Học thuyết “Sức mạnh khôn ngoan” và chính sách đối ngoại mới của chính

Một phần của tài liệu Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 (Trang 59)

5. Cấu trúc của Luận văn

2.1.2.1Học thuyết “Sức mạnh khôn ngoan” và chính sách đối ngoại mới của chính

của chính quyền B.Obama

Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2008, Tổng thống Obama đã nhanh chóng đạt được thỏa thuận với đối thủ cũ trong đảng Dân chủ – Thượng nghị sỹ Hillary Clinton – và cử bà vào chức Bộ trưởng Ngoại giao. Đây là một sự lựa chọn đã nhận được tán đồng của nhiều người. Điều đáng nói là Ngoại trưởng

Clinton sau đó đã nhanh chóng làm sáng tỏ các cơ sở lý luận của chính sách đối ngoại mà Mỹ sẽ theo đuổi. Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ trước khi được bổ nhiệm chính thức, bà Clinton phát biểu: ―Chúng ta phải sử dụng điều đã được gọi là ―Sức mạnh khôn ngoan‖ (Smart Power) - tức là một loạt các công cụ mà ta có trong tay‖ và ―với Sức mạnh khôn ngoan, ngoại giao sẽ trở thành công cụ tiên phong của chính sách đối ngoại‖41

. Như vậy, ―Sức mạnh khôn ngoan‖, một thuật ngữ khoa học do học giả Joseph Nye sử dụng42, đã tìm được đường vào trong ngôn ngữ chính sách đối ngoại của Mỹ. Sức mạnh khôn ngoan bao gồm cả ―sức mạnh cứng‖ và ―sức mạnh mềm‖ và là sự kết hợp cả hai sức mạnh này một cách hoàn hảo. ―Sức mạnh khôn ngoan‖ là sự phát triển của chiến lược tổng hợp, các nguồn lực cơ bản và các công cụ để đạt được những mục tiêu của Mỹ.

Cần khẳng định rằng sức mạnh khôn khoan được những người sáng tạo ra tiếp cận như sau: ―Sức mạnh khôn ngoan là sự phát triển trên một chiến lược thống nhất, một cơ sở nguồn lực, và một bộ công cụ để đạt được mục tiêu chính sách dựa trên cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm‖43. Trong một nghiên cứu khác, khái niệm sức mạnh khôn ngoan cũng được sử dụng như một dạng sức mạnh khi nhóm tác giả viết: ―Để đạt được các mục tiêu chính sách, chúng ta phải sử dụng sức mạnh khôn ngoan - sự lồng ghép và ứng dụng thích hợp tất cả các công cụ của thuật trị quốc, bao gồm ngoại giao, phát triển, các chính sách kinh tế cùng với các hoạt động quân sự và tình báo‖44. Đặt trong bối cảnh của cuộc thảo luận chính sách, nhất là khi chính sách đối ngoại của G.W.Bush đã tỏ rõ sự kém hiệu quả, khái niệm sức mạnh khôn ngoan đã đưa ra một cách tiếp cận mới tạo đà cho sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của chính quyền mới.

41 Theo Paul Lewis, Hillary Clinton Backs „Smart Power‟ to Assert US Influence around the World, trên http://www.guardian.co.uk, 8/4/2009

42

Theo Nye, sức mạnh cứng là khả năng thay đổi hành vi hay lợi ích của các thực thể chính trị khác thông qua sự lôi kéo (củ cà rốt) hay đe dọa (cây gậy). Sức mạnh cứng là sức mạnh vật chất, bao gồm sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học – công nghệ. Trong khi đó, khái niệm sức mạnh mềm lần đầu tiên được Nye xây dựng trong cuốn sách được xuất bản năm 1990 có nhan đề Bound to Lead: The Changing Nature of American Power, được định nghĩa là khả năng có được thứ mình muốn thông qua sự hấp dẫn thay vì ép buộc bằng vũ lực.

43Smart Power: A Smarter, More Secure America, trang 7

44 Xem Báo cáo Smart Power: Building a Better, Safer World – A Policy Framework for Presidential Candidates,(7/2007), Center for US Global Engagement, trang 2

