Viện trợ quân sự

Một phần của tài liệu Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 (Trang 83)

5. Cấu trúc của Luận văn

2.2.2 Viện trợ quân sự

Mỹ đang triển khai một số hoạt động liên quan đến huấn luyện và hỗ trợ quân sự trên toàn cầu. Là quốc gia có viện trợ quân sự nước ngoài lớn nhất thế giới,

63

Mỹ đang thực hiện nhiều hình thức viện trợ, hợp tác cung cấp trang thiết bị quân sự cho hơn 150 quốc gia trong năm 2013 (134 quốc gia trong năm 2012), chiếm 75% các quốc gia trên toàn cầu. Chương trình viện trợ quân sự nước ngoài gồm 3 chương trình chính:

- Tài trợ cho việc mua sắm các thiết bị quốc phòng, cung cấp dịch vụ và đào tạo. - Các hoạt động gìn giữ hòa bình theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc

- Chương trình giáo dục và đào tạo quân sự quốc tế (IMET) để tổ chức các chương trình huấn luyện cho các quan chức quân sự nước ngoài.

Mục tiêu chiến lược của Mỹ trong hợp tác quân sự được đề cập trong Chiến lược An ninh quốc gia. Theo đó, có 3 mục tiêu cốt lõi:

- Tăng cường an ninh của Mỹ

- Thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế của đất nước - Phát huy dân chủ ở nước ngoài

Gần đây, Mỹ đã tiến hành tăng cường viện trợ và ký kết nhiều hợp đồng vũ khí với các đồng minh tại Trung Cận Đông. Cụ thể là:

Ixraen là nước nhận được viện trợ quân sự hàng năm từ Mỹ nhiều hơn bất kỳ đồng minh nào khác. Nhà Trắng đề xuất viện trợ cho Ixraen 3,4 tỷ USD trong năm 2014. Việc bán V-22 Osprey là hành động đặc biệt đáng chú ý, vì đến nay chỉ có duy nhất Ixraen là đồng minh được Mỹ cho phép mua phương tiện này. Đáng chú ý là việc bán cho Ixraen một loạt máy bay tiếp dầu. Để tấn công Iran, máy bay Ixraen sẽ phải bay với quãng đường dài 2.500 km, đòi hỏi khả năng tiếp dầu trên không. Không quân Ixraen hiện có 10 máy bay tiếp dầu KC-707 và KC-130H và về lý thuyết nếu triển khai toàn bộ số máy bay này sẽ giúp Ixraen thực hiện được các cuộc không kích Iran, nhưng điều này sẽ đem lại rủi ro nếu Ixraen không có máy bay dự phòng.

Ai Cập: Hợp tác quân sự và quan hệ quốc phòng là trụ cột của ―liên minh‖ hình thành giữa Ai Cập và Mỹ kể từ khi ký kết Hiệp ước Trại David năm 1978 và kết quả của Hiệp ước hòa bình Ai Cập – Ixraen năm 1979. Kể từ đó, Ai Cập đã nhận được khối lượng lớn viện trợ quân sự, kinh tế của Mỹ và có thời điểm chỉ đứng thứ hai sau Ixraen. Nhưng hiện nay, Ai Cập đang đứng ở vị trí thứ năm, sau

Ixraen, Apganixtan, Pakixtang và Irắc. Từ năm 1987, Quân đội Ai Cập được Mỹ cung cấp viện trợ quân sự 1,3 tỷ USD mỗi năm. Trong khi viện trợ kinh tế bắt đầu giảm vào năm 1999 từ mức trung bình 815 triệu USD năm 1988 xuống còn 250 triệu USD năm 2012, viện trợ quân sự vẫn được giữ nguyên mức cũ. Điều này cho thấy sự quan tâm của Mỹ để tiếp tục quan hệ đối tác chiến lược của họ với quân đội Ai Cập. Quốc hội Mỹ đã đóng băng 450 triệu USD viện trợ kinh tế giữa năm 2012 để phản đối các chính sách của chính phủ mới do Tổ chức Anh em Hồi giáo nắm quyền, song không đụng chạm tới viện trợ quân sự. Ngược lại, Lầu Năm Góc đã chuyển giao cho Ai Cập đúng thời hạn lô hàng quân sự đầu tiên trong tổng số 20 máy bay chiến đấu F16 được đặt hàng năm 2009.

