Nội dung điển cố, điển tích về nhân vật

Một phần của tài liệu Điển cố, điển tích trong kho tàng ca dao người Việt (Trang 41)

Các nhân vật trong điển cố, điển tích có thể là những ngƣời có thực trong lịch sử nhƣ các danh tƣớng, danh sĩ, các nhân vật hào kiệt trong dân gian. Họ cũng thƣờng đƣợc bao bọc trong làn khói của huyền thoại. Đây cũng chính là thể hiện sự tôn kính và yêu mến của dân gian đối với những ngƣời có công với dân với nƣớc, không hề phân biệt nhân vật đó là công dân của nƣớc nào, đồng thời cũng thể hiện sự giao lƣu văn hoá giữa hai dân tộc Việt- Trung. Cả thời xƣa lẫn thời nay, nhân dân đều có điểm chung về thái độ đối với các vĩ nhân, đó là các huyền thoại sinh ra xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của họ. Tên các danh nhân có mặt trong những điển cố vốn có xuất xứ từ các tác phẩm văn học, khi nhà văn, nhà thơ gắn tên tuổi họ với một cảnh huống cụ thể. Ví dụ: Nhân vật Khổng Minh, tức Gia Cát Lƣợng, ngƣời đất Trƣơng Dƣơng, đời Tam Quốc. Khổng Minh ở ẩn, làm ruộng tại Ngoạ Long Cƣơng ( nay là huyện Nam Dƣơng, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Lƣu Bị về sau là chúa Hán Thục ba lần đến tận nhà mời Khổng Minh mới ra giúp. Ông trở thành quân sƣ của Lƣu Bị, giúp Lƣu Bị đánh bại Tào Tháo trong trận Xích Bích, lấy đƣợc Kinh Châu và Ích Châu, Hán Trung, dựng nƣớc ở Thục.

Khổng Minh rất giỏi binh pháp, rất thông phép định kế lập mƣu, là nhà chính trị và quân sự nổi tiếng thời Tam Quốc. Hay nhân vật Tôn Tẫn : Ngƣời nƣớc Tề thời Chiến Quốc, con cháu Tôn Vũ ( ngƣời soạn Binh pháp Tôn Tử), vốn

cùng Bàng Quyên học binh pháp của Quỷ Cốc Tử. Sau Bàng Quyên làm tƣớng nƣớc Nguỵ, vì biết kém tài nên đã lừa Tôn Tẫn để khép vào tội chặt hai chân và thích chữ vào mặt. Tôn Tẫn đã tìm cách gặp đƣợc Điền Kỵ, tƣớng nƣớc Tề và đƣợc Tề Uy Vƣơng tôn làm thầy. Tôn Tẫn giúp Tề đánh tan quân Nguỵ khiến Bàng Quyên phải đâm cổ tự vẫn. Qua các điển cố, điển tích về nhân vật, tác giả dân gian cũng thể hiện quan niệm và thái độ của mình, họ trân trọng những con ngƣời trƣợng nghĩa, yêu nƣớc thƣơng dân, những hiền nhân quân tử… và họ cũng khinh ghét những bọn vua quan hoang dâm, độc ác, tham lam, vơ vét của dân:

2019T

Trụ mê Đát Kỷ lập bá lạc đài Hại Hoàng Phi Hổ lạc loài về châu

Hầu hết điển cố, điển tích Trung Hoa đƣợc sử dụng trong ca dao đều gắn với chủ đề tình yêu hôn nhân. Một số nhân vật đƣợc biết đến với tƣ cách là những nhà quân sự, nhà du thuyết, võ tƣớng nhƣ Lã Vọng, Trƣơng Nghi, Tô Tử, Quan Công, Tào Tháo… cũng đƣợc dùng trong đề tài tình yêu. Lã Vọng đƣợc khai thác một nét tính cách là sự kiên trì chờ đợi thời cơ làm chính khách (thành kiên trì chờ đợi trong tình yêu). Trƣơng Nghi, Tô Tử đƣợc khai thác ở khả năng thuyết khách (thành khả năng tán tỉnh ngƣời tình). Đặc biệt hơn cả trƣờng hợp Quan Công, Tào Tháo. Quan Công nổi tiếng là võ tƣớng dũng mãnh, là ngƣời quân tử có một không hai của thời Tam quốc. Tào Tháo là tay gian hùng, lắm mƣu lƣợc và đặc biệt đa nghi. Hậu thế thƣờng nhắc đến Tào Tháo với tính cách đa nghi của ông ta. Trong cuộc nội chiến, do bị ràng buộc bởi quan niệm đạo đức phƣơng Đông, đặc biệt là kiểu ngƣời quân tử

