Chúng ta có thể tìm thấy trong các truyện kể khuyết danh, ca dao tục ngữ, dấu ấn của văn hóa bác học Một số tư liệu như vậy có trong thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, một số trong kho tàng truyện cổ tích, một số trong các chùa Chúng ta cũng dễ nhận thấy rấ t nhiều điển cố , điển tích đi vào ca dao qua việc sử dụng những ngữ liệu , văn liệu trong các tác phẩm lớn của dân tộc do các Nho sĩ sáng tác như : Truyện Kiều của Nguyễn Du , Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu…vv Những tác phẩm này thường có nguồn gốc từ Trung Hoa như Truyện Kiều được lấy cốt truyện từ Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Văn hóa dân gian là văn hóa hình thành
trong dân gian và lưu hành, tàng trữ trong dân gian có mối liên hệ với văn hóa bác học lưu hành trong giới trí thức thượng lưu Người bắc cầu cho mối liên hệ đó là các ông đồ làng quê
Nho giáo vào Việt Nam thông qua tiếng Hán Hán văn cổ ở Việt Nam phần nào thể hiện Hán ngữ cổ của các đời Đường, Tống và có liên hệ chăt chẽ với Hán ngữ trước Tần – Hán Lê Trí Viễn nhận xét: “Trong tay sử dụng của người Việt Nam, nó (Hán ngữ) không thể không tăng cường từ vựng, linh hoạt cú pháp, sáng tạo thêm cách diễn đạt mới, trở thành một thể Hán văn Việt Nam rất gần gũi với tiếng Việt” [ 51, tr.3]
Đặc điểm nổi bật của các văn bản Hán văn cổ thể hiện ở các tính ngắn gọn, súc tích về ý nghĩa, hài hoà về âm thanh, cân đối ở câu chữ Các tác giả thường sử dụng biện pháp tu từ cơ bản là vần điệu, đối ngẫu và điển cố Điển cố có mặt trong rất nhiều thể loại văn học của Hán văn cổ và văn học dân gian Các điển cố điển tích được giải nghĩa in thành sách hiện nay đa phần có xuất xứ từ văn liệu Trung Hoa vì mối ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá Trung Hoa tới văn học Việt Nam Tuy nhiên các tác giả đã vận dụng sáng tạo các đơn vị điển cố đó ở nhiều phương diện để làm phong phú sâu sắc cho cách diễn đạt phù hợp với sự tri nhận thẩm mĩ của người Việt
Trang 231.1.5 Nguyên nhân của việc sử dụng điển cố, điển tích
Theo tác giả Đoàn Ánh Loan trong bài viết : Điển cố trong văn học trung đại Việt Nam [58, tr.3], có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng điển tích,
điển cố như sau:
- Trong ca dao, các tác giả dân gian cũng có lí do để vận dụng điển tích trong sáng tác Ca dao sử dụng những công thức truyền thống, những môtip để đạt tới mục tiêu trình bày nội dung một bày ca dao một cách ngắn gọn, súc tích Ca dao là những bài thơ dân gian ngắn, cần phải tiết kiệm lời nên công thức, môtip được dùng khá phổ biến Thực chất, những công thức,
mô tip này cũng là một thứ “điển tích” Như vậy, có thể nói điển tích xuất hiện trong ca dao có vai trò như một công thức, một mô tip Điển tích trong ca dao là một loại biểu trưng Điều này tạo nên một nét độc đáo trong sáng tác trữ tình của dân gian
- Các nhà nho của Trung Quốc lẫn Việt Nam đều thích dùng điển cố trong tác phẩm của mình, để minh hoạ lời nói, để tạo hình ảnh sinh động cho câu văn, tránh khô khan trần trụi Chỉ có một vài chữ mà hàm chứa tất cả triết lý của cuộc đời, làm cho ý nghĩa sâu sắc ngoài lời nói
- Do quy định khắt khe của khuôn khổ câu cú, niêm luật, trong thể thơ xưa, người viết phải tuân thủ theo mọi quy định Ở phạm vi hạn hẹp của số câu nhất định, người viết phải bộc lộ tài năng của mình qua câu thơ mang một
tư tưởng bay bổng, phóng khoáng, mạnh mẽ, vượt ra ngoài khoảng sông núi, đất trời, sao cho người đọc vừa hoài niệm chuyện xưa, nghiệm lấy chuyện nay
- Có những sự việc hoặc lớn hoặc nhỏ cần được diễn tả sâu sắc, đầy đủ nhưng diễn đạt thật dài dòng khó nói được hết ý, nếu khéo dùng điển cố thì những chữ ngắn gọn hàm chứa hai nghĩa đen và bóng là phương tiện diễn đạt tốt nhất, giúp lời, ý thêm đậm đà, lý thú
Trang 24- Trong khi bộc lộ ý tưởng, tác giả gặp những điều khó nói, nếu nói ra một cách thông thường thì lời thơ, ý văn trở nên thô tục, khiếm nhã, họ phải nhờ đến điển cố, một “trợ thủ đắc lực” để lời được nhẹ nhàng, ý được thanh nhã, nghiêm túc