Viện trợ quân sự là công cụ tài chính để quân đội Ai Cập mua vũ khí của Mỹ. Ngoài ra, Lầu Năm Góc còn cung cấp thiết bị quân sự bổ sung trị giá hàng trăm triệu USD mỗi năm khi những thiết bị này vượt quá nhu cầu của quân đội Mỹ. Viện trợ của Mỹ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu của Ai Cập về vũ khí và huấn luyện binh sỹ Ai Cập sử dụng thiết bị của Mỹ. Một thành phần khác của viện trợ, đó là việc tổ chức các cuộc tập trận chung mang tên Bright Star, bắt đầu từ năm 1994 với sự tham gia của các nước trong khu vực và các thành viên của Liên minh Đại Tây Dương. Mỹ miêu tả Ai Cập như một ―đồng minh quan trọng không nằm trong tổ chức NATO‖. Viện trợ quân sự của Mỹ có ảnh hưởng chính trị lớn tại Ai Cập. Mối quan tâm chính của Mỹ trong vấn đề này là nhằm duy trì hòa bình giữa quốc gia Ảrập lớn nhất trong khu vực với Ixraen.

Ngày 19/4/2013 vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố một hợp đồng bán vũ khí trị giá 10 tỷ USD cho Ixraen, Arập Xêút và UAE. Đây là hợp đồng bán vũ khí mới nhất cho các đồng minh của Mỹ ở Trung Cận Đông, làm gia tăng đơn đặt hàng với các nhà máy trong ngành công nghiệp quân sự của Mỹ. Hợp đồng này được ký kết vào tháng 4/2013 trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel tới Trung Cận Đông. Theo hợp đồng bán vũ khí mới nhất của Mỹ cho các đồng minh tại Trung Cận Đông, Ảrập Xêút sẽ mua một số loại tên lửa tiên tiến. Loại tên lửa này có khả năng trang bị cho 84 máy bay F-15 mà nước này sẽ nhận theo hợp đồng trước đó và cũng có thể trang bị cho 26 chiếc F-16 được mua theo hợp đồng mới. Trong năm 2011, Mỹ cũng ký hợp đồng cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa

cho UAE trị giá 3,5 tỷ USD và hợp đồng bán máy bay chiến đấu cho Ảrập Xêút trị giá 29 tỷ USD.

Thêm vào đó , Mỹ có kế hoạch bán máy bay hiện đại F -35 cho Thổ Nhĩ Kỳ để thúc đẩy cuộc chạy đũa vũ trang tại khu vực Trung Cận Đông và vùng Bancăng . Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ lực lượng ly khai Đảng Côn g nhân người Kurds (PKK) và sử dụng PKK làm công cụ kiểm soát , khống chế Thổ Nhĩ Kỳ . Và kể từ cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Mỹ đã cung cấp viện trợ kỹ thuật quân sự, quốc phòng và đào tạo đến Baranh. Viện trợ quân sự của Mỹ đến Baranh kể từ năm 2000 với tổng số 1,4 tỷ USD.

Trong khi đó, tại Xyri, Chính phủ Mỹ thường tuyên bố không can dự đến các hoạt động quân sự tại Xyri nhưng một số nguồn tin cho thấy Mỹ đang đào tạo và vũ trang cho phe đối lập Xyri. Nhiều tháng nay, Mỹ đã và đang đào tạo một số phi công chiến đấu cho lực lượng đối lập Xyri ở Gioocđani với mục tiêu củng cố lực lượng để chiến đấu lật đổ chế độ của Tổng thống Assad trong khi đó vẫn hỗ trợ cho các tổ chức hoạt động ôn hòa khác tại Xyri. Hiện nay, các nỗ lực đào tạo quân sự cho cho lực lượng nổi dậy tại Xyri đang diễn ra rất mạnh mẽ. Việc đào tạo được triển khai từ cuối năm 2012 tại một địa điểm bí mật với thành viên chủ yếu là người Sunni và người thuộc bộ tộc Bedouins, những người vốn từng là thành viên của Quân đội Xyri.

Nhƣ vậy, Mỹ đang trong quá trình tăng cường tiềm năng quân sự cho các đồng minh tại Trung Cận Đông. Chính sách mới này được triển khai trong bối cảnh ngân sách quốc phòng cắt giảm nhằm bù đắp việc giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ thông qua tăng cường khả năng của các đồng minh. Đây có thể là một chiến lược của Mỹ nhằm chuẩn bị cho các cuộc can thiệp quân sự với Iran và Xyri khi cần thiết, như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã đánh giá về các viện trợ quân sự khi nhấn mạnh rằng: ―Đây là một tín hiệu rất rõ ràng đối với Iran rằng các lựa chọn quân sự vẫn có thể được sử dụng để giải quyết chương trình hạt nhân của nước này‖. Ông cũng chỉ ra rằng ―Điểm mấu chốt là Iran đã trở thành một mối đe dọa thực sự. Iran phải được ngăn chặn từ khi đang phát triển khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân và chuyển giao chúng‖.

Một phần của tài liệu Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)