Việc dùng điển trong văn học phƣơng Đông (chủ yếu là văn học Trung Hoa và Việt Nam) cơ bản dựa trên nguyên tắc thể hiện bằng nguồn vay mƣợn ý, lời từ câu văn, câu thơ hoặc trong kinh, sử, truyện… của ngƣời xƣa. Trong những tác phẩm đầu tiên của văn học Trung Hoa nhƣ Kinh Thi hầu nhƣ chƣa có điển cố. Nhƣng sau khi đƣợc Khổng Tử san định và phổ biến thì chính nó trở thành kho tàng điển cố của những tác phẩm văn học sau đó. Trong khi san thi nhƣ vậy, ông đã xếp các tác phẩm trong Kinh Thi thành ba phần: Phong, Nhã, Tụng. Ở các phần Nhã và Tụng, có không ít các tác phẩm vốn là thơ ca
dân gian. Còn nhƣ trong phần Phong (Thập ngũ quốc phong) thì tất cả các tác phẩm đều là thơ ca dân gian. Nhìn chung nhiều hoặc ít, trực tiếp hoặc gián tiếp, Nho giáo các thời đại ở Trung Quốc thƣờng giải thích các hiện tƣợng vốn thuộc kho tàng văn hoá dân gian theo cách nào đó phù hợp với hệ ý thức Nho giáo, đề cao trật tự lý tƣởng của Nho giáo. Khi Nho giáo đƣợc đƣa vào nƣớc ta thì nhà nho nƣớc ta ít nhiều cũng kế thừa cách thức mà nhà nho Trung Quốc sử dụng văn hoá, văn nghệ dân gian. Nhƣng các nhà nho nƣớc ta không hoàn toàn tuân thủ các truyền thống ấy. Lý do cũng thật đơn giản vì Nho giáo không phải là một hệ tƣ tƣởng hình thành trên cơ sở thực tế đời sống của nhân
dân ta, không phải là một hệ tƣ tƣởng nội sinh ở nƣớc ta mà là một hệ tƣ tƣởng ngoại nhập. Tống Nho đề cao tới mức tuyệt đối hoá phạm trù “Tam cƣơng, Ngũ thƣờng”, xem đó là đạo đức vĩnh hằng. Và các tác phẩm dân gian đƣợc Nho sĩ biên soạn, chú giải thƣờng có ngụ ý khuyến thiện, trừng ác, bảo vệ cƣơng thƣờng. Tuy nhiên Nho giáo với luân lý đạo đức “Tam cƣơng” đã góp phần quan trọng đƣa xã hội Việt Nam thời trung đại đi vào khuôn phép chặt chẽ từ trung ƣơng xuống địa phƣơng, làng xã theo luật lệ rõ ràng: bầy tôi phải trung thành với vua, con phải có hiếu với cha mẹ, vợ phải giữ tiết tháo với chồng, anh em phải hoà thuận…vv:
461B
Biển tình chìm nổi, bối rối tƣ lƣơng Thiếp với chàng nhƣ lửa với hƣơng
Một mai tê dù hƣơng tàn lửa tắt đạo nghĩa cƣơng thƣờng chớ bỏ nhau.
570B
Bởi thƣơng em nên anh mới tới lui Sợ cha mẹ hay đặng , khổ tui với mình Thấy anh nhọc công, khiến đau lòng thục nữ
Thế nào em cũng giữ trọn chữ cang thƣờng Chẳng cần anh năng xuống, thung đƣờng rầy la.
Cũng có khi nó truyền tải những nội dung của Nho gia với những luật lệ hà khắc đối với ngƣời phụ nữ:
292K
Khuyên anh xét kĩ và nghĩ cho cùng Trung trinh liệt nữ, quân tử anh hùng
Làm sao cho vẹn tam tòng Gái ngoan chả lấy hai chồng bỏ anh.
50P
Phận gái tứ đức vẹn tuyền
Dung,công, ngôn, hạnh giữ gìn chớ sai.