- Điển cố lắm khi là những ví dụ, những chứng cớ xác thực để chứng minh lập luận của tác giả Không phải mất công dài dòng để kể lại việc xưa một cách chi tiết, chỉ cần trích dẫn những hình ảnh, những chuyện tích xưa cho chính xác, phù hợp cũng đủ cho lý lẽ trở nên vững chắc, xác thực
- Do tác giả muốn tự khẳng định mình, muốn tác phẩm tỏ ra uyên bác,
họ càng phải tìm tòi những từ ngữ tinh hoa của dân gian, sáng tạo ngôn ngữ chặt chẽ, kết hợp với điển cố để thực hiện nhiều đề tài về mọi khía cạnh của xã hội và con người Mục đích nhằm xây dựng số chữ ít nhưng hàm ý càng nhiều mà không phải là những lời mang tính lý thuyết khô khan, cứng nhắc Điển cố được sử dụng trong thơ ca càng làm tăng thêm màu sắc sống động, ý nghĩa thêm phong phú, trong các bài nghị luận làm tăng nhiều lần tính thuyết phục
- Ngoài ra có thể cắt nghĩa hiện tượng dùng điển cố điển tích do yêu cầu ngắn gọn, hàm súc trong cách viết từ khía cạnh lịch sử Điển cố, điển tích còn có gốc từ kỹ thuật viết Ngày xưa, khi chưa chế tạo ra giấy, hoặc dùng lụa để viết, người ta khắc chữ trên mai rùa, trên xương, trên tre Sự khó khăn này đòi hỏi nguyên tắc ít chữ nhưng đảm bảo một nội dung phong phú, đầy đủ Hiện tượng này theo thời gian dần dần trở thành thói quen, cộng với những quan niệm trong sáng tác và cảm thụ văn học nói chung, việc vận dụng điển cố, điển tích trở thành nguyên tắc viết văn của người xưa
Do vậy sự phổ biến của điển cố, điển tích có một lý do là sự tiết kiệm Nói đúng hơn, đó là nguyên lý tối ưu của giao tiếp nói riêng và của tư duy nói chung: chúng ta luôn hướng tới việc truyền đạt nhiều thông tin nhất với một
Trang 25lượng ngôn từ nhỏ nhất, cũng tức là với khoảng thời gian ngắn nhất là năng
lượng tinh thần nhỏ nhất Tiết kiệm chính là bản chất của việc dùng điển cố,
điển tích: thay vì kể cả một câu chuyện dài, người ta có thể, và trên thực tế bắt
buộc, chỉ đưa ra một tín hiệu, cho phép dẫn chiếu đến nó mà thôi
Điển cố không chỉ dừng lại ở các tác phẩm của văn học thành văn Trong
văn học dân gian đôi khi điển cố cũng được sử dụng khá rộng rãi, nhưng có
chọn lọc do yêu cầu phù hợp với tính “dân gian” dễ phổ biến Điển cố trong
những câu ca dao, dân ca… thường là những điển dễ hiểu, dễ nhớ gần như
được phổ biến rộng rãi và trở nên quen thuộc:
Sáng trăng suông sáng cả bờ sông
Ta được cô ấy ta bồng đi chơi
Ta bồng ta tếch lên trời Hỏi ông Nguyệt lão tốt đôi chăng là
1.2 Giới thuyết về tư liệu nghiên cứu
1.2.1 Giới thiệu tư liệu khảo sát
Đề tài của chúng tôi khảo sát dựa trên cuốn Kho tàng ca dao người Việt
do tác giả Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên, không sử dụng
bản khác Trong sách này, khối lượng tư liệu tương đương với số liệu về ca
dao, dân ca của tất cả 40 cuốn sách (gồm 49 tập) đã được biên soạn từ cuối
thế kỷ XVIII đến năm 1975 Tất cả có 12.487 đơn vị ca dao Đây là tài liệu có
dung lượng lớn nhất, đáng tin cậy nhất hiện nay để tiếp cận khảo sát thống kê
1.2.2 Nội dung sách Kho tàng ca dao người Việt
- Kho tàng ca dao người Việt sắp xếp theo trật tự chữ cái của tiếng đầu
- Bảng tra cứu ca dao theo chủ đề
- Bảng tra cứu tên đất
- Bảng tra cứu tên người
Trang 26- Mười tác phẩm ca dao qua sự cảm thụ, phân tích, tranh luận theo dòng thời gian
- Ý kiến của một số nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị, nhà nghiên cứu về
ca dao, dân ca
- Thư mục về các tài liệu, sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu ca dao người Việt
1.2.3 Thời gian và quá trình biên soạn Kho tàng ca dao người Việt
Kho tàng ca dao người Việt được tiến hành biên soạn từ năm 1974 đến
cuối năm 1994 Trong quá trình làm việc, nhóm công trình đã lần lượt nhận được sự bảo trợ của Viện văn học, Viện nghiên cứu văn hoá dân gian và sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều cá nhân khác nhau Đây là một công trình tập thể do GS.TS Nguyễn Xuân Kính và GS.TSKH Phan Đăng Nhật chịu trách nhiệm đồng chủ biên Sách này được tổ chức biên soạn trong hai khoảng thời gian:
