1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam

216 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ Trần Thị Kim Liên TÍNH THỐNG NHẤT VÀ SẮC THÁI RIÊNG TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT Ở BA MIỀN BẮC, TRUNG, NAM Chuyê

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-)( -

Trần Thị Kim Liên

TÍNH THỐNG NHẤT VÀ SẮC THÁI RIÊNG TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT Ở

BA MIỀN BẮC, TRUNG, NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2005

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-)( -

Trần Thị Kim Liên

TÍNH THỐNG NHẤT VÀ SẮC THÁI RIÊNG TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT Ở

BA MIỀN BẮC, TRUNG, NAM

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Mã số: 50407

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

GS TS Nguyễn Xuân Kính

HÀ NỘI - 2005

Trang 3

1.1.2 Các khái niệm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, miền Bắc, miền Trung,

1.2 Môi trường tự nhiên, xã hội và lịch sử của chủ nhân ca dao Bắc Bộ

1.3 Môi trường tự nhiên, xã hội và lịch sử của chủ nhân ca dao Trung

1.4 Môi trường tự nhiên, xã hội và lịch sử của chủ nhân ca dao Nam Bộ

1.5 Về mối quan hệ giữa tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao

Chương 2: TÍNH THỐNG NHẤT VÀ SẮC THÁI RIÊNG TRONG

NỘI DUNG CA DAO NGƯỜI VIỆT Ở BA MIỀN BẮC,

2.1 Tính thống nhất và sắc thái riêng trong nội dung mảng ca dao phản

Trang 4

2.1.4 Tố cáo tội ác quân giặc 63

2.2 Tính thống nhất và sắc thái riêng trong nội dung mảng ca dao về quan hệ gia đình, họ hàng

2.2.1 Tình cảm của con cháu với ông bà, cha mẹ

69

70 2.2.2 Tình cảm vợ chồng

2.3 Tính thống nhất và sắc thái riêng trong mảng ca dao tình yêu

2.3.1 Những biểu hiện phong phú của tình yêu lứa đôi

2.3.2 Tiêu chí chọn bạn tình và quan niệm về tình yêu

THUẬT CỦA CA DAO NGƯỜI VIỆT Ở BA MIỀN BẮC,

3.1 Tính thống nhất và sắc thái riêng trong việc sử dụng thể thơ lục bát

3.1.1 Thể thơ lục bát trong ca dao

3.1.2 Ca dao ba miền đều sử dụng hình thức lục bát biến thể

121

121

129

3.2 Tính thống nhất và sắc thái riêng trong việc sử dụng hai dạng văn

3.3 Tính thống nhất và sắc thái riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ 135 3.3.1 Sử dụng phương ngữ

Trang 5

có cái nhìn toàn diện về ca dao của từng vùng trong mối quan hệ với ca dao

của cả nước Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài: Tính thống nhất và sắc thái

riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam Nghiên cứu về

ca dao sưu tầm ở ba miền Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, chúng ta sẽ thấy sức hấp dẫn, sức sống mãnh liệt của ca dao mỗi miền Đồng thời, chúng ta cũng

sẽ nhận ra tính thống nhất, dấu ấn của truyền thống, của cội nguồn bên cạnh những sắc thái đa dạng về văn hoá được biểu hiện ở các miền khác nhau trên đất nước Việt Nam Từ việc làm rõ tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao người Việt, luận án góp phần vào việc nhận thức tính thống nhất trong sự

đa dạng của văn hoá Việt Nam nói chung và ca dao nói riêng, đồng thời góp phần giữ gìn, bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Nhiều nhà nghiên cứu đã viết về ca dao từng tỉnh, nhưng họ ít quan tâm đến ca dao từng miền

Trong phần tiểu luận (gồm 117 trang) của cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ

(1984) có nhiều nhận định liên quan đến tính thống nhất và sắc thái riêng của

ca dao miền đất nước Phần tiểu luận gồm bốn bài:

1 Vài nét về miền đất Nam Bộ (Trần Tấn Vĩnh viết);

2 Vài nét về nội dung ca dao – dân ca Nam Bộ (Nguyễn Tấn Phát viết);

3 Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao – dân ca Nam Bộ (Bùi Mạnh

Trang 6

sự nhận thức của chúng ta về ca dao dân ca dân tộc, sẽ khẳng định được tính thống nhất bao trùm của nền văn hoá chung của dân tộc, đồng thời chỉ ra sự đóng góp riêng của mỗi địa phương vào kho tàng chung ấy, trên cơ sở đó mà xem xét con đường vận động của các thể loại văn học dân gian Việt Nam, quy luật nảy sinh và phát triển của chúng” [40, tr 25]

Về tính thống nhất của ca dao, tác giả đã nhận xét: “Ca dao – dân ca sưu tầm ở Nam Bộ thống nhất với ca dao – dân ca các miền khác của đất nước

về cội nguồn” [40, tr 25] Ông nêu những luận điểm chung về tính thống nhất của ca dao Nam Bộ: “Ở vùng đất mới Nam Bộ, ta vẫn thấy những bài ca cũ (tức ca dao truyền thống) còn giữ nguyên vẹn phần lời, phần nghĩa, chỉ thay đổi về môi trường diễn xướng, điều kiện diễn xướng và ít nhiều cách diễn xướng… Tính thống nhất của ca dao - dân ca sưu tầm ở Nam Bộ thể hiện rõ rệt ở chủ đề của thể loại” [40, tr 26]

Nguyễn Tấn Phát khẳng định: “Tính thống nhất có ý nghĩa bao trùm

Sự giống nhau của các mảng đề tài ca dao – dân ca sưu tầm được ở Nam Bộ với các miền khác của đất nước làm thành cái lõi vững chắc của một thân cây, dòng chảy chính của một con sông Ca dao – dân ca Nam Bộ do đó không tạo thành một thể loại nào tách biệt với ca dao – dân ca của cả nước” [40, tr 27]

Về tính địa phương (tức là sắc thái riêng), ông viết: “Tính địa phương của thể loại sáng tác dân gian là một vấn đề thuộc bản chất trong sự vận động

Trang 7

của văn học dân gian Đó là một vấn đề có tính chất tất yếu vừa là thuộc tính vừa là phẩm chất của đối tượng Ca dao – dân ca trữ tình Nam Bộ nằm trong

sự vận động chung có tính quy luật ấy… [40, tr 33] Tính địa phương thể hiện ngay trong nội dung và hình thức của mỗi thể loại Quan hệ giữa tính thống nhất chung với tính địa phương (vùng, miền…) của văn học dân gian là một quan hệ biện chứng, tác động không ngừng lẫn nhau và bồi bổ cho nhau [40, tr 34]

Tác giả còn “so sánh, đối chiếu những biểu hiện của sắc thái địa phương ở các mảng đề tài, các hình thức biểu hiện và phương thức diễn xướng của nó”

Ở bài “Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao – dân ca Nam Bộ”, tác giả Bùi Mạnh Nhị trình bày nét đặc sắc riêng trong sự thống nhất của ca dao – dân ca Nam Bộ “Ca dao – dân ca Nam Bộ luôn phát triển theo phương hướng chung, một xu thế chung luôn lĩnh hội và cảm thụ những truyền thống chung của ca dao – dân ca toàn dân tộc, đồng thời nó cũng luôn phát huy những đặc điểm riêng gắn với hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá, tâm lí tính cách của con người ở địa phương” [40, tr 58]

“Như một tồn tại khách quan những phương diện nghệ thuật của ca dao – dân ca Nam Bộ biểu hiện rất rõ và rất sinh động các mối quan hệ thống nhất nhưng đa dạng, đa dạng nhưng thống nhất của kho tàng ca dao – dân ca Việt Nam Ở đây, tính thống nhất dân tộc và tính địa phương cụ thể không hề mâu thuẫn, ngược lại đã làm phong phú và đậm đặc cho nhau” [40, tr 59] Tác giả

đã nhận thấy ca dao Nam Bộ ít dùng thể lục bát hơn so với ca dao Bắc Bộ Cũng trong phần tiểu luận, nhà thơ Bảo Định Giang trình bày bài viết

về sắc thái địa phương của ca dao – dân ca Nam Bộ Tác giả chủ yếu mô tả sắc thái riêng của ca dao nơi đây trong việc sử dụng từ ngữ chỉ địa danh, đặc sản, tính chất vùng sông nước, tính cách trọng nhân nghĩa… Tuy nhiên, tác giả chưa có sự so sánh với ca dao các miền khác cũng như chưa đưa ra được

