Ứng dụng học thuyết “sức mạnh khôn ngoan” vào chính sách tăng cường

Một phần của tài liệu Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 (Trang 64)

5. Cấu trúc của Luận văn

2.1.2.2 Ứng dụng học thuyết “sức mạnh khôn ngoan” vào chính sách tăng cường

Trong Diễn văn nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 21/01/2013, Obama đưa ra thông điệp về chính sách đối ngoại: ―Cố gắng giải quyết những khác biệt với các quốc gia khác một cách hòa bình; nước Mỹ sẽ giữ vai trò mỏ neo của những liên minh mạnh ở mọi góc của địa cầu; tái lập những thể chế giúp mở rộng năng lực của Mỹ đối phó với những khủng hoảng ở nước ngoài, bởi lẽ không ai có nhiều lợi ích trong một thế giới hòa bình hơn quốc gia hùng mạnh nhất trong thế giới đó là Mỹ..‖51

Bất cứ chính sách nào Mỹ áp dụng đối với các quốc gia thuộc nhóm ―Mùa xuân Ảrập‖ đều là sự mạo hiểm bởi tương lai không chắc chắn của họ. Tình thế này yêu cầu một số các quốc gia (bao gồm Ai Cập, Tuynidi, và có thể là Yêmen và Libi dưới những chính quyền mới) được đối xử như những đồng minh khi họ đang trong quá trình chuyển đổi, miễn là họ có một cơ hội thích hợp để xây dựng được một chính phủ cải cách. Các nhà lãnh đạo bản địa sẽ có những liên hệ đồng minh với Mỹ như một tuyên bố tiến tới nền dân chủ.

Theo đó, trong những trường hợp cụ thể:

Với Tuynidi: Hoa Kỳ là cường quốc đầu tiên công nhận chủ quyền Tuynidi và thiết lập quan hệ ngoại giao với Tuynidi vào năm 1956 sau khi giành được độc

50 Tham khảo: Barack Obama‟s Inaugural Address, 20/01/2009. Lược dịch: ―.. we will extend a hand if you are willing to unclench your fist‖

51 Tham khảo: Inaugural Address by President Barack Obama, 21/01/2013. Lược dịch: ―We will show the courage to try and resolve our differences with other nations peacefully…America will remain the anchor of strong alliances in every corner of the globe. And we will renew those institutions that extend our capacity to manage crisis abroad, for no one has a greater stake in a peaceful world than its most powerful nation.‖

lập từ Pháp. Sau cuộc ―cách mạng hoa nhài‖ nổ ra từ cuối năm 2010 và từ sau khi nó chấm dứt cho đến nay, Tuynidi đang bước vào thời kỳ chuyển tiếp dân chủ và cải cách chính trị trong nước. Là nước đầu tiên tuyên bố tự do sau làn sóng bạo động và tiến hành cải cách, Tuynidi hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức như việc tăng cường thể chế dân chủ còn non trẻ, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào tiến trình xây dựng chính trị đất nước, tạo công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là cho những sinh viên tốt nghiệp đại học; chống lại nguy cơ chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia và sự mở rộng các cuộc xung đột ở các nước láng giềng, và tổ chức lực lượng an ninh quốc gia….Trong tình hình đó, giúp Tuynidi đặt nền móng cho sự ổn định chính trị và sự thịnh vượng kinh tế, tăng cường xã hội dân sự, trao quyền cho thanh thiếu niên, và củng cố nền tảng dân chủ ở Tuynidi là một ưu tiên quan trọng đối với Hoa Kỳ. Lợi ích của Tuynidi cũng nằm trong mối quan hệ hợp tác với các quốc gia phương Tây nếu nước này muốn tránh sự sụp đổ kinh tế và đương đầu với mối nguy cơ từ hoạt động khủng bố trong nước. Do vậy, mối quan hệ giữa Mỹ và chính phủ cách mạng chuyển tiếp được Mỹ đặc biệt chú ý tới bởi đây cũng là cơ hội để Mỹ thúc đẩy cho những giá trị dân chủ, tự do mà từ lâu Mỹ đã tuyên truyền trong khu vực.

Từ khi tiến trình cải cách chính trị diễn ra ở Tuynidi nhưng với những bước tiến rất dè dặt và có phần bối rối, Mỹ đã tăng cường viện trợ và có những can dự nhất định nhằm định hướng thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi ở nước này. Mỹ coi việc viện trợ phát triển cho chính phủ dân chủ ở Tuynidi là một trong những viện trợ quan trọng nhằm tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của Tuynidi sau khủng hoảng và biến Tuynidi thành một trong những đồng minh của Mỹ trong khu vực để cùng giải quyết những mối quan tâm chung. Viện trợ của Mỹ cho Tuynidi tập trung vào một loạt các lĩnh vực mục tiêu bao gồm tăng trưởng kinh tế bền vững, bảo đảm an ninh lãnh thổ, và thúc đẩy thực hành dân chủ và quản trị tốt 52

.

