5. Cấu trúc của Luận văn
2.1.1.2 Chính sách an ninh tại khu vực
a, Chính sách chống khủng bố:
Trước thực trạng vấn đề khủng bố đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ với diễn tiến phức tạp, khó lường như hiện nay, chính quyền Obama đã và đang tiến hành những thích ứng chiến lược theo xu hướng mới: ―chúng ta sẽ đối diện với thế giới đúng
như bản chất của nó, nhưng cũng theo đuổi một chiến lược cho một thế giới mà chúng ta mong muốn‖28. Vị Tổng thống thứ 44 Hoa Kỳ Barack Obama khẳng định, trách nhiệm lớn nhất của ông là đảm bảo an toàn và an ninh cho người dân Mỹ ―Là
Tổng thống Mỹ, tôi thường hay nói rằng tôi không có trách nhiệm nào lớn hơn việc bảo vệ người dân Mỹ. Dù có rất nhiều mối nguy tiềm ẩn đe dọa an ninh quốc gia của chúng ta, trong đó lớn nhất là mối nguy khủng bố từ al-Qaeda trong suốt thập kỷ qua kể từ ngày 11/09/2011‖29
. Theo đó, Chiến lược Quốc gia Chống khủng bố (gọi tắt là CLCKB) được công bố ngày 28/6/2011 đã vạch ra cách thức nước Mỹ tiếp cận một trong các nhiệm vụ an ninh quốc gia ưu tiên cao nhất, đó là: Làm gián đoạn, tiêu diệt và đánh bại al-Qaeda, mạng lưới khủng bố và những kẻ ủng hộ chúng nhằm đảm bảo an ninh cho các công dân và các quyền lợi của Mỹ.
Kể từ khi lên cầm quyền, B. Obama đã đưa ra những điều chỉnh chính sách mới đối với vấn đề chống khủng bố, thông qua các quan niệm chính sách cũng như
28Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism 06/2011, pg.1. Lược dịch: ―we face the world as it is, but we will also pursue a strategy for the world we seek‖
29 Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism 06/2011, pg.3. Lược dịch: ―As President, I have often said that I have no greater responsibility than protecting the American people. Though there are many potential threats to our national security, it is the terrorist threat form al-Qa‘ida that has loomed largest in the decade since September 11,2001‖
các biện pháp thực hiện đối với hoạt động chống khủng bố, báo hiệu sự phá vỡ các chính sách của Chính quyền Bush.
Về quan niệm, dù vẫn coi chống khủng bố là ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại, nhưng chính quyền Obama không coi chống khủng bố là cuộc chiến ―kéo dài nhiều thế hệ‖ như chính quyền Bush, đồng thời từ bỏ ý định lợi dụng chống khủng bố để mở rộng ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu, duy trì thế ―đơn cực‖ sau thời Chiến tranh lạnh. Tổng thống Obama chủ trương ―dân sự hóa‖ vấn đề chống khủng bố, tuyên bố từ bỏ thuật ngữ ―cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố‖ (GWOT) với chủ ý giảm nhẹ vấn đề này trong chính sách đối ngoại ; đồng thời cho rằng, chủ nghĩa khủng bố xuất phát từ ―hệ tư tưởng thù địch với Mỹ‖ có nguyên nhân sâu xa là những bất công trong xã hội và tình trạng nghèo đói – nhất là trong xã hội Hồi giáo, nên để loại bỏ tận gốc chủ nghĩa khủng bố, cần phải xóa bỏ những bất công và xóa đói giảm nghèo. Đối tượng khủng bố của Mỹ không phải là các quốc gia trong ―trục ma quỷ‖ (―trục đổ vỡ‖)30 mà là tổ chức khủng bố al- Qaeda do Osama Bin Laden cầm đầu và một số nhóm khủng bố quốc tế khác: ―Nước Mỹ sử dụng một
cách thận trọng từ “cuộc chiến” để mô tả chiến dịch không ngừng chống al – Qaeda. Tuy vậy, chính quyền này khẳng định rõ ràng rằng chúng ta không phải đang tham chiến với chiến thuật khủng bố hay đạo Hồi. Chúng ta đang tham chiến với một tổ chức cụ thể – al-Qaeda”31.