Trang 8

những luận điểm lí giải sâu sắc, phù hợp với bản chất thể loại ca dao

Nhìn chung, tuy chưa nêu một cách toàn diện và thật đầy đủ về tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao ba miền, nhưng phần tiểu luận của

cuốn sách Ca dao dân ca Nam Bộ là gợi mở quan trọng cho đề tài luận án

Ngoài ra, những trang của Nguyễn Chí Bền (một nhà nghiên cứu, sinh trưởng ở Bắc Bộ, có 13 năm công tác ở Nam Bộ) viết về hình ảnh sông nước trong ca dao Nam Bộ; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Phương Châm khảo sát ngôn ngữ và thể thơ ca dao Nam Bộ; luận án tiến sĩ của nhà giáo Trần Diễm Thuý về thiên nhiên trong ca dao trữ tình Nam Bộ; luận án tiến sĩ của Trần Văn Nam phân tích biểu trưng của ca dao Nam Bộ; - những tài liệu đó cũng

là những chỉ dẫn quý báu cho nghiên cứu sinh trong việc nhận diện tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao Nam Bộ

Trong việc sưu tầm, biên soạn ca dao Trung Bộ, bên cạnh xu hướng tập hợp thơ ca dân gian theo từng tỉnh, còn có xu hướng thu thập ca dao theo từng tiểu vùng (lớn hơn tỉnh):

a Ca dao xứ Nghệ (Nghệ An và Hà Tĩnh)

b Ca dao Bình Trị Thiên (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế)

c Ca dao Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận)

Năm 1981 tại Hội thảo khoa học về văn học dân gian miền Trung (được tổ chức tại Đà Nẵng), tác giả Lê Văn Hảo khẳng định có một vùng văn hoá dân gian miền Trung và có các tiểu vùng dân ca tương ứng với các tiểu vùng văn hoá của văn hoá miền Trung.(1)

(1) Lê Văn Hảo xác định vùng văn hoá dân gian miền Trung là từ Thanh Hoá vào đến Bình Thuận; với bốn tiểu vùng là: Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ Chúng tôi xác định vùng văn hoá miền Trung là từ Nghệ Tĩnh vào Bình Thuận với ba tiểu vùng: Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ

Trang 9

Bàn về nét riêng của ca dao Nghệ Tĩnh còn có các bài viết của Lê Văn Hảo, Ninh Viết Giao, Nguyễn Phương Châm, luận văn thạc sĩ của Phan Thị Mai

Về ca dao tiểu vùng Bình Trị Thiên, Lê Văn Hảo nhận xét, phong cách

ca dao nơi đây “có phần dịu nhẹ đậm đà, mềm mỏng, uyển chuyển hơn, ít dứt khoát chắc nịch hơn Không phải ngẫu nhiên mà sự hiện diện của kinh đô Phú Xuân xưa đã góp phần đem lại cho mảnh đất Ô Lý, Thuận Hoá cũ một cái gì thanh lịch, hài hoà, trang nhã như đã từng thấy ở kinh đô Thăng Long xưa” [167, tr 24-25]

Ngoài ra, trong các cuốn sách Dân ca Bình Trị Thiên của Trần Việt Ngữ, Thành Duy; Dân ca Bình Trị Thiên của Tôn Thất Bình; Hò đối đáp nam

nữ Thừa Thiên – Huế của Triều Nguyên, đó đây cũng có những nhận xét về

sắc thái của ca dao tiểu vùng này

Về tiểu vùng ca dao Nam Trung Bộ, Xuân Diệu là người viết sớm và

viết kĩ với bài Sống với ca dao, dân ca miền Nam Trung Bộ Đúng như nhận

xét của Nguyễn Chí Bền, tiểu luận này “được viết bằng một tấm lòng tràn đầy xúc cảm, một sự cảm thụ rất sâu sắc và tinh tế ca dao miền Nam Trung Bộ nên rất có giá trị đối với việc nghiên cứu ca dao ở đây” [5, tr 576] Xuân Diệu nhận thấy: “Ca dao Nam Trung Bộ không thích để cho lời nói cứ chảy

êm xuôi, mà thích dùng lời chạy vồng qua đá, nhảy lốc bốc qua sỏi, đây không phải là một thứ cộc lốc, mà là thứ tinh vi riêng về nhạc điệu” [25, tr 289]

Nét riêng của ca dao Nam Trung Bộ còn được đề cập đến trong các bài viết của Lê Văn Hảo (1981), Nguyễn Văn Bổn (1983), Ngô Quang Hiển và Trịnh Sâm (1986), Thạch Phương (1994), trong luận văn thạc sĩ của Nguyễn

Định: Ngôn ngữ và thể thơ ca dao Nam Trung Bộ (1999),

Trang 10

Về sắc thái của ca dao Bắc Bộ, chưa có bài viết nào dành cho vấn đề này Chúng ta chỉ có thể tìm thấy một số nhận xét rải rác ở những bài viết có nhiệm vụ khác Chẳng hạn, năm 1963, trong khi tập trung viết về ca dao Nam Trung Bộ, Xuân Diệu đã đề cập đến nét riêng của ca dao Bắc Bộ Theo ông,

ca dao Bắc Bộ là sản phẩm của “một xã hội mấy nghìn năm cũng trau chuốt

ca dao của mình; hơi thở thoải mái ngọt ngào, như không còn khấp khểnh chỗ nào nữa, ca dao mà đến như “Đèn tà thấp thoáng bóng trăng, Ai đem người ngọc thung thăng chốn này”, thì thật là hay đến trình độ cổ điển Tuy nhiên, trong cái trau chuốt, nhiều khi xảy ra cái khuôn sáo; ca dao cũng đã có cái khuôn sáo của ca dao; cái chất sáng tạo và phát hiện của nghệ thuật dường như mòn dần, và đó là nhược điểm của nhiều bài ca Bắc Bộ – Tôi nói về ca dao ân tình, còn về xã hội thì theo ý tôi, ca dao Bắc Bộ phong phú nhất, sắc sảo đến mức điển hình” [25, tr 286]

Như vậy, đã có không ít công trình, bài viết phân tích các vùng và các tiểu vùng ca dao, góp phần khẳng định ca dao người Việt thống nhất trong sự

3. TƢ LIỆU KHẢO SÁT

Trong khi tiến hành thực hiện đề tài, chủ yếu chúng tôi sử dụng tư liệu

Trang 11

ca dao trong bộ sách Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và

Phan Đăng Nhật làm chủ biên cùng các soạn giả Phan Đăng Tài, Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang [74] Đây là công trình tập thể được biên soạn với sự nỗ lực lớn trong 20 năm, từ 1974 đến 1994 Bản in năm 1995 gồm bốn tập 2788 trang, tập hợp khối lượng tư liệu tương đương với số tư liệu về dân

ca, ca dao của tất cả 37 cuốn sách (gần 46 tập được biên soạn từ cuối thế kỉ

XVIII đến năm 1975 tất cả có 11.825 đơn vị) Kho tàng ca dao người Việt

được tái bản với sự chỉnh lí và bổ sung năm 2001 gồm có tư liệu của 40 cuốn sách (49 tập) với 12.487 lời ca dao, dân ca được in thành hai tập Ngoài việc

số lời ca dao được tập hợp với khối lượng đồ sộ, phong phú, các soạn giả đã đưa ra một số liệu thống kê những kết quả đối chiếu so sánh các văn bản Việt

và văn bản Nôm có nội dung sưu tầm biên soạn ca dao, giúp người đọc không chỉ biết về nội dung các dị bản ca dao mà còn biết cả nguồn gốc của dị bản

Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các tài liệu sưu tập ca dao khác (Xem phần Tài liệu tham khảo)

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, bên cạnh các phương pháp

mô tả, tổng hợp, phân tích, nghiên cứu liên ngành, chúng tôi sử dụng ở mức

độ cao phương pháp thống kê và phương pháp so sánh

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Từ trước đến nay đã có nhiều công trình viết về nội dung và nghệ thuật

ca dao Các mảng ca dao tình yêu nam nữ, ca dao trào phúng, ca dao phản ánh lịch sử đã được không ít tác giả quan tâm Cái chung và nét riêng của ca dao một số tiểu vùng văn hoá Trung Bộ, Nam Bộ cũng đã được một số tác giả đề cập Trên cơ sở các nguồn tài liệu phong phú của ca dao và các công trình nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật trong ca dao cổ truyền toàn quốc và ca

Trang 12

dao ba miền, chúng tôi tiến hành hệ thống hoá, tập trung nghiên cứu tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt qua ca dao ba miền Với luận án này, lần đầu tiên có một công trình phân tích một cách có hệ thống, chuyên sâu về tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ Tính thống nhất và sắc thái riêng đó được phân tích qua nội dung thể hiện và hình thức nghệ thuật biểu hiện

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm rõ bản sắc văn hoá Việt Nam thống nhất và đa dạng ở ba miền, trong đó ca dao đã làm cho văn hoá dân tộc thêm đậm đà, rực rỡ hơn Kết quả nghiên cứu cũng giúp ta hiểu sâu sắc hơn văn hoá từng vùng, miền qua lối cảm, lối suy nghĩ, lối làm ăn, cách sống của con người gắn với lịch sử, địa lí, thiên nhiên Từ đó, luận án

sẽ góp phần bảo tồn các giá trị văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mĩ tục của dân tộc Những tinh hoa văn hoá đó góp phần xây dựng làm phong phú thêm nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chống lại sự xâm nhập của văn hoá độc hại và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là động lực để phát triển kinh tế, đất nước

