Chương 2 : „Sự điều chỉnh chính sách Trung Cận Đông của chính quyền Barack Obama‟ Chương 3 : „Tác động từ sự điều chỉnh chính sách Trung Cận Đông của chính quyền Barack Obama‟ + Bỏ nộ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
HÀ NỘI - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN
CHÍNH SÁCH TRUNG CẬN ĐÔNG CỦA MỸ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ
TRONG KHU VỰC TỪ CUỐI NĂM 2010
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đặng Xuân Kháng
HÀ NỘI - 2013
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-*** -
GIẤY XÁC NHẬN SỬA CHỮA LUẬN VĂN
Kính gửi: PGS.TS Hoàng Khắc Nam
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học chuyên
ngành Quan hệ Quốc tế (Mã số: 60310206)
Tên em là Nguyễn Thị Hồng Loan, học viên cao học khóa QH-2011-X, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Khoa Quốc tế học Em đã hoàn thành bảo vệ Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, mã số 60310206 ngày 27
tháng 12 năm 2013 với đề tài: “Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác
động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010”
Theo những đánh giá, nhận xét và kết luận của Hội đồng chấm luận văn ngày
27 tháng 12 năm 2013, luận văn của em đã được sửa chữa như sau:
- Sửa lại bố cục Luận văn :
+ Chuyển nội dung 2.1(phần bối cảnh quốc tế mới) của chương 2 lên phần
1.2 của chương 1, với tên gọi ‗Bối cảnh quốc tế mới ở Trung Cận Đông‟
+ Ghép và rút gọn nội dung các phần 2.1.1.1; 2.1.1.2; 2.1.1.3 trong chương 2
thành phần 1.2.1 của chương 1, với tên gọi chung ‗Biến động chính trị ở khu vực từ
cuối năm 2010‟
+ Ghép và rút gọn nội dung các phần 2.1.2; 2.1.3; 2.1.4 trong chương 2
thành phần 1.2.2 của chương 1, với tên gọi chung ‗Các vấn đề „điểm nóng‟ khác tại
khu vực Trung Cận Đông‟‘
+ Bỏ nội dung 1.2 (phần Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ trước năm 2010)
+ Đổi lại tên các chương :
Chương 1 : ‗Những yếu tố tác động tới chính sách Trung Cận Đông của
chính quyền Barack Obama‟
Trang 4Chương 2 : „Sự điều chỉnh chính sách Trung Cận Đông của chính quyền
Barack Obama‟
Chương 3 : „Tác động từ sự điều chỉnh chính sách Trung Cận Đông của
chính quyền Barack Obama‟
+ Bỏ nội dung 2.2.1.3 (phần chính sách chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương)
- Tách, phân tích các nội dung chương 3 theo hướng tác động tích cực và tiêu cực trong phần 3.2 (Đối với Nga và Trung Quốc)
- Rút gọn Kết luận, bổ sung nội dung liên hệ Việt Nam
- Bỏ trang phụ lục
- Sửa chữa một số lỗi chính tả, do đánh máy, văn báo chí
Nay em làm đơn này kính đề nghị PGS.TS Hoàng Khắc Nam - Chủ tịch Hội đồng xác nhận việc bổ sung nói trên của em đã tuân thủ theo đúng yêu cầu
Em xin trân trọng cảm ơn
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Tác giả bài Luận văn tốt nghiệp “Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ
dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010‖
xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn chân thành đến PGS TS Hoàng Khắc Nam cùng các thầy cô giáo đến từ Khoa Sau Đại học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em trong thời gian học tập tại khoa
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, các chú trong Thư viện Quân đội, các cô thủ thư trong Thư viện Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp các tài liệu để em hoàn thành được bài luận văn tốt nghiệp
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn và bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với PGS.TS Đặng Xuân Kháng - người đã cung cấp, bổ sung các tài liệu cần thiết, nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm bài luận văn, giúp em phát hiện những sai sót và hướng dẫn em cách chỉnh sửa phù hợp; và đưa ra những lời khuyên hữu ích cũng như những lời động viên quý báu sau khi em hoàn thành bài luận văn
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài 1
2.Lịch sử nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.Phương pháp nghiên cứu 4
5 Cấu trúc của Luận văn 5
CHƯƠNG 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH TRUNG CẬN ĐÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN BARACK OBAMA 7
1.1 Vị trí địa chiến lược của Trung Cận Đông đối với Mỹ 7
1.1.1 Vị trí địa – chính trị 8
1.1.2 Vị trí địa – kinh tế 10
1.1.3 Vị trí địa – văn hóa 12
1.2 Bối cảnh quốc tế mới ở Trung Cận Đông 13
1.2.1 Biến động chính trị ở khu vực Trung Cận Đông từ cuối năm 2010 13
1.2.2 Các vấn đề “điểm nóng” khác tại khu vực Trung Cận Đông 21
CHƯƠNG 2 SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRUNG CẬN ĐÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN BARACK OBAMA 29
2.1 Về nội dung 29
2.1.1 “Mềm hóa” chính sách “Trung Cận Đông mở rộng” 29
2.1.1.1 Chính sách “dân chủ hóa” khu vực 29
2.1.1.2 Chính sách an ninh tại khu vực 36
2.1.2 Ứng dụng học thuyết “Sức mạnh khôn ngoan” vào chính sách đối ngoại mới nhằm tăng cường đồng minh và đối tác chiến lược ở khu vực Trung Cận Đông 49
2.1.2.1 Học thuyết “Sức mạnh khôn ngoan” và chính sách đối ngoại mới của chính quyền B.Obama 49
2.1.2.2 Ứng dụng học thuyết “sức mạnh khôn ngoan” vào chính sách tăng cường đồng minh và đối tác chiến lược ở khu vực 54
2.2 Về hướng triển khai 67
Trang 72.2.1 Viện trợ kinh tế, tài chính 67
2.2.2 Viện trợ quân sự 73
2.2.3 Tăng cường các chuyến công du đến Trung Cận Đông 77
2.2.4 Tăng cường vai trò cơ chế khu vực của Liên đoàn Ảrập và vai trò cơ chế quốc tế của Liên Hợp Quốc 79
2.2.5 Đẩy mạnh tự do Internet toàn cầu 82
2.2.6 Trừng phạt kinh tế, cấm vận đối với Xyri và Iran 84
2.3 Một số nhận xét 86
CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG TỪ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRUNG CẬN ĐÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN BARACK OBAMA 92
3.1 Đối với khu vực 92
3.2 Đối với các cường quốc lớn 100
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
Trang 8DANH MỤC PHIÊN ÂM TIẾNG VIỆT TÊN GỌI CÁC NƯỚC
Trang 926 Yemen Yêmen
TÊN VIẾT TẮT
1 AL Arab League
Liên đoàn Ả Rập
2 APEC The Asia – Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
3 ARF Asean Regional Forum
Diễn đàn khu vực Asean
4 CENTCOM U.S Central Command
Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ
5 EAS East Asia Summit
Hội nghị cấp cao Đông Á
6 EU European Union
Liên minh Châu Âu
7 GCC The Gulf Cooperation Council
Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh
8.٭GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
9 HĐBA LHQ Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc
10 IMF International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
11 IAEA The International Atomic Energy Agency
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
12 MENA Middle East and North Africa
Các nước Trung Đông và Bắc Phi
13 NATO North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
14 NDP National Democratic Party
Đảng Dân chủ quốc gia (Ai Cập)
15 OPEC Organization of Petroleum Exporting Countries
Trang 10Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
16 PKK The Kurdistan Workers' Party
(Kurdish: Partiya Karkerên Kurdistan)
Đảng Công nhân người Kurd
17 RCD Democratic Constitutional Rally
Đảng Tập hợp Dân chủ lập hiến (Tuynidi)
18 SCAF Supreme Council of the Armed Forces
Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang (Ai Cập)
19 TPP Trans-Pacific Partnership (Tên dầy đủ: Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement)
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
20 UAE The United Arab Emirates
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
21 ٭USD The United States of America dollar
Đồng Đôla Mỹ
22 WB World Bank
Ngân hàng thế giới
23 WMD Weapon of Mass Destruction
Vũ khí hủy diệt hàng loạt
24 WTO World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài
Cuối năm 2010, làn sóng biểu tình chống chính phủ diễn ra ở một loạt các nước Ả Rập ở khu vực Trung Cận Đông đã gây chấn động cho cộng đồng quốc tế, đẩy khu vực này vào tình trạng mất ổn định nghiêm trọng Khu vực Trung Cận Đông tiếp tục trở thành ―điểm nóng‖ trong thế kỷ này Cho tới nay (sau gần 3 năm), tình hình ở Trung Cận Đông vẫn diễn tiến phức tạp khi một số quốc gia sau xung đột bắt tay vào công cuộc cải cách nền chính trị với nhiều khó khăn chồng chất trong khi một số quốc gia khác vẫn trong tình trạng căng thẳng, chưa có dấu hiệu kết thúc những xung đột đang ngày càng leo thang Tình hình bất ổn định này đã để lại nhiều hệ lụy và tiếp tục tiềm ẩn nhiều nguy cơ mới ở khu vực
Khủng hoảng chính trị ở các quốc gia Ả Rập thuộc khu vực Trung Cận Đông
nổ ra xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân nội tại là chủ yếu và cả những nguyên nhân tác động từ các lực lượng bên ngoài Trải qua những bất ngờ ban đầu về quy mô và thắng lợi nhanh chóng của các cuộc xuống đường đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu đi sâu tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ nhiều phía của cuộc cách mạng mang tên ―cách mạng mùa xuân Ả Rập‖, trong đó một trong các khía cạnh đáng quan tâm để tìm hiểu là mối quan hệ giữa
Mỹ và khu vực ―điểm nóng‖ này
Đã từ lâu, khu vực Trung Cận Đông đã luôn đóng vai trò trung tâm trong các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ Trong chính sách của mình, Mỹ luôn đặt ra mối quan tâm ưu tiên cho khu vực này nhằm phát triển những ―giá trị Mỹ‖ và ―lợi ích Mỹ‖ ở khu vực Cho tới thời điểm hiện tại, sự can dự của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một loạt các biến động chính trị xảy ra ở các nước Ảrập đặt ra nhiều nghi vấn cho cộng đồng quốc tế về chính sách Trung Cận Đông