Những xu hướng phát triển ban đầu của chính sách đối ngoại mới của Mỹ qua cách tiếp cận ―sức mạnh khôn ngoan‖: Về mặt thể chế, sức mạnh khôn ngoan báo hiệu mối quan hệ cân bằng hơn giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. Về mặt phương châm, sức mạnh khôn ngoan thể hiện mối quan hệ cân bằng hơn giữa sử dụng sức mạnh quân sự và ngoại giao, theo hướng thiên về ưu tiên hơn cho các biện pháp ngoại giao. Phương cách Mỹ đạt tới các mục tiêu đối ngoại bất biến đã thay đổi theo hướng cẩn trọng hơn và bớt đối đầu hơn do yếu tố ngoại giao đã được coi trọng hơn cũng như yêu cầu củng cố hình ảnh của Mỹ với tư cách là một nước lãnh đạo được hoan nghênh đã trở nên lớn hơn. Việc triển khai chính sách đối ngoại mới đã thể hiện cách tiếp cận khác với chính sách diều hâu, đơn phương và răn đe quân sự của chính quyền Bush. Thay vào đó, chính sách mới có những điều chỉnh mang nhiều tính thực dụng hơn: Chú trọng đến tính hiệu quả, linh hoạt hơn theo hướng tăng đối thoại, cởi mở, lắng nghe và bớt áp đặt hơn, chú trọng hợp tác, sử dụng ―sức mạnh mềm‖ song vẫn kiên quyết xử lý bằng sức mạnh cứng khi cần thiết, tiếp tục sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo để gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Mỹ chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu và các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại theo hướng mục tiêu không thay đổi, trong khi các biện pháp linh hoạt mềm dẻo hiệu quả hơn.

Trong Chiến lược An ninh mới, Tổng thống Obama chính thức thừa nhận một trật tự thế giới mới đa cực đang hình thành, vì vậy, Hoa Kỳ từ bỏ theo đuổi một thế giới có sự độc tôn của Mỹ dười Chính quyền Bush, thay vào đó Mỹ đang cố gắng xây dựng một ―thế giới đa đối tác‖ (multi-partner world). Tổng thống Obama tin tưởng rằng, nếu các chính sách ngoại giao được thay đổi, thế giới sẽ nhìn thấy sự khôn ngoan của người Mỹ, thay đổi cách nhìn nhận về Mỹ. Ông cũng nói về một vai trò phù hợp hơn của nước Mỹ trên thế giới, của ―Một kỷ nguyên mới của ngoại giao Mỹ‖ <A new era of American diplomacy>. Ông tuyên bố ―đã tới lúc biến

ngoại giao trở thành ưu tiên hàng đầu‖, và ―bản thân ông sẽ lãnh đạo mở ra một chương mới cho sự can dự của Mỹ‖45. Trong một chính quyền mới của Obama,

45 Tham khảo: Address on Foreign Policy at DePaul University, tại http://www.cfr.org/elections/barack- obamas-foreign-policy-speech/p14356, 02/10/2007. Lược dịch: ―It's time to make diplomacy a top priority… I will personally lead a new chapter of American engagement.‖

chính sách đối ngoại mới được triển khai theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, thực dụng, coi trọng chủ nghĩa đa phương, sức mạnh tập thể nhằm tạo ra một mô hình quan hệ đối tác mở rộng với sự lãnh đạo của Mỹ.

Có thể nhận ra khác biệt lớn nhất của ―Học thuyết Obama‖ là ý thức coi trọng giá trị của sự hợp tác toàn cầu, xây dựng các mối quan hệ đối tác an ninh rộng hơn cũng như giúp các quốc gia khác tự bảo vệ mình. Trong cách tiếp cận này, Hoa Kỳ không chỉ quan tâm nhiều hơn đến ngoại giao nhân dân và viện trợ nước ngoài, mà còn tập trung vào việc xây dựng lại cạnh tranh kinh tế thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục và thông qua cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe Mỹ. Tổng thống Barack Obama đã nói rằng, nước Mỹ sẽ tiếp cận với các quốc gia khác với tư cách là ―một đối tác bình đẳng‖ hơn là ―một quốc gia ngoại lệ‖. Trong phiên họp đầu tiên của mình với nhóm G20, ông Obama đã đi xa hơn, khi nói rằng ông tin vào ngoại lệ của Hoa Kỳ, nhưng ―cũng giống như tôi nghĩ về người Anh tin vào ngoại lệ của Anh

và những người Hy Lạp tin vào ngoại lệ của Hy Lạp‖46. Ông cũng tin rằng ―không

một quốc gia nào có thể tự mình đối phó với những thách thức trong thế kỷ XXI, và cũng không thể áp dụng điều khoản của nó với thế giới”47, ―bất kỳ trật tự thế giới

nào nâng một quốc gia hay nhóm nước cao hơn một quốc gia hay nhóm nước khác không thể tránh khỏi thất bại‖, và ―các vấn đề phải được giải quyết thông qua quan hệ đối tác‖ và ―tiến bộ phải được chia sẻ‖48. Theo đó, chiến lược an ninh quốc gia tại trang 3 nêu rõ ―chúng ta phải tập trung sự can dự của nước Mỹ vào việc tăng

cường các tổ chức quốc tế và tăng cường các hành động tập thể phục vụ cho lợi ích chung‖49.