1/Từ năm 1974 đến cuối năm 1980 các soạn giả Phan Đăng Nhật, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Tài (đã mất năm 1991) tiến hành thu thập tài
liệu, ghi phiếu tư liệu, chỉnh lí các phiếu này và biên soạn phần Kho tàng ca dao người Việt sắp xếp theo trật tự chữ cái của tiếng đầu Trong thời gian này
có sự cộng tác của tiến sĩ Vũ Tố Hảo Trong năm 1981, phần bản thảo này đã được Ban văn hoá dân gian tổ chức nghiệm thu Sau khi có sự thẩm định của các nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh, Kiều Thu Hoạch và Nguyễn Vĩnh Long, phần bản thảo này được lưu ở Thư viện Viện nghiên cứu văn hoá dân gian 2/ Trong năm 1993, các soạn giả Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thuý
Loan, Đặng Diệu Trang hoàn chỉnh thêm phần Kho tàng ca dao người Việt,
sắp xếp theo trật tự chữ cái của tiếng đầu
Trong các năm 1993, 1994, các tác giả Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang biên soạn các phần còn lại
Trang 273/ Trong các năm 1998, 1999 với sự tham gia của GS.TS Nguyễn Xuân Kính, nhà giáo Nguyễn Luân và cử nhân Nguyễn Lan Hương đã có sự bổ
sung, sửa chữa và hoàn tất để tái bản Kho tàng ca dao người Việt [38, tr6-8] 1.2.4 Kho tàng ca dao người Việt được tổng biên soạn từ 40 cuốn sách
Kho tàng ca dao người Việt chủ yếu tập hợp những lời ca ra đời từ
trước Cách mạng tháng Tám (1945) Như nói ở trên, tổng số sách biên soạn là
40 cuốn (49 tập) Trong số đó, kể cả là sách Hán Nôm và sách quốc ngữ, những sách có thể xác định được là xuất bản trước Cách mạng gồm 17 cuốn
*Sách Hán Nôm:
1 Nam phong giải trào
2 Thanh Hoá quan phong
3 Nam giao cổ kim lí hạng ca dao chú giải
4 Đại Nam quốc tuý
5 Quốc phong thi tập hợp thái
6 Việt Nam phong sử
7 Nam Ân sử loại
8 Nam phong nữ ngạn thi
9 Khẩu sử kí
10 An Nam phong Thổ thoại
11 Phỏng Thi Kinh Quốc Phong
12 Lí hạng ca dao
[22 tr8]
*Sách vừa viết bằng chữ Hán Nôm, vừa viết bằng chữ Quốc ngữ
Thuộc loại này có một cuốn là : Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục
*Sách Quốc Ngữ:
Trang 28STT Tên sách STT Tên sách
2 Tục ngữ phong dao 16 Cao dao Việt Nam trước cách
mạng
4 Phong dao, ca dao, phương ngôn
tục ngữ
18 Hát ghẹo (dân ca Phú Thọ)
5 Trẻ con hát, trẻ con chơi 19 Dân ca Thanh Hoá
lọc)
10 Tục ngữ và ca dao Việt Nam 24 Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam
văn học dân gian
13 Dân ca quan họ Bắc Ninh 27 Hát ghẹo (dân ca Vĩnh Phú)
14 Hát xoan
[22, tr.8]
1.2.5 Những ý kiến nhận xét về bộ sách Kho tàng ca dao người Việt
Với 12.487 đơn vị ca dao, Kho tàng ca dao người Việt là tài liệu có
dung lượng lớn nhất, đáng tin cậy nhất hiện nay để chúng ta có thể tiếp cận
theo hướng thiết lập từ điển Quả thật bộ sách không chỉ cho ta thông tin về
hơn mười hai ngàn lời ca dao, dân ca mà còn cung cấp cho ta một lượng thông tin phong phú hơn nhiều bởi các dị bản, các chú thích điển cố, điển tích,
Trang 29tên làng, tên đất; bởi hàng chục công trình nghiên cứu về những bài ca dao đa nghĩa cùng với ý kiến của một số nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị về ca dao dân ca Những thông tin này thực tế đã được công bố trên nhiều tư liệu khác nhau, song khi tập hợp lại, chúng ta không chỉ đỡ công sưu tầm mà bản thân
nó sẽ đem lại một cái nhìn bao quát hơn
Kho tàng ca dao người Việt mới ra đời đã được đón nhận nồng nhiệt và
có rất nhiều ý kiến xoay quanh về giá trị của nó nhưng tựu trung đều có một nhận xét: Đó là một bộ sách rất có giá trị Như Phan Điệp Anh nói: “Đó là một công trình khoa học về ca dao, dân ca được biên soạn một cách đầy đủ nhất, công phu nhất, khoa học nhất từ trước đến nay Có thể nói không quá lời rằng, đây là một công trình đồ sộ, kiểu như từ điển ca dao, một công cụ có giá
