Từ lâu các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng tên riêng chỉ địa điểm (địa danh) đã từng đƣợc xem nhƣ “một thứ ma thuật âm thanh’’ trong thơ bác học. Trong ca dao nó gắn với chủ đề tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng và tình yêu quê hƣơng. Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính, trong 12487 lời ca dao ngƣời Việt, số lời sử dụng tên riêng chỉ địa điểm chiếm 8,4%. Trong phần phân loại địa danh theo chức năng định danh, ông cũng đƣa ra một ví dụ chứng minh khác là một kết quả thống kê từ 4600 lời ca dao, có 377 lời sử dụng tên riêng chỉ địa điểm (chiếm 8,2%, gần đúng với tỉ lệ 8,4% ở trên). Cũng trong bộ phận ca dao có tên riêng chỉ địa điểm, phản ánh tình yêu nam nữ, quan hệ vợ chồng là chủ đề phổ biến nhất. Qua thống kê 377 lời ca dao có địa danh, có 123 lời (chiếm 32%) đƣợc sáng tác và lƣu truyền với chủ đề này. Trong số 377 lời, số lần địa danh xuất hiện là 615. Trong số 615 lần sử dụng ấy, những tên riêng ở Trung Quốc đƣợc nhắc đến tới 35 lần (chiếm 5% tổng số lần và 3% tổng số địa danh). Ở văn học viết, trong số 1100 bài thơ của các tác giả Nguyễn Trãi (1380-1442), Lê Thánh Tông (1442-1497), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Hồ Xuân Hƣơng ( nửa cuối thế kỉ XIX), Nguyễn Công Trứ (1778-1895), Nguyễn Khuyến ( 1835-1909), Trần Tế Xƣơng (1870- 1970), Tản Đà ( 1889-1939), số bài có địa danh là 194, chiếm 17,63%. Tổng số lần sử dụng địa danh là 444 lần với 264 địa danh trong đó địa danh Trung Quốc là 122 (chiếm 46,22%), đƣợc sử dụng 127 lần (chiếm 28,61% tổng số lần) [23, tr.137]. Nhƣ vậy trong văn học viết, địa danh Trung Quốc chiếm tỉ lệ cao hơn địa danh Trung Quốc trong ca dao.
Nhóm địa danh gắn với điển tích và lịch sử Trung Quốc cổ đại bao gồm những tên nƣớc thời Xuân Thu, Chiến Quốc nhƣ : “Tấn Tần’’, “Hồ Việt’’, “Sở Tề’’...vv với các nét nghĩa nhƣ sau: Có khi nó hàm ý chỉ sự ngăn cách
bao gồm sự ngăn cách về không gian và sự chia lìa về tình cảm nhƣ “Sở - Tề’’, “Hồ- Hán’’, “sông Ngô - bể Sở’’, “Hồ- Việt’’:
1561T
Trăng tròn mƣời sáu, gióng chuông Ai cầm con nguyệt thì buông nó về
Dầu anh lạc Sở qua Tề
Trăm năm anh cũng trở về cùng em
390B
Bấy lâu cách trở phu thê Tƣởng em sang Sở, phụ Tề mà thôi
49A
Ai làm cho biển cạn khô
Tần sang không đƣợc Hán Hồ xa nhau
1005C
Chồng chết Gặp ba ngày Tết Mƣợn cuốc mà chẳng ai cho
Hai tay bốc cát tra mồ
Tình chàng nghĩa thiếp Hán, Hồ biệt li.