mà từ lâu Mỹ đã lên kế hoạch và thực hiện bằng nhiều phương thức Mặt khác, vết dầu loang của ―Cách mạng hoa nhài‖ đang lan rộng làm sụp đổ và lung lay sự tồn tại của nhiều chính phủ thân Mỹ và sự ổn định của toàn khu vực Tình hình đó cũng đang đặt ra cho chính phía Mỹ thách thức mới là phải tìm lời giải cho bài toán khó
là làm thế nào để cân bằng giữa một bên là lực lượng biểu tình ủng hộ cho những
Trang 12nguyên tắc, giá trị mà chính Mỹ luôn kêu gọi với một bên là các chính phủ đồng minh đảm bảo cho những lợi ích chiến lược quan trọng của Mỹ ở Trung Cận Đông Tình hình mới buộc Mỹ phải có những điều chỉnh chính sách mới cho phù hợp
Để tìm hiểu rõ hơn về bài toán chính sách Trung Cận Đông của chính quyền Barack Obama, tác giả luận văn sẽ đi tìm hiểu, phân tích và làm rõ mối liên hệ giữa chính sách của Mỹ và những biến động chính trị ở thế giới Ảrập này Qua đó, tác giả cũng đưa ra một số nhận định về hướng điều chỉnh chính sách Trung Cận Đông của Tổng thống Barack Obama trong bối cảnh mới, và theo đó sẽ là những đánh giá tác động chính sách của Mỹ tới khu vực Trung Cận Đông nói riêng và những tác động tới tình hình quốc tế nói chung
2 Lịch sử nghiên cứu
Những biến động chính trị diễn ra ở các quốc gia Ảrập thuộc khu vực Trung Cận Đông từ cuối năm 2010 đến nay đã thu hút sự chú ý của đông đảo giới phân tích nghiên cứu quốc tế Vấn đề này trở thành một chủ đề mới và ngày càng
―nóng‖ hơn bao giờ hết khi những biến động diễn tiến theo các chiều hướng ngày càng phức tạp trong thời gian gần đây và hệ quả của nó tác động mạnh tới đời sống quốc tế, trong đó ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách của Mỹ vốn đã tồn tại từ lâu ở khu vực này Do vậy, những thay đổi chính sách của Mỹ trước tình hình mới đang là chủ đề được các nhà phân tích quan tâm, nhìn nhận ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau
Ở Việt Nam, do những tác động từ biến động chính trị ở các quốc gia Ả Rập
Trung Cận Đông không nhiều nên các nghiên cứu mang tính học thuật về chủ đề này gần như không đáng kể Các bài viết xoay quanh chủ đề này mới mang tính chất thông tin, cập nhật và có tính dự báo chứ chưa đi sâu vào thực trạng nghiên
cứu vấn đề Trong đó, các bài phân tích tiêu biểu là bài viết ―Khủng hoảng chính
trị Trung Đông – Bắc Phi: Những vấn đề đặt ra đối với chính sách Mỹ‖ và ―Mỹ điều chỉnh chính sách sau các sự kiện ở Bắc Phi và Trung Đông‖ của tác giả
Nguyễn Nhâm – Viện Chiến lược Quân sự - Bộ Quốc phòng, bài viết “Sự điều
chỉnh và những định hướng trong chiến lược Trung Đông của Mỹ hiện nay” của
TS Thái Văn Long – Viện Quan hệ quốc tế, bài viết ―Vết dầu loang của “Cách
Trang 13mạng hoa nhài” và sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ 09/03/2011” của TS Vũ Lê Thái Hoàng – Bộ Ngoại giao…với nội dung chính là
đề cập đến những diễn biến các bạo động chính trị ở các quốc gia Trung Cận Đông và những tác động của nó làm thay đổi định hướng chính sách căn bản của Mỹ đối với khu vực
Trên thế giới, những tác động mạnh mẽ của các cuộc bạo động chính trị, đặc
biệt là những tác động tới chính sách của Mỹ đối với khu vực ―điểm nóng‖ này đã trở thành chủ đề mới mẻ trong hầu hết các diễn đàn, các cuộc tranh luận, trong các bài phân tích, nghiên cứu Rất nhiều các bài phân tích, các bài viết, các nghiên cứu học thuật của các cá nhân, các tập thể tác giả, các chuyên gia nghiên cứu quốc tế
thường xuyên được đăng tải Một số các bài nghiên cứu tiêu biểu như: ―Thích ứng
chiến lược: Hướng tới Chiến lược mới ở Trung Cận Đông của Mỹ” (Strategy Adaptation: Toward a New U.S Strategy in the Middle East” của nhóm chuyên gia
Bruce W Jentleson, Andrew M.Exum, Melisa G Dalton và J.Dana Stuster –
Trung tâm An ninh Mới của Mỹ (CNAS), bài viết “Mùa xuân Ả Rập và Tương lai
các lợi ích và Hợp tác An ninh Mỹ với thế giới Ả Rập” (The Arab Spring and the Future of U.S Interests and Cooperative Security in the Arab World) và “Biến động thế giới Ả Rập, tương lai Chính sách quân sự và sự hiện diện của Mỹ tại Trung Cận Đông và các quốc gia vùng Vịnh” (The Arab Upheavals and the Future
of the U.S Millitary Policies and Presence in the Middle East and the Gulf) của TS
Andrew Terrill – Chuyên gia về Trung Đông của Viện Nghiên cứu Chiến lược Mỹ,
bài viết “Mùa xuân Ả Rập: Những ảnh hưởng đối với Chính sách và Lợi ích Mỹ”
(The Arab Spring: Implications for U.S Policy and Interests) của Allen
L.Keiswetter - Cán bộ ngoại giao cao cấp đã nghỉ hưu, Học giả tại Viện Trung
Đông, chuyên gia tư vấn cao cấp tại Nguồn lực C & O, bài viết ―Chính sách đối
ngoại Mỹ và Mùa xuân Ả Rập” (U.S foreign policy and The Arab Spring) của
Alkin Unver… và rất nhiều các bài nghiên cứu liên quan khác Tất cả những bài viết này đều thể hiện các khai thác có tính chiều sâu vấn đề chính sách của Mỹ ở khu vực Trung Cận Đông, các phân tích chặt chẽ, nhận định và đánh giá tình hình một cách sâu sắc và toàn diện các vấn đề liên quan đến chính sách Mỹ ở khu vực
Trang 14Đặc biệt, khi đề cập tới các cuộc bạo động chính trị ở các quốc gia Trung Cận Đông, các nhà phân tích cũng đưa ra những định hướng điều chỉnh chính sách hợp
lý đối với Mỹ trong tình hình mới
Theo cùng một vấn đề quan tâm và theo cùng định hướng của các nhà phân tích, tác giả luận văn đề cập đến những biến động chính trị ở các quốc gia Ả Rập
và những tác động nhất định đối với chính sách của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama đã tạo ra sự cần thiết phải điều chỉnh Tuy nhiên, với phương pháp tiếp cận khác, tác giả không đi khai thác quá chi tiết toàn bộ các vấn đề trong chính sách Trung Cận Đông của Mỹ mà tập trung phân tích, làm rõ khía cạnh vấn
đề biến động chính trị ở các quốc gia Trung Cận Đông trong thời điểm gần đây (từ cuối năm 2010) như là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thay đổi chính sách của Mỹ, theo đó tác giả cũng đưa ra những định hướng điều chỉnh chính sách của Tổng thống Obama ở khu vực Trung Cận Đông cũng như các tác động từ các chính sách
đó tới cục diện chính trị khu vực và tác động tới chính sách các cường quốc lớn khác, trong đó bao gồm cả các vấn đề liên quan các quốc gia không phải là quốc gia Ả Rập
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những
biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 ”, đối tượng của luận văn là
sự điều chỉnh chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama do tác động từ các cuộc biến động chính trị diễn ra ở thế giới Ả Rập (Tuynidi, Libi, Ai Cập, Yêmen, Xyri…) - còn gọi là ―Mùa xuân Ảrập‖ – cũng như các vấn đề về chống khủng bố, vấn đề chương trình hạt nhân Iran và vấn đề xung
đột Ixraen – Palextin thời kỳ ―hậu Mùa xuân Ảrập‖
Về thời gian, tác giả luận văn đi tìm hiểu những điều chỉnh chính sách Trung Cận Đông của chính quyền Mỹ Barack Obama, đặc biệt là từ sau những biến động chính trị diễn ra ở thế giới Ả Rập (từ cuối năm 2010 cho tới nay)
4 Phương pháp nghiên cứu
● Phương pháp nghiên cứu quốc tế:
Phương pháp thu thập thông tin
Trang 15Phương pháp phân tích - đánh giá: Đọc và tìm hiểu tài liệu, phân tích, khái quát các thông tin, sau đó đánh giá các thông tin
Phương pháp thống kê, logic, tổng hợp
● Phương pháp liên ngành: Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp
5 Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của Luận văn sẽ gồm 3 chương với các nội dung chính sau:
Chương 1: Những yếu tố tác động tới chính sách Trung Cận Đông của chính quyền Barack Obama
Trước hết, tác giả nêu quan niệm thống nhất về khái niệm khu vực Trung Cận Đông (do khái niệm này được hiểu theo nhiều cách) và nêu những đặc điểm vị trí địa – chiến lược của khu vực Trung Cận Đông đối với Mỹ, từ vị trí địa – chính trị, đến vị trí địa - kinh tế và vị trí địa – văn hóa để làm rõ những lợi ích nhiều mặt của Mỹ ở khu vực tiềm năng này Tiếp đó, tác giả luận văn phân tích bối cảnh quốc
tế mới ở khu vực Trung Cận Đông kể từ cuối năm 2010 khi xảy ra biến động chính trị tại các nước ở khu vực - một sự kiện được cộng đồng quốc tế gọi tên là cuộc cách mạng ―Mùa xuân Ảrập‖ Theo đó, tác giả cũng phân tích tình hình chính trị
―hậu Mùa xuân Ảrập‖ với các vấn đề còn tồn tại như: vấn đề khủng bố, vấn đề hạt nhân Iran, tiến trình hòa bình Trung Đông là cơ sở tác động đến việc hoạch định chính sách Trung Cận Đông của Mỹ, tạo ra thách thức và dẫn tới những điều chỉnh mới trong chính sách Trung Cận Đông của Mỹ
Chương 2: Sự điều chỉnh chính sách Trung Cận Đông của chính quyền Barack Obama
Tác giả luận văn tập trung phân tích một số những điều chỉnh chính sách Trung Cận Đông của chính quyền Barack Obama do tác động từ những yếu tố đã được phân tích trong chương 1, bao gồm những thay đổi cả về nội dung và hướng triển khai chính sách mới Tiếp đó là những nhận xét chung của tác giả về những kết quả từ việc điều chỉnh chính sách của chính quyền Mỹ, những khó khăn còn tồn tại đối với chính sách và một số dự đoán về động thái điều chỉnh chính sách ở khu vực của chính phủ Mỹ trong tương lai gần
Trang 16Chương 3: Tác động từ sự điều chỉnh chính sách Trung Cận Đông của chính quyền Barack Obama
Tác giả luận văn nêu lên một số tác động từ sự điều chỉnh chính sách Trung Cận Đông của Mỹ đến tình hình cục diện khu vực Trung Cận Đông và tác động đến chính sách Trung Cận Đông của một số cường quốc có những lợi ích khác nhau ở khu vực này, điển hình là Nga và Trung Quốc