trị của những người học tập, thưởng thức, nghiên cứu văn hoá dân gian’’ [1,
tr.48]
Tác giả Nguyễn Xuân Đức nói thêm: “Không riêng gì nhà nghiên cứu
mà hết thảy mọi người, mọi nhà đều cần tới một bộ sách như vậy.” (…) “Từ xưa tới nay chúng ta chưa xuất bản được bộ ca dao nào đạt tới con số gần
mười hai ngàn đơn vị tác phẩm Khối lượng ấy xứng đáng với cái tên Kho tàng ca dao người Việt (…) “Rõ ràng chúng ta đã có hàng chục tập sách biên soạn về ca dao nhưng đến Kho tàng ca dao người Việt mới thật sự là một sách
có giá trị khoa học." [ 10, tr.86 ]
Tác giả Phạm Đình Ân trong bài viết trên báo Văn nghệ cũng có lời nhận
xét: “Đọc Kho tàng ca dao người Việt chúng tôi thấy đây là một công trình
khoa học sưu tầm, biên soạn, khảo cứu cao dao cổ đồ sộ, kiểu từ điển” Tức là
có chức năng vừa tra cứu vừa thống kê ca dao của người Việt trên cơ sở thừa hưởng và nâng cao chất lượng tư liệu của tất cả các cuốn sách về ca dao ra đời
từ trước đến nay Nó “có giá trị và được làm cực kì công phu, chứa đựng một số lời ca dao đầy đủ nhất, được sắp xếp khoa học nhất, sáng tạo nhất so với tất
Trang 30cả các cuốn được ra đời trước nó Đây còn là một tư liệu quý về văn bản, có
độ tin cậy cao.” [ 3, tr.15 ]
Sự có mặt của bộ sách Kho tàng ca dao người Việt giúp chúng ta nhìn
nhận lại vốn ca dao của người Việt một cách hệ thống hơn, đúng đắn hơn, dẫn đến việc tìm hiểu, nghiên cứu ca dao thuận lợi hơn, như Nguyễn Xuân Đức nói: “Với tôi, một người đọc, một người làm công tác nghiên cứu giảng dạy
Văn học dân gian lâu nay chưa có bộ sưu tập nào hài lòng như Kho tàng ca dao người Việt ’’ [ 10, tr.88]
Chương 2: MÔ TẢ VÀ PHÂN LOẠI ĐIỂN CỐ, ĐIỂN TÍCH TRONG
KHO TÀNG CA DAO NGƯỜI VIỆT
2.1 Kết quả khảo sát và phân loại điển cố, điển tích trong Kho tàng
ca dao người Việt
- Điển tích là những cốt truyện, diễn trình của các sự kiện nổi bật trong văn chương, trong lịch sử được dẫn lại cô đọng trong ngôn bản
Như vậy điển tích có thể được đặt tên, có thể là nội dung của điển cố
Do đó điển cố bao hàm điển tích
Trang 31*Bộ sách đồ sộ Kho tàng ca dao người Việt do soạn giả Nguyễn Xuân
Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên với 12.487 đơn vị ca dao là tài liệu duy nhất để tiến hành phân tích khảo sát
* Truyện Kiều có nguồn gốc ở Trung Hoa, dựa trên cốt truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân nhưng đã được Nguyễn Du Việt Nam hoá, sáng tạo thành một cuốn truyện thơ nổi tiếng Đối với những bài ca dao có sử dụng điển cố, điển
tích về Truyện Kiều (Nguyễn Du), chúng tôi xếp vào thuộc điển Việt Nam
Dựa trên những quy cách đã đề ra, chúng tôi thống kê số lượng bài ca dao có nội dung gắn với khảo sát từ hơn mười hai nghìn đơn vị ca dao trong
cuốn Kho tàng ca dao người Việt của Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật
chủ biên Theo kết quả thu được, chúng tôi lập bảng khảo sát với điển cố, điển tích Trung Hoa và Việt Nam chia làm 5 cột (theo thứ tự : Số thứ tự ; Tên các điển cố, điển tích ; Tần số xuất hiện; Các lời ca dao; Số lượng bài) và tương ứng với từng cột là nội dung thể hiện Những bảng khảo sát này được đưa vào phần Phụ lục của luận văn Việc đưa vào trong luận văn bảng thống kê các điển cố, điển tích giúp ích rất lớn cho độc giả muốn tìm hiểu điển cố, điển tích trong ca dao người Việt Sau khi tra cứu giải nghĩa ở phần từ điển, người đọc lại có thể dễ dàng tra cứu các điển cố, điển tích về tần số xuất hiện của chúng cũng như các lời ca dao và số lượng bài
Dựa trên những căn cứ ấy, sau nhiều nỗ lực làm việc để có một kết quả chính xác và khoa học nhất, chúng tôi thống kê được 1075 bài ca dao có nội
dung gắn với khảo sát từ hơn mười hai nghìn đơn vị ca dao (chiếm 8,6 %) trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt của Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng
Nhật chủ biên Trong 1075 bài ca dao ấy, có 956 bài chứa điển cố, điển tích Trung Hoa (chiếm 88,9 %); 93 bài chứa điển cố, điển tích Việt Nam (chiếm 8,6%), 26 bài sử dụng điển cố, điển tích của cả hai nước (chiếm 2,4%) Trong các điển được sử dụng, chúng tôi thống kê những điển cố, điển tích thường
Trang 32được nhắc đến nhiều nhất Theo kết quả khảo sát được, chúng tôi thấy cha ông ta thường sử dụng chủ yếu các điển cố, điển tích sau:
- Về điển cố điển tích Trung Quốc:
Trong 982 lời ca dao có sử dụng điển cố, điển tích Trung Hoa (chiếm 7,8 % trong 12487 lời ca dao), chúng tôi thống kê được 263 điển (Xem bảng khảo sát điển cố , điển tích Trung Quốc ở phần Phụ lục của luận văn) Trong
đó những điển thường được nhắc đến nhiều nhất là: Nguyệt Lão (Tơ hồng, Ông Tơ, trăng già, bà Nguyệt, chỉ thắm, chỉ hồng) : 164 bài (251 lần), Loan phượng (Phượng loan): 82 bài (93 lần), Đá vàng: 46 bài (46 lần), Cương thường: 40 bài (45 lần), Loan phòng (Phòng loan): 36 bài (37 lần), Tấn Tần:
32 bài (35 lần), Châu Trần : 31 bài (32 lần), Trúc mai: 31 bài (35 lần), Má đào, má hồng: 29 bài (32 lần), Tao khang: 27 bài (27 lần), Sông Ngân Hà: 26 bài (28 lần), Phượng hoàng Ngô đồng: 20 bài (21 lần), Cá vượt Vũ Môn hoá rồng : 17 bài (19 lần), Hồng nhan: 17 bài (17 lần), Quân tử: 17 bài (19 lần), Cầu Ô: 16 bài (17 bài), Hán Hồ: 16 bài (16 lần), Chương Đài : 15 bài (15
lần)
- Về điển cố, điển tích Việt Nam
Điển cố, điển tích Việt Nam với 119 bài chiếm số lượng nhỏ hơn điển cố điển tích Trung Hoa (chiếm 1% trong 12487 lời ca dao) Trong lời ca dao có
sử dụng điển Việt Nam, chúng tôi thống kê được 67 điển cố, điển tích (Xem bảng khảo sát điển cố , điển tích Việt Nam ở phần Phụ lục của luận văn )
Trong đó những điển thường được nhắc đến nhiều nhất là: Cuội: 21 bài (24 lần), Kim Trọng: 21 bài (22 lần), Thúy Kiều: 22 bài (39 lần), Cổ Loa: 5 bài (6 lần), Vân Tiên: 4 bài (4 lần), Lưu Bình: 4 bài (4 lần)
2.1.2 Phân loại kết quả khảo sát những bài ca dao sử dụng điển cố, điển tích trong Kho tàng ca dao người Việt
Trang 33Căn cứ vào kết quả khảo sát trên, chúng tôi tiến hành phân loại những bài ca dao có nội dung gắn với điển cố, điển tích có một cái nhìn khoa học, cụ thể hơn và thu được các nhóm chính dựa trên sự tương đồng giữa chúng Tất cả các nhóm đều được lập bảng khảo sát tương tự như phần kết quả khảo sát chung (Xem bảng khảo sát phân loại điển cố , điển tích ở phần Phụ lục của luận văn)
- Về điển cố, điển tích Trung Hoa, chúng tôi phân loại làm bốn nhóm gồm: Điển cố, điển tích về nhân vật; điển cố, điển tích về địa danh; điển cố, điển tích sử dụng tích truyện; điển cố, điển tích sử dụng kinh điển Nho gia
Điển cố, điển tích về nhân vật Trung Hoa có 96 nhân vật với các tích
truyện xoay quanh cuộc đời họ Trong số 97 điển cố, điển tích về nhân vật,
nhân vật được nhắc đến nhiều nhất là: Nguyệt lão, Ông Tơ bà Nguyệt: 103 bài (130 lần), Ngưu Lang Chức Nữ : 14 bài ( 16 lần), Chị Hằng: 13 bài (13 lần),
Bá Nha: 10 bài (10 lần) , Nghiêu: 9 bài (10 lần)
Trong số 44 điển cố, điển tích về địa danh Trung Quốc, những địa danh xuất hiện nhiều nhất là : Tấn Tần : 32 bài ( 35 lần), Châu Trần: 31 bài ( 32 lần), Sông Ngân Hà: 26 bài (28 lần), Cầu Ô : 16 bài ( 17 lần), Chương Đài : 15 bài (15 lần)
Điển cố, điển tích sử dụng tích truyện Trung Quốc có 45 tích truyện,
trong đó các tích truyện được sử dụng nhiều nhất là Nguyệt lão (Tơ hồng, Ông
Tơ, trăng già, bà Nguyệt, chỉ thắm, chỉ hồng) : 165 bài ( 252 lần), Ngưu Lang Chức Nữ, Ô Thước : 24 bài (27 lần) , Cá vượt Vũ Môn hoá rồng: 17 bài (19 lần), Chương Đài : 15 bài (15 lần) , Ba sinh : 13 bài (14 lần), Đoạn trường :
12 bài (12lần ), Có công mài sắt có ngày nên kim : 10 bài (11) lần
Trong 43 điển cố, điển tích Trung Hoa sử dụng kinh điển Nho gia, những điển thường xuất hiện nhiều nhất là: Cương thường (Cang thường): 40 bài ( 45 lần), Má đào, Má hồng: 29 bài ( 32 lần), Phượng hoàng- ngô đồng :
Trang 3420 bài (21 lần), Quân tử : 17 bài (19 lần), Cầm sắt : 13 bài (14 lần), Tam tòng : 12 bài (12 lần), Thục nữ : 10 bài (10 lần), Cá nước: 8 bài ( 11 lần)