Hai cặp địa danh xuất hiện với tần số rất cao hàm ý chỉ chuyện nhân duyên đó là “Tấn- Tần” : Hai nƣớc thời Xuân Thu ở Trung Quốc. Con cháu Mục Công (Tần) và Huệ Công (Tấn) nhiều đời cƣới gả cho nhau, đối xử hoà thuận. “Tấn Tần” chỉ cuộc tình duyên tốt đẹp:
471C
Chàng trảy đi kể đã mấy đông Cho loan đón gió, cho rồng chờ mƣa Tấm gan vàng, dạ sắt, thiếp tôi ngẩn ngơ
Lấy ai gìn giữ con thơ cho chàng? Nghĩa vợ chồng đồng tịch đồng sàng Đồng sinh đồng tử, cƣu mang đồng lần
Chàng trẩy đi, vâng lệnh quân thân Thiếp xin đôi chữ Tấn Tần hợp duyên
“Châu Trần” là tên một thôn nay thuộc huyện Phong, tỉnh Giang Tô- Trung Quốc) chỉ có hai họ Châu, Trần đời đời làm thông gia với nhau. Thơ Bạch Cƣ Dị có câu: “Từ Châu cổ phong huyện, hữu thôn viết Châu Trần, nhất thôn lƣỡng duy tính, thế thế vi hôn nhân” (Huyện Phong xƣa ở đất Từ Châu, có một thôn gọi Châu Trần, một thôn chỉ có hai họ đời đời làm thông gia với nhau). Trong văn học cổ, Châu Trần dùng để chỉ việc kết hôn xứng đôi đẹp lứa. Văn học dân gian cũng vận dụng vào để chỉ tình duyên lứa đôi:
23K
Kể từ khi mới gặp nàng
Cũng mong kết ngãi đá vàng Trần Châu
Những nét nghĩa biểu trƣng nêu trên đƣợc diễn đạt qua cấu trúc sóng đôi : “Sở -Tề’’, “Tấn-Tần’’, “Hồ- Việt’’... Trong trƣờng hợp tên riêng chỉ địa điểm chỉ có một thì cấu trúc sóng đôi hoặc cấu trúc song song vẫn đƣợc thiết lập ví dụ nhƣ: “Non Tần- ải Bắc’’.
Một số địa danh hƣ cấu mang sắc màu thần thoại, gắn với điển cố điển tích kể về cõi tiên, cõi trời nhƣ “Ô Thƣớc’’, “sông Ngân’’, “Bồng Lai’’, “Chƣơng Đài’’, “Đào Nguyên’’, “Thiên Thai’’, “Lam Kiều’’, “Vũ Môn’’...vv
417A
Anh ngồi xuống đây cho em phân trần sau trƣớc Ngày xƣa sông Ngân, Ô Thƣớc không bắc đƣợc cầu ngang
Ví dầu duyên nợ cách trở đôi đàng
40L
Lác trông phong cảnh đẹp thay Bồng lai có phải chốn này hay không
130M
Mấy khi khách tới Chƣơng Đài Nhà ngoài quạt gió, sân ngoài đàn trăng
13D
Dám khuyên khách ở trên đời Ƣớc chi cho nó đủ mọi mùi ăn chơi
Ƣớc gì gặp tiên trên đời
Nhƣ chàng Lƣu Nguyễn lên chơi động đào
178Đ
Đất Lam Kiều ngỡ ngàng khó bƣớc Động Đào Nguyên lạch nƣớc quanh co
Trách mình không đắn nỏ đo Rã rời duyên nợ, oan chƣa, hỡi trời!
534B
…Làm trai lấy đƣợc vợ hiền Nhƣ cầm đồng tiền mua đƣợc của ngon
Phận gái lấy đƣợc chồng con Xem bằng cá vƣợt Vũ Môn hóa rồng
Những địa danh chứa điển cố, điển tích này làm cho những câu chuyện về tình yêu, tình cảm lứa đôi vốn ngại ngùng trở nên thật tự nhiên, lãng mạn và tình tứ.