Trang 17CHƯƠNG 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH TRUNG CẬN ĐÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN BARACK OBAMA
1.1 Vị trí địa chiến lược của Trung Cận Đông đối với Mỹ
Trung Cận Đông là tên gọi mà các nước phương Tây dùng để chỉ vùng lãnh
thổ, nơi tiếp giáp ba lục địa Châu Á, Châu Phi và Châu Âu Thật ra thuật ngữ Trung Cận Đông là một từ ghép, và có lịch sử hình thành của nó Trung Đông và Cận Đông được sử dụng để chỉ hai khu vực địa lý gần kề nhau trong một thời gian khá dài Sau đó, từ ghép Trung Cận Đông ra đời do những tương đồng về địa lý, lịch sử
và văn hóa khu vực Theo đó, khái niệm Cận Đông ra đời trước và tồn tại trước khái niệm Trung Đông hàng thế kỷ1
Trung Cận Đông thường được xem là một khái niệm có tính chất ước lệ Sự phân chia lãnh thổ khu vực Trung Cận Đông không được đồng nhất, dựa trên những
cơ sở khác nhau thì cho ra những kết quả khác nhau và cũng thay đổi theo từng thời
kỳ Nói cách khác, biên giới khu vực thay đổi hoặc theo đặc điểm của giai đoạn lịch
sử hoặc theo quan niệm tôn giáo, quan niệm chiến lược của từng nước: Trong những cuốn sách tham khảo và trong sử dụng thông thường - định nghĩa vùng này
là "các quốc gia ở Tây Nam Á, từ Iran (Ba Tư) tới Ai Cập" Ai Cập, với Bán đảo Sinai của nó ở châu Á, thường được coi là một phần của Trung Cận Đông, mặc dù
đa phần diện tích nước này về mặt địa lý nằm ở Bắc Phi Các quốc gia Bắc Phi không có quan hệ với châu Á, như Libi, Tuynidi và Marốc, ngày càng quen thuộc với cái tên người Bắc Phi - để đối lập với vùng Trung Đông (Iran tới Ai Cập - Châu Á) - theo ngôn ngữ thường được dùng trên các phương tiện truyền thông2 Mặt khác, ngay trong quan niệm các nước phương Tây cũng thể hiện sự khác nhau về khu vực Trung Cận Đông Cụ thể, theo cách nói của Pháp, Bắc Phi không thuộc vùng Trung Cận Đông, vùng này bao gồm miền Đông Ảrập hay Machreel, miền
Trang 18Thổ-Iran và tất nhiên cả Ixraen Trong khi đó, Ở Hoa Kỳ, một số tác giả gọi Trung Cận Đông là một vùng đất rộng lớn, trải dài từ Marốc đến Pakixtang3
Tuy nhiên, trong sự đa dạng đó người ta vẫn có cái chung nhất Dù đó là quan niệm theo cách nào thì Trung Cận Đông cũng bao gồm các nước:
- Đông Bắc Phi: Ai Cập và Libi
- Tây Bắc Phi: Angiêri, Tuynidi, Marốc cũng thường được coi là các nước Trung Cận Đông và các nước Arập
- Bán đảo Tây Á (còn gọi là bán đảo Ả Rập): Ả Rập Xê Út, Cô oét, Baranh, Cata, Ôman, Yêmen, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Fujairah, Ras al Khaimah, Sharjiah và Umm al Quaiwain)
- Vùng lưỡi liềm phì nhiêu: Ixraen, Gioocđani, Irắc, Libăng, Xyri
tế đến văn hóa - xã hội Cụ thể như sau:
1.1.1 Vị trí địa – chính trị
Trung Cận Đông được coi là điểm giao nhau của ba châu lục thông qua chiếc cầu nối là biển Địa Trung Hải - nơi có thể nối liền hoặc chia cắt cả ba đại dương (Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương) Sự ưu ái của tự nhiên đem lại cho Trung Cận Đông một vị trí chiến lược quan trọng trong mạng lưới giao thông quốc tế, thông qua việc kiểm soát các eo biển và các đảo trên biển Chính những yếu tố địa lý tạo ra những vấn đề chiến lược liên quan đến sự liên lạc giữa các vùng, giữa các châu lục và giữa các đại dương qua việc kiểm soát các eo biển và các đảo chiến lược trên Địa Trung Hải Vì vậy, có nhiều nhà chinh phục vĩ đại đã từng nhấn mạnh vị trí địa lý đặc biệt quan trọng của vùng này Pieere đại đế và Napoleong Bonapac đều đánh giá: ―Ai kiểm soát được Constantinople (là thành phố
3 Tình hình thế giới 1989-1990: Niên san kinh tế và địa-chính trị thế giới, Nhà xuất bản ―La Dé couverte‖
(Phát kiến), tr.319
Trang 19nằm trên bờ eo biển Bosphore án ngữ con đường vào biển đen) người đó cai trị được cả thế giới‖ Hitle đã từng có một kế hoạch lớn và đã thất bại trong kế hoạch kiểm soát Địa Trung Hải
Đối với Mỹ, khu vực Trung Cận Đông có nhiều lợi ích và tầm quan trọng của Trung Cận Đông ―không chỉ về dầu lửa, vì đó là cửa ngõ của Địa Trung Hải, vào châu Phi, là chổ dựa của khối NATO, là vùng không chỉ liên quan đến các nước nhỏ ở đây mà còn liên quan đến tương lai chính trị của cả châu Phi‖4
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô đều coi Trung Cận Đông là khu vực lợi ích sống còn Theo Eissenhower, không có vùng nào trên thế giới quan trọng hơn Trung Cận Đông về mặt chiến lược Còn nhà sử học Albert Hourani, người từng xem cuộc khủng hoảng Suez năm 1956 như là sự kiện đánh dấu sự tàn lụi của kỷ nguyên thực
dân và mở ra kỷ nguyên Chiến tranh lạnh trong khu vực này, đã viết ―Ai thống trị
được Cận Đông sẽ thống trị được cả thế giới, và những ai có lợi ích trên thế giới sẽ
Những lợi ích chính trị - quân sự ở Mỹ ở khu vực bao gồm việc triển khai xây dựng những căn cứ quân sự trên đất liền và hạm đội dưới đại dương, trong đó một mặt Mỹ có thể khống chế được khu vực này, mặt khác có thể nhanh chóng gây ảnh hưởng sang các vùng phụ cận, đặc biệt là với Châu Âu Do vậy, có thể nhận
thấy rằng việc ―duy trì sự có mặt quân sự của Mỹ ở khu vực này có thể giúp Mỹ
nhanh chóng triển khai lực lượng sang khu vực lân cận trong trường hợp khẩn cấp một cách nhanh chóng và kịp thời‖6
Baranh và Yêmen vốn là những đồng minh chiến lược của Mỹ trong khu vực Trong khi Baranh là nơi đặt căn cứ hải quân hạm đội 5 của Mỹ và được Mỹ coi là một trong những trụ cột để thực hiện chính sách ngăn chặn đối với Iran cũng như duy trì nguồn cung cấp dầu mỏ ổn định, thì Yêmen được Mỹ sử dụng như một ―bàn đạp‖ để thực hiện cuộc chiến chống al-Qaeda trên bán đảo Arập
4
Tài liệu tham khảo về Trung Đông VNTTX, H.1994
5 Dẫn theo: Những vấn đề chính trị xã hội/Bài Trung Đông mới , (23), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, tr.2 Nguyên bản Tiếng Anh là ―He (Who) Rules the Near East Rules the World; and He Who has Interests in the World is Bound to Concern himself with the Near East‖
6
Theo Lê Linh Lan (2004), Về chiến lược an ninh của Mỹ, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.123
Trang 20Bên cạnh đó, lợi ích an ninh của Mỹ cũng gắn liền với an ninh khu vực nên các vấn đề chính trị tồn tại dai dẳng ở khu vực từ lâu cũng là mối quan tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ Các vấn đề đó là: chương trình hạt nhân Iran và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tiến trình hòa bình Trung Đông giữa Ixraen với thế giới Arập, giữa Ixraen và Palextin; mối nguy cơ từ các phần tử Hồi giáo cực đoan
và phần tử khủng bố cùng các thành viên của chúng v v
1.1.2 Vị trí địa – kinh tế
Trung Cận Đông là khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, trữ lượng dầu mỏ của Trung Cận Đông chiếm hơn 50% tổng trữ lượng dầu mỏ thế giới, còn trữ lượng khí đốt của Trung Cận Đông cũng xấp xỉ gần ½ tổng trữ lượng khí đốt của thế giới7 Ả Rập Xê Út là nước có trữ lượng dầu mỏ không những lớn nhất khu vực Trung Cận Đông mà còn lớn nhất thế giới với 266,710 tỷ thùng, chiếm khoảng 1/5 tổng trữ lượng dầu mỏ thế giới Vị trí thứ ba và thứ tư, thứ năm trong danh sách các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn trên thế giới đều thuộc về các nước Trung Cận Đông, đó là Iran – nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ ba, rồi đến Irắc với trữ lượng dầu mỏ là 115 tỷ thùng, Côoét ở vị trí thứ năm với trữ lượng dầu mỏ là
104 tỷ thùng UAE xếp ở vị trí thứ bảy về trữ lượng dầu mỏ trên thế giới
Về sản lượng khai thác dầu mỏ, trong bảng xếp hạng 15 nước sản xuất dầu
mỏ lớn nhất thế giới theo số liệu năm 2008 thì có 5 nước Trung Cận Đông và 2 nước Châu Phi, trong đó Ả Rập Xê Út là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới với sản lượng là 10783,07 nghìn thùng/ngày, xếp thứ 4 là Iran với sản lượng là 4179,62 nghìn thùng/ngày đứng sau Nga và Mỹ Kế tiếp là UAE với sản lượng 3046,449 nghìn thùng/ngày và tiếp đó là Côoét với sản lượng 2728,501 nghìn thùng/ngày Có thể nói, Trung Cận Đông vẫn là khu vực sản xuất dầu mỏ lớn nhất trên thế giới chiếm hơn 70% tổng sản lượng của OPEC và 30% tổng sản lượng của toàn thế giới.8
Như thế, Trung Cận Đông trong lịch sử, hiện tại và tương lai luôn trở thành mục tiêu của mọi sự thèm khát
7
Theo đánh giá của nhiều tổ chức năng lượng quốc tế, đặc biệt là nhận định của Tổ chức Dầu mỏ và Khí đốt Thế giới, với trữ lượng 727,314 tỷ thùng dầu mỏ và 2.591,653 Tcf (Tcf là đơn vị đo khí đốt, tính bằng 1 triệu triệu phít khối) khí đốt tính đến 01/01/2009
8 Theo Phạm Thị Kim Huế (2011), Dầu mỏ và khí đốt của Trung Đông và châu Phi: Trữ lượng, khả năng
khai thác và tiêu thụ, Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, số 02(66), tr.26-29
Trang 21Hàng năm, nước Mỹ ngốn khoảng ¼ lượng tiêu thụ dầu mỏ của thế giới trong khi sản xuất ngày càng ít (chưa đến 15%), đồng thời lại muốn xây dựng cho mình những cơ sở cung cấp dầu ổn định ở khu vực Trung Cận Đông Sản xuất dầu lửa của Mỹ tăng 25% trong 4 năm qua và Mỹ sẽ bảo đảm tất cả nhu cầu năng lượng trong nước vào cuối thập kỷ tới Nhưng sẽ là sai lầm nếu Mỹ cho rằng sự xóa bỏ phụ thuộc của Mỹ vào dầu lửa Trung Đông sẽ xóa bỏ sự lệ thuộc của Mỹ vào các nước sản xuất dầu lửa đó Mỹ cần tiếp tục thâm nhập nguồn dầu lửa của Vùng Vịnh