Ngƣời xƣa cho rằng giá trị đạo đức, vẻ đẹp tinh thần, danh dự mới là những giá trị bền lâu đích thực. Họ không chỉ quan tâm đến cuộc sống hiện tại mà còn nghĩ cả về sau, khi họ đã mất:
… Làm ngƣời giữ trọn đạo ba Sau dù có thác cũng là thơm danh
Ca dao cũng phản ánh khá chân thực, cảm động mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đây là mối quan hệ máu thịt, ruột rà, thiêng liêng nhất. Con cái đƣợc sinh thành dƣỡng dục nhờ cốt nhục, tinh khí của cha mẹ hun đúc nên. Công lao trời biển ấy đƣợc ghi lại trong bao câu hát ru ngọt ngào đƣa trẻ vào giấc ngủ ngon lành giữa vòng tay yêu thƣơng, ấm áp, nâng niu của cha mẹ:
1804C
Công cha nhƣ núi ngất trời Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!
258C
Câu dƣỡng nhi chờ khi đại lão Cha mẹ già nƣơng náu nhờ con
Thân anh lớn, vóc anh tròn
Cù lao dƣỡng dục, anh còn nhớ không?...
456C
Chàng ơi! Ơn thầy ba năm cúc dục Nghĩa mẹ chín tháng cù lao
Đƣa ra những hình tƣợng, cảnh ngộ cụ thể phong phú trong cuộc đời, ca dao đƣợc xem là cơ sở để mọi ngƣời chiêm nghiệm, suy nghĩ về những bài học mang tính giáo huấn sâu sắc trong cách sống, cách rèn luyện, bồi dƣỡng nhân cách cho con từ thuở thơ bé.
Các Nho sĩ bình dân là những ngƣời đã đƣa Nho giáo vào văn hoá dân gian và làm Nho giáo ít nhiều đã bị khúc xạ qua tấm lăng kính nhận thức của bình dân. Và điều đáng nói là thứ Nho giáo đã bị khúc xạ qua tấm lăng kính nhận thức của bình dân đã đƣợc đƣa vào văn hoá dân gian nhiều hơn là thứ Nho giáo chính thống của Tứ thƣ, Ngũ kinh đƣợc chú giải trong các bộ Đại
toàn mà triều đình ban phát, và đƣợc sử dụng trong việc học hành, thi cử theo quy chế của nhà nƣớc phong kiến. Ví dụ trong văn học trung đại, hình ảnh ngƣời phụ nƣ̃ bị coi thƣờng, bị hạ thấp bởi tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ” Nho giáo, nhƣng ca dao đã giáo dục ngợi ca những chuẩn mực đẹp đẽ của ngƣời phụ nữ hiền thảo theo lý tƣởng quan niệm của ngƣời bình dân. Họ tiếp thu tiêu chuẩn “tứ đức” của đạo Nho, đề cao nét đẹp công, dung, ngôn, hạnh và có khi cũng ảnh hƣởng của đạo tam tòng khắt khe nghiệt ngã. Tuy nhiên trong ca dao Việt Nam, ngƣời phụ nữ có vai trò rất quan trọng đối với gia đình, là “nội tƣớng”, là chỗ dựa tinh thần cho chồng con. Con thuyền gia đình có vƣợt qua sóng gió cập bến bờ hạnh phúc hay không là nhờ ở ngƣời vợ biết lo toan, đảm đang, tháo vát. Và nhiều trƣờng hợp, ngƣời phụ nữ “nổi loạn”, phản kháng muốn phá vỡ cái vòng cƣơng toả trói buộc:
…Có chồng thì mặc có chồng Ở đây vắng vẻ tơ hồng cứ xe
Nhƣ vậy nội dung của ca dao chƣ́a điển cố , điển tích sƣ̉ dụng kinh điển Nho gia cũng có sƣ̣ thay đổi cho phù hợp với lối sống và quan niệm của nhân dân.