Các trƣờng hợp xét xử

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 45)

Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải tiến hành đầy đủ các bƣớc thu thập chứng cứ và làm rõ đƣợc các tính tiết khách quan của vụ án. Quá trình này Thẩm phán phải thực hiện các bƣớc chủ yếu sau:

Tiến hành thu thập các tài liệu nhƣ giấy vay nợ, biên bản chốt nợ, hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay nợ, hợp đồng thế chấp ….

39

Tiến hành lấy lời khai của đƣơng sự theo Điều 86 BLTTDS, chỉ tiến hành lấy lời khai của đƣơng sự khi đƣơng sự chƣa có bản khai hoặc nội dung bản khai chƣa đầy đủ, rõ ràng, đƣơng sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trƣờng hợp đƣơng sự không thể tự viết đƣợc thì Thầm phán lấy lời khai của đƣơng sự. Việc lấy lời khai của đƣơng sự chỉ tập trung vào những nội dung đƣơng sự chƣa khai và khai không rõ ràng. Ngoài ra, nếu xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể lấy lời khai của ngƣời làm chứng để làm sáng tỏ nội dung vụ án.

Từ kết quả lấy lời khai, nếu thấy các lời khai có mâu thuẫn thì tiến hành đối chất giữa các đƣơng sự với nhau, giữa các đƣơng sự với ngƣời làm chứng để làm sáng tỏ những vấn đề mâu thuẫn, việc đối chất phải đƣợc ghi thành biên bản có chữ ký của những ngƣời tham gia đối chất.

Tiến hành điều tra xác minh nhằm làm sáng rõ những vấn đề liên quan đến vụ án. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể, Thẩm phán có thể ra quyết định trƣng cầu giám định theo đề nghị của đƣơng sự. Đối với vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản, việc trƣng cầu giám định có ý nghĩa quan trọng, thông thƣờng đƣơng sự yêu cầu về việc giám định chữ viết, chữ ký trong các giấy vay nợ, giấy nhận nợ ….Đối với những chứng cứ thu thập ở xa, Thẩm phán có thể ra quyết định ủy thác thu thập chứng cứ cho Tòa án nơi khác hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. Trong trƣờng hợp cần thiết pháp luật quy định cho áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục đƣợc hoặc bảo đảm việc thi hành án. Đối với tranh chấp hợp đồng vay tài sản, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thƣờng có ý nghĩa để bảo đảm cho việc thi hành án sau này.

Quá trình thu thập chứng cứ cần tuân thủ nghiêm ngặt, chính xác các quy định của BLTTDS thì mới bảo đảm tính khách quan, làm rõ bản chất sự

40

thật khách quan của vụ việc.

Song song với việc thu thập chứng cứ, Thẩm phán vẫn phải tiến hành thủ tục hòa giải, nếu các đƣơng sự không thỏa thuận đƣợc với nhau và xét thấy chứng cứ đã đầy đủ thì Thẩm phán ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Khi vụ án đƣợc đƣa ra xét xử thì Hội đồng xét xử phải tuân thủ các bƣớc tố tụng tại phiên tòa đƣợc quy định trong BLTTDS, đó là thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi, tranh luận, nghị án, tuyên án. Hội đồng xét xử có trách nhiệm xem xét, đánh giá các tình tiết, chứng cứ của vụ án dựa trên lời trình bày, xét hỏi và tranh luận của các đƣơng sự. Sau khi đã xem xét toàn bộ nội dung vụ án và các tài liệu chứng cứ, Hội đồng xét xử quyết định về việc giải quyết nội dung vụ án bằng một bản án. Bản án này có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Hết thời hạn mà không có ai kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật.

Nhƣ vậy, ở trình tự giải quyết sơ thẩm của TAND cấp huyện, vụ án đƣợc xét xử lần đầu tiên và có ý nghĩa rất quan trọng. Việc giải quyết phải chính xác và tuân thủ nghiêm túc các bƣớc tố tụng thì việc giải quyết vụ án mới đạt đƣợc kết quả cao, hạn chế đƣợc mức tối đa việc kháng cáo, kháng nghị lên Tòa án cấp trên, tránh đƣợc án bị sửa, hủy và tránh khiếu kiện kéo dài. Trong 05 năm gần đây, số lƣợng các vụ án dân sự, kinh doanh thƣơng mại mà TAND quận Hai Bà Trƣng phải xét xử chiếm tỷ lệ không nhiều, năm 2009 xét xử 2/21 vụ; năm 2010 xét xử 6/18 vụ; năm 2011 xét xử 0 vụ/9 vụ; năm 2012 xét xử 7/28 vụ; năm 2013 xét xử 17/56 vụ. Trong các vụ án đã xét xử thì các vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản là 17 vụ, chiếm tỷ lệ 53,12% [11], [12], [13], [14], [15]. Những vụ án phải đƣa ra xét xử là những vụ án phức tạp, đƣơng sự không thể hòa giải đƣợc với nhau. Qua thống kê có thể thấy số lƣợng các vụ án phải đƣa ra xét xử có chiều hƣớng tăng. Điều đó có thể thấy các vụ án cũng ngày càng phức tạp hơn về tính chất và mức độ, đòi

41

hỏi trách nhiệm và chuyên môn của ngƣời Thẩm phán cần phải đƣợc nâng cao hơn mới đáp ứng đƣợc nhiệm vụ. Trong 05 năm, từ năm 2009 – 2013, hầu hết các vụ án xét xử đều bị kháng cáo nhƣng không có vụ án nào bị kháng nghị. Tuy nhiên, kết quả xét xử phúc thẩm cho thấy chất lƣợng các bản án của đơn vị là tốt, y án và sửa án chiếm tỷ lệ lớn, chỉ có 02 vụ án bị hủy nhƣng không có lỗi chủ quan của Thẩm phán.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 45)