để duy trì sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu Vì vậy, Mỹ luôn ôm ý đồ chiếm đoạt các giếng dầu trong khu vực Mặt khác, những khoản đầu tư kếch xù vào nước Mỹ từ những nhà tỷ phú Ả Rập và ―những con bài dầu mỏ‖ để mặc cả với các nước trong khu vực và những đối thủ cạnh tranh của Mỹ trên bàn đàm phán là một trong những lý do thúc đẩy Mỹ gây ảnh hưởng ở khu vực Trung Cận Đông
Ngoài ra, những năm gần đây, xuất khẩu các loại vũ khí của Mỹ đến các quốc gia Vùng Vịnh phát triển chưa từng thấy Từ năm 2008-2011, Mỹ đạt được các thỏa thuận mua bán vũ khí với Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất trị giá 70 tỷ USD Ngoài ra, tháng 11/2012, cơ quan theo dõi thương mại
vũ khí nước ngoài của Mỹ chính thức thông báo Quốc hội Mỹ rằng Nhà Trắng đã chấp thuận xuất khẩu các hệ thống phòng không hiện đại đến các nước đồng minh khu vực Các thỏa thuận mua bán vũ khí như vậy nhằm tái khẳng định và tăng cường các liên minh của Mỹ ở Trung Cận Đông Hơn nữa, giá trị thương mại và tiềm năng của các thỏa thuận mua bán vũ khí trong tương lai sẽ là những vấn đề Mỹ cần cân nhắc thận trọng, đặc biệt khi nền kinh tế Mỹ vẫn đang phục hồi chậm
Như vậy, với vai trò chủ chốt trong hệ thống kinh tế thế giới và về lâu dài có thể góp phần chi phối tương quan lực lượng giữa các cường quốc, dầu mỏ đã trở thành một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong tính toán của Mỹ ở khu vực Trung Cận Đông Điều này thể hiện rất rõ trong tuyên bố của Phó Tổng thống Mỹ
Dick Cheney: “Nước nào kiểm soát lưu lượng dầu mỏ vùng Vịnh, nước đó không
chỉ có thể kiểm soát nền kinh tế Mỹ, mà còn có thể kiểm soát kinh tế của nhiều nước khác trên thế giới” 9
9
TTXVN – TTKCN ngày 02/03/2003
Trang 221.1.3 Vị trí địa – văn hóa
Trung Cận Đông là cái nôi của những nền văn minh cổ kính, là nơi sản sinh của ba dòng tôn giáo lớn trên thế giới, là quê hương của Hồi giáo - tôn giáo đang
có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống chính trị thế giới hiện nay Với số lượng tín
đồ hàng tỷ người, thuộc 377 dân tộc khác nhau, đạo Hồi có mặt ở 177 quốc gia (trong đó có 55 quốc gia Hồi giáo), bộ phận tập trung quan trọng nhất là 22 quốc gia Ảrập mà đa số đều nằm ở khu vực Trung Cận Đông và các vùng phụ cận Trong khi
đó, cho đến nay, có khoảng trên dưới 1200 nhóm tôn giáo khác nhau tồn tại trên lãnh thổ Mỹ Trong đó, ngay ở trong lòng xã hội nước Mỹ, cộng đồng Do Thái chiếm gần 50% tổng số người Do Thái trên toàn thế giới, có ảnh hưởng chính trị rất lớn ở Mỹ (chỉ chiếm chưa đầy 2% số dân nhưng chiếm 7% trong hạ viện và 13% trong thượng viện và trên 90% tham gia bầu cử), lại nắm nền kinh tế Mỹ, có tiếng nói quyết định đến đường lối kinh tế, chính trị10 Những tư tưởng giáo phái khác biệt đã gây ra những xung đột ý thức hệ giữa dòng tôn giáo đạo Hồi ở Trung Cận Đông với đa số dòng Do Thái trong xã hội Mỹ Chính sự va chạm này giữa hệ tư tưởng Hồi giáo với văn minh phương Tây, cùng với những yếu tố do lịch sử để lại
đã và đang làm cho mối quan hệ giữa phương Tây nói chung, nước Mỹ nói riêng với các tín đồ Hồi giáo trở nên phức tạp
Đặc biệt, trong thời gian qua, khi chủ nghĩa khủng bố do những phần tử Hồi
giáo cực đoan – những kẻ luôn ―coi kế hoạch Trung Cận Đông mở rộng của Mỹ
không phải là dân chủ cũng không phải là sự phát triển mà là sự bảo hộ đối với
diễn ra liên tiếp càng cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của thế giới Hồi giáo trong thế giới ngày nay
Với mục tiêu duy trì ―vai trò lãnh đạo‖ của Mỹ trên toàn thế giới, trong đó có khu vực Trung Cận Đông thì một trong những chính sách ưu tiên của Mỹ là phổ biến những ―Giá trị Mỹ‖ - là những giá trị về mặt tư tưởng, tinh thần, ý thức hệ, giáo dục, mô hình chính trị và quản trị xã hội,… tóm lại là những giá trị mà Mỹ
10 Theo Nguyễn Đức Toàn (2013), Xu hướng vận động trong vấn đề Palestine của Mỹ sau năm 2008, Nghiên
cứu Châu Phi & Trung Đông, số 01(89), tr 35
11 Theo Nguyễn Duy Lợi (2005), Vai trò của Trung Đông trong nền chính trị kinh tế thế giới, Nghiên cứu
Châu Phi & Trung Đông, số 3, tr.24
Trang 23luôn tự hào và quảng bá ra toàn thế giới, xây dựng thương hiệu Mỹ và đi kèm với
đó là mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ra toàn thế giới Bên cạnh đó, đối với khu vực Trung Cận Đông – nơi có rất nhiều sự xung đột sắc tộc và giáo phái thì ngoài mục tiêu muốn phổ biến và dung hòa những tư tưởng tôn giáo phương Tây và tư tưởng đạo Hồi ở đây, thì lợi ích lâu dài của Mỹ là nhằm thiết lập một nền dân chủ lớn hơn
và mở rộng ảnh hưởng ở Trung Cận Đông12
, theo đó là sự đảm bảo nguồn lợi dầu
mỏ khổng lồ cũng như những lợi ích an ninh chính trị khác
1.2 Bối cảnh quốc tế mới ở Trung Cận Đông
1.2.1 Biến động chính trị ở khu vực Trung Cận Đông từ cuối năm 2010
Từ cuối năm 2010, thế giới Ảrập tại Trung Cận Đông đã làm rung động toàn cầu với những biến động chính trị - xã hội hết sức sâu sắc Sự đối đầu từ bên trong
và bên ngoài đã khiến khu vực này trở thành một điểm "nóng‖ khiến cả thế giới phải dõi theo Biến động chính trị - xã hội khởi đầu từ tháng 12 năm 2010 ở Tuynidi sau đó lan sang nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông khác (Ai Cập, Yêmen, Gioocđani, Baranh, Gibuti, Angiêri, Marốc, Libi, Xyri…) mà các nước phương Tây gọi là ―Mùa xuân Arập‖, danh xưng này chính xác ở thời gian bùng phát cũng như đỉnh điểm của các sự kiện diễn ra chủ yếu vào mùa xuân năm 2011
Năm 2011 trôi qua, thế giới Arập đã chứng kiến những kết cuộc đáng chú ý, một số nhà lãnh đạo cầm quyền lâu năm bị lật đổ, đó là Zine El Abidine Ben Ali của Tuynidi, Hosni Mubarak của Ai Cập, Muammar Gaddafi của Libi Nhà lãnh đạo của Yêmen Ali Abdullah Saleh cũng đã đồng ý chuyển giao quyền lực Tuy nhiên, tại một số quốc gia khác ở vùng Arập và Bắc Phi, tình hình chính trị, kinh tế,
xã hội vẫn đang trong tình trạng hết sức bất ổn
Đến nay đã được gần 3 năm kể từ khi phong trào ―Mùa xuân Arập‖ bùng phát làm chấn động thế giới Hồi giáo Trái với kỳ vọng ban đầu, những gì mà phong trào ―Mùa xuân Arập‖ để lại ở các quốc gia mà phong trào này đi qua, cụ thể là ở Trung Đông và Bắc Phi, lại là sự bất ổn về chính trị, sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội
và sa sút về kinh tế Một gam màu xám đang bao trùm khu vực này Cụ thể:
12 Theo Phạm Thanh Hà, Lê Thế Lâm (2007), Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Trung
Cận Đông từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, số 12(28), tr.35-36
Trang 24Tại Tuynidi:
Tuynidi là một quốc gia Hồi giáo, có diện tích 164,1 nghìn km2 với 1.424 km
biên giới với Angiêri, Libi và 1.148 km nằm ven bờ biển Địa Trung Hải Là nơi
khởi nguồn của phong trào ―Mùa xuân Arập‖, Tuynidi đang đối mặt với nguy cơ bất ổn Kể từ khi chính quyền của Tổng thống Ben Ali bị lật đổ, Tổng thống
Moncef Marzouki đã mười lần phải thông báo kéo dài tình trạng khẩn cấp bởi tình
hình an ninh chưa có dấu hiệu được cải thiện Những cuộc tiến công của các nhóm Hồi giáo cực đoan đã liên tiếp xảy ra Sự bất bình của người dân về tình trạng thất nghiệp và nghèo đói đã biến thành bạo lực Cuộc khủng hoảng chính trị, biểu tình
và bạo lực làm gia tăng lạm phát và phá hỏng các nỗ lực phục hồi nền kinh tế quốc gia vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng rối loạn sau khi Tổng thống Ben Ali bị lật đổ Cản trở lớn nhất đối với tiến trình chuyển tiếp ở quốc gia này là mâu thuẫn giữa các đảng phái, các nhóm lợi ích và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới bất ổn
chính trị, kéo theo những hệ lụy lâu dài về kinh tế, xã hội
Tuynidi hiện chìm trong cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc nhất Cuộc khủng hoảng này xuất phát từ những mâu thuẫn giữa Liên minh Mặt trận Dân tộc các đảng cánh tả đối lập, trong đó Ðảng Những người yêu nước dân chủ (DPP) của ông Chokri Belaid là một thành viên, với liên minh cầm quyền Sự kiện Ông Chokri Belaid bị bắn chết ngay trước cửa nhà riêng sáng 6/2/2013 đã châm ngòi thổi bùng làn sóng biểu tình rầm rộ cũng như ngọn lửa xung đột tôn giáo vốn âm ỉ ở Tuynidi Những người biểu tình cáo buộc đảng Hồi giáo Ennahda lãnh đạo liên minh cầm quyền đứng sau vụ ám sát, đồng thời đòi giải tán chính phủ đương nhiệm Tuy nhiên, Ennahda đã bác bỏ cáo buộc này, đồng thời lên án các thế lực đối lập "đang tìm cách làm chệch hướng tiến trình chuyển giao dân chủ" sau cuộc nổi dậy năm 2011
Xuất thân từ đảng Hồi giáo Ennahda cầm quyền, Thủ tướng Hamadi Jabali
đã đưa ra đề nghị giải tán chính phủ cũ lập lại một chính phủ mới với thành phần gồm những nhân vật kỹ trị Tuy nhiên, kế hoạch của ông vấp phải sự phản đối gay gắt từ chính những người trong đảng Ennahda cũng như các đảng thế tục trong liên minh cầm quyền Sau thất bại trong nỗ lực thành lập một chính phủ kỹ trị, Thủ
Trang 25tướng Hamadi Jebali đã phải từ chức giữa lúc tiến trình chuyển giao chính trị ở
nước này vẫn bế tắc
Làn sóng biểu tình ở Tuynidi tái bùng phát mạnh mẽ hơn sau vụ ám sát nghị
sĩ bài Hồi giáo Mohamed Brahmi của phe đối lập ở thành phố miền trung Sidi Buzid, nơi khởi phát làn sóng biểu tình năm 2011 lật đổ chế độ của Tổng thống Ben Ali và cũng là quê hương của ông Brahmi Hàng nghìn người đã đổ xuống đường biểu tình đòi chính phủ từ chức Ðụng độ đã xảy ra tại nhiều thành phố giữa những người ủng hộ và phản đối chính phủ, khiến quân đội phải can thiệp để bảo vệ các
tòa nhà chính quyền
Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Tuynidi đang đe dọa nghiêm trọng an ninh và sự ổn định tại Tuynidi và khu vực, do quốc gia này vẫn là trạm trung chuyển vũ khí và tay súng của các lực lượng Hồi giáo cực đoan giữa Libi và những nước khác trong khu vực Bên cạnh đó, khủng hoảng chính trị còn phá hỏng nỗ lực phục hồi kinh tế của Tuynidi sau ―Mùa xuân Ảrập‖ Như vậy, sau gần ba năm bùng phát làn sóng biểu tình, đất nước Tuynidi, cái nôi của "Mùa xuân Ảrập" vẫn rơi vào chia rẽ và hiện đối mặt một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng
Tại Libi:
Là một quốc gia tại Bắc Phi, Libi có biên giới giáp với Địa Trung Hải ở phía bắc, Ai Cập ở phía đông, Sudan ở phía đông nam, Tchad và Niger ở phía nam, Angiêri và Tuynidi ở phía tây Với diện tích 1.759.541 km2, Libi là nước lớn thứ tư
ở Châu Phi và thứ 17 trên thế giới Với một trữ lượng dầu mỏ đã được kiểm chứng thuộc hàng lớn nhất trên thế giới, Libi có mức thu nhập kinh tế quốc dân trên đầu người cao nhất Bắc Phi, cũng là một trong những nước có mức GDP trên đầu người cao ở châu Phi
Sau khi làn sóng biểu tình ―Mùa xuân Arập‖ tràn qua, tình hình ở Libi thời
kỳ ―hậu Mùa xuân Ả rập‖ cũng không có gì sáng sủa hơn Một năm sau cái chết của Gaddafi, Libi vẫn thường xuyên xảy ra những vụ bạo lực , xung đột, và đầy bất ổn
Dù hiện nay Libi đã có Quốc hội và Chính phủ nhưng cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa chính phủ mới hiện nay và hàng trăm đội chiến binh vũ trang xuất hiện trong cuộc nổi dậy tiếp tục cản trở tiến trình hướng tới sự ổn định ở Libi Hàng chục
Trang 26nghìn người dân Libi vẫn tiếp tục chạy nạn Thêm vào đó là vụ tấn công vào tòa lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi, làm thiệt mạng 4 người Mỹ, bao gồm cả Đại sứ Chris Stevens ngày 11/9/2012 là minh chứng cho sự bất ổn sau việc lật đổ chính quyền Gaddafi, hệ lụy mà Mỹ không thể lường trước khi khơi lên ―Mùa Xuân Arập‖
Cùng với những thử thách về chính trị và an ninh, kinh tế trì trệ cũng là điều
mà Libi đang cố gắng khắc phục Sau nhiều tháng chiến tranh, nền kinh tế Libi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn Cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề Mặc dù nước này đã khôi phục các hoạt động khai thác dầu, nhưng để làm sống lại thời kì hưng thịnh dưới chế độ của ông Gaddafi thì sẽ phải mất một thời gian dài Tình hình kinh
tế Libi vẫn trì trệ, cuộc sống của người dân gặp không ít khó khăn
Tại Ai Cập:
Là một quốc gia có có vị trí địa - chính trị chiến lược và vai trò quan trọng ở khu vực Trung Cận Ðông, Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, có biên giới chung với Xuđăng ở phía Nam, với Libi ở phía Tây, với Hồng Hải ở phía Đông, Địa Trung Hải ở phía Bắc và với Ixraen ở phía Đông Bắc Ai Cập có đến 2900 km đường duyên hải tiếp giáp với Địa Trung Hải, Vịnh Suez, Vịnh Aqaba và Hồng Hải Như thế, Ai Cập có vị trí chiến lược quan trọng - là một quốc gia liên lục địa, cầu nối giữa Châu Phi với Châu Á và Châu Âu và là đầu cầu từ Địa Trung Hải đi vào Hồng Hải rồi
ra Ấn Độ Dương Với vị trí như vậy, Ai Cập có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc nối liền giữa Châu Á và Châu Phi qua bán đảo Sinai Mặt khác, Ai Cập không nằm trong
tổ chức OPEC nhưng nắm ―nút cổ chai‖ của nền kinh tế thế giới với sự sở hữu kênh Suez Kênh đào Suez là một trong ―kênh‖ giao thông và thương mại quan trọng nhất của thế giới Một đặc điểm rất quan trọng khác về vai trò của Ai Cập ở khu vực, đó là nhân tố trung gian hòa giải của Ai Cập giữa Ixraen và thế giới Arập Hồi giáo rộng lớn Với vị trí địa chiến lược và địa chính trị quan trọng như vậy nên Ai Cập luôn được Mỹ coi là một đồng minh và muốn tăng cường hợp tác
Cuộc cách mạng Ai Cập bùng nổ trong diễn biến ―Mùa xuân Arập‖ là một trong những minh chứng rõ nhất cho cục diện rối loạn ở loạt nước Trung Đông và Bắc Phi, tiếp đó là tình hình chính trị ―hậu Mubarak‖ vẫn rơi vào tình hình bất ổn và
Trang 27làn sóng bất mãn đang lan rộng nhằm phản đối chính quyền mới, kéo theo là những
hệ lụy về xã hội, kinh tế đều tác động rất lớn đến chính sách của Mỹ, không chỉ về lợi ích kinh tế mà còn tác động đến chính sách của Mỹ tới tiến trình hòa bình Trung Cận Đông mà Ai Cập làm trung gian hòa giải
Kể từ sau khi chế độ của Tổng thống H.Mubarak bị lật đổ, ngày 28/11/2011, người dân Ai Cập chứng kiến bước ngoặt mới trên con đường tiến tới một nền dân chủ mà nhiều người đang mong đợi Với tiến trình bầu cử khá phức tạp, sau vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống, phần thắng thuộc về ông Mohammed Morsi của phe Islam giáo cấp tiến Ngày 22/11/2012, Tổng thống Mohammed Morsi đã ban hành Sắc lệnh Hiến pháp, trong đó quy định các cơ quan tư pháp không có quyền giải tán Hội đồng lập hiến hoặc Thượng viện (Hội đồng Shura), không có quyền phủ quyết, bãi bỏ hoặc sửa đổi bất cứ điều luật, tuyên bố hay sắc lệnh nào do tổng thống ban hành kể từ ngày ông nhậm chức (30/6/2012), cho đến khi hiến pháp mới được phê duyệt, và quốc hội mới được bầu ra
Từ chỗ biểu tình phản đối Dự thảo Hiến pháp mới, phe đối lập đã lên tiếng đòi Tổng thống Mohammed Morsi từ chức, họ gọi ông là nhà độc tài và đòi chấm dứt chế độ của những người Islam giáo cấp tiến Trước sức ép của các cuộc biểu tình, Tổng thống Morsi đã phải rút lại Sắc lệnh Hiến pháp nhưng vẫn kiên trì chủ trương đưa Dự thảo Hiến pháp mới ra trưng cầu dân ý Sau hai đợt bỏ phiếu, Tổ chức Anh em Hồi giáo tuyên bố Dự thảo Hiến pháp mới của Ai Cập đã được thông qua Dự thảo mô hình Nhà nước Ai Cập của những người theo chủ nghĩa Islam giáo
―dựa trên cơ sở luật Sharia‖, trên thực tế là một nhà nước do những người Islam giáo kiểm soát Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên thời hậu Hosni Mubarak, Tổng thống Mohammed Morsi không bắt tay ngay vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt của đất nước mà lại chú tâm vào việc thực hiện Islam giáo hóa nhà nước Ai Cập Ông bố trí hoặc là các thành viên của phong trào Tổ chức Anh em Islam giáo hoặc là những người gần gũi với phong trào này vào các vị trí then chốt của nhà nước Ai Cập
Khủng hoảng về kinh tế cùng với việc củng cố quyền lực đã khiến sự bất mãn của người dân Ai Cập tăng cao, đi kèm theo đó là tỷ lệ ủng hộ Tổng thống
Trang 28Morsi giảm mạnh Phe đối lập với chính quyền Ai Cập, vốn từng chung ý chí chống lại chính phủ của ông Mubarak trước đây tiếp tục đấu tranh quyết liệt để phản đối
dự thảo hiến pháp mới của Tổng thống Morsi sau khi được thông qua Các đường phố Ai Cập sau đó lại ngập tràn nỗi tức giận chống lại đương kim Tổng thống Morsi sau khi ông thông báo sẽ nắm giữ các quyền theo hiến pháp mới mà nhiều người xem như sự trở lại của một chế độ trước đây Đến rạng sáng 4/7/2013, Tổng thống Morsi đã bị quân đội Ai Cập phế truất quyền lực Cuộc chính biến xảy ra sau khi Tổng thống Morsi không đáp ứng thời hạn chót thực hiện các yêu cầu của quân đội Ai Cập trong một "tối hậu thư‖ Vài ngày sau, những người biểu tình ủng hộ Tổng thống Ai Cập bị phế truất Mohamed Morsi đã phản ứng giận dữ trước những báo cáo rằng, Tổng thống lâm thời - Ông Adly Mansour đã bắt đầu lựa chọn nhân
sự cho chính phủ lâm thời tại Ai Cập Ngày 9/7/2013, các thành viên của Tổ chức Anh em Hồi giáo đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn gần dinh thự của Tổng thống ở phía Đông Bắc thủ đô Cairo nhằm phản đối các quyết định bổ nhiệm của ông Mansour Chính biến này đã một lần nữa đẩy Ai Cập vào cơn bão "Mùa xuân Arập" và cuốn đất nước Kim tự tháp vào một cuộc khủng hoảng mới phức tạp và rối bời, khiến hơn 80 triệu người dân Ai Cập lâm vào tình cảnh ―chia rẽ‖ chưa từng có trong lịch sử Ai Cập
Tại Xyri:
Nước Cộng hòa Arập Xyri là một quốc gia Hồi giáo nằm ở khu vực Trung Cận Đông thuộc Tây Á và ở cực đông của Địa Trung Hải Vị trí địa lý chiến lược đặc biệt của Xyri trong khu vực này đã làm nên tính chất quan trọng của quốc gia trên bản đồ chính trị khu vực Phía Tây, ngoài biển Địa Trung Hải, Xyri còn giáp với Libăng và Ixraen, phía nam giáp với Gioocđani, phía đông giáp với Irắc, phía bắc giáp với Thổ Nhĩ Kỳ Chỉ nhìn vào những cái tên của các quốc gia láng giềng của Xyri đã có thể hình dung vị trí địa lý của nước này thuộc địa bàn nóng bỏng ở Trung Cận Đông Xyri cũng được ví như một bức tranh tổng hòa các ngôn ngữ và tôn giáo ở Trung Cận Đông, với khoảng 90% dân số theo đạo Hồi, trong đó chủ yếu
là người Hồi giáo dòng Sunni (khoảng 70%), bên cạnh đó còn có các cộng đồng thiểu số khác theo dòng Shiite, Ismail, hay Alawite, tạo thành các tiểu nhóm đặc thù
Trang 29của thế giới Hồi giáo Ngoài ra, còn có các cộng đồng nhỏ Thiên chúa giáo và Do thái giáo Về dân tộc thì có đến hơn 80% người Xyri là Arập, 20% còn lại bao gồm các sắc tộc như Kurd, Armenia, Assyria, Turkmen…Người Kurd sống chủ yếu dọc đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, còn người Armenia sống ở miền Bắc, nhất là các thành phố lớn
Với nhiều cuộc biểu tình nhỏ lẻ bắt đầu nổ ra từ tháng giêng năm 2011 nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Bashar al – Assad, sau đó mốc ―Cuộc cách mạng 15/3‖ được coi là ngày chính thức bắt đầu làn sóng biểu tình lan trên khắp cả nước Thành phố Daraa ở miền Nam Xyri là trung tâm của sự phản kháng và cũng
là nơi đầu tiên bị chính quyền trấn áp Cuộc phản kháng sau đó đã nhanh chóng lan
ra các thành phố khác như Lattaquie, Homs, Aleppo…và đến tháng 6/2012 thì thủ
đô Damascus cũng bị tác động Cuộc cách mạng ở Xyri đã không thể diễn ra trong hòa bình khi các biện pháp của chính phủ đã đẩy cuộc khủng hoảng tại đây lên cao trào Phong trào biểu tình tại Xyri đã chuyển sang bước ngoặt vào ngày 25/5/2012 với sự kiện thảm sát đẫm máu tại thành phố Hula khiến 108 người bị chết và trong
