Đẩy mạnh tự do Internet toàn cầu

Một phần của tài liệu Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 (Trang 92)

5. Cấu trúc của Luận văn

2.2.5. Đẩy mạnh tự do Internet toàn cầu

Đề cập đến vai trò của Internet trong xã hội công nghệ hiện đại như một hình thức của ―công nghệ lật đổ‖, có thể nói các mạng xã hội và điện thoại di động đã đóng góp vào việc lật đổ các chế độ độc tài ở thế giới Ảrập (Tuynidi, Ai Cập, Libi,…) cũng như trong việc dấy lên phong trào phản kháng chưa từng có ở các nước khác trong làn sóng biểu tình ―Mùa xuân Ảrập‖ trong thời gian qua. Trả lời đài truyền hình CBS của Mỹ ngày 13.2.2011, anh Wael Ghonim, một thanh niên 30 tuổi, là biểu tượng của cách mạng Ai Cập cho biết: ―Họ không hiểu về mạng xã hội, và họ đánh giá thấp sức mạnh của nhân dân‖. Về vai trò của internet và mạng xã hội, Ghonim cho rằng: ―Nếu không có mạng xã hội, nó (tức các cuộc biểu tình) sẽ không bao giờ được châm ngòi…Không có Facebook, không có Twitter, không có Google, không có You Tube, cuộc cách mạng này sẽ không bao giờ xẩy ra‖.

Theo tính toán của ―Thời báo Mỹ‖ (New York Times), từ năm 2009 đã có khoảng 800.000 người Ai Cập, đa số là thanh niên, sử dụng hai mạng xã hội lớn nhất là Facebook và Twitter. Ngày 22-1-2011,đề cập đến Facebook, The New York Times viết: ―Hầu hết các quốc gia trong thế giới Ả Rập, Facebook hiện nay là một trong số 10 trang Web được truy cập nhiều nhất, và tại Ai Cập, nó đứng thứ ba, sau Google và Yahoo. Cứ 9 người Ai Cập thì có 1 người đã truy cập Internet, và khoảng 9% của nhóm này hiện tại đang online trên Facebook – trong tổng số gần 800.000 thành viên… Một trong số các cuộc tranh luận năng động nhất là của Phong trào Thanh niên Ngày 6 tháng tư – một nhóm 70.000 người Ai Cập chủ yếu là trẻ và có giáo dục , đa số họ chưa bao giờ được tham gia chính trị trước khi gia nhập nhóm‖. Điện thoại di động và các trang mạng xã hội (Facebook, Twitter), YouTube, Google, Yahoochat, Gmail và một số trang mạng xã hội khác, đã và đang giữ vai trò quan trọng, tham gia rất tinh vi vào việc không chỉ kết nối, truyển tải thông tin giữa

các thành viên trong xã hội, mà cao hơn, tạo ra, đẩy lên nhiều đợt sóng phẫn nộ, những cuộc ―cách mạng‖, những cuộc lật đổ chưa từng có trong lịch sử các nước MENA và thế giới. Giới chức và học giả Mỹ cho rằng, các cuộc biểu tình quần chúng ở các nước Ả Rập khó có thể giành được thắng lợi nhanh chóng và áp đảo, nếu không có ―sức mạnh của các công nghệ kết nối‖. Các mạng xã hội như Facebook, Twitter là công cụ kết nối, tập hợp và huy động nhanh chóng sức mạnh của người biểu tình bằng số đông.

Mỹ coi đây là cơ hội tốt chưa từng có để đẩy mạnh dân chủ hóa, thông qua thúc đẩy Internet toàn cầu. Nhìn lại, từ tháng 6/2004, chính quyền G. Bush đã vạch ra chiến lược ―Trung Cận Đông mở rộng‖ nhằm ―thúc đẩy dân chủ‖ ở các nước Ảrập. Tháng 3/2005, Quốc hội Mỹ thông qua bộ luật Thúc đẩy dân chủ ở các nước Arập, trong đó có điều khoản yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này thành lập các trang website, mạng xã hội để liên kết, hỗ trợ ―các phong trào dân chủ‖; tài trợ tiền bạc cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) thuộc khối Arập… Mạng xã hội Twitter ra đời từ chính sách đó, và đã thể hiện rất rõ sự lợi hại trong thời gian vừa qua. Năm 2009, sau cuộc bầu cử tổng thống ở Iran, các trang mạng xã hội trở thành công cụ quan trọng tập hợp, lôi kéo hàng trăm ngàn người xuống đường phản đối kết quả bầu cử mà họ cho là gian lận. Cuối năm 2010, Wikileaks đăng tải nhiều thông tin chỉ trích sự tham nhũng, ăn chơi xa xỉ, bóp nghẹt dân chủ của Tổng thống Tuynidi và các lãnh tụ Ảrập khác.

Chỉ bốn ngày sau thành công của cuộc cách mạng Ai Cập, Ngoại trưởng Clinton đã có bài phát biểu về tự do Internet (15/2/2011), trong đó nhấn mạnh Internet đã trở thành ―một không gian công cộng của thế kỷ XXI‖ và ―một sức mạnh của sự tiến bộ chưa từng thấy‖. Ngoại trưởng cảnh báo những hành động kiểm duyệt, hạn chế hay phong tỏa mạng Internet càng làm tình hình thêm phức tạp và bùng cháy khi càng ngày càng có nhiều người nối mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của Internet là những mặt trái của sự lan truyền thông tin với tốc độ nhanh chóng với những mục đích xấu, gây nên những hệ quả không tốt cho luồng dư luận trong tiếp cận thông tin và phản ứng cho phù hợp 64.

64 Theo báo cáo điều trần của Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) James R. Clapper trước Ủy ban Tình báo Hạ nghị viện ngày 10/2/2011, các cuộc tấn công mạng là một trong những mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất của Mỹ. Mỗi ngày Mỹ phải đương đầu với khoảng 60.000 chương trình độc hại, hay virus đột nhập vào

Một phần của tài liệu Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 (Trang 92)