6 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm ba chương:

Chương 2: Tính thống nhất và sắc thái riêng trong nội dung ca dao

người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam

ánh của ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam

Trang 14

hiểu này thể hiện trong sách Thi pháp ca dao [73] và bộ Kho tàng ca dao

người Việt [74]

Sinh hoạt ca hát của người Việt có từ rất sớm Người dân xưa chưa có những tên gọi có tính khái quát cao, mà thường dùng những từ chỉ các hiện

tượng ca hát cụ thể: ví, hò, hát, hát trống quân, hát xoan, hát ghẹo, hát dậm

(Hà Nam), hát giặm (Nghệ Tĩnh), hát phường vải, hát ru, hò giã gạo, hò mái đẩy, hò đưa linh, lí tương tư, lí chim quyên, lí ngựa ô, lí cây chanh

Các từ phong dao, ca dao có mặt trong các sách Hán Nôm từ cuối thế

kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, trong các sách chữ quốc ngữ xuất bản ở đầu thế

kỷ XX

“Phạm vi phản ánh của hai từ ca dao và phong dao có chỗ giống nhau

Người xưa gọi “Ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại” Vì vậy dần dần tên gọi phong dao ít được sử dụng, nhường chỗ cho một từ ca dao.” [73, tr 77]

Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức

ca dao trong mối quan hệ mật thiết với làn điệu, lề lối diễn xướng, khung cảnh

ca hát, trong những khoảng thời gian ít nhất đã gần hai thế kỉ (từ cuối thế kỉ XVIII đến 1945) tồn tại một khuynh hướng khác: thưởng thức ca dao cổ truyền giống như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt) Đóng vai trò quan

Trang 15

trọng trong việc tạo ra khuynh hướng này là các nho sĩ Từ thế kỉ XV trở đi,

số nho sĩ ngày càng nhiều, trong các kỳ thi hương có hàng vạn người đi thi Như vậy số nho sĩ không hiển đạt ngày càng nhiều Cũng có một số nhà nho cáo quan về ở ẩn Chính tầng lớp nhà nho không đỗ đạt và ở ẩn này đã sưu tầm thơ ca dân gian và thưởng thức ca dao như thưởng thức thơ ca bác học [73, tr 77 - 78]

Đến đầu thế kỉ XX, khi chữ quốc ngữ sử dụng ngày càng rộng rãi, chữ Hán càng ngày càng ít được phổ biến, khá nhiều sách báo sưu tập, nghiên cứu

ca dao được xuất bản Với những cuốn sách sưu tầm, biên soạn ca dao của

Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Quỳnh, Nguyễn Can Mộng khuynh hướng thưởng

thức ca dao như thưởng thức văn học viết được củng cố thêm và tồn tại cho đến ngày nay

Cho đến những năm 50 của thế kỉ XX từ phong dao hầu như không còn được sử dụng, chỉ còn từ ca dao được dùng để chỉ một thứ thơ dân gian

Ở Việt Nam, so với từ ca dao, thuật ngữ dân ca xuất hiện muộn hơn Phải đến năm 1956, với cuốn sách Tục ngữ và dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, từ dân ca mới trở nên quen thuộc

Các nhà nghiên cứu văn học dân gian hiện nay cho rằng dân ca bao gồm phần lời (câu hoặc bài) phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi trường, khung cảnh ca hát

Khi nói đến dân ca, người ta nghĩ đến cả làn điệu và những thể thức hát nhất định Như vậy không có nghĩa là toàn bộ hệ thống những câu hát của một loại dân ca nào đó (hát quan họ, hát ví, hát xoan ) cứ tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi thì đều là ca dao Ca dao được hình thành từ dân ca Khi nói đến ca dao người ta thường nghĩ đến lời ca

Giữa ca dao và dân ca có mối quan hệ gắn bó Thuật ngữ kép ca dao -

Trang 16

dân ca đã được sử dụng để phản ánh mối quan hệ đặc biệt có những điểm

tương đồng trong diễn xướng (có thể hát, ngâm theo các làn điệu) Khi được ghi chép, dân ca và ca dao đều được ngắt ra thành câu (hai dòng thơ) thành bài ca dao - dân ca (với nhiều dòng) Hiện tượng từng được gọi là câu, là bài,

là đơn vị, là tác phẩm ấy là những lời dân ca, ca dao Theo nhà nghiên cứu

Nguyễn Xuân Kính, thuật ngữ lời ca dao được hiểu theo nghĩa là một cơ cấu

nghệ thuật hoàn chỉnh có mặt nội dung và mặt hình thức văn học Nội dung của lời diễn đạt một tình cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể Hình thức của lời ca dao gồm ngôn ngữ, nhịp điệu, thể thơ

Theo các soạn giả bộ sách Kho tàng ca dao người Việt, thuật ngữ ca

dao được hiểu theo ba nghĩa rộng, hẹp khác nhau:

1 Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu, trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca

2 Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi)

3 Không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó tước

bỏ tiếng đệm, tiếng láy, đưa hơi thì sẽ đều là ca dao Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách và ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian [74, tập I, tr 12](1)

Trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu ca dao theo cách hiểu thứ hai

Trang 17

dao hiện đại là những sáng tác thơ ca dân gian được lưu hành từ sau Cách

mạng tháng Tám đến nay

Trong luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm ca dao truyền thống Nói

đến ca dao truyền thống là nói đến những sáng tác ca dao ra đời sớm đã trở thành những khuôn mẫu ổn định, điêu luyện về nghệ thuật Chậm nhất thì đến khoảng thế kỷ XVI - XVII, vốn ca dao truyền thống đã được hình thành ở Bắc

Bộ Trên cơ sở vốn ca dao này, người Việt ở miền Bắc lại tiếp tục sáng tác và lưu truyền những tác phẩm thơ ca dân gian mới Như vậy, cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong kho tàng ca dao của người Việt Bắc Bộ có một bộ phận là ca dao truyền thống và một bộ phận chưa ổn định thành những khuôn mẫu, những truyền thống sáng tác

Khi những lưu dân Việt đi vào miền Trung trong thời gian còn chân ướt chân ráo nơi đất khách quê người, những lưu dân đầu tiên ở xứ Quảng “vẫn

cứ hát bằng chất giọng Đàng Ngoài quen thuộc - chứ chưa phải chất giọng đặc sệt Quảng Nam sau này, và có lẽ câu hát đầu tiên của người xa xứ vẫn là

câu hát ngày xưa bên dòng sông Mã, sông Hồng: “Đêm qua ra đứng bờ ao -

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ - Buồn trông con nhện giăng tơ - Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai…”, “Trên trời có đám mây xanh - Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng - Ước gì anh lấy được nàng - Để anh mua gạch Bát Tràng về xây - Xây dọc rồi lại xây ngang - Xây hồ bán nguyệt cho nàng chao chân”, “Núi cao chi lắm núi ơi - Che bóng mặt trời khuất mặt người thương”, (…) Cho nên không có gì lạ khi bắt gặp trong ca dao Quảng Nam -

Đà Nẵng nhiều câu hát thuần tuý Đàng Ngoài, còn nguyên gốc chính bản và thường rất hay Cũng dễ hiểu thôi, đường xa vạn dặm đâu có điều kiện mang nhiều, bởi vậy mỗi lưu dân phải chọn mang theo những gì là tinh hoa nhất; vả lại cái gì hay mới dễ khắc sâu vào ký ức con người Dần dà để phù hợp hơn với cảnh ngộ mới, họ có nhu cầu thay lời đổi chữ, thêm mắm dặm muối vào

Trang 18

câu hát hôm qua, và đến một ngày kia, cuộc sống vừa bám - trụ - giữ - đất vừa quảng - nam - mở - cõi có quá nhiều điều khiến họ phải suy ngẫm sâu xa, phải tìm cảnh bộc lộ, giãi bày, đòi hỏi họ phải tự mình sáng tác những câu hát của chính hôm nay” [131, tr 20](1)

Trong luận án, các từ: tác phẩm, bài, lời, đơn vị (ca dao) là những từ

được dùng với ý nghĩa tương đương Với cách hiểu này, các lời ca dao cổ truyền là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi

1.1.2 Các khái niệm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, miền Bắc, miền

Trung, miền Nam

Dưới thời Minh Mệnh, nước ta được phân chia thành các tỉnh Từ tháng

10 năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), trên toàn quốc, trừ Thừa Thiên phủ ra, có