số tử vong đó có đến 49 trẻ em Người ta đã nói nhiều đến thuật ngữ nội chiến kể từ thời điểm này và đặc biệt là từ tháng 6/2012 trở đi được cho là có một chuỗi các vụ thảm sát dây chuyền
Mặt khác, Xyri hiện đang chìm ngập trong vòng xoáy cạnh tranh và xung đột
địa – chính trị nghiêm trọng: Ở cấp độ khu vực là cuộc cạnh tranh và xung đột địa –
chính trị diễn ra giữa ba quốc gia đang theo đuổi tham vọng đóng vai trò cường
quốc lãnh đạo trong khu vực là Ả Rập Xê Út, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ; Ở cấp độ toàn
cầu là cuộc cạnh tranh và xung đột địa – chính trị diễn ra giữa các cường quốc là
Mỹ, Nga và Trung Quốc Do mục đích cạnh tranh và xung đột địa – chính trị của
Mỹ, Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ có những khía cạnh trùng hợp nhau nên các nước
đó hình thành nên một liên minh tự nhiên Vì thế mà Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đương nhiệm Erdogan là đồng chủ tịch ―Đề án Trung Cận Đông mở rộng‖ của Mỹ bởi mục đích của đề án này phù hợp với lợi ích chiến lược của Ankara Chính phủ hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi tham vọng phân chia Xyri thành ba quốc gia nhỏ chịu ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ Trong khi đó, Nga, Trung Quốc, Iran
Trang 30và Xyri cũng có các lợi ích chiến lược trùng hợp nên họ hình thành nên một liên minh tự nhiên khác Vì thế cuộc cạnh tranh và xung đột địa – chính trị giữa
Mỹ, Nga và Trung Quốc đan xen với sự cạnh tranh giữa Ả Rập Xê Út, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa Xyri rơi vào vòng xoáy của một cuộc cạnh tranh và xung đột phức tạp nhất, gay go nhất trong thời điểm hiện nay13
Làn sóng chống chính phủ tuy chưa quật đổ được chính quyền Xyri của Tổng thống al-Assad nhưng lại gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với tương lai của đất nước cũng như người dân Xyri Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần 3 năm qua tại Xyri đã khiến khoảng 100.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa, sống tị nạn tại các nước láng giềng
Trong bối cảnh mới nhất, sau những nghi ngờ về việc chính quyền Assad
sử dụng vũ khí hóa học làm gần 1500 người thiệt mạng hôm 21/8/2013 ở thủ đô Damascus, một số người trong phe đối lập đã thừa nhận có gây ra vụ tấn công
vũ khí hóa học (VKHH) nhưng không biết đó là VKHH, không được đào tạo về cách xử lý Tiếp theo là những tiến triển trong xử lý VKHH, đó là sau cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Saint Peterburg giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Obama (5-6/9/2013), ngày 9/9/2013, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thuyết phục được Xyri đặt các cơ sở chứa vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát của quốc tế Sau đó (11/9/2013), Nga trao cho Hoa Kỳ bản kế hoạch
xử lý kho vũ khí hóa học của Xyri và cuộc thương đàm Nga – Mỹ ở Geneva, Thụy Sĩ (12-14/9/2013) đã đạt được thỏa thuận mang tính đột phá về vấn đề này Theo đó, Nhóm chuyên gia gồm 19 thành viên thuộc Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) đã tới thủ đô Damascus của Xyri từ hôm 1/10 để thực thi Nghị quyết 2118 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan tới việc tiêu
hủy vũ khí hóa học của quốc gia Trung Cận Đông này Tuy nhiên, những diễn
biến của tình hình bên trong Xyri với sự đối đầu căng thẳng giữa phe nổi dậy và lực lượng quân đội chính phủ cũng như sự cạnh tranh lợi ích giữa các nước lớn trong khu vực và quốc tế hiện nay, đã cho thấy cuộc khủng hoảng ở Xyri chưa có dấu
13 Dẫn theo: Nguyễn Thanh Hiền (2012), Cuộc khủng hoảng Syria và các toan tính quốc tế (Phần II), Nghiên
cứu Châu Phi & Trung Đông, số 12(88), tr.7-12
Trang 31hiệu chấm dứt và có thể còn kéo dài, tiếp tục gây ra những bất ổn nhất định tại khu
vực
Ở một số quốc gia Trung Cận Đông khác (Yêmen, Gioocđani, Marốc…),
tình hình cũng tồi tệ không kém khi những nước này cũng phải đối mặt với tình trạng bạo lực leo thang, tranh giành quyền lực giữa các phe phái, trong khi kinh tế trì trệ và tham nhũng tràn lan
Nhƣ vậy, những diễn biến chính trị phức tạp cùng khó khăn kinh tế vẫn chưa
có hồi kết và đặc biệt sau gần 3 năm, cho tới nay, xung đột căng thẳng ở các nước trong khu vực lại bùng phát mạnh mẽ sau một thời gian tạm lắng, trong đó căng thẳng nhất là tình hình ở Ai Cập và Xyri Đặc biệt, do Ai Cập và Xyri đều có mối liên hệ rất chặt chẽ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Mỹ đã tạo ra những thách thức mới trong chính sách Trung Cận Đông của Mỹ, buộc Mỹ phải tiến hành những bước điều chỉnh trong tình hình mới cho phù hợp và nhằm đảm bảo những lợi ích mọi mặt của Mỹ
1.2.2 Các vấn đề “điểm nóng” khác tại khu vực Trung Cận Đông
Những biến động chính trị mạnh mẽ diễn ra từ cuối năm 2010 ở các quốc gia Arập mà cộng đồng quốc tế đặt cho cái tên mỹ miều là ―Mùa xuân Arập‖ đã tạo ra
hệ lụy là những bất ổn sâu sắc về tình hình chính trị và kinh tế tại các nước trong khu vực Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tình hình biến động căng thẳng diễn ra ở một số nước trong khu vực đã đồng thời tác động đến những vấn đề ―điểm nóng‖ khác vốn đã tồn tại dai dẳng ở khu vực, đó là: Vấn đề chống khủng bố, Vấn đề hạt nhân Iran và Vấn đề hòa bình Trung Đông trong cuộc xung đột Ixraen – Palextin Trong bối cảnh ―hậu Mùa xuân Arập‖, các vấn đề này đang diễn tiến theo những xu hướng phức tạp khác nhau, tiếp tục gây hệ lụy là những thách thức chính sách đối với Mỹ và theo đó buộc Mỹ phải có những điều chỉnh chính sách theo hướng đi mới Cụ thể như sau:
a, Đối với vấn đề khủng bố:
Sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001, vấn đề chống khủng bố đã trở thành trọng tâm của chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Mỹ Chiến lược, lực lượng và ngân sách chống khủng bố của Mỹ phải liên tục gia tăng do nguy cơ
Trang 32ngày càng nhiều Năm 2011, các lực lượng tình báo và đặc nhiệm của Mỹ đã tiến hành hai chiến dịch được coi là ―thành công‖ Trong đó, chiến dịch thứ nhất được thực hiện vào đêm ngày 1 rạng sáng ngày 2/5/2011 với kết quả là tiêu diệt được trùm khủng bố Osama Bin Laden; và chiến dịch thứ hai thực hiện vào ngày 23/5/2011 trên lãnh thổ Pakixtan tiêu diệt Mohammed Oma, một thủ lĩnh của phong trào Taliban ở Apganixtan Việc tiêu diệt Osama Bin Laden và bắt giữ hoặc tiêu diệt nhiều nhà lãnh đạo cao cấp khác của al-Qaeda đã làm cho tổ chức này giảm bớt khả năng của nó Tuy nhiên, xuất phát từ thực trạng cuộc chiến chống khủng bố, thì việc Osama Bin Laden bị tiêu diệt sẽ không tạo ra chuyển biến tích cực có tính đột phá
trong cuộc chiến này “như Tổng thống đã khẳng định, cái chết của Osama bin
Laden không đánh dấu sự kết thúc của các nỗ lực của chúng ta Nó cũng không đánh dấu sự kết thúc của al-Qaeda, vốn vẫn đang tập trung tấn công Mỹ và các quyền lợi của Mỹ ở nước ngoài” 14 Al-Qaeda và các chi nhánh của nó vẫn hoạt
động ở Pakixtan, Apganixtan, Yêmen, Xômani, và những nơi khác Nói rộng hơn, các phần tử cực đoan bạo lực sẽ tiếp tục đe dọa những lợi ích, các đồng minh, các
đối tác, và đất nước Mỹ Do vậy, ―Al-Qaeda, mạng lưới khủng bố và những kẻ ủng
hộ chúng tiếp tục là mối nguy an ninh cao nhất cho nước Mỹ….Một thập kỷ sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, nước Mỹ vẫn đang có cuộc chiến với Al-Qaeda” 15
Trong bối cảnh ―Mùa xuân Ảrập‖, cùng với cái chết của Osama bin Laden –
đã làm thay đổi bản chất của mối nguy khủng bố Al-Qaeda đã không ngừng tuyên truyền, kích động người dân dùng bạo lực giải quyết những mâu thuẫn kéo dài, trong khi những nơi này chỉ diễn ra các cuộc biểu tình hòa bình nhằm yêu cầu gia tăng quyền tự do cá nhân cho người dân Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, những chuyển biến trên đã tạo ra được những chuyển biến chính trị vượt xa nhiều năm bạo lực của al-Qaeda, vốn làm ảnh hưởng đến hàng ngàn nạn nhân – phần lớn là người
Hồi giáo: ―Ngoài việc lên kế hoạch và thực hiện các vụ tấn công cụ thể, al-Qaeda
14 Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism 06/2011, pg.3 Lược dịch: ―But, as the President has
made clear, Usama bin Laden‘s demise does not mark the end of our effort Nor does it mark the end of Qa‘ida, which will remain focused on striking the United States and our interests abroad‖
al-15 Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism 06/2011, pg.3 Lược dịch: ―The preeminent security
threat to the United States continues to be from al-Qa‘ida and its affiliates‘ and adherents A decade after the September 11,2001 terrorist attacks, the United States remains at war with al-Qa‘ida‖
Trang 33đang tìm cách kích động mâu thuẫn nhiều hơn đối với nước Mỹ và các đồng minh, các đối tác Để tập hợp các cá nhân và các nhóm, al-Qaeda châm ngòi cho các mâu thuẫn cục bộ và lan truyền các tư tưởng cực đoan về chính trị và tôn giáo Chúng dựa trên sự diễn dịch sai lệch về đạo Hồi để giải thích cho việc sát hại những tín đồ Hồi giáo hay những người ngoại đạo vô tội.” 16
Thêm vào đó, Al-Qaeda lợi dụng tranh chấp trong nước để thúc đẩy tuyển
mộ, mở rộng phạm vi hoạt động, làm mất ổn định bộ máy chính quyền địa phương,