- Về đ iển cố, điển tích Việt Nam: chúng tôi phân loại làm hai nhóm gồm điển cố, điển tích về nhân vật và điển cố, điển tích về địa danh
Điển cố, điển tích về nhân vật Việt Nam có 41 điển Những điển xuất hiện nhiều nhất là Cuội: 21 bài (24 lần), Kim Trọng : 21 bài (22 lần), Thúy Kiều: 22 bài (39 lần), Vân Tiên: 4 bài (4 lần), Lưu Bình: 4 bài (4 lần)
Điển cố, điển tích về địa danh có 25 điển đã được sử dụng, xuất hiện
nhiều nhất là địa danh Cổ Loa: 5 bài (6 lần)
2.2 Bước đầu nhận xét về tần số sử dụng điển và lí giải nguyên nhân
của sự “trùng lặp” điển cố, điển tích trong Kho tàng ca dao người Việt qua
việc so sánh về số lượng
Trong 1075 bài ca dao đã thống kê , có 956 bài chứa điển cố , điển tích Trung Hoa (chiếm 88,9 %); 93 bài chứa điển cố , điển tích Việt Nam (chiếm 8,6%), 26 bài sử dụng điển cố , điển tích của cả hai nước (chiếm 2,4%) Như vậy số lượng các bài ca dao sử dụng điển Trung Hoa chiếm tỉ lệ lớn hơn rất nhiều
- Từ việc thống kê và phân loại 982 bài ca dao có sử dụng điển cố điển tích Trung Hoa, chúng tôi thấy tần số xuất hiện của mỗi loại điển cố, điển tích
có sự khác nhau (xem bảng sau):
STT Tên điển cố, điển
tích Trung Hoa
Số lượng (điển)
Số bài ca dao sử dụng điển
Trung Hoa (trong một bài
có thể có nhiều điển) (bài)
Tần số xuất hiện của điển cố, điển tích Trung Hoa (lần)
1 Điển cố điển tích
nói chung
Trang 352 Điển cố, điển tích
về nhân vật
4 Điển cố, điển tích
về địa danh
44 254 270 ( Chiếm số lượng
17 %)
5 Điển cố, điển tích
sử dụng kinh điển
Nho gia
15 %)
Điển cố, điển tích sử dụng tích truyện chiếm số lượng nhiều nhất với 366
lời ca dao và tần số xuất hiện là 385 lần (chiếm 30 % tổng tần số xuất hiện
điển cố, điển tích Trung Hoa trong Kho tàng ca dao người Việt) Điển cố, điển tích về nhân vật có số lượng đứng thứ hai với 352 bài ca dao và tần số xuất hiện là 385 lần (chiếm 25 %) Điển cố, điển tích về địa danh đứng thứ ba
với 254 lời ca dao sử dụng điển cố, điển tích Trung Hoa và tần số xuất hiện là
270 lần (chiếm 17 %) Điển cố, điển tích sử dụng kinh điển Nho gia có số
lượng đứng cuối cùng với 214 bài ca dao và tần số xuất hiện là 231 lần (chiếm 15%) Tại sao những điển cố, điển tích ấy lại xuất hiện với tần số cao hơn các điển cố, điển tích khác? Chúng tôi sẽ trả lời rõ hơn trong phần nội dung các bài ca dao dưới đây
- Thống kê và phân loại 119 bài ca dao có sử dụng điển cố điển tích Việt Nam, chúng tôi thấy tần số xuất hiện của mỗi loại điển cố, điển tích cũng
có sự khác nhau:
STT Tên điển cố, điển
tích Việt Nam
Số lượng (điển)
Số bài ca dao sử dụng điển Việt Nam (trong một bài có thể có nhiều điển)
Tần số xuất hiện của điển cố, điển tích Việt Nam (lần)
Trang 36(bài)
1 Điển cố điển tích
nói chung
2 Điển cố, điển tích
về nhân vật
41 135 162(Chiếm số lượng 82
%)
3 Điển cố, điển tích
về địa danh
25 37 36 (Chiếm số lượng 18
%)
Điển cố , điển tích về nhân vật chiế m số lượng lớn nhất với 140 bài ca dao và 167 lần xuất hiện (chiếm 85 %) Điển cố , điển tích về địa danh Việt Nam ít hơn với 36 bài ca dao và 37 lần xuất hiện (chiếm 18 %)
Như đã nói ở phần kết quả khảo sát , một điều dễ nhận thấy là các điển
cố, điển tích xuất hiện với tần số khá lớn và nhiều điển cố, điển tích có sự
trùng lặp gây ra những hiệu quả nghệ thuật nhất định Ví dụ : Nguyệt Lão (Tơ hồng, Ông Tơ, trăng già, bà Nguyệt, chỉ thắm, chỉ hồng) : 164 bài (251 lần),
Đá vàng: 46 bài (46 lần), Tấn Tần: 32 bài (35 lần), Châu Trần : 31 bài (32
lần)…vv Những điển đó trở nên gần gũi quen thuộc với dân gian, dễ hiểu dễ nhớ, dễ tạo được những ấn tượng thẩm mĩ Nhà nghiên cứu Đặng Văn Lung cho rằng: “Lặp đi lặp lại một số yếu tố nào đấy là hiện tượng phổ biến trong văn học nói chung, nhờ đó ta có thể phân biệt được nhà văn này với nhà văn khác, trào lưu văn học này với trào lưu văn học khác (…) Riêng trong văn học dân gian, những yếu tố trùng lặp chiếm một tỉ lệ lớn và có một vai trò quan trọng, đặc biệt là trong ca dao Yếu tố trùng lặp gắn liền với những đặc điểm tư tưởng và nghệ thuật của sáng tác dân gian; nó trực tiếp liên hệ với tài năng văn nghệ của nhân dân, với kinh nghiệm sống và thế giới quan của nhân dân.”[26, tr.66]
