Thời gian và quá trình biên soạn Kho tàng ca dao ngƣời Việt

Một phần của tài liệu Điển cố, điển tích trong kho tàng ca dao người Việt (Trang 26)

Kho tàng ca dao ngƣời Việt đƣợc tiến hành biên soạn từ năm 1974 đến

cuối năm 1994. Trong quá trình làm việc, nhóm công trình đã lần lƣợt nhận đƣợc sự bảo trợ của Viện văn học, Viện nghiên cứu văn hoá dân gian và sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều cá nhân khác nhau. Đây là một công trình tập thể do GS.TS Nguyễn Xuân Kính và GS.TSKH Phan Đăng Nhật chịu trách nhiệm đồng chủ biên. Sách này đƣợc tổ chức biên soạn trong hai khoảng thời gian:

1/Từ năm 1974 đến cuối năm 1980 các soạn giả Phan Đăng Nhật, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Tài (đã mất năm 1991) tiến hành thu thập tài liệu, ghi phiếu tƣ liệu, chỉnh lí các phiếu này và biên soạn phần Kho tàng ca dao ngƣời Việt sắp xếp theo trật tự chữ cái của tiếng đầu. Trong thời gian này

có sự cộng tác của tiến sĩ Vũ Tố Hảo. Trong năm 1981, phần bản thảo này đã đƣợc Ban văn hoá dân gian tổ chức nghiệm thu. Sau khi có sự thẩm định của các nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh, Kiều Thu Hoạch và Nguyễn Vĩnh Long, phần bản thảo này đƣợc lƣu ở Thƣ viện Viện nghiên cứu văn hoá dân gian. 2/ Trong năm 1993, các soạn giả Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang hoàn chỉnh thêm phần Kho tàng ca dao ngƣời Việt,

sắp xếp theo trật tự chữ cái của tiếng đầu.

Trong các năm 1993, 1994, các tác giả Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang biên soạn các phần còn lại.

3/ Trong các năm 1998, 1999 với sự tham gia của GS.TS Nguyễn Xuân Kính, nhà giáo Nguyễn Luân và cử nhân Nguyễn Lan Hƣơng đã có sự bổ sung, sửa chữa và hoàn tất để tái bản Kho tàng ca dao ngƣời Việt [38, tr6-8]. 1.2.4 Kho tàng ca dao ngƣời Việt đƣợc tổng biên soạn từ 40 cuốn sách

Kho tàng ca dao ngƣời Việt chủ yếu tập hợp những lời ca ra đời từ

trƣớc Cách mạng tháng Tám (1945). Nhƣ nói ở trên, tổng số sách biên soạn là 40 cuốn (49 tập). Trong số đó, kể cả là sách Hán Nôm và sách quốc ngữ, những sách có thể xác định đƣợc là xuất bản trƣớc Cách mạng gồm 17 cuốn.

*Sách Hán Nôm:

Số TT Tên sách

1 Nam phong giải trào 2 Thanh Hoá quan phong

3 Nam giao cổ kim lí hạng ca dao chú giải 4 Đại Nam quốc tuý

5 Quốc phong thi tập hợp thái 6 Việt Nam phong sử

7 Nam Ân sử loại

8 Nam phong nữ ngạn thi 9 Khẩu sử kí

10 An Nam phong Thổ thoại 11 Phỏng Thi Kinh Quốc Phong 12 Lí hạng ca dao

[22. tr8] *Sách vừa viết bằng chữ Hán Nôm, vừa viết bằng chữ Quốc ngữ Thuộc loại này có một cuốn là : Nam quốc phƣơng ngôn tục ngữ bị lục *Sách Quốc Ngữ:

STT Tên sách STT Tên sách

1 Câu hát góp 15 Dân ca miền Nam Trung Bộ

2 Tục ngữ phong dao 16 Cao dao Việt Nam trƣớc cách mạng

3 Tục ngữ ca dao 17 Ca dao sƣu tầm ở Thanh Hoá 4 Phong dao, ca dao, phƣơng ngôn

tục ngữ

18 Hát ghẹo (dân ca Phú Thọ) 5 Trẻ con hát, trẻ con chơi 19 Dân ca Thanh Hoá

6 Ngạn ngữ phong dao 20 Dân ca Bình Trị Thiên

7 Hƣơng hoa đất nƣớc 21 Tuyển tập văn chƣơng nhi đồng 8 Tiếng hát đồng quê 22 Thơ ca dân gian Việt Nam (chọn

lọc)