Trang 19

1 Kinh sư (Phủ Thừa Thiên)

2 Tả trực (các trực tỉnh phía tả Kinh sư): Quảng Nam, Quảng Ngãi

3 Hữu trực (các tỉnh phía hữu Kinh sư): Quảng Trị, Quảng Bình

4 Tả Kỳ (các tỉnh phía Tả Kỳ): Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận

5 Hữu Kỳ (các tỉnh thuộc Hữu Kỳ): Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá

6 Nam Kỳ: Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, An Giang, Vĩnh Long,

Trang 20

Hà Tiên

7 Bắc Kỳ: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Nam Định, Quảng Yên, Thái Nguyên, Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng

“Qua việc định khu vực địa lý trên đây, chúng ta thấy danh xưng “Nam

Kỳ lục tỉnh: từ lâu xuất hiện trong các thư tịch, cũng lâu rồi đi vào tâm thức người Việt, bắt đầu được khai sinh dưới triều Minh Mệnh” [140, tr 137]

Ngày 19 - 7 - 1883, vua Tự Đức chết Ngày 20 - 8 - 1883, giặc Pháp chiếm cửa biển Thuận An Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình nhà Nguyễn phải ký tại Huế hiệp ước Hácmăng, gồm 27 khoản Nội dung quy định triều đình Huế thừa nhận Nam Kỳ là thuộc địa Pháp, còn lại đặt dưới chế độ “bảo hộ” của Pháp Đất nước ta bị chia cắt làm ba kỳ: từ Bình Thuận vào Nam gọi là Côsanhsin (Cochinchine) tức Nam Kỳ, thuộc địa Pháp; từ Khánh Hoà tới Đèo Ngang gọi là An Nam (Annam) tức Trung Kỳ, theo chế độ nửa bảo hộ; từ Đèo Ngang ra Bắc gọi là Tôngcanh (Tonkin) tức Bắc Kỳ, theo chế độ bảo hộ của Pháp [147, tr 71]

Ngày 6 - 6 - 1884, triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Patơnốt, gồm

19 khoản Trong hiệp ước này, Pháp đưa thêm mấy tỉnh Bình Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá vào Trung Kỳ, và về danh nghĩa là cho triều đình cai quản, nhưng dưới sự bảo bộ của Pháp [147, tr 71]

Như vậy, các tên gọi và khu vực hành chính - địa lý Nam Kỳ, Bắc Kỳ

có từ năm 1834 dưới thời Minh Mệnh; các tên gọi và khu vực hành chính - địa lý Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ có từ thời thuộc Pháp Tuy cùng gọi là

“Nam Kỳ” nhưng ranh giới địa lý của Nam Kỳ thời Minh Mệnh rất khác so với thời thuộc Pháp, còn ranh giới Bắc Kỳ ở hai thời khá tương đồng nhau, số lượng các tỉnh thời Minh Mệnh ít hơn so với số lượng các tỉnh thời thuộc Pháp

Trang 21

Dưới đây là các tỉnh thời thuộc Pháp

Nam Kỳ đƣợc chia thành 20 tỉnh và 2 thành phố:

Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hoà, Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long; hai thành phố: Sài Gòn là thành phố cấp 1, Chợ Lớn là thành phố cấp 2

Còn có các từ “miền Bắc”, “miền Trung”, “miền Nam” được dùng với

ý nghĩa tương đương với Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.(1)

1.1.3 Phân vùng văn học dân gian và phân vùng ca dao

(1) Sau hiệp định Giơnevơ (1954), đất nước ta bị chia cắt làm hai miền, đến tháng 4 năm 1975 mới thống nhất Ranh giới hai miền là sông Bến Hải (Quảng Trị); hai từ “miền Bắc”, “miền Nam” này không phải là các từ “miền Bắc”, “miền Trung”, “miền Nam” được nhắc đến trong luận án Ngay trong thời gian đất nước bị chia cắt như trên, người miền Bắc xã hội chủ nghĩa cũng vẫn dùng từ ba miền: miền Bắc (mà Hà Nội là tiêu biểu), miền Trung (mà Huế là tiêu biểu), miền Nam (mà Sài Gòn là tiêu biểu).

Trang 22

Nguyễn Trãi trong Dư địa chí, Dương Văn An trong Ô châu cận lục,

Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến

chương loại chí, Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí, đều có

những nhận xét về tính cách con người, thổ sản ở một số vùng đất Tuy nhiên đây chưa phải là những công trình chuyên sâu về từng vùng văn hoá

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, ở nước ta việc phân vùng và nghiên cứu văn hoá vùng mới được quan tâm với nghĩa đây là những vấn đề khoa học đòi hỏi phải trả lời bằng các nghiên cứu khoa học Cho đến nay, chúng ta

đã có các kết quả phân vùng của Ngô Đức Thịnh, Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận, Trần Quốc Vượng, Chu Xuân Diên, Hoàng Vinh Cách phân vùng của mỗi tác giả đều có những căn cứ nhất định Tuy có một số nét khác nhau song nhìn chung, các tác giả đã tương đối thống nhất về sự phân chia các vùng văn hoá, đều dùng các từ Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ với tư cách là những khái niệm chỉ những không gian văn hoá khác nhau

Trang 23

1.1.3.1 Về việc phân vùng văn học dân gian

Người dành nhiều công sức cho vấn đề phân vùng văn học dân gian là

Hoàng Tiến Tựu Năm 1978, trên tạp chí Dân tộc học, ông công bố bài viết

Vấn đề phân vùng văn học dân gian và ý nghĩa phương pháp luận của nó

[142, tr 1-13]

Từ năm 1978 đến năm 1980, Hoàng Tiến Tựu chủ trì đề tài nghiên cứu

khoa học Phân vùng văn học dân gian Việt Nam do Trường Đại học Sư phạm

Vinh quản lí, từ năm 1981 đề tài này đã được Bộ Giáo dục quản lí Tháng 3 năm 1981, tại thành phố Đà Nẵng, Hội nghị văn học dân gian miền Trung lần thứ nhất đã được tổ chức với 70 báo cáo và tham luận Năm 1985, Trường Đại học Sư phạm Vinh công bố kỉ yếu hội thảo này [167]

Năm 1978, Hoàng Tiến Tựu xác định hệ thống các thứ bậc từ lớn đến nhỏ để phân vùng văn học dân gian:

Dân tộc > miền > khu vực > vùng > làng

Tác giả khẳng định rằng, trong hệ thống trên, làng là tế bào của vùng

văn học dân gian truyền thống, [142, tr 12] ông cũng nêu rõ các tiêu chí để phân vùng văn học dân gian:

Sự giống nhau hay gần nhau của các tác phẩm văn học dân gian

Sự tương đồng về mặt ngôn ngữ của nhân dân (ngôn ngữ giao tế và ngôn ngữ của văn học)

Gắn bó về hoàn cảnh địa lí, lịch sử với phong tục, tín ngưỡng và mọi mặt đời sống của nhân dân

Dựa trên các tiêu chí đã nêu, Hoàng Tiến Tựu phân chia các khu vực văn học dân gian cơ bản của người Kinh thành ba miền:

A Miền Bắc

Miền văn học dân gian phía Bắc của người Kinh từ huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá trở ra Toàn miền Bắc có thể chia ra ba khu vực chính

Trang 24

Khu vực I: Là khu vực trung du Bắc Bộ bao gồm các làng ở vùng trung

du Bắc Bộ (Vĩnh Phú, một phần Hà Sơn Bình, Bắc Thái, Hà Bắc )(1)

Khu vực II: Là khu vực sông Hồng (hay đồng bằng Bắc Bộ) thuộc các

tỉnh và vùng ngoại vi các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Nam Ninh, một phần các tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Bắc.(2)

Khu vực III: Là khu vực sông Mã gồm các làng người Kinh thuộc tỉnh

Thanh Hoá và Ninh Bình

Khu vực II: Là khu vực Nam Trung Bộ gồm các làng người Kinh từ

Nghĩa Bình đến phía đông Nam Bộ.(5)

Khu vực III: Là khu vực đồng bằng sông Cửu Long (hay khu vực đồng

bằng Nam Bộ) [142, tr 14]

(1) + Vĩnh Phú: nay là hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ

+ Hà Sơn Bình: nay là hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình

+ Bắc Thái: nay là hai tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên

(2) + Hải Hưng: nay là hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên

+ Hà Nam Ninh: nay là ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình

(3) + Nghệ Tĩnh: nay là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh

+ Bình Trị Thiên: nay là ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế

(4) Quảng Nam - Đà Nẵng: nay là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam

(5) Nghĩa Bình: nay là hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.