2.3.1.3 Nội dung của điển cố, điển tích sử dụng tích truyện
Tích truyện đƣợc sử dụng rất phong phú bao gồm nhiều mặt của cuộc sống con ngƣời. Trong số những điển cố, điển tích sử dụng tích truyện thì
điển tích “ông Tơ bà Nguyệt’’ (tơ hồng, chỉ hồng...) xuất hiện với tần số cao tuyệt đối. Điển tích này lại hết sức quen thuộc với ngƣời Việt dƣới dạng thức một cặp. Đó là cặp âm - dƣơng: ông - bà. Điển tích này thể hiện một quan niệm về hôn nhân, đó số mệnh đã định, việc hôn nhân không phải cứ muốn là đƣợc, không phải từ chối là xong, tất cả do một lực lƣợng huyền bí sắp đặt. Có phải chăng niềm tin này thực chất là tiếng vang của chế độ hôn nhân cổ truyền, một chế độ hôn nhân mà đôi nam nữ trong cuộc không có quyền quyết định. Ở những bài ca dao lấy đề tài tình yêu đau khổ, “ông Tơ’’, “bà Nguyệt’’ là những lực lƣợng siêu nhiên do trí tƣởng tƣợng của ngƣời xƣa tạo ra để giải thích nguyên nhân của những nỗi bất hạnh trong tình yêu. Tuy nhiên điều đáng chú ý là nhóm bài ca này lại chủ yếu phản ánh tinh thần đấu tranh của nhân dân về hạnh phúc lứa đôi. Cũng phải thấy rằng thực tế cuộc sống đã làm cho ngƣời dân có ý thức chống lại những điều phi lí:
278B
Bắt ông Tơ mà cho ba đấm
Bắt bà Nguyệt đánh bốn mƣơi chín cái hèo
Duyên ngƣời ta xe buổi sớm duyên em buổi chiều mới xe
279B
Bắt ông Tơ mà đánh ba hèo
Duyên ngƣời ta xe cả, phận em đói nghèo không xe
Nhiều bài ca dao đã nói lên những lời oán trách sự mù quáng của “ông Tơ”, “bà Nguyệt” ấy:
254B
(a) Bắc thang lên đến tận trời Tìm ông Nguyệt Lão, đánh mƣời cẳng tay
Đánh rồi lại trói vào cây
Nào dây xe bắc xe đông Nào dây xe vợ xe chồng ngƣời ta?
Ông vụng xe, xe phải vợ già Tôi thì đốt cửa, đốt nhà ông lên!
Theo Đinh Gia Khánh, tinh thần đấu tranh để bảo vệ tình yêu chân chính của những “chàng trai” và “cô gái” trong ca dao trữ tình Việt Nam phản ánh quan điểm về tự do yêu đƣơng, tự do hôn nhân của nhân dân lao động. Quan điểm tự do yêu đƣơng, tự do hôn nhân ấy, trong những điều kiện lịch sử của chế độ cũ, một mặt gắn liền với cuộc đấu tranh để thoát ra khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến và những tục lệ khắt khe về hôn nhân [20,tr.451]. Nhân dân ta trong ca dao ứng xử với “ông Tơ”, “bà Nguyệt” theo quy luật sau: Khi tình yêu tốt đẹp thì các chàng trai và cô gái chấp nhận định số và “ông Tơ”,“bà Nguyệt” đã quyết định đúng đắn. Khi tình yêu tan vỡ hoặc không thành ngay từ đầu thì ngƣời ta oán trách “ông Tơ”, “bà Nguyệt”, có nghĩa định số là một cái gì đó sai lầm, bất công của Tạo hoá. Niềm tin vào định số, xét cho cùng không phải là một niềm tin vững chắc. Tuy nhiên dù không vững chắc thì nó vẫn tồn tại bởi vì từ một khía cạnh khác của vấn đề, nó gắn với ƣớc vọng thuỷ chung, quan điểm đạo đức về lòng chung thuỷ trong tình yêu giữa ngƣời dân lao động với nhau. Họ thƣờng nhấn mạnh cái tình nghĩa thuỷ chung ấy bằng hai từ “vàng đá” lặp đi lặp lại 46 lần:
570M
Một niềm vàng đá khăng khăng Ba thu cũng đợi, chín trăng cũng chờ
Tình yêu đôi lứa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội đƣơng thời, đóng vai trò là đề tài trung tâm của ca dao cổ truyền cả về hình thức và nội dung. Có thể nói những lời ca dao cổ truyền về đề tài tình yêu xuất hiện nhiều là sự đáp ứng tự nhiên nhu cầu diễn tả tâm tƣ, tình cảm của
đại bộ phận quần chúng lao động. Trong ca dao, ngƣời nông dân nói nhiều về tình yêu và gia đình có lẽ còn bởi đó là những hạnh phúc gần gũi, thiết thực, là lẽ tự nhiên mà họ khao khát mong mỏi nhƣng trong thực tế họ chƣa đƣợc hƣởng một cách trọn vẹn.