Khi nghiên cứu thần thoại, anh hùng ca và truyện cổ tích, nhiều tác giả
đã lập được những hệ thống mô típ trùng lặp và nhờ đó mà giải quyết nhiều vấn đề lý thú Riêng trong lĩnh vực thơ ca dân gian thì còn ít người bàn tới
Trang 37vấn đề này Phải chăng chúng ta có thể bắt đầu từ yếu tố trùng lặp trong ca
dao mà tìm hiểu được phần nào cái mà chúng ta gọi là “chất ca dao” Nhưng
thế nào là trùng lặp? Thuật ngữ trùng lặp ở đây hoàn toàn không có nghĩa xấu của chữ “lặp lại” (lặp lại một cách đơn giản, máy móc) mà trái lại để chỉ ra những nét đã định hình, đã là truyền thống của ca dao Sự trùng lặp được thể hiện rất rõ trong ca dao tình yêu đôi lứa Khi tiến hành phân loại, chúng tôi
đã nhận thấy điều đó Ví dụ về sự trùng lặp được thể hiện ở điều đặc biệt là trong số 982 lời ca dao chứa điển cố, điển tích Trung Hoa, chúng tôi thống kê được 741 lời ca dao có chứa chủ đề về tình yêu, tình cảm lứa đôi (chiếm số lượng rất lớn: 75%) và không phải ngẫu nhiên mà chủ đề tình yêu trong
những bài ca dao chứa điển cố, điển tích Trung Hoa lại xuất hiện thành một
tập hợp với số lượng phong phú như vậy Dân gian ta đã lợi dụng tính chất nói ít gợi nhiều của điển cố, điển tích để diễn tả tình cảm lứa đôi với rất nhiều cung bậc khác nhau Nguyễn Phương Châm trong bài viết của mình cũng cho rằng: “Những lời ca dao mang điển cố, điển tích Hán chủ yếu thuộc chủ đề tình yêu nam nữ, dùng những câu chuyện cổ để khẳng định tình yêu cũng như nói lên biết bao tâm trạng phức tạp của tình cảm con người’’ [5, tr.54-57] Câu hỏi đặt ra ở đây là: tại sao tác giả dân gian lại chú ý miêu tả “loại” hiện thực này mà ít hoặc không lưu tâm đến “loại” hiện tượng khác? Và loại hiện thực được miêu tả, phản ánh đó có quan hệ như thế nào đối với đời sống tâm
tư, tình cảm của người sáng tác và tiếp nhận tác phẩm ở thời điểm lịch sử ấy? Phải chăng nó cũng thể hiện một phần hiện thực đời sống xã hội của nhân dân
ta lúc bấy giờ?
Trong xã hội phong kiến, các thể loại văn học dân gian trong đó có ca dao phát triển mạnh mẽ và phát huy tích cực vai trò của nó trong đời sống xã hội như: Truyện cười làm nên sức mạnh phê bình, giáo dục và đả phá châm biếm hữu hiệu; Tục ngữ đánh thức nhận thức dân gian bằng những kinh
Trang 38nghiệm sống thiết thực và sâu sắc Những thể loại văn học dân gian ít nhiều đều thể hiện được những nét bản chất của thời kỳ lịch sử đó, một thời kỳ lịch
sử đầy biến động trong xã hội phong kiến Tuy nhiên vấn đề con người và quyền sống, quyền khát khao hạnh phúc được thể hiện một cách trực cảm, sinh động và có sức lay động lòng người hơn cả là trong thơ ca dân gian, đặc biệt là trong mảng những điển cố, điển tích Trung Hoa của ca dao có chứa đề tài tình yêu đôi lứa
Có thể nói trong xã hội phong kiến Việt Nam, đặc biệt là từ thế kỷ XVI trở đi đang bước vào con đường suy vong, đời sống đại bộ phận quần chúng lao động hết sức cực khổ Quyền lợi vật chất của họ bị Nhà nước phong kiến cố ý hoặc vô tình tước đoạt Không những thế đời sống tinh thần của họ còn bị kiềm chế, phong toả bởi các lễ giáo, luật pháp của Nhà nước phong kiến, đặc biệt là những quy định hà khắc phi lý về hôn nhân và gia đình phụ quyền Như vậy tình yêu đôi lứa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội đương thời, đóng vai trò là đề tài trung tâm của ca dao cổ truyền cả về hình thức và nội dung Có thể nói những lời ca dao cổ truyền về đề tài tình yêu xuất hiện nhiều là sự đáp ứng tự nhiên nhu cầu diễn tả tâm tư, tình cảm của đại bộ phận quần chúng lao động