Mặt khác, trước đây, Mỹ chủ yếu tập trung vào nguy cơ an ninh từ bên ngoài, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố quốc tế; nhưng nay, với việc thừa nhận tội phạm không gian ảo và ―những kẻ khủng bố tại nhà‖ là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của Mỹ, khiến Mỹ còn phải tuyên chiến với các lực lượng khủng bố ngay trong lòng nước Mỹ. Ngoài việc giữ ổn định an ninh nội địa trước nguy cơ khủng bố như chính quyền Bush đã làm, chính quyền Obama đưa Mỹ trở thành nước tích cực và đóng góp nhiều công sức nhất cho việc chống nạn khủng bố trên toàn cầu. Tổng thống Obama đã cử các nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm chống khủng bố
30 Tháng 1/2002, Tổng thống Bush đã tuyên bố Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên là ―trục ma quỷ‖ trước Quốc hội Mỹ, mở ra giai đoạn hai của cuộc chiến chống khủng bố
31 Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism 06/2011, pg.8. Lược dịch: ―The United States deliberately uses the word ―war‖ to describe our relentless campaign against al-Qa‘ida . However, this Administration has made it clear that we are not at war with the tactic of terrorism or the religion of Islam. We are at war with a specific organization - al-Qa‘ida‖
đến Canada, Anh, Australia, Indonesia, Ấn Độ, Pakixtang, Apganixtan, Irắc…và cả Nga để hướng dẫn, cố vấn cho các nước công việc này. Ông cũng phái các biệt đội đến biên giới Apganixtan – Pakixtang và Irắc, Xuđăng, Yêmen để truy tìm những thủ lĩnh khủng bố. Ông cho tăng cường lực lượng cùng thiết bị hỗ trợ cho cuộc chiến với cả tổ chức khủng bố quốc tế (al-Qaeda) lẫn quốc gia (như các nhóm khủng bố dân tộc ở Philippines, Indonesia, Irắc, Anh, Tây Ban Nha..). Ông cũng hạ lệnh cho quân đội tiêu diệt lập tức, đánh phủ đầu các nguy cơ khủng bố đã thực sự hiện hình.
Nước Mỹ được xây dựng dựa trên niềm tin vào một tập hợp các giá trị cốt lõi đã được đưa vào các văn kiện lập quốc và len lỏi khắp các kết cấu cơ bản của xã hội Mỹ. Trong khi những kẻ khủng bố chỉ tạo ra sự bất công, hỗn loạn và phá hoại thì Mỹ cần đại diện cho tự do, công bằng, bình đẳng, chân giá trị, hi vọng và cơ hội. Sức mạnh và sự hấp dẫn từ các giá trị của chúng ta cho phép Mỹ xây dựng một liên minh rộng khắp để phối hợp hành động chống lại các mối đe dọa phổ biến do những kẻ khủng bố gây ra, và xa hơn nữa là không thừa nhận tính pháp lý, cô lập và làm suy yếu các kẻ thù của chúng ta. Trong khi những kẻ cực đoan chỉ tìm cách phá hoại thì nước Mỹ luôn tìm cách gây dựng. Nước Mỹ đang nỗ lực xây cầu nối giữa các dân tộc của các tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau. Với quan niệm như vậy, các nỗ lực chống khủng bố của Mỹ được định hướng bởi các nguyên tắc cốt lõi32:
Tôn trọng nhân quyền: Sự đối lập giữa chương trình nghị sự tích cực của Mỹ
ủng hộ các quyền tự do ngôn luận, lập hội và dân chủ với sự chết chóc và phá hoại do những kẻ thù khủng bố của Mỹ đem tới giúp làm giảm và suy yếu các lời kêu gọi của chúng, tách chúng ra khỏi phần lớn những người có thể hỗ trợ cho chúng.
Khuyến khích các chính phủ vì dân. Các chính phủ khi đặt nguyện vọng của
nhân dân lên hàng đầu và khuyến khích thay đổi hòa bình sẽ trực tiếp phủ nhận hệ tư tưởng của al-Qaeda. Các chính phủ khi đáp ứng các nhu cầu của nhân dân sẽ làm giảm sự bất mãn của dân chúng, các nhóm tư tưởng chống đối và các mối bất bình liên quan của đất nước họ, điều mà al-Qaeda luôn rất nỗ lực để khai thác.
32 Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism 06/2011, pg.5-6 <Đã lược dịch, đoạn ―Adhering to U.S Core Values….by military commission‖>
Tôn trọng các quyền riêng tư, tự do dân sự, và các quyền dân sự có tính
quyết định trong Chiến lược. Thật vậy, việc duy trì các quyền đó và sự tự do là cần thiết để duy trì sự ủng hộ của người dân Mỹ đối với các nỗ lực chống khủng bố.
Cân bằng giữa an ninh và sự minh bạch. Thể chế dân chủ hoạt động tốt nhất
trong một môi trường minh bạch và các thảo luận cởi mở về các vấn đề của quốc gia. Thông tin giúp công chúng có các đánh giá chính xác về bản thân các vấn đề an ninh, hành động có trách nhiệm và sẵn sàng đáp trả khi đối mặt với kẻ thù hoặc các cuộc tấn công, và đóng góp sự cảnh giác của mình vào an ninh chung quốc gia.