Trang 25

Kết quả phân vùng văn học dân gian của Hoàng Tiến Tựu

Trang 26

1.1.3.2 Ranh giới của vùng thể loại văn học dân gian

Có vùng văn học dân gian, văn nghệ dân gian, đồng thời cũng có vùng thể loại như dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ, hát giặm Nghệ Tĩnh, chèo sân đình, hò Huế Có khi không gian văn hoá trùng khớp với không gian văn nghệ dân gian, hoặc văn học dân gian, hoặc với vùng thể loại văn học dân gian, thậm chí trùng khớp với cả ba, tuỳ theo cách phân vùng của mỗi tác giả và tuỳ từng thể loại cụ thể Thí dụ, vùng văn hoá Nghệ Tĩnh (theo cách phân chia của Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận) trùng khớp với miền văn nghệ dân gian Nghệ Tĩnh (theo cách phân chia của Vũ Ngọc Khánh), với khu vực I văn học dân gian của miền văn học dân gian miền Trung (theo cách phân chia của Hoàng Tiến Tựu), với vùng thể loại dân ca hát giặm Nghệ Tĩnh Thí dụ khác, vùng thể loại chèo sân đình trùng khớp với vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ (Trần Quốc Vượng), với miền văn nghệ dân gian đồng bằng Bắc

Bộ (Vũ Ngọc Khánh), với khu vực II của miền văn học dân gian miền Bắc Lại cũng có trường hợp như hát xoan Phú Thọ, hò Huế không nằm trùng đường ranh giới với vùng văn hoá hay không gian văn nghệ dân gian nào đó

1.1.3.3 Ca dao Bắc Bộ, ca dao Trung Bộ, ca dao Nam Bộ

Tiếp thu thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đề xuất việc phân vùng ca dao người Việt như sau

Về cấp độ lớn nhất, cả nước có ba vùng (hoặc ba miền) ca dao: ca dao Bắc Bộ (tức ca dao miền Bắc), ca dao Trung Bộ (tức ca dao miền Trung), ca dao Nam Bộ (tức ca dao miền Nam)

Ca dao miền Bắc là mảng ca dao lưu truyền ở các tỉnh châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Thái Bình (bao gồm các làng người Việt từ huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá trở ra)

Ca dao miền Trung là những lời ca dao lưu truyền từ khe Nước Lạnh (điểm cực bắc của Nghệ Tĩnh) đến Bình Thuận (Nam Trung Bộ) Phạm vi của

Trang 27

miền Trung như vừa nêu là thể hiện sự tán thành cách phân chia của Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận… về giới hạn miền Bắc và miền Trung Theo các tác giả, miền Bắc (tức Bắc Bộ) là từ Thanh Hoá trở ra Còn Hoàng Tiến Tựu xác định miền Trung là từ Nghệ Tĩnh trở vào đến hết Thừa Thiên - Huế Như vậy chúng tôi chia sẻ với Hoàng Tiến Tựu ở quan niệm miền Bắc là từ Thanh Hoá trở ra

Quan niệm vừa nêu khác với Nguyễn Chí Bền, với Chu Xuân Diên khi các tác giả này xác định miền Bắc (tức Bắc Bộ) kéo dài đến Nghệ Tĩnh Quan niệm của chúng tôi cũng khác với Lê Văn Hảo và Hoàng Vinh khi các tác giả này cho rằng Trung Bộ được tính từ Thanh Hoá trở vào đến Bình Thuận

Ca dao miền Nam (tức ca dao Nam Bộ) là những sáng tác thơ ca dân gian lưu truyền ở châu thổ sông Đồng Nai và sông Cửu Long

Mỗi một miền ca dao lại bao gồm nhiều tiểu vùng ca dao Thí dụ, miền (vùng) ca dao Trung Bộ có ba tiểu vùng: ca dao xứ Nghệ, ca dao Bình Trị Thiên, ca dao Nam Trung Bộ

Trang 28

Ba miền ca dao người Việt

Trang 29

1.2 MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NHÂN CA DAO BẮC BỘ (CA DAO MIỀN BẮC)

Đồng bằng Bắc Bộ bao gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông

Vùng đồng bằng này là nơi diễn ra sự hình thành của văn hoá văn minh người Việt ngay từ buổi ban đầu Đây là vùng văn hoá quan trọng bậc nhất của nước ta Theo địa giới hành chính hiện nay, địa vực của vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ bao gồm thủ đô Hà Nội, tỉnh Hà Tây, tỉnh Nam Định, tỉnh

Hà Nam, tỉnh Hải Dương, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Thái Bình, thành phố Hải Phòng, phần đồng bằng của các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hoá [65, tr 56]

Các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã vốn là cái nôi hình thành người Việt, là nơi đã sinh ra các nền văn hoá lớn nối tiếp nhau: văn hoá Đông Sơn, văn hoá Đại Việt và văn hoá hiện đại Việt Nam Từ trung tâm của vùng văn hoá này, văn hoá Việt lan truyền vào Trung Bộ và sau đó vào Nam Bộ

Trong thời kỳ văn hoá Đông Sơn, cơ cấu của cộng đồng người Việt cổ dần dần vượt qua trình độ bộ lạc để từng bước vươn lên trình độ liên minh bộ lạc và sau cùng vươn lên trình độ nhà nước Đến cuối thời kỳ mà sử học gọi là thời kỳ Hùng Vương thì nhà nước ấy đã định hình rõ nét Nhà nước ấy cai quản nước Văn Lang Đến thời kỳ An Dương Vương nhà nước ấy được mở rộng, cùng cố và cai quản nước Âu Lạc Những dấu tích của thành Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) và việc giới khảo cổ học phát hiện được hàng vạn mũi tên đồng ở một khu vực gần Cổ Loa đã chứng tỏ

bộ máy nhà nước Âu Lạc có trình độ tổ chức cao so với thế giới lúc đương thời

Đến khoảng cuối thế kỷ III, đầu thế kỷ II trước Công nguyên, đế quốc phong kiến phương Bắc đã xâm lược nước ta Và từ cuối thế kỷ II trước Công

Trang 30

nguyên, nhà Hán đặt ách đô hộ ngày càng chặt chẽ hơn, hà khắc hơn đối với người dân Việt Nhà Hán chia nước ta thành các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam Xét một cách tương đối, quận Giao Chỉ tương đương với vùng Bắc Bộ nước ta hiện nay, trong đó vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Bắc nhiều hơn cả

Trong thời kỳ văn hoá Đông Sơn trước kia, người Việt cổ vốn đã là chủ nhân của nền văn minh nông nghiệp Từ đầu Công nguyên trở đi, người dân

đã biết dùng lưỡi cày sắt do trâu bò kéo, đưa năng xuất nông nghiệp lên mức ngày càng cao hơn với hai mùa thu hoạch Ngoài ra những nghề khác như dệt lụa, nuôi tằm, làm đồ thuỷ tinh cũng rất phát triển Trong thời kỳ Bắc thuộc, nền sản xuất (nông nghiệp và thủ công nghiệp) ở vùng đồng bằng miền Bắc nước ta đã phát triển cao Sở dĩ có được bước phát triển như vậy, một phần dựa trên cơ sở những truyền thống công nghệ vốn có từ thời văn hoá Đông Sơn và một phần nhờ vào sự giao lưu văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ

Đến thời kỳ Đại Việt, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, việc đắp đê lấn biển,

mở rộng châu thổ đã đưa đến việc thành lập thêm những vùng đất mới (các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thuỵ Anh, Tiền Hải, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Kim Sơn)

Giống lúa thắng hạn nổi tiếng, có nguồn gốc từ nước ta được nhập

khẩu vào Trung Quốc, đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nông nghiệp lúa nước ở Trung Quốc trong đời nhà Tống (thế kỷ XI) Việc thâm canh lúa nước ở nước ta ngày càng vươn lên ở trình độ cao hơn Năm 1291, sứ giả nhà Nguyên đến nước ta đã ghi nhận rằng ở vùng đồng bằng sông Hồng một năm lúa chín bốn lần Ngoài ra các nghề thủ công cũng phát triển mạnh với trình

độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng tinh xảo: nghề gốm sứ, nghề dệt vải, dệt lụa, nghề sơn, nghề nhuộm, nghề làm giấy, nghề mộc, nghề đóng thuyền, nghề chạm khắc, nghề khảm trai,… [65]

Trang 31

Dưới thời kỳ Pháp thuộc, vùng đồng bằng miền Bắc vẫn là một vựa lúa quan trọng của nước ta

Bề dày lịch sử cũng như sự phong phú về mặt văn hoá của vùng đồng bằng miền Bắc được thể hiện qua các chứng tích có mặt ở khắp nơi, từ Phong Châu (Phú Thọ) đến Đông Sơn (Thanh Hoá), từ Hoa Lư (Ninh Bình) đến Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) Hàng nghìn ngôi đền, chùa, miếu rải rác ở khắp nơi mà đền Gióng (Hà Nội), đền Hai Bà Trưng (Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây), đền Bà Triệu (Thanh Hoá), đền Lý Nam Đế (Hà Tây), chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Trầm, chùa Hương (Hà Tây) và các di tích văn hoá và lịch sử ở Hà Nội, các truyền thuyết dân gian, các lễ hội dân gian ở nông thôn và thành thị mà nổi tiếng nhất là hội đền Hùng, hội đền Gióng, hội đền Hoa Lư, hội đền Kiếp Bạc, hội chùa Dâu, hội chùa Keo, hội chùa Hương, hội Phủ Giầy,… - tất cả các hiện tượng văn hoá vật thể và phi vật thể đó cho thấy văn hoá dân gian của cư dân đồng bằng Bắc Bộ phong phú và sâu sắc đến chừng nào