Thêm vào đó, những chuyến công du của các quan chức Mỹ đến các nước Trung Đông, trong đó có Tuynidi trong thời gian qua thể hiện chính sách tăng cường ngoại giao với các nước trong khu vực của Mỹ.

52 Tham khảo: U.S. Relations With Tunisia, tại http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/5439.htm, 22/08/2012 <Đã lược dịch>

Với Ai Cập: Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Ai Cập vào năm 1922, sau khi Ai Cập giành được độc lập từ Vương quốc Anh. Hoa Kỳ và Ai Cập chia sẻ mối quan hệ dựa trên lợi ích chung trong khu vực Trung Cận Đông hòa bình và ổn định, tái sinh nền kinh tế Ai Cập, tăng cường quan hệ thương mại và thúc đẩy an ninh khu vực. Ai Cập là một đối tác quan trọng của Mỹ trong việc đảm bảo ổn định khu vực và trong một loạt các vấn đề an ninh chung, trong đó có hòa bình Trung Cận Đông và chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Ai Cập là một trong những nền kinh tế đa dạng nhất ở Trung Cận Đông. Mỹ xuất khẩu sang Ai Cập bao gồm lúa mì và ngô, nhiên liệu khoáng sản và dầu, máy móc, máy bay, và sản phẩm sắt thép. Nhập khẩu của Mỹ từ Ai Cập bao gồm quần áo, khí tự nhiên và dầu, phân bón, vật liệu lót dệt may và các sản phẩm nông nghiệp. Ai Cập và Hoa Kỳ đã ký kết một thỏa thuận khung thương mại và đầu tư, và một hiệp ước đầu tư song phương cung cấp chế độ đãi ngộ công bằng, bình đẳng, và không phân biệt đối xử đối với các nhà đầu tư của cả hai quốc gia53.

Cũng giống như Tuynidi, làn sóng bạo động lan rộng nhanh chóng từ ngày 24/1/2011 đã dẫn đến kết quả là sự ra đi của Tổng thống Hosni Mubarak vào ngày 11/2/2011, sau đó là quá trình chuyển đổi lịch sử sang nền dân chủ mới. Quá trình chuyển đổi của Ai Cập có tác động sâu sắc đến tương lai chính trị, không chỉ đối với Ai Cập, mà còn đối với khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) nói chung. Vì lẽ đó, hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi thành công sang nền dân chủ và ổn định kinh tế ở Ai Cập, bảo vệ các quyền cơ bản của người dân và đáp ứng nguyện vọng của người dân Ai Cập, sẽ tiếp tục là mục tiêu cốt lõi của chính sách của Mỹ đối với Ai Cập. Trong tình hình mới, việc Ai Cập bắt tay vào một quá trình chuyển đổi dân chủ, viện trợ của Mỹ có thể tăng cường hệ thống dân chủ non trẻ của Ai Cập và đạt được tăng trưởng kinh tế toàn diện. Hoa Kỳ hỗ trợ cho những nỗ lực của Ai Cập để bảo vệ tự do dân sự và nhân quyền, mở đầu tính minh bạch và trách nhiệm trong chính phủ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thể chế dân chủ, và phát triển một xã hội dân sự độc lập mạnh mẽ.

53 Tham khảo: U.S. Relations With Egypt, tại http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/5309.htm, 22/08/2012 <Đã lược dịch>

Trong cả hai trường hợp Tuynidi và Ai Cập, đặc biệt là Ai Cập, có những lý do thuyết phục để hai bên tiếp tục hợp tác trong các vấn đề kinh tế và quốc phòng. Hợp tác quân sự và quan hệ quốc phòng là trụ cột của ―liên minh‖ hình thành giữa Ai Cập và Mỹ kể từ khi ký kết Hiệp ước Trại David năm 1978 và kết quả của Hiệp ước hòa bình Ai Cập – Ixraen năm 1979. Kể từ đó, Ai Cập đã nhận được khối lượng lớn viện trợ quân sự, kinh tế của Mỹ và có thời điểm chỉ đứng thứ hai (sau Ixraen). Viện trợ quân sự của Mỹ có ảnh hưởng chính trị lớn tại Ai Cập. Mối quan tâm chính của Oasinhtơn trong vấn đề này là nhằm duy trì hòa bình giữa quốc gia Arập lớn nhất trong khu vực với Ixraen. An ninh của Ixraen cũng phụ thuộc vào việc duy trì thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Ten Avíp, cuộc chiến chống lại các nhóm thánh chiến Salafi nổi lên ở bán đảo Sinai kể từ sau cuộc nổi dậy tại Ai Cập ngày 25/1/2012, cũng như việc kiểm soát biên giới với Ixraen. Do vậy, Mỹ thường miêu tả Ai Cập như một ―đồng minh quan trọng không nằm trong tổ chức NATO‖.

