Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản đƣợc xác lập giữa các bên đều không có hợp đồng, các bên chỉ thỏa thuận miệng với nhau, trừ các vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng. Khi tranh chấp xảy ra, chứng cứ mà các bên cung cấp chỉ là giấy vay tiền, giấy xác nhận nợ hay sổ ghi nợ hoặc giấy trả lãi hoặc giấy ghi nợ gốc còn lãi thì thỏa thuận miệng. Vụ án trở nên phức tạp hơn khi việc xem xét chứng cứ phụ thuộc nhiều vào lời khai của đƣơng sự, các bên không công nhận việc vay nợ, về lãi suất phải trả, có trƣờng hợp bị đơn không công nhận số tiền ghi trên giấy nợ và xác nhận là đã trả nhƣng khi trả nguyên đơn tự ghi và đã hủy đi hoặc không thống nhất về việc vay có lãi hay không có lãi, có trƣờng hợp sau khi xét xử xong các bên kháng cáo, tại giai đoạn phúc thẩm đƣơng sự thay đổi lời khai nên bản án sơ thẩm bị hủy, dẫn đến vụ án kéo dài… Vì vậy, khi giải quyết thẩm phán gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định và đánh giá chứng cứ.
Ví dụ: Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2009/DS-ST ngày 26/3/2009 giữa: Nguyên đơn: Ông Mai Văn Kính – sinh năm: 1942, trú tại số 6, ngách 3/24 Phố Thái Hà, phƣờng Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Bị đơn: Anh Nguyễn Hữu Khánh – sinh năm: 1964, trú tại số 5, Ngách 204/3 Phố Hồng Mai, phƣờng Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.
Ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Bà Vũ Anh Đào – sinh năm: 1949, trú tại số 6, Ngõ 56 Hƣơng Viên, phƣờng Đồng Nhân, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.
Nội dung vụ án: Ông Kính khai: ông và bà Đào có quan hệ quen biết, qua bà Đào ông Kính quen anh Khánh, tháng 9/2007 anh Khánh đặt vấn đề vay tiền ông thông qua bà Đào. Ngày 29/9/2007 ông mang 36.000.000 đồng đến cửa hàng nơi anh Khánh làm việc cho anh Khánh vay tiền. Anh Khánh đã
49
viết giấy vay tiền đề ngày 29/9/2007, lãi suất 1,2%/tháng, thời hạn vay 01 năm. Sau khi vay anh Khánh đã trả lãi đƣợc 03 tháng (tháng 10, 11, 12/2007) với số tiền là 1.296.000 đồng. Việc trả lãi không viết giấy tờ. Từ tháng 1/2008 anh Khánh không trả nợ lãi. Nay ông yêu cầu anh Khánh trả nợ gốc và lãi cho ông.
Anh Khánh khai: Anh và bà Đào làm cùng nhau, cuối năm 2007 anh vay của bà Đào 36.000.000 đồng, bà Đào là ngƣời trực tiếp giao tiền cho anh tại cửa hàng nơi anh làm việc. Ngày 29/9/2007 bà Đào yêu cầu anh viết giấy vay tiền đối với ông Kính nhƣ ông Kính đã nộp cho Tòa. Anh xác nhận giấy đó là do anh viết và ký nhƣng chƣa bao giờ anh giao dịch tiền nong với ông Kính. Anh đã trả 03 tháng tiền lãi cho bà Đào và cũng đã trả đủ số tiền nợ gốc 36.000.000 đồng cho bà Đào. Việc trả nợ không viết giấy tờ gì, không có ngƣời làm chứng. Sau khi trả tiền xong anh vẫn chƣa lấy lại giấy vay tiền đã viết cho ông Kính.