Cùng với dòng văn hoá dân gian lâu đời và phong phú, vùng đồng bằng Bắc Bộ còn là nơi phát sinh dòng văn hoá bác học, dòng văn hoá này đã từng đạt tới những đỉnh cao thời Đại Việt Trong số những người trí thức của dòng văn hoá bác học này đã có những danh nhân tầm cỡ thế giới như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du [23, tr 300] Ở vùng đồng bằng miền Bắc mà trung tâm là kinh

đô Thăng Long, từ năm 1070 đã có Văn Miếu và từ năm 1076 đã có Quốc Tử Giám Từ năm 1253 trở đi Quốc Tử Giám không chỉ dành riêng cho con em thế gia mà còn tuyển chọn những người xuất sắc trong con em lương gia (tức dân thường) vào học Trong thời kỳ Đại Việt, số người đi học, thi đỗ ở vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỷ lệ dân số thì cao hơn rất nhiều so với nơi khác Trong lịch sử 854 năm (1065 - 1915) khoa cử dưới các triều vua, cả

Trang 32

nước có 56 trạng nguyên thì có đến 52 người ở vùng đồng bằng miền Bắc [65,

tr 67]

Trong thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô, là trung tâm kinh tế của cả nước, còn được gọi là Kẻ Chợ Thăng Long cũng là trung tâm văn hoá nghệ thuật của cả nước Thăng Long có vai trò hội tụ văn hoá các địa phương, nâng cao, kết tinh rồi lại lan toả văn hoá ấy đi bốn phương Chung quanh kinh đô Thăng Long là bốn kinh trấn (Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên), Sơn Nam (Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình), Hải Đông (Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An), Sơn Tây (Phú Thọ, Vĩnh Yên,

Sơn Tây) Bốn kinh trấn còn được gọi là tứ chính trấn (gọi tắt là tứ chính, sau đọc chệch đi thành tứ chiếng) cùng với bốn kinh trấn nói trên, thuộc không

gian văn hoá của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn có trấn Thanh Hoá Mỗi trấn đều có những nét đặc thù về môi trường tự nhiên và con người, do đó đều có những nét riêng về văn hoá dẫn đến sự hình thành những tiểu vùng văn hoá [65]

Với bề dày lịch sử của mình và với tác động của trung tâm văn hoá Thăng Long, vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ là một vùng văn hoá điển hình của người Việt nói riêng, của nước Việt Nam nói chung, và là cội nguồn văn hoá của các vùng văn hoá đồng bằng Trung Bộ và Nam Bộ

1.3 MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NHÂN CA DAO TRUNG BỘ (CA DAO MIỀN TRUNG)

Người Việt ở đồng bằng ven biển Trung Bộ nay thuộc vùng lãnh thổ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, địa hình miền Trung hẹp, bị kẹp vào giữa, một bên là biển Đông, một bên là dãy Trường Sơn Những dãy đồi núi tách ra từ dãy

Trang 33

Trường Sơn đâm ngang ra biển tạo thành một loạt đèo chia cắt miền Trung Dưới chân đèo là các dòng sông lớn, nhỏ chảy ngang theo chiều đông tây ra biển, nhiều cửa sông tạo thành các vịnh, cảng Ở miền Trung, mùa mưa lệch pha với mùa mưa miền Bắc và miền Nam Nhân dân miền Trung lại phải chịu đựng gió tây rất khô nóng, thổi từ Lào sang (vì thế người ta gọi đó là gió Lào)

Không kể Nghệ An và Hà Tĩnh, các phần đất còn lại của các tỉnh nêu trên trong một thời kỳ dài thuộc các tiểu quốc của vương quốc Chămpa (sử sách thời xưa gọi là nước Chiêm Thành), trước khi người Việt vào nơi này Lúc ấy biên giới phía Bắc nước Chiêm Thành nằm ở vùng tỉnh Quảng Bình hiện nay Người Việt phát triển về phương Nam từ thế kỷ XI bắt đầu bằng sự kiện năm 1069 vua Chiêm Thành nộp các châu Địa Lý, Ma Linh (tức vùng Quảng Bình hiện nay) cho vua nhà Lý(1) Đến năm 1560, Nguyễn Hoàng được Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ Thuận Hoá (gồm Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế ngày nay) và Quảng Nam (lúc ấy bao gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và phía bắc tỉnh Bình Định ngày nay) Từ đó vùng đất từ Đèo Ngang trở vào được gọi là Nam Hà (dân chúng gọi là Đàng Trong), thuộc quyền quản lý của chúa Nguyễn Năm 1687, chúa Nguyễn rời lỵ sở về Phú Xuân (tức vùng trung tâm Huế ngày nay) Xứ Huế chính là Thuận Hoá bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế ngày nay; sau này thành phố Phú Xuân được gọi là thành phố Huế) [23, tr 304]

Phong trào Tây Sơn khởi nghĩa ở thế kỷ XVIII đã làm sụp đổ nền cai trị của chúa Nguyễn và chúa Trịnh Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua ở Phú Xuân Năm 1802, Nguyễn Ánh tiêu diệt nhà Tây Sơn cai quản một đất nước thống nhất với diện tích rộng nhất từ trước đến lúc đó Từ năm 1802 đến

(1) Có tài liệu nói khác tài liệu 23: Vua Chiêm Thành cắt ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính cho vua nhà Lý, chứ không phải hai châu.

Trang 34

tháng 8 năm 1945 nhà Nguyễn đặt kinh đô ở Huế Như vậy thành phố Huế nhiều năm là thủ phủ của Đàng Trong, là kinh đô của cả nước Mảnh đất Trung Bộ là trạm trung chuyển để người Việt tiến dần về phía Nam

Do Trung Bộ có một thời kỳ dài là vùng đất của vương quốc Chămpa, nên nơi đây chứa nhiều dấu tích văn hoá của người Chăm Đó là các tháp Chăm như tháp Bình An, tháp Khương Mỹ, các tháp ở khu di tích Mỹ Sơn, tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên, tháp Hưng Thạnh, tháp Nhạn, tháp Pô Nagar, tháp Pô Tầm, tháp Phú Hải Ngoài ra còn có các tượng Chăm nổi tiếng, các địa danh Việt có nguồn gốc từ các địa danh Chăm như Cồn Ràng, Cồn Lồi, Cồn Mọi,…

Hiện nay vẫn còn một bộ phận người Chăm sinh sống ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, với những truyền thống văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, khai thác vùng đồng bằng ven biển và các thung lũng chân núi

ở miền Trung Những yếu tố núi, đồng bằng và biển đều có mặt trong văn hoá Chăm Yếu tố núi hiện còn được thể hiện trong tục thờ cúng tổ tiên dòng Núi (dòng cổ xưa nhất của người Chăm) Yếu tố đồng bằng bộc lộ trong các nghi

lễ nông nghiệp như các nghi lễ gắn với chu kỳ sinh trưởng của cây lúa, các nghi lễ có liên quan đến hoạt động thuỷ lợi Yếu tố biển thể hiện trong truyền thống đánh bắt hải sản, trong tục thờ cúng tổ tiên theo dòng Biển, trong tục thờ cá voi

Khi đến sinh sống ở vùng đất này, người Việt đã tiếp nhận những di sản văn hoá Chăm và Việt hoá nhiều yếu tố văn hoá Chăm Thí dụ như tháp Bà ở Nha Trang (Khánh Hoà) vốn là một ngôi tháp của người Chăm, được người Việt sử dụng, coi như nơi thờ tự của tín ngưỡng thờ Mẫu (một tín ngưỡng của người Việt) Người Việt còn tiếp thu tín ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở của người Chăm, tiếp thu các nữ thần Chăm và chuyển hoá thành các nữ thần Việt Trong văn hoá của cư dân Việt ở vùng đồng bằng và ven biển Trung Bộ, bên

Trang 35

cạnh những yếu tố thuộc về cội nguồn văn hoá Bắc Bộ như tục thờ thần Thành hoàng, những nghi lễ nông nghiệp như lễ động thổ, tục cúng thổ công, còn có những yếu tố văn hoá mới nảy sinh, chẳng hạn như lễ cúng đất ở Khánh Hoà, lễ tá thổ ở Phú Yên Đối tượng thờ cúng của các lễ này là các vị thần đất của người Chăm xưa kia Việc làm này phản ánh một khía cạnh tâm linh trong cách ứng xử của người Việt khi di cư đến lập nghiệp tại một vùng đất mới [23]