Tôn trọng các quy định pháp luật. Cam kết với các quy định pháp luật là cơ
sở để hỗ trợ cho sự phát triển của một trật tự quốc tế, khu vực, và địa phương có khả năng phát hiện và phá vỡ các cuộc tấn công khủng bố, đưa các phần tử khủng bố ra trước công lý vì những hành vi của chúng, và tạo ra một môi trường trong mọi quốc gia trên toàn cầu không chứa chấp các phần tử và các tổ chức khủng bố.
Với các nguyên tắc cốt lõi là nền tảng cho những nỗ lực, Mỹ hướng tới việc đạt được tám mục tiêu chống khủng bố tổng thể 33
: 1) Bảo vệ người dân Mỹ, đất nước, và các quyền lợi của Mỹ;2) Làm gián đoạn, suy yếu, tiêu diệt, và đánh bại al- Qaeda, mạng lưới khủng bố và những kẻ ủng hộ chúng; 3) Ngăn chặn các phần tử khủng bố phát triển, thu thập, và sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt; 4) Loại trừ các nơi trú ẩn an toàn; 5) Xây dựng năng lực và các quan hệ đối tác chống khủng bố bền vững ;6) Làm suy giảm mối liên kết giữa al-Qaeda và mạng lưới khủng bố cũng như những kẻ ủng hộ chúng ; 7)Ngăn chặn sự truyền bá tư tưởng khủng bố của al-Qaeda, tiêu diệt một số lãnh đạo chủ chốt của al-Qaeda;8) Tước đoạt mọi khả năng hoạt động của bọn khủng bố.
Về biện pháp thực hiện, nếu chính quyền G.W.Bush thiên về các biện pháp quân sự, thì chính quyền B.Obama sử dụng tổng hợp các biện pháp trong khi không coi nhẹ sức mạnh quân sự và sẵn sàng sử dụng nó khi cần thiết. Nói ngắn gọn, đó là chiến lược: kết hợp ―sức mạnh cứng‖ với ―sức mạnh mềm‖. Như vậy, Mỹ phần nào có sự thay đổi về ―sử dụng các biện pháp‖. Giới quan sát cho rằng, việc kết hợp ―sức mạnh cứng‖ với ―sức mạnh mềm‖ thực chất vẫn là cái lõi của chính sách ―cây
33 Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism 06/2011, pg.8-10 <Đã lược dịch, đoạn từ ―With our core principles… to counter terrorist‘sability to expoilt them‖>
gậy và củ cà rốt‖. Nỗ lực chống khủng bố của Mỹ yêu cầu kết hợp nỗ lực của nhiều bộ ngành và nhiều quốc gia để tạo sức mạnh tổng hợp về tình báo, quân đội và hành pháp. Mỹ đã tiếp cận bằng một chiến dịch quy mô lớn, kéo dài và kết hợp nhiều công cụ của sức mạnh Mỹ – quân đội, dân sự và sức mạnh của những giá trị Mỹ – cùng với việc phối hợp nhịp nhàng với các đồng minh, các đối tác và các tổ chức đa bên. Những nỗ lực này cũng được giúp sức bởi các năng lực khác của Mỹ như ngoại giao, hỗ trợ phát triển, đối thoại chiến lược và sức mạnh của khối tư nhân.
Chính quyền Obama đã có những điều chỉnh quan trọng: Thay đổi lịch trình rút quân khỏi Irắc và tăng quân ở Apganixtan. Tại Irắc, ―cuộc chiến chống khủng
bố toàn cầu‖ được hiện thực hóa thông qua triển khai chiến tranh xâm lược Irắc đã được Tổng thống Bush biện minh bởi nhiều lý do như đe dọa cáo buộc chương trình phát triển vũ khí hàng loạt, các cáo buộc gia tăng cung cấp vũ khí hủy diệt hàng loạt cho các nhóm khủng bố và cuối cùng, sự cần thiết về sự thay đổi chế độ và ―dân chủ hóa‖ cả khu vực. Cuộc chiến tranh tại Irắc là một trong những nguyên nhân góp phần làm suy giảm rất nhiều uy tín của nước Mỹ trên trường quốc tế, cùng với con số thương vong 4000 binh sỹ (tính tới cuối năm 2008), cộng với các chi phí ngày càng tăng cho cuộc chiến đã biến cuộc xâm lược của Mỹ thành vấn đề chính sách đối ngoại lớn. Trước tình hình đó, Tổng thống B. Obama hứa sẽ rút quân khỏi Irắc và hành động có trách nhiệm hơn ở Apganixtan. Tổng thống Obama tăng dần việc rút quân khỏi Irắc chỉ vài tháng sau khi nhậm chức, bắt đầu từ việc rút 12.000 binh sỹ, việc rút quân được tiến hành thận trọng và từng phần. Nhóm quân chiến đấu cuối cùng của Mỹ đã rời Irắc giữa tháng 8/2010, sớm hơn mốc 31/8 mà Obama ấn định ban đầu. Ngày 31/8/2010, Tổng thống Obama tuyên bố kết thúc sứ mệnh của Mỹ tại Irắc, kết thúc cuộc chiến kéo dài suốt 7 năm. Obama vẫn giữ 50.000 lính Mỹ tại đây đễ hỗ trợ và huấn luyện chống khủng bố. Bên cạnh đó, Tổng thống Obama còn thành công trong việc đạt được Hiệp định song phương Mỹ - Irắc vào tháng 12/201034 .