9 Cổ Việt phong dao 23 Thi ca bình dân Việt Nam

10 Tục ngữ và ca dao Việt Nam 24 Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam

11 Hò miền Nam 25 Ca dao ngạn ngữ Hà Nội

12 Hát Phƣờng vải 26 Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, văn học dân gian

13 Dân ca quan họ Bắc Ninh 27 Hát ghẹo (dân ca Vĩnh Phú) 14 Hát xoan

[22, tr.8]

1.2.5 Những ý kiến nhận xét về bộ sách Kho tàng ca dao ngƣời Việt Với 12.487 đơn vị ca dao, Kho tàng ca dao ngƣời Việt là tài liệu có dung lƣợng lớn nhất, đáng tin cậy nhất hiện nay để chúng ta có thể tiếp cận theo hƣớng thiết lập từ điển. Quả thật bộ sách không chỉ cho ta thông tin về hơn mƣời hai ngàn lời ca dao, dân ca mà còn cung cấp cho ta một lƣợng thông tin phong phú hơn nhiều bởi các dị bản, các chú thích điển cố, điển tích,

tên làng, tên đất; bởi hàng chục công trình nghiên cứu về những bài ca dao đa nghĩa cùng với ý kiến của một số nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị về ca dao dân ca. Những thông tin này thực tế đã đƣợc công bố trên nhiều tƣ liệu khác nhau, song khi tập hợp lại, chúng ta không chỉ đỡ công sƣu tầm mà bản thân nó sẽ đem lại một cái nhìn bao quát hơn.

Kho tàng ca dao ngƣời Việt mới ra đời đã đƣợc đón nhận nồng nhiệt và có rất nhiều ý kiến xoay quanh về giá trị của nó nhƣng tựu trung đều có một nhận xét: Đó là một bộ sách rất có giá trị. Nhƣ Phan Điệp Anh nói: “Đó là một công trình khoa học về ca dao, dân ca đƣợc biên soạn một cách đầy đủ nhất, công phu nhất, khoa học nhất từ trƣớc đến nay. Có thể nói không quá lời rằng, đây là một công trình đồ sộ, kiểu nhƣ từ điển ca dao, một công cụ có giá trị của những ngƣời học tập, thƣởng thức, nghiên cứu văn hoá dân gian’’ [1, tr.48].

Tác giả Nguyễn Xuân Đức nói thêm: “Không riêng gì nhà nghiên cứu mà hết thảy mọi ngƣời, mọi nhà đều cần tới một bộ sách nhƣ vậy.” (…) “Từ xƣa tới nay chúng ta chƣa xuất bản đƣợc bộ ca dao nào đạt tới con số gần mƣời hai ngàn đơn vị tác phẩm. Khối lƣợng ấy xứng đáng với cái tên Kho tàng ca dao ngƣời Việt (…) “Rõ ràng chúng ta đã có hàng chục tập sách biên

soạn về ca dao nhƣng đến Kho tàng ca dao ngƣời Việt mới thật sự là một sách có giá trị khoa học." [ 10, tr.86 ].

Tác giả Phạm Đình Ân trong bài viết trên báo Văn nghệ cũng có lời nhận xét: “Đọc Kho tàng ca dao ngƣời Việt chúng tôi thấy đây là một công trình

khoa học sƣu tầm, biên soạn, khảo cứu cao dao cổ đồ sộ, kiểu từ điển”. Tức là có chức năng vừa tra cứu vừa thống kê ca dao của ngƣời Việt trên cơ sở thừa hƣởng và nâng cao chất lƣợng tƣ liệu của tất cả các cuốn sách về ca dao ra đời từ trƣớc đến nay. Nó “có giá trị và đƣợc làm cực kì công phu, chứa đựng một số lời ca dao đầy đủ nhất, đƣợc sắp xếp khoa học nhất, sáng tạo nhất so với tất

cả các cuốn đƣợc ra đời trƣớc nó. Đây còn là một tƣ liệu quý về văn bản, có độ tin cậy cao.” [ 3, tr.15 ].

Một phần của tài liệu Điển cố, điển tích trong kho tàng ca dao người Việt (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)