1.4 MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NHÂN CA DAO NAM BỘ (CA DAO MIỀN NAM)

Địa bàn của vùng văn hoá Nam Bộ (nơi người Việt sinh sống) theo địa giới hành chính hiện nay bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu (nằm ở khu vực phía bắc và đông bắc, được gọi là các tỉnh miền Đông Nam Bộ), các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu (nằm ở khu vực phía nam và tây nam, được gọi là các tỉnh miền Tây Nam Bộ) và thành phố Hồ Chí Minh Toàn vùng Nam Bộ nằm trong lưu vực của hai sông Đồng Nai và Cửu Long, lại thuộc phần hạ lưu của hai dòng sông này nên đây là một vùng đất cửa sông giáp biển

Cư dân Nam Bộ gồm có người Việt, Khơ Me, Chăm, Hoa, Mạ, Xtiêng, Chơ Ro, Mơ Nông Các tộc người Mạ, Xtiêng, Chơ Ro, Mơ Nông cư trú ở các vùng đồi ven đồng bằng, trên phần cuối của dãy Trường Sơn đổ về phía nam Đây là các cư dân bản địa, làm nương rẫy, đã có mặt từ trước thế kỷ XVII (khi người Việt bắt đầu vào khai phá vùng đất này) Người Chăm cư trú

ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Đốc, Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh Bộ phận người Chăm này theo đạo Hồi giáo mới, chủ yếu sinh sống bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu

Trang 36

Người Khơ Me là lớp cư dân đầu tiên đến khai phá vùng đất Nam Bộ

từ trước thế kỷ XVII Có hai giả thiết Giả thiết thứ nhất cho rằng sớm nhất

“cũng chỉ vào khoảng thế kỷ XIII, tức sau khi vương quốc Ăng Kor tan vỡ” [127, tr 285] Giả thiết thứ hai cho rằng người Khơ Me ở Nam Bộ và người Khơ Me ở Cămpuchia là di duệ trực tiếp của những người đã sáng tạo ra nền văn hoá Óc Eo và xây dựng nên vương quốc Phù Nam Khi vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ được coi là vùng đất thuộc vào vương quốc Cămpuchia; sử sách Trung Quốc gọi vương quốc Cămpuchia là Lục Chân Lạp, gọi miền đất Nam Bộ ngày nay là Thuỷ Chân Lạp [65, tr 181] “Điều chắc chắn là từ khi nền văn hoá Óc Eo biến mất vào cuối thế kỷ VI thì vùng Nam Bộ trở thành một vùng hoang vu, hiểm trở (…) Khi mới đến vùng đất hoang vu này, người Khơ Me chọn những rẻo đất cao trên các giồng, dọc các triền sông Tiền, sông Hậu, trồng lúa và hoa màu để sinh sống Đại bộ phận vùng đất hoang hoá và lầy trũng chỉ được bắt đầu khai phá từ khi người Việt đặt chân tới Họ đã cùng chung sức với người Khơ Me, với người Chăm và người Hoa dần dần biến nơi này thành một vùng đất trù phú Như vậy thực

chất miền đất Nam Bộ là một miền đất mới, được hình thành do công sức

chung của nhiều tộc người, trong đó người Việt đóng vai trò chủ thể” [23, tr 314-315]

Người Việt đến Nam Bộ là những lớp cư dân từ miền Bắc và miền Trung vào, vốn có những nguồn gốc xã hội khác nhau “Đa số là dân nghèo (nông dân, thợ thủ công, dân chài) phải dời bỏ quê hương đi kiếm sống ở vùng đất mới Một số là những người bị tù đày và bị đưa vào lao động ở các

sở khẩn hoang và doanh điền của nhà nước Một số là những người giang hồ vong mạn, trốn tránh sự truy nã của quan lại, phải đi biệt xứ, tha phương Một

số lại chính là quan lại, binh lính Vốn được cử vào cai quản các vùng đất mới khai phá, đến khi mãn nhiệm thì không ít quan lại và binh lính đã ở lại đó

Trang 37

Tuy có nguồn gốc xã hội đa dạng như thế, nhưng tất cả các tầng lớp ấy đều thuộc một nền văn hoá, bản sắc rõ nét và truyền thống lâu đời, tức là nền văn hoá Đại Việt” [65, tr 189]

Khi đến vùng đất mới, những lớp cư dân Việt đầu tiên có trong hành trang của mình vốn văn hoá của vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và của vùng đồng bằng ven biển miền Trung (vốn cũng lại có nguồn gốc sâu xa từ văn hoá Bắc Bộ) Vốn văn hoá ấy trong môi trường tự nhiên mới và trong xã hội mới đã có những biến đổi quan trọng và trong quá trình giao lưu với văn hoá của người Hoa, người Khơ Me,… đã hình thành nên những đặc điểm riêng

Cư dân Nam Bộ cũng là cư dân trồng lúa nước Nhưng tại xứ sở có nhiều kênh rạch, đất đai mênh mông, thậm chí lúc đầu rất hoang vu, văn hoá của người Việt đã có những biến đổi thích ứng Cũng cư trú thành làng xã nhưng làng của người Việt ở Nam Bộ không có tính chất khép kín, nhà ở tản mát theo bờ kênh, theo ruộng lúa với mô hình chung là trước nhà có vườn, sau nhà có ruộng Các mối quan hệ cộng đồng trong làng xã không chặt chẽ như ở làng xã Bắc Bộ, các quan hệ ấy chủ yếu dựa trên các quan hệ cá nhân với nhau, giúp đỡ nhau, nương tựa vào nhau mà tồn tại Về y phục, màu nâu

và màu chàm vốn được người nông dân miền Bắc và miền Trung ưa chuộng; đến đây màu truyền thống là màu đen, bởi vì nơi đây vốn nhiều phèn chua nước mặn, không một màu sắc nào ngoài màu đen có thể chịu đựng được; hơn nữa ở đây cũng chỉ có các loại thực vật được dùng để nhuộm màu đen mà thôi (vỏ trâm bầu, trâm sắn, cây cóc…) [23] Ở Nam Bộ đã diễn ra quá trình giao lưu văn hoá mau lẹ mà kết quả là những hiện tượng hỗn dung văn hoá phức tạp, thậm chí có tính chất pha tạp Bởi vì bản thân các lớp cư dân người Việt cũng có tính chất là những người tứ xứ, họ đến đây với một tinh thần phóng khoáng nên dễ dung hoà, dễ tiếp nhận những yếu tố văn hoá khác Trong văn

Trang 38

hoá trang phục, người Việt đã tiếp thu của người Khơ Me chiếc khăn rằn Trong văn hoá ẩm thực, người Việt tiếp thu từ người Khơ Me cách nấu món

canh chua, món bún Bạc Liêu, cách dùng chiếc bếp cà ràng để nấu ăn trên đất

ẩm Trong phong tục, lề thói, trong ngôn ngữ (từ vựng, ngữ âm) những nét độc đáo của văn hoá người Việt ở Nam Bộ có phần bắt nguồn từ quá trình tiếp biến văn hoá, những thành tựu văn hoá của các tộc thiểu số, nhất là của người Việt gốc Hoa và người Việt gốc Khơ Me

Do đặc điểm cộng cư và thâm nhập lẫn nhau giữa các tộc người khác nhau, tín ngưỡng và tôn giáo ở Nam Bộ phong phú và phức tạp hơn so với Bắc Bộ và Trung Bộ Các tín ngưỡng vạn vật hữu linh, các tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng anh hùng dân tộc, anh hùng văn hoá ở Nam Bộ tuy có những nét riêng, nhưng về cơ bản thì giống như ở miền Bắc và miền Trung Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Tam phủ, Tứ phủ, Đạo ki tô (bao gồm nhà thờ Gia Tô và nhà thờ Tin Lành) về cơ bản cũng lại giống như ở miền Bắc, miền Trung Nhưng Phật giáo tiểu thừa của người Việt gốc Khơ Me thì lại có những nét khác so với Phật giáo đại thừa của người Việt Những lễ tục Nho giáo của người Việt gốc Hoa ở Nam Bộ cũng có những nét khác biệt so với các lễ tục Nho giáo của người Việt Ngoài ra lại có các loại tín ngưỡng mà người Việt tiếp thu được của các tộc người thiểu số như tục thờ bà chúa Xứ, tục thờ Cá Ông Sự đa dạng và phức tạp về tôn giáo lại còn thể hiện ở sự xuất hiện trong thế kỷ XX những tôn giáo mới như đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo, đạo Dừa, đạo Nằm, đạo Ngồi, đạo Câm, đạo Đi Chậm [65, tr 191-192] Trong số đó, đáng chú ý là đạo Cao Đài và đạo Hoà Hảo Đạo Cao Đài (có tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) hình thành vào những năm 20 trên tinh thần dung hợp các tôn giáo từ Nho, Phật, Đạo đến cả các tôn giáo phương Tây Đạo Hoà Hảo kế thừa đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, ra đời vào cuối những năm 30 tại làng Hoà Hảo, rồi phát triển rộng rãi ở đồng bằng sông Cửu Long Giáo lý của đạo Hoà

