KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Điển cố, điển tích trong kho tàng ca dao người Việt (Trang 91)

2. 3.2 Điển cố, điển tích Việt Nam

KẾT LUẬN

Trên đây chúng tôi đã đi qua một chặng đƣờng khảo sát những điển cố, điển tích trong Kho tàng ca dao ngƣời Việt. Trong chặng đƣờng ấy, chúng tôi bƣớc đầu đi sâu vào tìm hiểu khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp, thiết lập từ điển các lời ca dao sử dụng điển cố, điển tích trong một bộ sách ca dao đồ sộ là cuốn: Kho tàng ca dao ngƣời Việt.

Kết quả thống kê chúng tôi thu đƣợc 1075 bài ca dao có nội dung gắn với khảo sát từ hơn mƣời hai nghìn đơn vị ca dao trong cuốn Kho tàng ca dao

ngƣời Việt của Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên. Trong 1075 bài

ca dao ấy , có 956 bài chứa điển cố , điển tích Trung Hoa (chiếm 88,9 %); 93 bài chứa điển cố , điển tích Việt Nam (chiếm 8,6%), 26 bài sử dụng điển cố , điển tích của cả hai nƣớc (chiếm 2,4%). Trong 982 lời ca dao có sử dụng điển cố, điển tích Trung Hoa, chúng tôi thống kê đƣợc 263 điển. Điển cố, điển tích Việt Nam với 119 bài chiếm số lƣợng nhỏ hơn điển cố điển tích Trung Hoa, chúng tôi thống kê đƣợc 67 điển cố, điển tích.

Chúng tôi nhận thấy trong việc đƣa điển cố , điển tích vào ca dao, vai trò của các trí thức bình dân ngƣời Việt là rất quan trọng. Dân gian đã tiếp thu những chữ Hán và điển tích vào ca dao qua những nhà Nho. Nhƣng cách tiếp thu của dân gian mang tính sáng tạo và có những nét đặc sắc riêng, phần nào

khác với cách tiếp thu của dòng văn hoá chính thống. Khi chịu ảnh hƣởng của văn học chữ Hán, có khi tác giả dân gian ngƣời Việt đã tiếp thu khá nguyên vẹn, có khi họ tiếp thu bằng cách biến cải. Đó là xu hƣớng dân gian hoá chữ Hán và điển cố, điển tích của nhân dân ta.

Điển cố, điển tích trong ca dao, ngoài những điển đƣợc rút ra từ sách vở, các sự kiện lịch sử còn có loại điển rút ra từ văn hóa dân gian cho thấy không phải tất cả vốn liếng, điển cố xƣa kia chỉ là tài sản tri thức riêng của một tầng lớp, một nhóm ngƣời nào . Văn học dân gian và văn học viết có sƣ̣ thâm nhập lẫn nhau về chất liệu văn học . Đây là hiện tƣợng phổ biến, diễn ra theo cả hai chiều, từ dân gian vào bác học và ngƣợc lại. Rất nhiều ngôn từ, điển tích của văn chƣơng bác học đã đi vào dân gian. Ngƣợc lại, rất nhiều ngôn từ nghệ thuật của văn học dân gian đã có mặt trong những tác phẩm văn học viết. Văn học dân gian và văn học viết là hai loại khác nhau của nghệ thuật ngôn từ nhƣng cùng có chung một đối tƣợng phản ánh là hiện thực xã hội và lịch sử. Vì vậy, mối quan hệ tƣơng tác là một tất yếu khách quan trong đời sống và quá trình phát triển của hai loại hình nghệ thuật này.

Điển cố, điển tích Trung Hoa và Việt Nam trong Kho tàng ca dao ngƣời Việt tuy có một số đ iểm giống và khác nhƣng thƣờng là những điển dễ hiểu dễ nhớ , gần nhƣ đƣợc phổ biến rộng rãi và trở nên quen thuộc và là tiếng nói tâm tình của ngƣời Việt , thể hiện tâm hồn Việt và ẩn chƣ́a trong đó một tinh thần tƣ̣ hào dân tộc , một tình yêu đối với quê hƣơng đất nƣớc của nhân dân một đất nƣớc vốn có nền văn hóa riêng của mình và quyết giƣ̃ vƣ̃ng bản lĩnh ngay cả trong điều kiện còn chƣa giành độc lập .

Cuối cùng chúng tôi muốn khẳng định rằng ngoài điển cố, điển tích Trung Hoa, trong nền văn học của ta cũng có mấy ngàn năm lịch sử, cũng thơ, truyện, sử, cũng gƣơng anh hùng hào kiệt, trung hiếu tiết nghĩa, cũng tích lạ chuyện hay… nhƣng thế lực phong kiến lạc hậu, kéo theo sự xem nhẹ nền văn

học nƣớc nhà, nên chúng không đƣợc xem là nguồn văn liệu chính làm điển cố văn học. Thật không sai nếu điển đƣợc lấy ra từ sử sách của nƣớc nhà, ngƣời xƣa sẽ góp phần làm công đức của tiền nhân thêm rạng rỡ, nhắc cho kẻ hậu sinh những bài học ôn cố tri tân. Thực hiện điều này, họ còn có thể chứng tỏ sự uyên bác về sử sách của nƣớc nhà, và cho ngƣời xem những câu thơ, câu văn dễ hiểu, dễ nhớ và lý thú. Điều này mở ra một hƣớng tiếp cận mới cho thơ văn nói chung và ca dao nói riêng về điển cố, điển tích hứa hẹn nhiều thú vị và ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Điển cố, điển tích trong kho tàng ca dao người Việt (Trang 91)