Mục tiêu của Mỹ là một Irắc là có chủ quyền, ổn định và tự lực cánh sinh. Để đạt được mục tiêu đó, Mỹ đang tiếp tục thúc đẩy một chính phủ đại diện Irắc có
34Theo Nhật Vy, Tổng thống Iraq thông qua hiệp định an ninh với Mỹ, tại http://vietbao.vn/The-gioi/Tong- thong-Iraq-thong-qua-hiep-dinh-an-ninh-voi-My/20816959/159/, 20/11/2010
trách nhiệm, không hỗ trợ hay tạo nơi trú ẩn an toàn cho những phần tử khủng bố. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện những cam kết đối với chính phủ dân chủ thông qua bầu cử của Irắc. Những nỗ lực này sẽ tạo nên mối quan hệ thương mại mới giữa Irắc và thế giới, cho phép Irắc đảm nhận vị trí xứng đáng trong cộng đồng quốc tế, và góp phần đảm bảo nền hòa bình và an ninh khu vực. Các hoạt động chống khủng bố do giới chức Irắc lãnh đạo ở đây đã có kết quả trong việc tiêu diệt các thủ lĩnh cấp cao của AQI (một nhánh khủng bố al-Qaeda) trước đây, nhưng những thủ lĩnh mới đã đảm đương quyền điều hành nhóm này và tiếp tục chỉ đạo các cuộc tấn công cấp cao. Mục tiêu chống khủng bố của Mỹ lúc này là xây dựng năng lực chống khủng bố cho chính phủ Irắc để đánh bại AQI và tiếp tục đóng góp cho hoà bình và an ninh lâu dài ở Irắc. Lực lượng an ninh ở Irắc tiếp tục bị ngăn cản bởi tham nhũng và một hệ thống tư pháp và nhà tù không tương xứng để giam giữ các tù nhân khủng bố, và do đó các nỗ lực chống khủng bố của Mỹ sẽ cần giải quyết những thiếu hụt này.
Khác với chính quyền Bush coi Irắc là mặt trận trung tâm, Tổng thống B.Obama coi Apganixtan là mặt trận trung tâm trong cuộc chiến chống khủng bố.
Nhìn lại sau hơn 10 năm, có thể thấy ―cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố‖ do Mỹ phát động ở Apganixtan đã không đạt được mục đích đề ra là tiêu diệt mạng lưới khủng bố al-Qaeda và lực lượng Taliban mà Mỹ cho là ―che chở khủng bố‖. Mặc dù trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt nhưng tổ chức khủng bố al-Qaeda vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí phạm vi hoạt động còn rộng khắp hơn so với thời điểm năm 2001. Thêm vào đó, phong trào Taliban vẫn kiểm soát phần lớn lãnh thổ Apganixtan và có ảnh hưởng ngày càng lớn ở quốc gia này. Mỹ và liên quân vẫn không thành lập được bộ máy ổn quyền lực ổn định ở Apganixtan. Chính phủ của Tổng thống Hamid Karzai vẫn không được lòng dân bởi nạn tham nhũng của nhiều quan chức. Vấn đề khó khăn nhất và vẫn chưa được giải quyết hiện nay là việc xây dựng bộ máy quyền lực được đa số dân chúng thừa nhận và ủng hộ. Chiến lược mới của Tổng thống tại đây: tăng thêm lực lượng gửi tới khu vực35, một sự tiếp cận
35 Tăng lực lượng lên 17.000 vào mùa Xuân và mùa Hè năm 2009, và thông báo gửi 4000 ―chuyên viên đào tạo‖ vào cuối năm 2009, gửi thêm 30.000 quân trong nửa đầu năm 2010, nâng số quân tại đây lên 100.000 người.
ôn hòa và hòa giải với các phần tử Taliban ôn hòa, từ bỏ ảo tưởng tạo ra một nền dân chủ ở đây, trong khi tập trung vào việc giành được trái tim và khối óc của người