và củng cố khu vực trú ẩn an toàn, những nơi mà al-Qaeda và các nhóm khủng bố tiềm ẩn khác hoạt động và tấn công Mỹ Các chi nhánh của al-Qaeda đã lan xa ra khỏi căn cứ địa của al-Qaeda ở Apganixtan và Pakixtang, mở rộng từ Yêmen đến Bắc Phi, tình hình bất ổn tại thế giới Ảrập đang tạo điều kiện để những phần tử cực đoan trỗi dậy tại Irắc, Xyri, Yêmen, Libi làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn và
hỗn loạn
Tại Irắc, tình hình chính trị và an ninh được cải thiện sau nhiều năm bất ổn
đã cho phép các nhóm như al-Qaeda lan truyền sự hỗn loạn và xung đột phe phái Irắc đang phải đối mặt với làn sóng tấn công đẫm máu nhất kể từ khi Mỹ rút quân năm 2011 Hơn 500 người đã thiệt mạng trong tháng 5/2013 tại Irắc, trong khi tháng
4 trước đó là tháng bạo lực đẫm máu nhất tại Irắc trong 5 năm qua Đến tháng 6/2013, làn sóng bạo lực mới xảy ra tại gần như toàn bộ các khu vực có người Sunni đã giết chết ít nhất 70 người và làm hơn 230 người khác bị thương Bên cạnh
đó, Chính quyền Irắc ngày 01/06 cho biết họ đã phát hiện xưởng chế tạo vũ khí hóa học của mạng lưới khủng bố al-Qaeda và bắt giữ 5 người đàn ông Người phát ngôn Mohammed al-Askari của Bộ Quốc phòng Irắc cho biết 5 nghi phạm có dính líu đến
âm mưu trên đã bị bắt giữ Ông Askari cũng cho biết 5 người này đã thừa nhận có liên hệ với al-Qaeda ở nước ngoài để xây dựng ba xưởng chế tạo vũ khí hóa học (trong đó có chất độc sarin)
16
Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism 06/2011, pg.3 Lược dịch: ―In addition to plotting
and carrying out specific attacks, al-Qa‘ida seeks to inspire a broader conflict against the United States and many of our allies and partners To rally individuals and groups to its cause, al-Qa‘ida preys on local grievances and propagates a self-serving historical and political account It draws on a distorted interpretation
of Islam to justify the murder of Muslim and non-Muslim innocents‖
Trang 34Tại Xyri, trong tình hình diễn biến phức tạp, bên cạnh những người Hồi giáo
của quốc gia này, các phe nhóm gồm cả al-Qaeda từ các nước khác như Yêmen, Ảrập Xêút, Apganixtan cũng tham gia cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chính phủ Xyri Sự có mặt tràn lan của các phần tử al-Qaeda tại Xyri, đang thực hiện hàng loạt hành động khủng bố tại các nước Ảrập dưới tên gọi ―Mặt trận al-Nursa‖17
Tình hình bạo lực leo thang ở Xyri hiện nay đã lan sang Irắc một cách đáng quan ngại (50 binh sĩ Xyri bỏ chạy sang Irắc đã bị giết chết trong một cuộc phục kích ngay trên lãnh thổ Irắc) Nhánh al-Qaeda ở Irắc (AQUI) có quan hệ chặt chẽ với Mặt trận Nusra Tình báo Mỹ tin rằng AQUI thường xuyên cung cấp các chiến binh hợp tác với Al Nusra - nhóm được coi là lực lượng mạnh nhất trong những khu vực nằm dưới sự kiểm soát của phe nổi dậy ở Xyri dọc theo các đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Irắc
Tương tự, Mỹ đối mặt với hai thách thức quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố ở bán đảo Ả rập, đó là mối đe doạ trực tiếp gây ra bởi al-Qaeda ở bán đảo
Ả rập (AQAP), và số lượng lớn nguồn hỗ trợ tài chính đến từ các cá nhân và các tổ chức tự nguyện từ vùng này đổ về al-Qaeda, mạng lưới khủng bố và những kẻ ủng
hộ chúng trên khắp thế giới
Mỹ hiện phải đối mặt với mối nguy hiểm thường trực từ AQAP ở Yêmen,
chúng đã lộ rõ ý định và khả năng lên kế hoạch tấn công nước Mỹ và đồng minh Yêmen đang cố gắng ngăn chặn AQAP giữa những thử thách chưa từng có, tổng hợp cả an ninh, chính trị, và kinh tế Sự bất ổn ở Yêmen liên quan trực tiếp tới Mỹ
Hơn nữa, bán đảo Ả rập vẫn là nguồn hỗ trợ tài chính quan trọng nhất cho al-Qaeda,
mạng lưới khủng bố, và những kẻ ủng hộ chúng trên khắp thế giới Thực tế này bất chấp những tiến bộ quan trọng được đưa ra bởi những đối tác vùng Vịnh của Mỹ, đặc biệt là Ảrập Xêút và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), trong việc phá vỡ mạng lưới hỗ trợ tài chính cho khủng bố
Ngoài al-Qaeda, Tổng thống B Obama cũng cảnh cáo về hiểm họa khủng bố
có nguồn gốc từ quốc nội, vẫn là mối đe dọa thường trực đã tồn tại từ lâu trong
nước: ―Ngoài al-Qaeda, các tổ chức khủng bố quốc tế khác cũng đe doạ các quyền
17
Xem: Về cuộc khủng hoảng hiện nay ở Xyri, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 083, tr.10
Trang 35lợi của Mỹ Những nhóm này làm tổn hại đến an ninh và ổn định của các chính phủ đối tác và đồng minh của Mỹ, gây nên các xung đột khu vực, buôn bán ma túy, hay theo đuổi kế hoạch hành động thù địch đối với các quyền lợi Mỹ Bất kể một số nhóm hoạt động toàn cầu, như Hizballah hay HAMAS, hay chỉ là các tổ chức khủng
mà điển hình là vụ tấn công tòa lãnh sự Mỹ tại Libi 11/9/2012, ngày mà cách đấy đúng 11 năm nước Mỹ đã phải chứng kiến một sự kiện khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử, khiến đại sứ Chris Stevens cùng 3 nhân viên ngoại giao Mỹ thiệt mạng, và vụ đánh bom giải marathon ở Boston hôm 15/4/2013 Vụ đánh bom kép làm 3 người chết, ít nhất 180 người bị thương, kéo theo việc toàn thành phố Boston
bị phong tỏa Quả bom đầu tiên phát nổ vào 14h50' (giờ địa phương) ngay gần vạch đích trước khi quả thứ hai được kích nổ sau đó 12 giây Đây cũng là vụ tấn công
khủng bố đẫm máu nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001
b, Đối với vấn đề chương trình hạt nhân Iran:
Iran là một trong những nước có vị trí địa – chiến lược quan trọng đối với chính sách của Mỹ ở khu vực Trung Cận Đông:
Xét về vị trí địa –kinh tế, Iran nằm ở giữa hai nguồn năng lượng lớn nhất thế
giới là vi ̣nh Ba Tư và biển Caspian , án ngữ eo biển Hormuz, có vị trí đi ̣a lý rất quan trọng, là trọng điểm tranh chấp từ cổ chí kim Eo biển Hormuz là yết hầu vâ ̣n chuyển năng lươ ̣ng của thế giới Hàng năm, hơn 40% lượng dầu thô trên thế giới phải vận chuyển thông qua đây Là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ
và khí đốt đứng hàng đầu thế giới, dầu khí Iran không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia Hồi giáo này mà còn có ảnh hưởng to lớn đối với thị trường dầu mỏ và khí đốt thế giới cũng như có vị trí chiến lược trên bản đồ năng lượng quốc tế19 Trong khi đó, Mỹ là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất
18
Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism 06/2011, pg 4 Lược dịch: ―Beyond al-Qa‘ida, other
foreign terrorist organizations threaten U.S national security interests These group seek to undermine the security and stability of allied and partner governments, foment regional conflicts, traffic in narcotics, or otherwise pursue agendas that are inimical to U.S interests Whether these are groups that operate globally, as Hizballah or HAMAS do, or are terrorist organizations located and focused domestically, we are committed
to working vigorously and aggressively to counter their efforts and activities even as we avoid conflating them and al-Qa‘ida into a single enemy‖
19 Theo đánh giá thống kê năng lượng của BP tháng 6/2011, trữ lượng dầu của Iran năm 2010 ước tính 137 tỷ thùng, chiếm gần 10% tổng trữ lượng dầu thế giới, còn trữ lượng khí đốt của Iran năm 2010 ước tính 1.045,7
Trang 36thế giới , các tập đoàn sản xuất trong nước đều yêu cầu chính phủ Mỹ không
ngừng mở rô ̣ng ra nước ngoài để đáp ứng nhu cầu năng lư ợng ngày một cao
Xét về vị trí địa – chính trị, nằm chắn giữa Irắc và Apganixtan, chỉ riêng điều
này đã chứng tỏ tầm quan trọng của vị trí địa lý chiến lược của Iran Trong tính toán chiến lược, nếu Mỹ hạ gục được Iran thì sẽ nối liền dải đấ t rô ̣ng lớn bao gồm Iran , Irắc và Apganixtan, dễ dàng kiểm soát khu vực Trung Cận Đông, tiến tới ngăn chă ̣n Nga trên tầm chiến lươ ̣c , giành ưu thế tuyệt đối trong tranh chấp ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bì nh Dương Do vậy, việc Iran sở hữu hạt nhân sẽ là một trở ngại đối với những toan tính mà người Mỹ cũng như đồng minh Ixraen của Mỹ tại Trung Cận Đông không hề mong muốn và Mỹ luôn phải cân nhắc và thận trọng khi muốn vươn tay tới những giếng dầu của Iran
Chương trình hạt nhân Iran đã gặp phải chỉ trích của Mỹ và cộng đồng quốc
tế từ thời kỳ trước đó và Mỹ đã phải ban hành chính sách cấm vận để ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân của Iran nhưng Iran vẫn không chấp nhận dừng chương trình này Trong bối cảnh ―Mùa xuân Ảrập‖, Iran vẫn cứng đầu giữ nguyên lập trường của mình và tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân cùng với đó là sự liên kết với Xyri đang trong tình hình nội chiến căng thẳng Hiện tại, lực lượng chống đối lại
Mỹ và các nước EU, NATO trong khu vực Trung Cận Đông chính là trục Iran – Xyri – Hezbollah- Hamas Với thái độ thù địch sâu sắc, nếu Iran nắm được công nghệ hạt nhân, nước này sẽ trở thành mối đe dọa thực sự nghiêm trọng tới lợi ích của Mỹ ở Trung Cận Đông Hơn thế, Iran có thể sẽ tạo cơ hội cho các tổ chức khủng bố có vũ khí hạt nhân Sự nguy hiểm của khủng bố hạt nhân là mối đe dọa khủng khiếp nhất với an ninh thế giới Các tổ chức khủng bố, bao gồm al-Qaeda, đã
nỗ lực tham gia vào việc phát triển nhằm có được các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) – và sẽ sử dụng chúng một khi chế tạo thành công Khi đó, không chỉ lợi ích của Mỹ ở Trung Cận Đông mà ngay cả an ninh nước Mỹ cũng khó được đảm bảo
tỷ tỷ m3 chiếm 15,8% tổng trữ lượng khí đốt thế giới Xét về trữ lượng dầu, Iran đứng vị trí thứ tư trên thế giới, sau Saudi Arabia, Venezuela và Canada, đứng vị trí thứ ba trong OPEC và vị trí thứ hai tại khu vực Trung Cận Đông Xét về trữ lượng khí đốt, Iran đứng vị trí thứ hai trên thế giới sau Nga (1580,8 tỷ tỷ m3, chiếm 23,9% tổng trữ lượng khí đốt thế giới) và vị trí hàng đầu tại khu vực Trung Đông