Bà Đào khai: bà và anh Khánh là quan hệ đồng nghiệp, với ông Kính là quan hệ bạn bè. Tháng 9/2007 anh Khánh có nhu cầu vay tiền nên bà đã nói với ông Kính cho anh Khánh vay. Ông Kính đã mang tiền đến cửa hàng nơi bà và anh Khánh làm việc để giao tiền cho anh Khánh, ông Kính đã giao tiền cho anh Khánh trƣớc sự chứng kiến của bà và anh Khánh đã viết giấy với ông Kính. Bà chƣa bao giờ cho anh Khánh vay tiền và bà cũng không yêu cầu anh Khánh viết giấy vay tiền đối với ông Kính, anh Khánh chƣa bao giờ trả tiền cho bà.
Hội đồng xét xử nhận định: Xác định đây là hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và có lãi, anh Khánh không đƣa ra đƣợc chứng cứ để chứng minh cho việc anh vay tiền của bà Đào và trả tiền cho bà Đào. Vì vậy xác định anh Khánh là ngƣời vay tiền ông Kính, buộc anh Khánh phải trả cho ông Kính số tiền nợ gốc là 36.000.000 đồng. Về lãi suất, các bên thỏa thuận lãi suất không
50
vƣợt quá mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nƣớc quy định tại thời điểm vay, vì vậy đƣợc chấp nhận.
Hay nhƣ, Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2009/DS-ST ngày 29/4 và 4/5/2009 giữa nguyên đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại Khánh An và bị đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bắc Sơn; nhân chứng: Công ty Cổ phần Quang Anh.
Nội dung vụ án: Công ty Khánh An và Công ty Bắc Sơn có quan hệ làm ăn với nhau. Ngày 01/11/2001 và ngày 02/11/2001 Công ty Khánh An cho Công ty Bắc Sơn vay số tiền 10.300.000.000 đồng để Công ty Bắc Sơn để thanh toán thuế nhập khẩu xe máy. Hình thức cho vay là ủy nhiệm chi 3,3 tỷ đồng, chuyển tiền mặt trực tiếp là 07 tỷ đồng. Từ ngày 23/1/2002 đến ngày 03/6/2002 Công ty Khánh An tiếp tục cho Công ty Bắc Sơn vay 800.000.000 đồng và 20.000 USD. Ngày 18/6/2002 hai bên đối chiếu sổ sách và lập giấy xác nhận nợ và thỏa thuận thời hạn trả nợ là 30 ngày kể từ ngày gửi công văn đề nghị thanh toán của Công ty Khánh An. Cuối năm 2007 Công ty Khánh An yêu cầu Công ty Bắc Sơn thanh toán khoản nợ. Công ty Bắc Sơn đã thanh toán một phần khoản nợ là số tiền 800.000.000 đồng. Ngày 15/8/2007 Công ty Khánh An đã bán khoản nợ trên cho công ty Quang Anh, tuy nhiên hợp đồng mua bán không đƣợc thực hiện vì Công ty Quang Anh không có khả năng thanh toán. Ngày 25/8/2008 Công ty Quang Anh có thông báo chấm dứt hợp đồng mua bán trên. Ngày 05/9/2008 Công ty Quang Anh vẫn gửi thông báo đòi nợ đến Công ty Bắc Sơn là do sơ suất của văn thƣ. Vì vậy, Công ty Khánh An yêu cầu Công ty Bắc Sơn thanh toán số tiền nợ gốc là 10.300.000.000 đồng và 20.000 USD đƣợc quy đổi ra tiền Việt Nam là 360.000.000 đồng. Công ty Bắc Sơn không công nhận khoản nợ trên vì giám đốc mới không đƣợc bàn giao, không thể hiện trong sổ sách kế toán của công ty, không có hợp đồng vay nợ.
51
Hội đồng xét xử nhận định: Mặc dù không có hợp đồng vay nợ nhƣng bằng hai giấy xác nhận nợ đủ cơ sở xác định có việc vay tiền giữa hai công ty là 10.300.000.000 đồng và 20.000USD. Vì vậy, buộc Công ty Bắc Sơn phải trả cho Công ty Khánh An số tiền nợ là 10.300.000.000 đồng; số nợ 20.000 USD là vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối nên việc cho vay là vô hiệu. Buộc công ty Bắc Sơn phải trả cho Công ty Khánh An số tiền 20.000USD quy đổi ra đồng Việt Nam là tại thời điểm xét xử là 338.760.000 đồng. Công ty Khánh An không yêu cầu lãi nên Hội đồng xét xử không xem xét.
