Các trƣờng hợp công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 43)

Với số lƣợng án thụ lý nhiều nhƣ vậy nhƣng trong quá trình giải quyết, số lƣợng các vụ án hòa giải thành của TAND quận Hai Bà Trƣng luôn chiếm tỷ lệ lớn trong số lƣợng các vụ án đã giải quyết. Theo thủ tục tố tụng dân sự, trong quá trình chuẩn bị xét xử, Tòa án phải tiến hành thủ tục bắt buộc là thủ tục hòa giải, trừ trƣờng hợp không hòa giải đƣợc và không đƣợc hòa giải. Tòa án triệu tập các đƣơng sự lên để hòa giải, giúp các bên thỏa thuận với nhau về vấn đề tranh chấp. Trƣớc khi hòa giải, Thẩm phán ra thông báo cho các đƣơng sự biết về thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung hòa giải để họ có thời gian chuẩn bị. Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đƣơng sự biết quyền và nghĩa vụ của họ, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành và hòa giải không thành. Việc hòa giải là một trình tự vô cùng quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Khi các bên đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với nhau các vấn đề tranh chấp thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành ghi nhận các nội dung hòa giải và có chữ ký của các bên đƣơng sự, thẩm phán.

37

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu không có đƣơng sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nhƣ vậy, để hòa giải thành giữa các đƣơng sự đòi hỏi ngƣời Thẩm phán phải nắm vững kiến thức pháp luật, sự hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm cuộc sống, sự khéo léo, kiên trì để hƣớng các bên đƣơng sự tìm đƣợc tiếng nói chung trong việc giải quyết vụ án. Việc các bên đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án giúp cho rút ngắn đƣợc thời gian tố tụng, tiết kiệm thời gian, công sức của các bên và của Nhà nƣớc, tạo tâm lý thoải mái cho các đƣơng sự, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi hành án.

Ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc hòa giải thành, đội ngũ Thẩm phán TAND quận Hai Bà Trƣng với kiến thức pháp luật vững chắc cũng nhƣ kinh nghiệm trong thực tiễn, sự hiểu biết sâu rộng về đời sống đã không ngừng nỗ lực trong công tác hòa giải và thực tế việc hòa giải thành đạt đƣợc kết quả cao. Có thể thấy đƣợc điều này qua số liệu sau: năm 2009 trong tổng số 21 vụ đã giải quyết thì hòa giải thành là 11vụ, đạt tỷ lệ 52,38%, trong đó vụ án về hợp đồng vay tài sản là 05 vụ; năm 2010 hòa giải thành 8/18 vụ đã giải quyết đạt tỷ lệ 44,44%, trong đó vụ án về hợp đồng vay tài sản là 03 vụ; năm 2011 hòa giải thành 4/9 vụ đã giải quyết, đạt tỷ lệ 44,44%, trong đó vụ án về hợp đồng vay tài sản là 01 vụ; năm 2012 hòa giải thành 14/28 vụ đã giải quyết, đạt tỷ lệ 50%, trong đó vụ án về hợp đồng vay tài sản là 07 vụ; năm 2013 hòa giải thành 25/56 vụ đã giải quyết, đạt tỷ lệ 44,64%, trong đó vụ án về hợp đồng vay tài sản là 15 vụ [11], [12], [13], [14], [15].

2.2.2. Các trƣờng hợp đình chỉ giải quyết vụ án

Trong quá trình giải quyết, khi có căn cứ theo Điều 192 BLTTDS thì Tòa án đình chỉ vụ án, xóa tên vụ án trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện

38

cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đƣơng sự. Hậu quả pháp lý của quyết đình chỉ giải quyết vụ án là việc Tòa án xử lý tiền tạm ứng án phí cho đƣơng sự. Tùy vào căn cứ đình chỉ, Tòa án hoặc là sung công Nhà nƣớc hoặc trả lại tiền tạm ứng án phí cho ngƣời đã nộp. Thực tế, số lƣợng các vụ án đình chỉ của TAND quận Hai Bà Trƣng trong 05 năm gần đây chiếm tỷ lệ tƣơng đối trong tổng số các vụ án dân sự, kinh doanh thƣơng mại đã giải quyết. Năm 2009 đình chỉ 2/21 vụ; năm 2010 đình chỉ 6/18 vụ; năm 2011 đình chỉ 0 vụ/9 vụ; năm 2012 đình chỉ 7/28 vụ; năm 2013 đình chỉ 17/56 vụ. Trong số các vụ án đình chỉ trên thì đình chỉ giải quyết đối với vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản là 12 vụ [11], [12], [13], [14], [15]. Lý do đình chỉ chủ yếu là do nguyên đơn xin rút đơn. Với lý do này nguyên đơn có quyền nộp đơn khởi kiện lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bằng sự khéo léo, linh hoạt, trong quá trình hòa giải Thẩm phán phân tích hậu quả pháp lý và những lợi ích cuả việc tự thỏa thuận cho các đƣơng sự, sau khi các đƣơng sự hiểu và thống nhất đƣợc phƣơng thức giải quyết tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận thì Thẩm phán thƣờng hƣớng các đƣơng sự rút đơn khởi kiện để không phải chịu hậu quả pháp lý về án phí. Vì vậy, thực tế các vụ án đình chỉ là các vụ án đã giải quyết xong tranh chấp. Trong năm năm gần đây, không có vụ án nào đƣơng sự đã rút đơn mà nộp đơn khởi kiện lần hai yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án và không có quyết định đình chỉ nào bị kháng cáo, kháng nghị. Đây là một thành công rất lớn của đơn vị.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 43)