Trang 37Mặt khác, trong tình hình chính trị căng thẳng ở khu vực, Ixraen – nước đồng minh được coi là trụ cột chiến lược và ―người canh giữ‖ cho những lợi ích của Mỹ ở Trung Cận Đông đang bị thách thức nghiêm trọng từ phía Iran, nhất là từ khi Ahmadinejad lên cầm quyền đã thi hành một chính sách cứng rắn chưa từng thấy đối với Ixraen Vì vậy, kiên quyết không để cho Iran có vũ khí hạt nhân cũng là một cách để Mỹ thực hiện trách nhiệm bảo vệ cho Ixraen20
và ngăn cản những mối nguy
đe dọa đến an ninh và những lợi ích khác của Mỹ
c, Đối với vấn đề xung đột Ixraen – Palextin:
Ngược dòng lịch sử, cuộc xung đột giữa người Do Thái và người Palextin được coi là dai dẳng nhất mà căn nguyên bắt nguồn từ sự tranh chấp dải đất nằm giữa Bờ Đông Địa Trung Hải và sông Gioocđani Chính quyền của Tổng thống Palextin Mahmoud Abbas và Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu đều cứng rắn với lập trường của riêng mình trong tiến trình đàm phán hòa bình giữa 2 bên: Tổng thống Mamoud Abbas vẫn giữ lập trường chỉ đàm phán chừng nào Ixraen chấm dứt việc xây dựng nhà định cư bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng, thừa nhận các đường biên giới trước năm 1967 và thả tự do cho các tù nhân Palextin Song, chính phủ Ixraen bác bỏ những yêu cầu này và cho rằng muốn đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết nào
Do biến động mạnh mẽ kể từ khi ―Mùa xuân Ảrập‖ diễn ra đã làm chững lại tiến trình thúc đẩy hòa bình giữa hai nước Thêm vào đó, nhân tố Ai Cập và Xyri giữ vai trò trung gian trong quá trình thúc đẩy hòa bình cũng đang trong thời điểm xung đột căng thẳng và có nhiều biến đổi Mặt khác, Mỹ cùng với chính sách Trung Cận Đông và mối quan hệ với các đồng minh trong đó chủ yếu là đối với Ixraen khi
đi xử lý vấn đề này cũng đang gặp nhiều khó khăn Mối quan hệ giữa Mỹ và Ixraen được coi là bị ―nguội‖ đi do Mỹ còn đang tập trung vào những ―điểm nóng‖ khác đã làm cho Ixraen thiếu lòng tin và khó tiếp tục lập trường giống Mỹ Do đó, trong bối cảnh chính trị ―hậu Mùa xuân Ảrập‖, vấn đề tiếp tục tiến trình hòa bình Trung Cận Đông cũng đặt ra thách thức chính sách và buộc Mỹ có những bước đi mới
20 Dẫn theo: Lê Duy Thắng (2012), Một số đặc điểm chính trong quan hệ Mỹ - Iran từ năm 1979 đến nay,
Châu Mỹ ngày nay, số 12, tr.23-25
Trang 38Tiểu kết chương1:
Tóm lại, với vị trí địa chiến lược xung yếu, Trung Cận Đông luôn đem lại
cho Mỹ rất nhiều lợi ích quan trọng khác nhau và trên mọi lĩnh vực từ chính trị - quân sự, kinh tế đến văn hóa - xã hội Tuy nhiên, khu vực Trung Cận Đông cũng luôn là khu vực diễn ra những cuộc xung đột triền miên và dai dẳng, tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ đe dọa đến những lợi ích an ninh cũng như các lợi ích khác của Mỹ ở khu vực Trong bối cảnh quốc tế mới ở khu vực, kể từ khi phong trào ―Mùa xuân Ả rập‖ bùng nổ và lan rộng, đã tác động mạnh mẽ tới cục diện chiến lược Trung Cận Đông do Mỹ đóng vai trò chủ đạo Trên thực tế, cuộc cách mạng này là kết quả ngoài dự kiến của những chính sách thúc đẩy dân chủ, nhân quyền lâu dài mà Mỹ theo đuổi tại khu vực Đặc biệt qua chiến lược ―Trung Cận Đông mở rộng‖ (―Greater Middle East‖), Mỹ đã tiến hành một loạt các hành động mở đường cho hoạt động ―dân chủ hóa‖, ―chống các chế độ cầm quyền độc đoán‖, ―cải cách căn bản các nước Ả rập‖ tạo nguyên nhân gián tiếp thôi thúc sự bùng nổ các cuộc cách mạng giành tự do, dân chủ tại khu vực này Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng nổ ra,
Mỹ mất phần lớn khả năng kiểm soát tình hình tại khu vực
Tình hình biến động chính trị có thể khiến cho quan hệ giữa khối các nước Ả rập với Mỹ thay đổi Các chính quyền thân Mỹ đổ vỡ hoặc có nguy cơ sụp đổ, các chính quyền thế tục của khối Ả rập bị đảo lộn Thêm vào đó, những vấn đề từ chính các nước đang diễn ra biến động đã nảy sinh và tác động đến những vấn đề ―điểm nóng‖ khác trong khu vực, đó là: Vấn đề chống khủng bố, Vấn đề hạt nhân Iran và Vấn đề hòa bình Trung Đông trong cuộc xung đột Ixraen – Palextin Tình hình bất
ổn tại thế giới Ảrập đang tạo điều kiện để những phần tử cực đoan trỗi dậy làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn và hỗn loạn, cùng với nguy cơ khủng bố có thể giành lấy vũ khí hạt nhân và nhân tình trạng hỗn loạn để đe dọa an ninh Mỹ và an ninh khu vực Tình hình đó cũng đang đặt ra cho chính phía Mỹ thách thức mới là phải tìm lời giải cho bài toán khó là làm thế nào để cân bằng giữa một bên là lực lượng biểu tình ủng hộ cho những nguyên tắc, giá trị mà chính Mỹ luôn kêu gọi với một bên là các chính phủ đồng minh, và đảm bảo cho những lợi ích chiến lược quan trọng của Mỹ ở Trung Cận Đông Do vậy, tình hình mới đã buộc Mỹ phải có những điều chỉnh chính sách mới cho phù hợp
Trang 39CHƯƠNG 2
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRUNG CẬN ĐÔNG CỦA
CHÍNH QUYỀN BARACK OBAMA
2.1 Về nội dung
2.1.1 “Mềm hóa” chính sách “Trung Cận Đông mở rộng”
Ngày 20/1/2009, ông Barrack Obama chính thức tuyên thệ để trở thành Tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Chính quyền Tổng thống Obama thừa hưởng một di sản nặng nề sau tám năm cầm quyền của chính quyền Bush: khủng hoảng tài chính – kinh tế trầm trọng và vị thế, hình ảnh của nước Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng trên trường quốc tế, nhất là sự sa lầy của Mỹ ở Irắc và Apganixtan trong cuộc chiến chống khủng bố Điều này đã làm suy yếu đáng kể thế và lực của
Mỹ, đặt ra những ưu tiên và mục tiêu cấp bách trong việc điều chỉnh chính sách của chính quyền Mỹ Trong Lời mở đầu Chiến lược an ninh quốc gia mới, có đoạn viết:
“Trong tiến trình lịch sử phát triển của nước Mỹ luôn có những thời điểm phải thay đổi Rõ ràng là, thời điểm hiện nay chính là dấu mốc để bắt đầu những thay đổi đó” 21
Điều căn bản xuyên suốt mọi chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, trong đó
có Chiến lược an ninh quốc gia mới được công bố, là Mỹ vẫn theo đuổi mục tiêu bất biến là giành vị thế ―lãnh đạo‖ thế giới Đó là mục tiêu chiến lược lâu dài đã từng được khẳng định và không bao giờ thay đổi qua các đời tổng thống Mỹ Chỉ có điều, do đối tượng ―lãnh đạo‖ mà chính quyền của Tổng thống B.Obama theo đuổi hiện nay là một thế giới đang vạn biến không ngừng với những rủi ro khôn lường và những thay đổi khó đóan định trước, nên biện pháp lãnh đạo cũng buộc phải thay
đổi cho phù hợp Theo đó, sự ―mềm hóa‖ chính sách ―Trung Cận Đông mở rộng‖
của chính quyền B.Obama gồm những điều chỉnh sau:
2.1.1.1 Chính sách “dân chủ hóa” khu vực
a, Thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị và chuyển tiếp dân chủ:
21 Tham khảo: National Security Strategy 2010, pg.3 Lược dịch: ―Time and again in our Nation‘s history,
Americans have risen to meet – and to shape – moment of transition This must be one of those moments‖
Trang 40Phong trào ―Mùa xuân Ảrập‖ đã tác động mạnh mẽ tới cục diện chiến lược Trung Cận Đông do Mỹ đóng vai trò chủ đạo Các chính quyền thân Mỹ ở các nước Ảrập, Ai Cập, Yêmen đổ vỡ hoặc có nguy cơ sụp đổ Các chính quyền thế tục của khối Ảrập bị đảo lộn Biến động đã khiến cho cục diện chiến lược Trung Cận Đông
có nhiều thay đổi Trước biến cố lịch sử, ông Obama tuyên bố chính sách của Mỹ là
thúc đẩy cải cách và ủng hộ sự chuyển tiếp dân chủ trên toàn khu vực: "Nước Mỹ
ủng hộ các quyền cơ bản như tự do phát biểu, tự do tụ tập hoà bình, tự do tôn giáo, bình đẳng nam nữ theo pháp luật và quyền tự lựa chọn các nhà lãnh đạo cho mình,
Đó là quan điểm chung đối với cả khu vực, còn khi đề cập đến tình hình từng nước, ông Obama đã cho thấy phản ứng và sự can thiệp của Mỹ có tính lựa chọn đầy toan tính, phụ thuộc vào quan hệ đồng minh hay đối nghịch Ngoại trưởng Clinton cho rằng, Mỹ không thể có ―một cách tiếp cận chung cho tất cả ở một khu vực đa dạng đang trong một thời điểm biến động như Trung Cận Đông‖ và Tổng
thống Obama thì cho rằng, ―phản ứng của Mỹ cần dựa trên cơ sở từng nước và căn
có thể giải thích về việc cùng là những cuộc nổi dậy, nhưng cách thức tiếp cận ở mỗi nước của Mỹ có sự khác biệt rõ nét
Đối với Ai Cập và Tuynidi, Mỹ dựa vào mối quan hệ ảnh hưởng với quân
đội để đảm bảo quá trình chuyển tiếp sang dân chủ một cách trật tự, hòa bình và thiết thực Mỹ xác định việc chuyển tiếp sang dân chủ ở Ai Cập có ý nghĩa then chốt vì nó sẽ trở thành mô hình có tác động sâu rộng trong toàn bộ khu vực Trung Cận Đông rộng lớn vì Ai Cập giữ vai trò trung tâm ở khu vực Những diễn biến trên chính trường Ai Cập làm cho dư luận thế giới quan tâm và chính quyền Mỹ tỏ ra lo ngại Dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ,
bà Victoria Nuland nói: ―Mỹ muốn thấy một tiến trình xây dựng hiến pháp dân chủ,
22 Tham khảo: Remarks by the President on the Middle East and North Africa 19/05/2011, xem tại
http://www.whitehouse.gov/the-press-office/2011/05/19/remarks-president-middle-east-and-north-africa Lược dịch: ―The United States supports a set of universal rights And these rights include free speech, the freedom of peaceful assembly, the freedom of religion, equality for men and women under the rule of law, and the right to choose your own leaders — whether you live in Baghdad or Damascus, Sanaa or Tehran‖
23 Theo Nguyễn Nhâm (2011), Khủng hoảng chính trị Trung Đông – Bắc Phi: Những vấn đề đặt ra đối với
chính sách của Mỹ, Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, số 06(70), tr.39