Với Libi: Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Libi vào năm 1951. Năm 1969, quân đội lật đổ nhà vua, và nhà lãnh đạo cuộc đảo chính Moammar Gadhafi đã trở thành người đứng đầu nhà nước. Khi chính quyền Gadhafi bị lật đổ do phong trào nổi dậy từ trong nước và những can thiệp bên ngoài trong năm 2011, Libi sau đó đối mặt với những thách thức của việc xây dựng thể chế dân chủ, bảo vệ các quyền cơ bản của người dân Libi, thúc đẩy chính phủ có trách nhiệm và trung thực, xây dựng lại nền kinh tế, và thiết lập an ninh trong cả nước. Lúc này, bất cứ chính phủ kế nhiệm nào cũng sẽ tìm giải pháp dễ dàng và khôn ngoan nhằm duy trì quan hệ với phương Tây và các quốc gia Ảrập vùng Vịnh. Tuy nhiên, mối nguy hiểm vẫn tồn tại khi một lượng lớn những người cực đoan mang khuynh hướng bạo lực đã trốn khỏi hệ thống các nhà tù của Gadhafi hoặc sống bất hợp pháp ngay tại thời điểm cuộc nổi dậy bắt đầu.

Những người dân Libi có ít kinh nghiệm với dân chủ, và sự ra đi của Gadhafi có thể không dẫn tới việc hình thành một chính phủ dân chủ. Trong trường hợp đó, Mỹ sẽ ủng hộ vai trò của Liên Hợp Quốc, châu Âu và Liên đoàn Ảrập trong việc tái xây dựng Libi, nhưng Mỹ sẽ không nhúng tay quá sâu trong việc định hình tương lai của Libi. Các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ xem xét một cách thận trọng bất cứ

yêu cầu nào của chính phủ mới thời kỳ hậu Gadhafi trong việc hỗ trợ chống khủng bố. Nhận thức được nguồn lực đáng kể của Libi, Hoa Kỳ cam kết cung cấp các gói hỗ trợ có mục tiêu nhằm thúc đẩy các mục tiêu cơ bản của Hoa Kỳ: Thiết lập thể chế an ninh mạnh mẽ, có trách nhiệm và minh bạch nhằm bảo vệ dân thường ở Libi, tổ chức hiệu quả tuần tra biên giới rộng lớn của đất nước, góp phần ổn định khu vực và giành quyền kiểm soát vũ khí và những dải đất rộng lớn từ lực lượng đối lập cực đoan.

Hoa Kỳ tiếp tục có lợi ích chiến lược trong một Libi ổn định và thịnh vượng, thậm chí có thể nhân cơ hội biến Libi thành một đồng minh khu vực quan trọng của Mỹ cho nên Mỹ tăng cường viện trợ cho Libi trong tình hình mới. Nhiều công ty Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực dầu mỏ, đã trở lại hoạt động ở Libi. Hoa Kỳ cũng đã ký kết một thỏa thuận khung thương mại và đầu tư với thị trường chung Đông và Nam Phi, trong đó có Libi là thành viên.

Với Baranh: Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Baranh vào năm 1971 sau khi nước này giành được độc lập từ Vương quốc Anh. Baranh đóng một vai trò quan trọng trong kiến trúc an ninh khu vực và là một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ trong các sáng kiến quốc phòng. Baranh sở hữu Hạm đội thứ năm của Hải quân Mỹ và tham gia liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Lực lượng Baranh đã tham gia Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế tại Apganixtan, cung cấp vành đai an ninh tại căn cứ quân sự. Mỹ chỉ định Baranh là đồng minh chính Không thuộc NATO trong năm 2002. Chính vì là nơi đặt căn cứ hải quân hạm đội 5 của Mỹ và được Oasinhton coi là một trong những trụ cột để thực hiện chính sách ngăn chặn đối với Iran cũng như duy trì nguồn cung cấp dầu mỏ ổn định. Baranh là sân sau của Ảrập Xêút, một đồng minh chiến lược trọng yếu của Mỹ trong khu vực suốt hơn 50 năm.