Mỗi điển tích là một câu chuyện thú vị diễn đạt ý tƣởng tình cảm, lắng đọng trong đó bao suy ngẫm và lí giải về cuộc sống, xen lẫn cái ảo với cái thực, cái thần thoại siêu nhiên với cái trần trụi của nhân gian. Đó là cảnh ngộ ngang trái của đôi vợ chồng Ngƣu Lang Chức Nữ. Chứu Nữ (ả Chức) là cháu Trời, làm nghề dệt vải rất siêng năng, đƣợc đem gả cho Khiên Ngƣu (Chàng Ngƣu) làm nghề chăn trâu. Hai vợ chồng quá âu yếm nhau không giữ đúng phép trời. Trời phạt đem đày mỗi ngƣời ở một bên sông Ngân. Mỗi năm họ chỉ đƣợc gặp nhau một lần vào đêm mồng bảy tháng bảy âm lịch (thất tịch) đi qua cái cầu của chim Ô Thƣớc bắc. Vợ chồng gặp nhau than khóc về cảnh li biệt”. Qua đó dân gian cũng lí giải hiện tƣợng trong tự nhiên, nƣớc mắt vợ chồng chàng Ngƣu chan chứa rơi xuống trần gian thành mƣa dầm tầm tã tục gọi là “mƣa ngâu tháng bảy”:
242V
Vị gì một dải sông Ngân
Làm cho Chức Nữ chẳng gần Ngƣu Lang
295T
…Bƣớc sang tháng bảy rợp rờn mƣa Ngâu Thƣơng thay cho vợ chồng Ngâu Cả năm chỉ có gặp nhau một lần
Nữa là ta ở dƣới trần
Cũng mong kết nghĩa Tấn Tần cùng nhau Nữa là mƣa nắng dãi dầu
Dựa trên những tích truyện, ngƣời ta cũng lí giải và đƣa ra những triết lí về nhân duyên của con ngƣời: Việc nhân duyên đã có căn định từ trƣớc, đã có trời định không thể nào khác đƣợc. Chàng Vi Cố đã tức giận khi đƣợc biết duyên mình phải lấy một ngƣời mà hiện giờ là một cô bé lên ba, con một bà ăn mày và chàng liền thuê ngƣời giết chết cô bé nhƣng ngờ đâu không cƣỡng lại đƣợc mệnh trời, hơn mƣời năm sau chàng thi đỗ thám hoa và đƣợc quan Tể tƣớng họ Chu gả con gái cho. Ngƣời con gái ấy chính là cô bé năm xƣa. Nhƣ vậy duyên trời đã định rồi thì không thể nào khác đƣợc.
