Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 40)

Ở Việt Nam, hệ thống Tòa án đƣợc tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Trong các Tòa án chỉ có TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh là có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp về dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động, hành chính. Do vậy, việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa Tòa án các cấp đƣợc thực hiện đối với TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh. Dựa trên các quan hệ pháp luật khác nhau mà pháp luật phân chia thẩm quyền và trình tự thủ tục khác nhau. Giải quyết các quan hệ hình sự thì thuộc thẩm quyền về hình sự của Tòa án và tuân theo trình tự tố tụng hình sự. Giải quyết các quan hệ hành chính thì thuộc thẩm quyền của Tòa án về hành chính và tuân theo thủ tục tố tụng hành chính. Các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh thƣơng mại, lao động, hôn nhân và gia đình đƣợc điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác nhau. Bởi, các quan hệ này đều có cùng tính chất là quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân, do vậy các tranh chấp phát sinh từ quan hệ này đều thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án và đƣợc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm quyền về dân sự của Tòa án có các đặc trƣng sau:

Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nƣớc, độc lập trong việc xem xét giải quyết và ra phán quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tính tài sản, nhân thân đƣợc hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận giữa các chủ thể.

Thẩm quyền dân sự của Tòa án đƣợc thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng nhƣ tòa

34

án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo sự vô tƣ, khách quan khi xét xử … thì Tòa án khi xem xét giải quyết các tranh chấp dân sự phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của các đƣơng sự. Phạm vi xem xét giải quyết và quyền quyết định của Tòa án đƣợc giới hạn bởi những yêu cầu mà đƣơng sự đƣa ra cũng nhƣ trên cơ sở sự thỏa thuận của họ về vấn đề tranh chấp.

TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp dân sự, hôn nhân – gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động, trừ trƣờng hợp có đƣơng sự hoặc tài sản ở nƣớc ngoài hoặc cần phải uỷ thác tƣ pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nƣớc ngoài, cho Toà án nƣớc ngoài thì thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh hoặc những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 33 của BLTTDS mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

TAND quận Hai Bà Trƣng là Tòa án cấp huyện thuộc Tòa án thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay TAND quận Hai Bà Trƣng luôn là một trong những đơn vị vững mạnh của ngành Tòa án thủ đô. Trong nhiều năm, TAND quận Hai Bà Trƣng luôn đạt đƣợc những danh hiệu cao quý nhƣ Huân chƣơng lao động hạng ba, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Chánh án TAND Tối cao. Có đƣợc bề dày thành tích nhƣ vậy là từ kết quả của đơn vị trong việc giải quyết các loại án. TAND quận Hai Bà Trƣng luôn đứng đầu toàn ngành Tòa án thủ đô với lƣợng án thụ lý nhiều và số án giải quyết lớn, tỷ lệ giải quyết cao, trong các năm từ năm 2009 đến năm 2013 TAND quận Hai Bà Trƣng đã thụ lý 7.938 vụ án các loại, giải quyết và xét xử 7.848 vụ án, đạt tỷ lệ 98,86%. Ngoài ra, số lƣợng án kháng cáo, kháng nghị không nhiều, tỷ lệ án sửa, hủy ít. Trong quá trình giải quyết án đội ngũ 20 Thẩm phán với chuyên môn nghiệp vụ vững chắc luôn cố gắng hết mình nên các vụ án hòa giải thành chiếm tỷ lệ lớn, các vụ án phải đƣa ra xét xử không nhiều.

35

Trong 05 năm gần đây (2009-2013), số lƣợng án dân sự, kinh doanh thƣơng mại về tranh chấp hợp đồng vay tài sản mà đơn vị đã thụ lý là 169 vụ án trong tổng số 488 vụ án dân sự, kinh doanh thƣơng mại, đạt tỷ lệ 34,63%. Đặc biệt là tranh chấp về hợp đồng tín dụng là 123 vụ, chiếm tỷ lệ 72,78%. Có thể thấy các tranh chấp về hợp đồng tín dụng ngày càng gia tăng về số lƣợng và mức độ phức tạp và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ án của đơn vị. Đây cũng là một khó khăn đối với ngành Tòa án nói chung và TAND quận Hai Bà Trƣng nói riêng. Có thể thấy đƣợc điều này qua số liệu sau:

Bảng 2.1: Thống kê các vụ dân sự về tranh chấp hợp đồng vay tài sản được

TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý từ năm 2009 đến năm 2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng Tranh chấp vay tài sản 21 18 10 22 36 117 Tổng 56 54 44 40 79 273 Tỷ lệ (%) 37,5 33,3 22,72 55 45,56 42,85 Nguồn: [11], [12], [13], [14], [15].

Bảng 2.2:. Thống kê các vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp

hợp đồng vay tài sản được TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý từ năm 2009 đến năm 2013 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng Tranh chấp vay tài sản 1 0 0 24 38 63 Tổng số 30 19 15 51 70 185 Tỷ lệ (%) 3,33 0 0 47,05 54,28 34,05 Nguồn: [11], [12], [13], [14], [15].

Qua số liệu trên cho thấy số vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản đƣợc thụ lý qua các năm đều gia tăng, đặc biệt là hai năm gần đây là năm

36

2012 và năm 2013 số lƣợng các vụ án này tăng đột biến và chiếm tỷ lệ lớn trong lƣợng án đã thụ lý.

Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng nguyên nhân chủ yếu là quận Hai Bà Trƣng là một quận lớn, dân cƣ đông, do tác động của điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, nhu cầu sử dụng vốn của những cá nhân, tổ chức cho việc kinh doanh dẫn đến việc giao lƣu vốn giữa các cá nhân, tổ chức và tổ chức tín dụng đã làm cho quan hệ dân sự diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp từ đó phát sinh các tranh chấp là điều tất yếu.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)