Có thể thấy rõ hơn ở vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn: Cụ Lê Đình Hoan – sinh năm: 1931 và cụ Doãn Thị Lê – sinh năm: 1933, cùng trú tại: số 31, Ngõ 339 phố Yên Bái 2, phƣờng Phố Huế, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.
Bị đơn: Ông Nguyễn Ngọc Lân – sinh năm: 1950 và bà Nguyễn Thị Giới – sinh năm: 1957, cùng trú tại: Số 36 Thịnh Yên, phƣờng Phố Huế, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.
Vụ án này đã đƣợc xét xử bằng hai bản ản sơ thẩm là Bản án sơ thẩm số 03/2011/DS-ST ngày 28/4/2011và bản án phúc thẩm số 180/2011/DS-PT ngày 22/9/2011 đã hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về TAND quận Hai Bà Trƣng xét xử lại vụ án theo trình tự sơ thẩm. Vụ án đƣợc xét xử lại lần hai bằng Bản án số 02/2013/DS-ST ngày 23/1/2013. Tại bản án sơ thẩm lần một, nguyên đơn xuất trình giấy vay nợ cho bị đơn vay 100 cây vàng, lãi thỏa thuận miệng là 1% = 01 cây, thời hạn thỏa thuận miệng là 01 tháng sau sẽ trả. Quá trình trả nợ, hàng tháng bị đơn đã trả đƣợc 33 cây. Ngoài ra bị đơn đã trả làm nhiền lần, một lần 50 cây, một lần 30 cây, bảy lần khác tổng cộng 5,5 cây. Khi trả nợ gốc thì viết giấy, trả lãi thì không viết giấy, chỉ nói miệng. Nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả số vàng còn thiếu là 14,5 cây, không yêu cầu
52
tính lãi của số nợ này.
Bị đơn khai, có việc vay 100 cây vàng, ban đầu khai là có lãi 1%/tháng. Sau đó thay đổi lời khai là không thỏa thuận lãi suất và không kỳ hạn. Thực tế bị đơn đã trả dần trong 39 tháng, tổng cộng đã trả đƣợc 118,5 cây vàng, Vì vậy, bị đơn xác nhận đã trả quá số vàng vay và không trả nữa.
Quá trình Tòa án đối chất hai bên thống nhất xác định 33 cây vàng trả hàng tháng không viết giấy là trả vào nợ gốc. Còn số vàng 85,5 cây là trả nợ gốc, có giấy biên nhận. Vì vậy Hội đồng xét xử xác định đây là hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và có lãi và không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Không đồng ý với bản án này, nguyên đơn kháng cáo. Tại giai đoạn phúc thẩm các bên đã thay đổi lời khai, nguyên đơn xác định 33 cây vàng bị đơn trả hàng tháng là trả lãi, 07 lần trả sau thì nguyên đơn trực tiếp nhận 03 lần, còn 04 lần thì con gái nguyên đơn nhận mà không có ủy quyền của nguyên đơn. Vì vậy, cấp phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm và giao hồ sơ vê TAND quận Hai Bà Trƣng xét xử sơ thẩm lần hai.
Tại Bản án sơ thẩm lần hai các bên khai cho nhau vay không thời hạn và không lãi. Vì vậy Hội đồng xét xử xác định hợp đồng vay tài sản là không kỳ hạn và không lãi và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Có thể thấy đây là vụ án điển hình mà TAND quận Hai Bà Trƣng đã giải quyết về việc các bên cho nhau vay không lập hợp đồng mà chỉ giao kết bằng lời nói, đã gây rất nhiều khó khăn cho Thẩm phán trong quá trình giải quyết khi việc đánh giá chứng cứ chỉ căn cứ vào lời khai của các bên.