936Đ
Đồng hồ sai vì bởi sợi dây thiều Xa anh vì bởi sợi chỉ điều xe lơi
Đó là nhân duyên đôi lứa, còn có câu chuyện rất hay về duyên kiếp con ngƣời trong điển tích “Ba sinh” có nghĩa là ba đời, ba kiếp. Lúc Viên Trạch sắp chết, dặn bạn là Lý Nguyên sau 12 năm đến Hàng Châu sẽ gặp nhau. Lý Nguyên y hẹn gặp một đứa bé chăn trâu hát : “Tam sinh thạch thƣợng cựu tinh hồn” (Hồn thiêng cũ ghi trên hòn đá đã ba đời). Lại cũng có sách viết rằng: “Ba sinh” dịch từ “tam sinh”, trỏ ba kiếp: quá khứ, hiện tại, tƣơng lai của con ngƣời nhƣ việc Tỉnh lang mộng thấy mình đến Bích Nham, đứng trƣớc một vị sƣ già cầm nén hƣơng đang cháy, hƣơng còn mà ngƣời đốt đã qua ba kiếp sống. Vì vậy ba sinh trỏ mối duyên nợ của kiếp trƣớc, hiện nay và kiếp sau:
857N
Nhớ lời nguyện ƣớc ba sinh Xa xôi ai có biết tình chăng ai?
Khi về nhắn liễu Chƣơng Đài Cành xuân đã bẻ cho ai một cành
Một số tích truyện đƣợc dân gian dùng rất quen thuộc nhƣ một câu châm ngôn đúc kết kinh nghiệm của ngƣời xƣa, một lời khuyên bảo răn dạy ngƣời đời sau: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Để mài một miếng sắt trở thành cây kim bé nhỏ quả thực rất khó nhƣng nếu ta cứ làm, cứ nỗ lực thì nhất định sẽ thành công. Điển này nhắc nhở chúng ta làm việc gì cũng phải kiên trì mới thành:
45Ă
Ăn vóc học thì hay
Có công mài sắt có ngày nên kim
129L
Làm trai quyết chí tu thân Công danh chớ vội nợ nần chớ lo
Khi nên trời giúp công cho Làm trai năm liệu bảy lo mới hào
Trời sinh trời chẳng phụ nào Công danh gặp hội anh hào ra tay
Trí khôn rắp để dạ này Có công mài sắt có ngày nên kim
Trong cuộc sống đầy khó khăn gian khổ phải vật lộn với thiên tai, đói
nghèo. Ca dao đã động viên, khuyên nhủ tiếp thêm sức mạnh cho con ngƣời vƣơn lên để thực hiện những ƣớc mơ, lý tƣởng.
Dựa trên việc vay mƣợn nội dung tích truyện của đời trƣớc sau đó diễn lại thật ngắn gọn, đơn giản thay vì trực tiếp nói ra vấn đề, ngƣời ta dùng tích truyện của ngƣời trƣớc để suy diễn ra ý nghĩa, để so sánh hay ngụ ý đến nội dung có liên quan. Từ hình tƣợng trong tích truyện ấy, tƣ tƣởng ngƣời đọc cũng sinh sinh hoá hoá theo diễn tiến của điển để đến cái đích cuối cùng, tìm đến ý nghĩa thâm diệu nhất cho ngữ cảnh câu văn. Tích truyện bị thu hẹp, tóm
gọn trong một hai từ, nhƣng đằng sau cái bề mặt ấy là sự mở rộng một tầng ý nghĩa sâu xa hơn. Trong đó là cả thế giới hình tƣợng sinh động, phong phú về ý tƣởng, sâu sắc về ý nghĩa, khơi dậy óc liên tƣởng và suy ngẫm của ngƣời đọc, tạo sức mạnh đƣa họ đến ngọn nguồn chân lý của vấn đề. Qua lớp vỏ ngôn từ ngắn gọn, ngƣời đọc bị thu hút vào một thế giới khác đầy vẻ biến hoá của câu chuyện hay hình tƣợng. Khi bị thu hút vào thế giới đó, ngƣời đọc hoà nhập vào trong và cảm nhận nhƣ là một bộ phận trong đó, lại còn có thể tiếp nối tƣ tƣởng, đồng thời sáng tạo thêm một hình tƣợng hoặc ý tƣởng đặc sắc nhất.