Hình thức của hợp đồng vay tài sản

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 27)

Hình thức của hợp đồng vay tài sản là vấn đề quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đó là cách các chủ thể thể hiện ý chí của mình, là một trong những căn cứ xác định hợp đồng có hiệu lực pháp luật hay không, là chứng cứ quan trọng để Tòa án giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, qua đó giúp bảo

21

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia hợp đồng.

Hình thực hợp đồng là phƣơng tiện để ghi nhận, truyền tải, lƣu trữ nội dung của hợp đồng. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của từng hợp đồng cũng nhƣ tùy thuộc vào độ tin tƣởng lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng cho phù hợp với từng trƣờng hợp cụ thể.

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2005 về hình thức của hợp đồng thì:

Hợp đồng dân sự có thể đƣợc giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải đƣợc giao kết bằng một hình thức nhất định.

Trong trƣờng hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải đƣợc thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trƣờng hợp có sự vi phạm về hình thức trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác [5]. Và tại Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Giao dịch dân sự đƣợc thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phƣơng tiện điện tử dƣới hình thức thông điệp dữ liệu đƣợc coi là giao dịch bằng văn bản"[5].

Để phù hợp với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, pháp luật cũng ghi nhận hình thức của hợp đồng có thể đƣợc thể hiện thông qua phƣơng tiện điện tử dƣới hình thức thông điệp dữ liệu và hình thức này đƣợc coi là hợp đồng bằng văn bản. Hình thức hợp đồng này ngày càng phổ biến và trở nên thông dụng bởi những tích cực của nó mang lại nhƣ tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức, hiệu quả. Vì vậy Luật Giao dịch điện tử đƣợc Quốc

22

hội thông qua đã chính thức công nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử, giá trị của thông tin điện tử, chữ ký điện tử ..., tạo môi trƣờng pháp lý thúc đẩy việc sử dụng các giao dịch điện tử góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong trƣờng hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải đƣợc thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Đối với hợp đồng vay tài sản thông thƣờng thì các bên có quyền lựa chọn hình thức của hợp đồng và hợp đồng không bị coi là vô hiệu nếu có vi phạm về hình thức, trừ trƣờng hợp hợp đồng vay tài sản gắn với một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì thƣờng phải tuân theo quy định của pháp luật về hình thức.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)