Do dự trữ năng lượng tương đối hạn chế, Baranh đã được đa dạng hóa nền kinh tế đi từ sản xuất dầu khí và đang tìm cách thu hút đầu tư và các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng tình trạng bất ổn chính trị và xã hội gần đây ở Baranh đã nêu bật sự cần thiết phải thực hiện cải cách và hòa giải. Sau khi công bố tài liệu đề nghị một loạt các cải cách của Ủy ban điều tra độc lập của Baranh (BICI), Chính phủ Baranh

đã có những bước đầu khắc phục tình trạng lạm dụng trong quá khứ và thực hiện cải cách. Mặc dù có những nỗ lực, tình trạng bất ổn và xung đột vẫn tiếp tục 54.

Để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của Mỹ, Mỹ sử dụng tất cả các công cụ có sẵn, bao gồm cả viện trợ nước ngoài, khuyến khích chính phủ Baranh thực hiện cải cách và tôn trọng các tiêu chuẩn chuẩn nhân quyền; khiến cho Baranh trở thành đối tác mạnh mẽ hơn và tương thích hơn trong một khu vực hòa bình, an ninh và hợp tác chống khủng bố. Với sự giúp đỡ của Mỹ, Baranh đã có nỗ lực đáng kể nâng cấp hệ thống phòng thủ và hiện đại hóa lực lượng vũ trang trong 20 năm qua.

Với Yêmen: Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Yêmen năm 1946 và Nam Yêmen vào năm 1967. Trước đây miền Bắc là một phần của Đế quốc Ottoman, và miền Nam được cai trị bởi Vương quốc Anh. Cộng hòa Ả Rập Yêmen (Bắc Yêmen) chấm dứt quan hệ với Hoa Kỳ vào ngày 07/06/1967 trước sự trỗi dậy của các cuộc xung đột Ả Rập-Ixraen. Quan hệ ngoại giao được thiết lập trở lại trong tháng 7/1972 sau một chuyến thăm tới Sana'a của Ngoại trưởng Mỹ William P. Rogers. Đại sứ quán Mỹ tại Aden đóng cửa khi Cộng hòa Nhân dân Nam Yêmen chấm dứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ ngày 24 tháng 10 năm 1969. Năm 1970, Cộng hòa Nhân dân Nam Yêmen đổi tên thành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yêmen và vào 30 tháng 4 năm 1990, Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao với nước này. Cộng hòa Ả Rập Yêmen và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yêmen thống nhất dưới tên Cộng hòa Yêmen trong năm 1990. Năm 1994, cuộc nội chiến nổ ra ở Yêmen và cả nước tiếp tục đấu tranh với vấn đề thống nhất đất nước. Sau khi đất nước Yêmen thống nhất, Ali Abdullah Saleh, cựu Tổng thống của Cộng hòa Ả Rập Yêmen được bầu làm tổng thống lãnh đạo đất nước55

.

Đầu năm 2011, các cuộc biểu tình chống lại chính phủ Saleh bắt đầu nổ ra và sau đó dẫn đến sự lật đổ của tổng thống thông qua thỏa thuận đàm phán của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trao quyền lực tạm cho Phó Tổng thống Abdo Rabo Mansour Hadi. Tháng 2/2012, Hadi được người dân Yêmen bầu làm tổng thống trong giai đoạn chuyển tiếp sau hai năm sẽ bầu lãnh đạo mới. Từ khi ký kết

54 Tham khảo: U.S. Relations With Bahrain, xem tại http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/26414.htm, 28/08/2012 <Đã lược dịch>

55 Tham khảo: U.S. Relations With Yemen , xem: http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/35836.htm, 21/08/2012 <Đã lược dịch>

thỏa thuận do GCC lãnh đạo, Yêmen đã trải qua một sự thay đổi đáng kể và đang trên đường tiến đến nền dân chủ. Hoa Kỳ ủng hộ các nỗ lực của Yêmen đạt được mục tiêu này thông qua một chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy cải cách chính trị, kinh tế và an ninh khu vực, cho phép chính phủ để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân Yêmen. Hiện nay, Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ và hợp tác với chính phủ nước Cộng hòa Yêmen và người dân Yêmen.

Hầu hết các đầu tư của Mỹ tại Yêmen là trong việc thăm dò dầu khí và các ngành sản xuất. Hoa Kỳ và Yêmen đã ký một thỏa thuận khung thương mại và đầu

Một phần của tài liệu Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)