Trung Hoa cổ đại, hai nhân vật này vừa là kẻ thù không đợi trời chung của nhau, vừa là ân nhân của nhau. Tào Tháo bắt đƣợc Quan Công, dụ hàng không đƣợc nhƣng không giết đi mà để Quan Công về với Lƣu Bị, trong khi đó “không dùng thì diệt” là một nguyên tắc tối quan trọng của ngƣời mƣu đồ bá chủ thời loạn. Ngƣợc lại, khi quân Tào Tháo bị đánh tan tác, Khổng Minh sai Quan Công chặn bắt Tào Tháo ở Hoa Dung, nhƣng bắt đƣợc Tào Tháo, Quan Công lại tha, làm trái với quân lệnh và lời cam kết với quân sƣ Khổng Minh trƣớc khi đi. Tình huống Quan Công gặp Tào Tháo ở Hoa Dung đƣợc tác giả dân gian đƣa vào ca dao tình yêu:

661B

Bƣớm bắt bông nhƣ Quan Công mới ngộ với Tào tặc Anh mới ngộ với em một đôi lần mới ngộ nhớ thƣơng

Một số điển tích Trung Hoa đi vào ca dao đã đƣợc bình dân hoá, nét nghĩa biểu trƣng mà ca dao sử dụng nằm ngoài quan niệm quy phạm phƣơng Đông về điển cố, điển tích. Theo quan niệm này thì những điển tích đã dẫn ở trên là khuôn mẫu cho ứng xử trong đại cuộc: Tô Tần đi thuyết khách là nhằm tìm kiếm một liên minh hùng mạnh giữa các nƣớc để tồn tại. Lã Vọng chờ thời cơ để đƣợc trọng dụng, có cơ hội đem tài ra để an bang tế thế… Ngoài ra tình huống Quan Công ngộ Tào Tháo gắn với tình huống chàng trai gặp cô gái trong tình yêu đƣợc xây dựng dựa trên liên tƣởng bên ngoài. Đặc điểm này phản ánh một kiểu tƣ duy. Đó là kiểu tƣ duy “cảm giác-trực quan”. Tất nhiên, giữa Quan Công và Tào Tháo có ân với nhau nhƣng không thể nói là yêu thƣơng đƣợc. Họ tha chết cho nhau chỉ là biểu hiện ứng xử cùng với những tính toán trong quan hệ giữa các bên thời đó. Quan Công gặp Tào Tháo ở Hoa Dung đúng là mừng thật nhƣng đây là nỗi vui mừng của một chiến tƣớng dồn đối phƣơng đến đƣờng cùng. Chàng trai gặp cô gái và Quan Công gặp Tào Tháo chỉ gần nhau về hình thức. Cho tới ngày nay trong tâm thức của ngƣời

Trung Hoa và không ít ngƣời Việt, Quan Công là một vị thánh. Ca dao khai thác ý nghĩa hình tƣợng Quan Công đúng với tính quy phạm của điển tích, biểu trƣng cho kiểu ngƣời trọng nghĩa:

522A

Anh tới đây muốn kết nghĩa giao ân

Anh không phải thằng Bùi Kiệm sao chín mƣời phần bạn nghi Quan Công thuở trƣớc có nghì

Em ở có nghĩa, anh vì nghĩa nhơn

Ngoài nhân vật là những ngƣời có thực trong lịch sử, các nhân vật trong điển cố điển tích cũng có thể xuất phát từ tên các nhân vật hƣ cấu trong tác phẩm văn học hay truyền thuyết nhƣ Ngƣu Lang Chức Nữ, hay nhân vật

rất quen thuộc với trẻ em trong tết Trung thu rằm tháng Tám là chị Nguyệt, Hằng Nga. Theo Hoài Nam tử, Hằng Nga là vợ Hậu Nghệ. Nghệ xin đƣợc

thuốc trƣờng sinh của Tây Vƣơng Mẫu, Hằng Nga lấy trộm thuốc ấy trốn lên cung trăng. Văn học cổ dùng chị Hằng, hoặc Hằng Nga để chỉ mặt trăng, tiên nữ, hoặc đàn bà đẹp.

Sở dĩ có hiện tƣợng nhân vật hƣ cấu trong văn học và nhân vật lịch sử đi vào trong ca dao là do có một bộ phận tác giả tham gia sáng tạo thơ ca dân gian là những ngƣời có học thức, những nho sĩ bình dân. Việc xuất hiện nhân vật văn học và lịch sử chứng tỏ sự hiểu biết của nhân dân khá sâu rộng, lực lƣợng sáng tác và lực lƣợng tiếp nhận khá đa dạng đem lại những khát khao hƣớng đến tri thức sâu rộng, phong phú cho thấy những nhân vật ấy đã đi sâu vào tƣ duy sáng tạo và tiềm thức của nhân dân. Hầu hết những nhân vật lịch sử và nhân vật văn học xuất hiện trong ca dao đều quen thuộc với tầng lớp bình dân. Đây cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ sự xâm nhập giao thoa của văn học viết vào đời sống văn hoá dân gian, thể hiện mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học thành văn.

Một phần của tài liệu Điển cố, điển tích trong kho tàng ca dao người Việt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)