Biểu hiện ra hành động, Tổng thống Obama đưa ra một loạt bước đi tượng trưng cho sự quay trở lại can dự đa phương của Hoa Kỳ: Tổng thống Obama tích cực tìm kiếm lối thoát về mặt quân sự ở Irắc, chuyển trọng tâm từ chiến tranh sang

46

Tham khảo: Obama Press Conference in Strasbourg, 04/04/2009. Lược dịch: ―I believe in American exceptionalism, just as I suspect that the Brits believe in British exceptionalism and the Greeks believe in Greek exceptionalism‖

47 Tham khảo: Text: Obama‟s Speech at the New Economic School, 07/07/2009 . Lược dịch: ―But no one nation can meet the challenges of the 21st century on its own, nor dictate its terms to the world‖

48 Tham khảo: Obama‟s Speech in Cairo, The New York Times, at 04/06/2009

49 Tham khảo: Obama‟s Speech in Cairo, The New York Times, at 04/06/2009. Lược dịch: ―we must focus American engagement on strengthening international institutions and galvanizing the collective action that can serve common interests‖

chống nổi dậy tại Apganixtan và có lẽ chống khủng bố trong các cuộc can thiệp trong tương lai. Ông cử một loạt nhân viên ngoại giao đi khắp nơi trên thế giới – tới Trung Cận Đông (George Mitchell), Iran (Dennis Ross), Xuđăng /Darfur (Scott Gration) và Apganixtan – Pakixtang (Richard Holbrooke)… Từ những bài học kinh nghiệm và hậu quả từ cuộc chiến tại Apganixtan và Irắc, Mỹ đã có sự thay đổi chuyển hướng chiến thuật từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp nhằm thay đổi thể chế chính trị của các quốc gia thù địch với Mỹ ở Trung Cận Đông. Minh chứng cho sự can thiệp gián tiếp này có thể được thể hiện qua cuộc khủng hoảng chính trị tại Libi. Mỹ đã đợi cho đến khi có sự nổi dậy từ trong lòng Libi và tránh can thiệp trực tiếp vào tình hình Libi. Sau đó, Mỹ hỗ trợ các phần tử nổi dậy bằng cách khuyến khích phe đối lập kiểm soát từng khu vực của Libi, và thông qua tuyên bố áp đặt ―vùng cấm bay‖ của HĐBA LHQ đối với Libi vào ngày 17/3/2011, Mỹ bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công nhằm bảo vệ thường dân Libi và hỗ trợ phe nổi dậy. ―Vùng cấm bay‖ đã giúp lực lượng nổi dậy kiểm soát hầu hết các thành phố Libi vào ngày 20/8/2011 và cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Gaddafi. Rút bài học từ sau cuộc chiến tại Irắc và Apganixtan, Mỹ đã giữ cho mình một đường lùi, đó là không can dự quá sâu vào Libi và dành quyền chỉ huy chiến dịch quân sự cho NATO.

Một minh chứng khác cho chiến thuật can thiệp gián tiếp của Mỹ là cuộc khủng hoảng tại Xyri. Theo quan điểm của Mỹ, Xyri là một trong những nước ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và cần phải thay đổi thể chế chính trị của quốc gia này. Tuy nhiên, chính quyền Obama tránh can thiệp trực tiếp vào Xyri và đợi cho đến khi có lực lượng nổi dậy từ ngay trong lòng Xyri vào tháng 01/2011. Và hậu quả tất yếu là các cuộc biểu tình ở Damat, Hama, Lattakia, và Homs đều yêu cầu Tổng thống Bashar Assad từ chức. Kể từ đó, cùng với phản ứng của cộng đồng quốc tế, Mỹ tiến hành những bước đi thận trọng nhằm tránh can thiệp trực tiếp vào tình hình Xyri nhưng vẫn đảm bảo sự can dự có ―lộ trình‖ thông qua các hình thức viện trợ phe đối lập và chủ động thay đổi các biện pháp can dự thích hợp theo từng thời điểm diễn biến tình hình Xyri.

Tóm lại, với ứng ứng dụng học thuyết ―sức mạnh khôn ngoan‖, chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống B.Obama đã có những điều chỉnh đáng kể theo hướng chủ trương đối thoại và can dự, đúng như những gì Obama đã tuyên bố trong Lễ nhậm chức của mình ―nước Mỹ sẽ chìa tay ra đối với các nước từ bỏ nắm

đấm của họ‖.50 Theo đó, Mỹ từ bỏ cách thức tập hợp lực lượng theo tiêu chí ―đi với Mỹ hoặc chống lại Mỹ‖ mà Chính quyền Bush đã áp dụng một thời gian dài, đồng thời sẽ thúc đẩy quan hệ với tất cả các nước, thậm chí với cả các nước trước đây có bất đồng với Mỹ.

2.1.2.2 Ứng dụng học thuyết “sức mạnh khôn ngoan” vào chính sách tăng cường đồng minh và đối tác chiến lược ở khu vực

Một phần của tài liệu Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 (Trang 59)