Phải chăng, sự cực nhọc trong đời sống vật chất, sự o ép ức chế về đời sống tinh thần khiến cho người dân hơn lúc nào hết càng có nhu cầu cần bộc lộ, càng có tâm lý giải toả Chống lại nhà nước và lễ giáo phong kiến thì không đủ sức và tư tưởng phong kiến có lẽ đã ăn sâu vào đời sống, rồi “biến thiên” không dễ gì nhận biết mà gạt bỏ Trong ca dao, người nông dân nói nhiều về tình yêu và gia đình có lẽ còn bởi đó là những hạnh phúc gần gũi, thiết thực, là lẽ tự nhiên mà họ khao khát mong mỏi nhưng trong thực tế họ chưa được hưởng một cách trọn vẹn Trong tình yêu ấy, nam nữ thanh niên thường gặp phải rất nhiều rào cản từ mọi phía: những luật tục của xã hội
Trang 39phong kiến, của gia đình phụ quyền như: “môn đăng hộ đối”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, tục thách cưới…vv dẫn đến bao đau khổ cho những cuộc tình lỡ dở, trái ngang, yêu nhau mà không đến được với nhau Vì thế họ đã bày tỏ tấm lòng và quyết tâm sắt đá của mình qua những lời thề chung thuỷ: sống chết có nhau Điều đó cũng phản ánh đời sống tình cảm quý báu của người dân, ấy là trọng nghĩa, trọng tình
Không thể chỉ nói đến nguyên nhân từ xã hội, nguyên nhân từ chính văn học nghệ thuật cũng đóng một vai trò quan trọng Chức năng và ưu thế của thể loại đã giúp ca dao bộc lộ sâu sắc và uyển chuyển nhất những cung bậc tình cảm trong sâu thẳm tâm hồn con người Mà tình cảm riêng tư lại dễ làm lòng người trong giai đoạn lịch sử này mềm yếu và rung động nhất
Vì vậy ta dễ thấy nội dung và hình thức của ca dao sử dụng điển cố,
điển tích có sự trùng lặp do nhiều nguyên nhân như:
- Trước hết, các đề tài mà ca dao sử dụng điển cố, điển tích lựa chọn phần lớn xoáy vào khẳng định tình cảm, tình yêu đôi lứa và củng cố tình cảm tốt đẹp ấy Những hình tượng thuộc đề tài ấy được lặp lại trong nhiều câu ca dao đồng thời những tình cảm cũng được lặp lại liên tiếp Đồng thời ca dao là sáng tác tập thể, người sáng tác ca dao nói như tập thể nói, vận dụng hình ảnh như tập thể vận dụng Cái đẹp của câu ca dao chỉ có thể có khi nó thoả mãn thị hiếu và tình cảm của tập thể Do chỉ có hình ảnh của những cái chung, cái khái quát nên dẫn đến việc trùng lặp nhiều
- Ca dao được sáng tác và lưu truyền bằng miệng, chủ yếu là trong các buổi hát đối đáp của quần chúng cho nên được tập thể gọt giũa, sửa chữa đến mức tinh xác nhất, sáng đẹp nhất Vì vậy mà ca dao mang phong cách tập thể Phong cách ấy làm cho ca dao có sự thống nhất hữu cơ của một loại hình văn học Chính cách sáng tác và điều kiện sáng tác lưu truyền ấy cũng góp phần tạo ra những yếu tố trùng lặp trong ca dao chứa điển cố, điển tích
Trang 402.3 Một số vấn đề về nội dung các bài ca dao sử dụng điển cố, điển
tích trong Kho tàng ca dao người Việt
Nội dung của điển cố, điển tích rất phong phú thể hiện nhiều mặt của cuộc sống như tình cảm lứa đôi, đưa ra những triết lí, đúc kết những kinh nghiệm hay những quy tắc ứng xử trong xã hội…vv
Về khái niệm “ca dao”, theo các nhà Nho có sưu tầm, ghi chép ca dao
và giới nghiên cứu Văn học dân gian, thuật ngữ “ca dao” được hiểu theo ba nghĩa rộng hẹp khác nhau:
-Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca [ 13, tr.22]
- Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) [ 13, tr.23]
- Không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó cứ tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi … thì sẽ là ca dao Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách và
ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian [23,
tr.79]
Trong cuốn sách Kho tàng ca dao người Việt mà chúng tôi dùng để khảo
sát, ca dao được thể hiện theo nghĩa thứ hai như trên Chúng tôi xin được nêu
rõ như vậy nhằm làm quá trình nghiên cứu được thực hiện nhất quán khi sử dụng các tài liệu biên soạn ca dao để phân tích Có thể nói “muốn hiểu biết về tình cảm của nhân dân Việt Nam xem dồi dào, thắm thiết, sâu sắc đến mức độ nào, rung động nhiều hơn cả về những khía cạnh nào của cuộc đời thì không thể nào không nghiên cứu ca dao Việt Nam mà hiểu biết được’’ (Vũ Ngọc
Phan) [22] Đồng thời, muốn hiểu biết xem những kinh nghiệm, những tri