Trang 39

Hảo dựa vào truyền thống các tín ngưỡng dân tộc và đạo Phật được bình dân hoá, và được thực hiện bằng những bài sấm truyền

Người Việt ở Nam Bộ có một kho tàng văn hoá dân gian khá phong phú Bên cạnh những truyện dân gian từ miền Bắc, miền Trung lưu truyền vào, thì ở Nam Bộ đã hình thành một kho tàng truyện dân gian phản ánh sự nghiệp khai phá, khẩn hoang và gắn với những tên đất, những di tích lịch sử

và nhân vật lịch sử của từng địa phương Dân ca và ca dao gồm có các điệu

hò, điệu lý, các bài huê tình, hát đưa em, hát đồng dao, hát sắc bùa, nói vè, thể hiện cảm quan của người dân lục tỉnh và sắc thái ngữ âm Nam Bộ Hát bội (tức hát tuồng) được đưa từ miền Trung vào đã trở thành một loại hình sân khấu rất được ưa chuộng Nếu hát bội được đưa từ miền Trung vào từ rất lâu thì hát cải lương lại là loại hình sân khấu mới xuất hiện ở thành thị Nam Bộ trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX

Từ thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã quy định rằng cứ cách 5 năm thì ở các địa phương của xứ Đàng Trong (trong đó có phủ Gia Định) lại mở một kỳ thì

để chọn nhân tài Ở Gia Định, từ giữa thế kỷ XVIII đã có những trường tư thục trong đó nổi tiếng nhất là trường Hoà Hưng của Võ Trường Toản, với những người học trò thành danh như Ngô Tòng Chu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Lê Bá Phẩm Trong 49 năm (từ năm 1813 đến năm 1861) tồn tại của trường thi Gia Định đã có 22 khoa thi, tuyển chọn được

296 cử nhân Trong số 296 cử nhân này có một số người ra kinh đô Huế thi hội Có 5 người đỗ tiến sĩ Vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Bộ là Phan Thanh Giản “Các nhà văn, nhà thơ như Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu đã có đóng góp lớn vào dòng văn thơ yêu nước cuối thế kỷ XIX Bên

cạnh nhiều tác phẩm khác của Nguyễn Đình Chiểu thì truyện Lục Vân Tiên đã

thể hiện rất rõ tinh thần hào hiệp, coi trọng đạo nghĩa, tức là thể hiện “tính

cách Nam Bộ” Từ hơn một thế kỷ nay, truyện Lục Vân Tiên lưu hành từ Nam

Trang 40

ra Bắc cùng với Truyện Kiều lưu hành từ Bắc vào Nam đã phản ánh những

nội dung phong phú của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam” [65, tr 196-197]

Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu được thành lập từ năm

1698, nằm ở vị trí giữa hai khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Vị trí trung tâm ấy là một nhân tố tạo nên vai trò quan trọng của thành phố này đối với vùng văn hoá người Việt ở Nam Bộ cả về kinh tế, chính trị và văn hoá [23]

“Có thể nói rằng Nam Bộ là một vùng văn hoá rất quan trọng Nhìn chung, nếu xét về bề dày lịch sử cũng như về sự phong phú, đa dạng của nội dung, thì văn hoá vùng đồng bằng Nam Bộ không có ưu thế như vùng đồng bằng miền Bắc Nhưng mặt khác, văn hoá Nam Bộ lại cởi mở, năng động và giàu sức trẻ vào bậc nhất ở nước ta” [65, tr 200]

1.5 VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH THỐNG NHẤT VÀ SẮC THÁI RIÊNG TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT Ở BA MIỀN BẮC, TRUNG, NAM

Trong mục lịch sử vấn đề, chúng tôi đã nhận xét rằng: Tuy đã có một

số những công trình bàn về đặc điểm chung hay những đặc trưng riêng biệt của ca dao người Việt ở một số vùng nhưng chưa có một bài viết nào đề cập đến mối quan hệ giữa hai phương diện đó

Thực chất “tính thống nhất” và “sắc thái riêng” của ca dao người Việt ở

ba miền là hai mặt của một vấn đề - đặc trưng của ca dao người Việt Hai mặt

đó có quan hệ mật thiết, chịu sự tác động và quy định lẫn nhau Đứng dưới góc độ triết học, thì vấn đề này chính là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng” – một cặp phạm trù cơ bản của triết học Ca dao là một hiện tượng thuộc về ý thức con người, cho nên nó cũng chịu sự tác động của những quy luật chung về sự hình thành và phát triển

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An (1990), Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu, Văn học, Hà Nội, số 6, tr. 54-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu
Tác giả: Trần Thị An
Năm: 1990
2. Trần Thị An (1997), Cô gái - nhân vật trữ tình trong đối ca nam nữ hai vùng Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cô gái - nhân vật trữ tình trong đối ca nam nữ hai vùng Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên
Tác giả: Trần Thị An
Năm: 1997
3. Trần Thúy Anh (2000), Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua ca dao tục ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua ca dao tục ngữ
Tác giả: Trần Thúy Anh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
4. Nguyễn Chí Bền (Nguyễn Phương Thảo) (1993), Thiên nhiên và văn hoá dân gian của người Việt đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr. 27-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên nhiên và văn hoá dân gian của người Việt đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Nguyễn Chí Bền (Nguyễn Phương Thảo)
Năm: 1993
5. Nguyễn Chí Bền (2003), Văn hoá dân gian Việt Nam những phác thảo, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá dân gian Việt Nam những phác thảo
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2003
6. Nguyễn Hoà Bình (2003), Kho tàng ca dao người Việt và việc phản ánh thế giới động vật, tiểu luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng ca dao người Việt và việc phản ánh thế giới động vật
Tác giả: Nguyễn Hoà Bình
Năm: 2003
7. Tôn Thất Bình (1994), Dân ca Bình Trị Thiên, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca Bình Trị Thiên
Tác giả: Tôn Thất Bình
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 1994
8. Tôn Thất Bình (1995), Những đặc trƣng của hò Trị Thiên, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc trƣng của hò Trị Thiên
Tác giả: Tôn Thất Bình
Năm: 1995
9. Tôn Thất Bình (1995), Vùng hò Trị Thiên trong mối tương quan với dân ca Việt Nam, Văn hoá dân gian, Hà Nội, số 3, tr. 44-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vùng hò Trị Thiên trong mối tương quan với dân ca Việt Nam
Tác giả: Tôn Thất Bình
Năm: 1995
11. Nguyễn Văn Bổn (1985), Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, Sở Văn hoá Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng xb Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Văn Bổn
Năm: 1985
12. Nguyễn Tài Cẩn, Võ Bình (1985), Thử bàn thêm về thể thơ lục bát, Văn hoá dân gian, Hà Nội, số 3 + 4, tr. 9-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử bàn thêm về thể thơ lục bát
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn, Võ Bình
Năm: 1985
13. Nguyễn Phương Châm (1997), Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc, Văn hoá dân gian, Hà Nội, số 3, tr. 9-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc
Tác giả: Nguyễn Phương Châm
Năm: 1997
14. Nguyễn Phương Châm (1998), Tính chất bác học trong ca dao xứ Nghệ, Văn hoá dân gian, Hà Nội, số 3, tr. 46-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính chất bác học trong ca dao xứ Nghệ
Tác giả: Nguyễn Phương Châm
Năm: 1998
15. Nguyễn Phương Châm (2000), Ngôn ngữ và thể thơ trong ca dao người Việt ở Nam Bộ, Luận văn Thạc sĩ, Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và thể thơ trong ca dao người Việt ở Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Phương Châm
Năm: 2000
16. Nguyễn Phương Châm (2001), Biểu tƣợng hoa đào, Văn hoá dân gian, Hà Nội, số 5, tr. 16-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu tƣợng hoa đào
Tác giả: Nguyễn Phương Châm
Năm: 2001
17. Nguyễn Phương Châm (2001), Từ gốc Hán, điển tích Hán trong ca dao người Việt ở Nam Bộ, Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội, số 8, tr.54-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ gốc Hán, điển tích Hán trong ca dao người Việt ở Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Phương Châm
Năm: 2001
18. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao biên soạn (1984), Ca dao Nghệ Tĩnh, Sở Văn hoá Thông tin Nghệ Tĩnh xb Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao Nghệ Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao biên soạn
Năm: 1984
19. Mai Ngọc Chừ (1989), Vần, nhịp, thanh và sức mạnh biểu hiện ý nghĩa của lục bát biến thể, Văn hoá dân gian, Hà Nội, số 2, tr.16- 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vần, nhịp, thanh và sức mạnh biểu hiện ý nghĩa của lục bát biến thể
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Năm: 1989
20. Mai Ngọc Chừ (1991), Ngôn ngữ ca dao Việt Nam, Tạp chí Văn học, Hà Nội, số 2, tr. 24-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ ca dao Việt Nam
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Năm: 1991
22. Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lí luận của văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lí luận của văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w